17/07/2008
Ông Jerry Kiley người tạt rượu và bữa tiệc McCain-Phan Văn Khải cũng từng là bạn tù một đêm với Lê Phước Tuấn tham dự phiên tòa.
|
Lê Phước Tuấn bị truy tố vì đánh ông Nguyễn Quốc Huy, Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Việt Nam trong chuyến thăm Hoa Kỳ mấy năm trươ"c.
Sự ủng hộ của cử tọa cho Lê Phươc Tuấn, sống ở Atlanta xuất phát từ chỗ bị cáo là một người con lai chưa có quốc tịch Hoa Kỳ.
Nếu thua kiện, bị cáo Lê Phước Tuấn, 36 tuổi có nguy cơ bị trục xuất về Việt Nam.
Hồ sơ quá dài
Bị cáo Lê Phước Tuấn đang “trầm tư” sau khi nói chuyện với luật sư về tình hình phía bên công tố.
|
Ngoài ra, vấn đề về kỹ thuật mà tòa phải lưu tâm là vấn đề thông dịch.
Người thông dịch do tòa bổ nhiệm bị cử tọa phản đối về cách dùng từ ngữ Anh Việt không chính xác đã gây ngộ nhận về một số vấn đề.
Luật sư biện hộ đã phải mất nhiều thì giờ hơn để trình bày rằng không thể đưa Lê Phước Tuấn về một nơi không liên quan gì đến ông ta nữa.
Luật sư cũng đã mất nhiều thì giờ nhấn mạnh hoàn cảnh thiệt thòi của những người con lai bị xã hội Việt Nam ruồng bỏ sau năm 1975.
Phía công tố trích các điều trong đạo luật mới nhất để giữ vững lập trường tố tụng cho rằng hồ sơ trục xuất phải được tiến hành.
Quan toà đã nghe hai phía trình bày và có “sáng kiến” là có nên lập hồ sơ tỵ nạn cho Lê Phước Tuấn nếu bên công tố có ưu thế về pháp lý.
Mặc dù mọi người đều tỏ ra vui mừng với đề nghị này nhưng đó là một thủ tục khác nằm ngoài chương trình của phiên toà di trú hôm nay.
Phiên tòa hình sự vào năm 2006 đã kết án ông Lê Phước Tuấn chín tháng tù và bồi thường 550 đôla viện phí cho ông Nguyễn Quốc Huy.
Lê Phước Tuấn có thể yên tâm từ đây tới đầu năm 2009 nhưng về phương diện thủ tục, chi phí luật sư thường sẽ càng tăng theo thời gian và tiến trình xử án.
Thân phận con lai
Gặp mặt truyền thông ngoài hành lang phiên tòa của Lê Phước Tuấn.
|
Bà Tân Ngân Hà đến từ bang Florida cho biết bà là một con lai không biết chữ. Cuộc sống của bà thật là thiệt thòi vô cùng.
Bà hy vọng sau phiên toà này sẽ lóe lên một niềm hy vọng để người ta xét cho con lai được nhập tịch không cần phải thi.
Ông Nhật Tùng đã đến từ bang Washington dù chỉ biết Lê Phước Tuấn qua truyền thông.
Ông cho rằng phiên tòa này đáng ra là không có nếu như đạo luật cho con lai về nước (Amerasian Homecoming Act) được diễn giải kỹ càng hơn.
Ông nói tuy đã có quốc tịch Mỹ nhưng có sự xúc động lớn bởi vụ án Lê Phước Tuấn, và muốn vận động cho đạo luật giúp con lai vào thẳng quốc tịch Hoa Kỳ.