Định Nguyên
Hạ Viện Mỹ đang từng bước điều tra luận
tội (impeachment) Tổng Thống Donald Trump, liệu ông ta có bị truất phế không?
Câu trả lời là khó lắm. Điều
tra luận tội là một việc, truất phế được
tổng thống hay không là một việc khác.
Luận tội là trách nhiệm của Hạ Viện.
Truất phế tổng thống là quyền của Thượng Viện. Sau khi Hạ Viện điều tra
và đúc kết, nếu đủ
túc số dân biểu đòi hỏi chấp thuận (trên 50%), hồ sơ luận tội đó sẽ được
đưa
lên Thượng Viện. Thượng Viện sẽ mở một
phiên toà để xét xử. Phiên toà nầy không
phải do Chủ tịch Thượng Viện chủ trì, mà do Chủ tịch Tối Cao Pháp Viện
ngồi ghế
chánh án. Nhưng dù ai làm chánh án cũng
không quan trọng vì họ không phải là người quyết định tổng thống có tội
hay
không có tội. Sau phần thủ tục phân
tích, tìm hiểu, tranh luận, phiên toà sẽ biến thành “toà án nhân
dân”(“dân” là
các cụ Thượng nhà ta chứ không ai khác).
Nói rõ ra, quyết định sau cùng nằm trong tay các Thượng Nghị Sỹ
(TNS). Thượng Viện Mỹ có 100 TNS. Để có thể truất phế được tổng thống
phải có tối
thiểu 2/3 TNS hay 67 ông Thượng đồng ý mới được. Hiện nay, Thượng Viện
Hoa Kỳ do Cộng Hoà (đảng
của TT. Trump) chiếm đa số (53TNS/CH, 45TNS/DC, 02 TNS độc lập). Giả sử
các TNS/DC đoàn kết một lòng, nhưng nếu
không có được 22 TNS từ phía Cộng Hoà và độc lập ủng hộ, phe thiểu số
Dân Chủ kiếm
đâu ra cho đủ 67 ông Thượng để truất phế Tổng Thống Trump?! Hạ Viện
điều tra luận tội không phải ngày một
ngày hai mà có thể kéo dài hàng tháng.
Sau khi Hạ Viện chuyển hồ sơ luận tội lên Thượng Viện, Chủ tịch Thượng
Viện còn có quyền “ngâm tôm” vụ án, nghĩa là ông có thể không tổ chức
xét xử trong
một thời gian nào đó. Như thế, chuyện TT. Trump bị bay chức giữa nhiệm
kỳ là
chuyện khó thể xẩy ra. Nếu luận tội
không đi tới đâu, TT. Trump vẫn có quyền tranh cử nhiệm kỳ hai. Và ông
vẫn có khả năng tái đắc cử. TT. Trump vẫn được một thành phần “đặc
biệt” nào
đó người MỸ hậu thuẩn, bất luận những gì xẩy ra.
Biết thế, tại sao Hạ Viện (do
Dân Chủ
chiếm đa số) vẫn cứ tiến hành luận tội? Với
hành động của TT. Trump, họ không làm không được. Đó là trách nhiệm
hiến định (công tố) của họ. Từ lâu nay, ai cũng biết phía Dân Chủ rất
cay
cú TT. Trump, có thể nói họ có một sự hận thù chính trị đối vị tổng
thống đương
nhiệm nầy. Nhưng họ chưa làm gì được vì
chưa có lý do chính đáng. Nay thì chính
TT. Trump đã “giúp” họ.
TT. Trump bị một kẻ nào đó mà
truyền
thông gọi là whistle-blower (nghe nói người nầy là CIA từng làm việc
trong Toà
Bạch Ốc)) tố cáo là đã lạm dụng chức quyền cho mục đích chính trị cá
nhân. Ngày 25 tháng 7 vừa qua, TT. Trump đã điện đàm
với tân Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.
Ngoài sự chúc mừng ông ta đắc cử, TT. Trump còn nhấn mạnh sự quan trọng
của Hoa Kỳ đối với Ukraine. Nhưng đây mới
là chuyện gây nên sóng gió: TT. Trump đã áp lực tân Tổng thống Ukraine
điều tra
cha con ông Joe Biden. Tuy TT. Trump và
cả TT. Volodymyr Zelensky đều phủ nhận “không có áp lực” nhưng, theo The
Washinton Post, trong hồ sơ do White House chuyển qua Quốc Hội, TT.
Trump đã
nhiều lần đề cập đến chuyện nầy khi nói chuyện với ông Volodymyr
Zelensky. Ngoài ra, trước khi có cuộc điện đàm nầy, TT.
Trump đã ra lệnh giữ lại 400 triệu đô la viện trợ cho Ukraine. Tại sao
giữ lại? Để ra điều kiện, gây áp lực chăng? Người ta có thể nghĩ như
thế, nhưng TT. Trump
lại giải thích rằng “không chuyển tiền cho Ukraine vì quốc gia nầy tham
nhũng”?! Ai tin được sự giải thích nầy của tổng thống? Và đó mới là
vấn đề rắc rối cho TT. Trump. TT.
Trump cũng biết như vậy nên khi Quốc Hội yêu cầu chuyển giao hồ sơ về
cuộc nói
chuyện nầy, ông ra lệnh cho White House làm ngay. (Khác với trước đây
Quốc Hội đã từng yêu cầu
TT. Trump công khai hồ sơ khai thuế cá nhân cũng như nội dung buổi nói
chuyện với
TT. Nga Putin tại Phần Lan nhưng đều bị TT. Trump từ chối, quốc hội cũng
đành bó
tay).
Cha con ông Biden làm gì trong
quá
khứ? Nếu thấy họ sai trái, tại sao Mỹ
không điều tra mà phải nhờ Ukraine? Là người quyền lực nhất nước, tại
sao TT.
Trump không lệnh cho CIA, FBI…đều tra mà phải mượn tay nước ngoài? Ông
Trump đã làm tổng thống gần được ba
năm. Tại sao khi mới lên tổng thống, ông
Trump không “trị” nhà Biden ngay mà đợi đến khi cựu Phó Tổng thống Joe
Biden tham
gia vận động tranh cử tổng thống mới tung đòn độc? Đây chính là yếu
huyệt của TT. Trump. Và đây cũng là điểm “xệ” nhất của TT. Trump về
khả năng chính trị và tư cách lãnh đạo. Với
đối tượng (Joe Biden) và thời điểm (đang tranh cử tổng) rõ ràng như thế,
TT.
Trump khó mà phủ nhận mục tiêu chính trị cá nhân trong việc nhờ nước
ngoài can
thiệp bầu cử của Mỹ.
Tuy ông Joe Biden mới chỉ là ứng cử
viên tổng thống trong đảng Dân Chủ.
Nhưng vì thấy rằng ông ta có thể là một đối thủ nặng ký trong kỳ bầu cứ
năm tới nên TT. Trump “tiên hạ thủ vi cường” chăng? TT. Trump không biết có “hạ
thủ” được không, hay chỉ chứng tỏ ông ta đã lạm dụng quyền lực, vi phạm đến an
ninh, quyền lợi, và uy tín quốc gia, nghĩa là vi phạm hiến pháp, lại được các
viên chức White House che dấu (cover up).
Và đây là lý do chính để phía Dân Chủ ra tay điều tra luận tội. Họ không có quyền tự tung tự tác, “ngồi xổm
trên luật pháp” hành xách tổng thống để “săn phù thuỷ” như một số dư luận trên
các diễn đàn nói đâu. Ngày 27 tháng 9 vừa qua, tờ The Washington Post lại đưa
tin: “Hơn 300 cựu chuyên viên an ninh quốc gia thuộc cả hai đảng Cộng Hoà và
Dân Chủ cùng ký tên trong một bức thư yêu cầu quốc hội tiến hành luận tội TT.
Trump về điều mà họ gọi là “sự lạm quyền vô lương tâm” của tổng thống.
Chuyện TT. Trump kêu gọi Ukraine đều
tra nhà Biden hiện nay làm người ta liên tưởng đến kỳ bầu cử trước. Năm 2016, trong khi vận động tranh cử tổng thống,
ông Donald Trump là dõng dạc kêu gọi nước Nga: “Russia, if you are listening,
please find out 30,000.00 hidden emails from Hillary Clinton”. Không ai biết Putin và nước Nga có giúp đỡ
ông Trump hay không, và giúp đến mức nào nhưng rõ ràng, với lời kêu gọi trên,
ông Trump đã trực tiếp “mời” nước ngoài can thiệp vào bầu cử Mỹ (và cuối cùng
ông đã thắng cử). Thấy ngon ăn nên “ngựa
quen đường cũ”, kỳ nầy ông Trump lại nhờ đến một “đồng minh” nước ngoài khác can
thiệp để tranh cử vào năm tới chăng? Khó
mà nghĩ các Dân Biểu Hạ Viện có thể ngồi yên trước hiện tượng quái đản đó. Cuộc chiến luận tội đang tiến hành tuy gay cấn
và còn nhiều chông gai.
Tình hình chính trị Mỹ đang rối như
tơ vò. Nước Mỹ hiện nay đang bị phân
hoá, chia rẽ trầm trọng. Nhiều người
nghĩ rằng tinh thần văn minh chính trị (Political Civility) của Mỹ đang xuống dốc
thê thảm. Truyền thống sinh hoạt chính trị ôn hoà, tôn trọng sự khác biệt chính
kiến, tôn trọng đối thủ chính trị không còn.
Năm 2016 ông Donald Trump mở một chiến dịch tranh cử độc đáo có tính
cách “cạn tàu ráo máng” với đối thủ Hillary Clinton bên phía Dân Chủ. Ông ta không xem bà Clinton là đối thủ chính
trị trong một nước dân chủ văn minh mà coi bà ta như kẻ thù, như kẻ phạm tội. Đi tới đâu ông Trump cũng hô hào “Bỏ tù bà
ta”, “Nhốt bà ta lại”. Kết quả bầu cử
như thế nào mọi người đã biết. Nỗi đau
thất cử cộng với việc bị xúc phạm cá nhân, hận thù từ đó mà phát sinh, mà hình
thành. Sự hận thù ấy không giới hạn trong
phạm vi cá nhân và gia đình Clinton mà có thể đã lan toả, ăn sâu vào tâm thức của
những thành phần Dân Chủ khác. Với thành
phần nầy, sự hô hào của ông Trump chỉ là một sự kích động hận thù chính trị nhằm
thoả mãn mục đích cá nhân, không phải vì quyền lợi và danh dự của nước Mỹ. Bằng chứng là từ đó đến nay, dưới chính thể TT.
Donald Trump, bà Clinton vẫn vô sự, không ai bỏ tù hoặc bắt nhốt bà ta cả. Lúc tranh cử ông Trump hô hào bắt bỏ tù bà
Hillary, nhưng khi đã làm tổng thống, với quyền sinh sát trong tay, tại sao ông
Trump không làm chuyện đó?!
Ông tổng thống nhà ta có tật ăn nói
bạt mạng không cần phân biệt đúng sai, hôm nay nói thế nầy ngày mai nói thế
khác. Nhưng tệ hại nhất là ông hay nặng
lời xúc phạm những người không đồng tình với ông, chống đối ông. Vấn đề nầy của tổng thống nhiều lắm, không những
đối với bà Clinton, một số các Dân Biểu/Thượng Nghị Sỹ Dân Chủ mà còn với nhiều
người khác trong xã hội Mỹ, nói không hết được.
Tôi xin nêu hai ví dụ gần nhất.
Ngày thứ Năm, 26 tháng 9 vừa qua, ông Joseph Maguire Quyền Giám Đốc Cơ
Quan Tình Báo Hoa Kỳ ra điều trần trước quốc hội. Khi được Dân Biểu Devin Nunes (CH/CA) hỏi:
“Ông nghĩ thế nào về việc làm của whistle-blower”. Ông ta trả lời “Việc làm của whistle-blower rất
tốt, rất cần”. Thế mà TT.. Trump lại lớn
tiếng :”Hắn là một tên phản quốc”! Ngày
29 tháng 9, TT. Trump còn tung ra một cái tweet có thể nói là kinh thiên động địa,
ông viết: “Tiến hành luận tội là hành vi phản quốc có thể đưa đến nội chiến”. Do đó, ông đòi bắt giam những giới chức đang
đang điều tra và luận tội ông!!!
Ông Trump có lẽ làm vua thích hợp
hơn làm tổng thống. Vua coi đất nước là
của riêng mình. Ai chống lại vua tức là
phản bội sơn hà xã tắc. Tổng thống chỉ
là người quản lý và điều hành đất nước trong một thời gian nhất định, không thể
tự xem mình là tổ quốc được. Làm vua thì
có quyền hạn tuyệt đối, nhất hô bá ứng, “thần dân” mà lỡ gặp mặt vua thì phải
cúi đầu thi lễ, đừng nói chi chuyện phê bình chỉ trích. Làm tổng thống, nhất là Tổng thống nước Mỹ, một
nước dân chủ bậc nhất, quyền lực bị giới hạn; nơi mọi người dân đều được luật
pháp cho phép quyền lên tiếng phê bình chỉ trích các giới chức lãnh đạo quốc
gia, kể cả tổng thống. Như thế, phê bình
chỉ trích tổng thống không thể là tội phản quốc. Làm tổng thống, để có sự bình tĩnh và phản ứng
thích hợp, phải biết có hàng triệu cặp mắt đang theo dõi mình, có hàng triệu khối
óc đang sẵn sàng phê bình mình. TT.
Trump không có được những yếu tính ấy. Trước
những sự chỉ trích và phê bình mình, Tổng thống Trump thường nỗi đoá, không có được
những hành động/lời nói mang tính chính trị và đắc nhân tâm để giải thích xoa dịu
tình thế. Ông chỉ cần lớn tiếng mạt sát/sỉ
nhục/đe doạ đối tượng để chứng tỏ uy quyền và thoả mãn tự ái.
Với tính khí bất thường như thế, vì
sự hiểu biết hạn chế luật pháp nước mình như thế, TT. Trump khó có thể “Bring the country together”.
Việc làm của đảng Dân Chủ hiện nay
cũng không phải để gây đoàn kết dân tộc. Họ đang thực hiện một đòn trí mạng vào vị tổng
thống cũng như những thành phần hậu thuận ông ta. Luận tội, nếu không đi tới đâu, cũng chỉ là một
sự ngụp lặn trong một vùng biển đầy sóng gió và bất an, và sẽ làm cho sinh hoạt
chính trị Mỹ tồi tệ thêm, hố chia rẽ sâu thêm.