Editor-in-Chief: Chủ Biên LS Trịnh Quốc Thiên- trinhquocthien@gmail.com Trụ sở: 1701 Pennsylvania Avenue, NW Washington, D.C. 20006, VPU-200. Giấy phép hành nghề luật sư LBHK: 20-2372174-47351-73981 Tài khoản Bảo Hiểm Loyld Hành Nghề Luật Sư tại Mỹ: AZP-425633
Thứ Ba, 16 tháng 5, 2023
SBTN giới thiệu Kiêng Sabay là bộ nhân lưu lạc ở Thái Lan từ 1984 -- đâu là sự thật ? Càng tung hoả mù, sẽ càng bị phanh phui sự thật
Ngày 16 tháng 5, 2023
SBTN giới thiệu Kiêng Sabay là bộ nhân lưu lạc ở Thái Lan từ 1984 -- đâu là sự thật?
Càng tung hoả mù, sẽ càng bị phanh phui sự thật
Ts. Nguyễn Đình Thắng
Ngày 16 tháng 5, 2023
http://machsongmedia.org
Ngày 12 tháng 5 vừa rồi, phóng viên SBTN Trường Giang – người này cũng là đại diện của VOICE ở Boston -- thực hiện buổi phỏng vấn Ông Kiêng Sabay tại chung cư nơi ông ta cư ngụ cùng vợ con, ở Toronto. Chương trình phỏng vấn lấy tựa đề “Kiêng Sa Bay Là Ai? Một Người Tị Nạn hay Là Một Đại Gia Giàu Có?”
Cuộc phỏng vấn diễn ra tại căn chung cư nơi Ông Sabay và vợ cùng 3 người con cư ngụ. Nội dung chính yếu là chứng minh, qua khung cảnh căn chung cư, Ông Sabay không là đại gia. Cuộc phỏng vấn còn tạo cơ hội để Ông Sabay kể, một cách rất sơ sài, về 30 lưu lạc ở Thái Lan.
Trên nguyên tắc, một phóng viên với đạo đức nghề nghiệp tối thiểu thì phải phối kiểm thông tin từ các nguồn độc lập, nhất là các nguồn với thông tin trái chiều. Ông Trường Giang đã không làm vậy.
Hình 1 -- Hình chụp lại từ trang Facebook của SBTN: https://www.facebook.com/SBTNOfficial/videos/1367925767109994
Tuy nhiên, trong trường hợp Ông Sabay, chẳng cần phải phối kiểm thông tin từ nguồn nào khác hơn là… chính Ông Sabay. Dưới đây là tiểu sử tóm tắt của ông ta, do chính ông ta viết, mà CBC điều tra và khám phá:
Hình 2 --- Tiểu sử của Kiêng Sabay do chính ông ta viết
Hình 3 --- Tiểu sử của Kiêng Sabay do chính ông ta viết (tiếp theo)
Theo chính lời tự khai của ông ta, từ năm 1997 đến 2001, ông ta theo học trường Regent College ở Nam Vang, Campuchia, ngành tiếp thị quốc tế; từ năm 2007 đến 2012 ông ta ở trong hội đồng quản trị của Hiệp Hội Nghệ Nhân Thủ Công Campuchia (Artisans Association of Cambodia); từ năm 2011 đến khi đi Canada thi ông ta chuyên lo về tiếp thị và xuất khẩu và cũng làm tư vấn cho các NGOs ở Campuchia. Theo kết quả điều tra của CBC, Ông Sabay là chủ nhân của công ty Craftworks Cambodia ít ra từ năm 2008.
Hình 4 – Giấy tờ đăng ký hoạt động kinh doanh của công ty Craftworks Cambodia ợ Nam Vang, Campuchia (tài liệu do CBC cung cấp)
Cũng theo điều tra của CBC, Ông Sabay từng đi dự hội nghị các nhà kinh doanh trong lĩnh vực thủ công nghệ ở Philippines, nghĩa là có quy chế hợp pháp thì mới có passport để xuất ngoại.
Chương trình phỏng vấn của SBTN do Ông Trường Giang thực hiện mắc 2 sai phạm lớn.
Thứ nhất, cuộc sống ở Canada hiện nay của gia đình Ông Sabay không liên quan gì đến 3 tiêu chí để được định cư vào Canada theo chương trình nhân đạo mà năm 2012 Chính Phủ Canada thiết lập, gồm có:
a. Đã ra đi từ Việt Nam trong khoảng thời gian 1984 – 1991,
b. Đang sống ở Thái Lan, và
c. Đang không có quy chế hợp pháp của bất kỳ quốc gia nào, gọi nôm na là vô tổ quốc.
Ông Sabay rõ ràng không đáp ứng các tiêu chí thứ 2 và thứ 3, cho nên không hội đủ tiêu chuẩn để định cư theo chương trình nhân đạo này. Phóng sự của SBTN kể trên chỉ là tung hoả mù nhằm đánh lạc hướng dư luận.
Thứ hai, Ông Sabay đã quay về Campuchia từ Thái Lan vì ông ta tự xem mình là người dân Campuchia, chứ không phải là Việt Nam. Đây là một điểm mà toán điều tra của CBC không biết, nhưng tôi biết.
Các bộ nhân người Việt gốc Khmer đến Thái Lan trước ngày 14 tháng 3 năm 1989 và bị đưa vào trại đường bộ Banthad sau đó đều được chuyển sang trại Phanat Nikhom để đi định cư – họ được tự động xem là người tị nạn và không phải trải qua cuộc “thanh lọc” về tư cách tị nạn. Tôi biết vì BPSOS đã vận động Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cũng như Cao Uỷ Tị Nạn LHQ để những người này được xem là đã đến Thái Lan trước ngày định mệnh kể trên thay vì tính theo thời điểm họ được đưa về trại Phanat Nikhom.
Hình 5 – Các đồng bào Việt gốc Khmer ở trại Banthad đang chờ xe chuyển đến trại Phanat Nikhom để từ đó được định cư tị nạn ở các quốc gia đệ tam
Không những thế, chỉ 10 tháng sau khi được đón tiếp ở Toronto, Ông Sabay lại đã trở về Nam Vang để tiếp tục công việc kinh doanh bỏ dở vì phải vội vàng cùng vợ con sang Bangkok để bắt chuyến bay đi Canada.
Hình 6 – Ông Kiêng Sabay cùng vợ và 3 con đến phi trường Pearson, Toronto, ngày 14/11/2014
Hình 7 -- Ông Kiêng Sabay có mặt ở Nam Vang, Campuchia, ngày 24/07/2015
Ngày 2 tháng 5, BPSOS đã hoàn tất bản báo cáo tổng hợp gồm 13 hồ sơ không đủ điều kiện để định cư Canada theo chương trình nhân đạo kể trên. Chúng tôi chưa công bố bản báo cáo này mà chỉ chia sẻ nó với một số giới chức hữu trách ở một số quốc gia. Ông Sabay thộc Hồ Sơ Số 2, được đặc biệt trích xuất để mọi người có thể vào đọc tại đây: https://dvov.org/wp-content/uploads/2023/05/EXHIBIT-2-Kieng-Sabay.pdf
Hình 8 – Hồ sơ Kiêng Sabay trong bảng tóm tắt thông tin về 13 hồ sơ không hội đủ các tiêu chí của chương trình định cư nhân đạo của Canada
Khi bất kỳ phương tiện truyền thông Việt ngữ cố tình đưa tin giả để đánh lạc hướng dư luận trong vụ việc VOICE đã đưa người giả thế chỗ cho những hồ sơ đủ tiêu chuẩn nhưng bị bỏ rơi lại ở Thái Lan, tôi sẽ phổ biến phần trích xuất cần thiết từ bản báo cáo tổng hợp cho mọi người dễ dàng đối chiếu.
Biện pháp này sẽ giúp chính đương sự với hồ sơ giả tự suy xét có nên tham gia các hoạt động tung hoả mù như cuộc phỏng vấn kể trên hay không. Làm vậy sẽ chỉ càng lộ tẩy, thiệt thân và nặng tội hơn.