Chống
người thi hành công vụ, được hiểu là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng
vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện
công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.
1. Thế nào là tội chống người thi hành công vụ?
Tội chống người thi hành công vụ được quy định tại Điều 330 Bộ luật hình sự 2015 như sau:
“1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa
dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực
hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật,
thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng
đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;
d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;
đ) Tái phạm nguy hiểm.”
Theo đó, Chống người
thi hành công vụ, được hiểu là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực
hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ
của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.
2. Tư vấn và bình luận về tội chống người thi hành công vụ theo Bộ luật hình sự 2015
Các yếu tố cấu thành tội chống người thi hành công vụ
– Mặt khách quan.
+ Có hành vi dùng vũ lực đối với người thi hành công vụ.
Hành vi này được thể hiện qua việc người phạm tội đã sử dụng sức mạnh
có hoặc không kèm theo hung khí để tác động lên thân thể người đang thi
hành công vụ như đấm, đá, đánh… (xem giải thích tương tự tội cướp tài
sản). Tuy nhiên hành vi dùng vũ lực nếu gây ra thương tích thì tỷ lệ
thương tật phải chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác.
+ Có hành vi đe dọa dùng vũ lực
(xem giải thích tương tự tội cướp tài sản) đối vối người thi hành công
vụ. Hành vi này được thể hiện qua người phạm tội có các lời nói, cử chỉ
sẽ sử dụng vũ lực để uy hiếp tinh thần người thi hành công vụ (như dọa
sẽ đánh gãy tay, dọa móc mắt…).
+ Có hành vi dùng các thủ đoạn khác (ngoài các hành vi nêu trên) đê uy hiếp người thi hành công vụ (như dọa đốt nhà, hủy hoại tài sản…).
Lưu ý:
Các hành vi nêu trên nhằm vào các mục đích sau:
+ Cản trở người thi hành công vụ thực
hiện công vụ của họ. Nghĩa là làm cho người có trách nhiệm thi hành công
vụ không thể thực hiện được hoặc rất khó khăn trong thực hiện công vụ
được giao.
Ví dụ: Đe cản trở việc
thi hành quyết định cưỡng chế hành chính về dỡ nhà xây dựng trái phép,
chủ nhà đã dùng gậy đánh đuổi những người được giao nhiệm vụ thi hành
quyết định đó.
Ép buộc hạ thực hiện hành vi trái pháp
luật. Được thể hiện qua việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hay các thủ
đoạn khác uy hiếp người thi hành công vụ để buộc họ phải làm những việc
có lợi cho người phạm tội mà những việc đó trái pháp luật.
Ví dụ: Để
có lợi và hợp pháp hóa việc chiếm đất, người phạm tội dùng thủ đoạn đe
dọa dùng vũ lực để ép buộc cán bộ địa chính phải đo đạc thêm diện tích
mà người phạm tội đã lấn chiếm.
Người bị hại của tội này phải là cán bộ
công chức được phân công thực hiện nhiệm vụ, công vụ hoặc những người
khác được giao thực hiện các nhiệm vụ, công vụ.
Trường hợp hành vi chống người thi hành
công vụ mà gây hậu quả chết người hoặc đã có để dấu hiệu cấu thành tội
cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác thì người
phạm tội còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh tương ứng
với hậu quả đã gây ra.
– Khách thể
Hành vi nêu trên xâm phạm đến hoạt động
bình thường, đúng đắn của các cơ quan quản lý Nhà nước, của cán bộ, công
chức và những người được giao nhiệm vụ, công vụ.
– Mặt chủ quan
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.
– Chủ thể
Chủ thể của tội này là bất kỳ người nào có đủ khả năng lực trách nhiệm hình sự.
– Về hình phạt
Mức hình phạt của tội phạm này được chia thành 2 khung, cụ thể như sau:
+ Khung một (khoản 1).
Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nêu ở mặt khách quan.
+ Khung hai (khoản 2).
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
– Có tổ chức: Được hiểu là trường hợp có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người (đồng phạm), cùng thực hiện tội phạm này.
– Phạm tội 02 lần trở lên: Được hiểu là
có từ hai lần phạm tội chống người thi hành công vụ trở lên, mà mỗi lần
phạm tội có đầy đủ các yếu tố cấu thành của tội này. Đồng thời trong
các lần phạm tội đó chưa có lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự và
cũng chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Xúi giục, lôi kéo, kích động người
khác phạm tội: Được hiểu là hành vi của ngưòi phạm tội đã tác động vào ý
chí, tư tưởng của người khác nhằm rủ rê, kêu gọi người khác cùng phạm
tội (tuy không thuộc trường hợp có tổ chức).
– Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;
– Tái phạm nguy hiểm.
Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:
+ Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng,
tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội
rất nghiêm trong, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
+ Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý.