1- NGƯỜI BUÔN VỊT TRỜI
Từ ngày đầu tháng mười và suốt trong
tháng có khá nhiều bài viết của ông Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc của BPSOS
quảng bá trên diễn đàn. Ngược lại, tên của ông Thắng cũng thêm phần vang dội
trên diễn đàn liên mạng qua những lá thư khiếu nại trước đây còn dưới dạng "ẩn
danh khác với nặc danh" nhưng theo tần suất trao đổi, cường độ ngôn ngữ và thái
độ trơ lì của ông Nguyễn Đình Thắng nên người khiếu nại cầu cứu sự quan tâm của
công luận đã chính thức bước ra khỏi bóng tối.
Đọc qua hết những bài của cô Ngô Thị
Bạch Huệ hay quen gọi là Holly Ngô -một cựu thành viên của ACF- viết về những hoạt
động từ thiện và những bút ký buồn vui trong quãng đời hoạt động trước đây.
Chúng tôi thấy Holly Ngô là một người có thiện tâm và nhiệt tình cứu giúp người
khốn khó. Chẳng những bỏ tiền của, công sức gây quỹ mà còn hy sinh cả những ngày
nghỉ hiếm hoi trong năm bay sang tận Thái Lan tìm gặp những người cùng khổ để
làm bà tiên dịu hiền; thấy họ đói thì cho ăn, rách thì cho mặc, bệnh thì cho
thuốc.
Tấm lòng vị tha, bác ái như vậy thực
đáng quý trọng. Phụ nữ làm được đến như thế là đáng được xếp vào hàng nữ lưu.
Khi xem lại những thành tích hoạt động từ nhiều năm trước, người ta có thể thấy
được cô Holly Ngô (như nhiều người tỵ nạn cộng sản ở hải ngoại) còn một
tình yêu quê hương nguồn cội thật nồng nhiệt.
Trong trái tim của những người như
vậy lúc nào cũng đầy ắp khát vọng được làm một điều gì đó cho quê hương, dân
tộc. Tâm trạng đó nếu được những Người Việt Quốc Gia Chân Chính điểm hóa, khai
huệ nhãn, cô Holly Ngô sẽ làm được nhiều điều lợi ích cho tổ quốc-dân tộc nhưng
nếu gặp những kẻ "buôn vịt trời" sẽ xảy ra tình trạng dở khóc, dở cười như việc
cô Huệ Ngô bận tâm theo đuổi mấy năm nay và chắc kết quả cuối cùng phải nhờ vào
sự phán xét của luật pháp.
Nhìn vào sự việc cô Holly Ngô bạch
hóa hiện nay, điều chúng tôi muốn nói đến là người ta dù có khoa bảng chuyên
môn, có thành đạt trong công tác, có thành công trong kinh doanh qua đó tạo cho
bản thân có một kho tàng kinh nghiệm; muốn được thử sức trong những lĩnh vực
khác, bung ra hoạt động nhưng do lẫn lộn giữa những khái niệm, không thấu triệt
những khác biệt của việc cứu người, cứu nước
do đó vấp phải những trở ngại đáng tiếc.
Cứu người là công việc từ thiện,
người Việt Nam đã thấm nhuần Gia Huấn Ca nên ai cũng phóng tay làm được tùy theo
mức độ đầy vơi của túi tiền.
Cứu nước là một phạm trù hoàn toàn
khác biệt, duyên khởi trùng trùng, thiên cơ biến dịch, vũ trụ vận hành học
bao nhiêu cũng không thành, hành bao nhiêu cũng không đạt. Vận khứ, thời lai phụ
thuộc vào năng lực tâm ý quốc dân nên những nhà ái quốc chân chính chỉ biết tận
lực dùi mài kinh luân, binh giáp; nâng cao sở học.
Những người chưa nhận thức được sự
khác biệt của cứu người và cứu nước trong bối cảnh quần chúng đang phô
bầy nhiệt huyết báo công, nghe Nguyễn Đình Thắng vẽ vời chuyện "kíu biển với
kíu nước" chẳng khác gì đội quân của Tào Tháo đang hành quân đuổi giặc qua
vùng khô hạn, lâm vào tình thế khát nước thấy Tào Thừa Tướng vung tay chỉ roi
ngựa về phía trước, nói có "Rừng Mơ" là miệng tuôn nước bọt, lập tức hăng hái
xông lên, tiến công đánh tan quân địch, thắng trận vẻ vang.
Nhiều năm hoạt động chuyên ngành xin
"fund" khác hằn với công việc của Tào Tháo nhưng tổng giám đốc BPSOS, Nguyễn
Đình Thắng ranh như cáo, giỏi nghề "buôn vịt trời", biết tâm lý đám cừu non, nai
tơ đói danh; mê mẩn, háo hức lập công nên giũ tay áo, tung ra món hàng "Hào Kiệt
For Rent" đúng chỗ, đúng lúc. Kết quả trông thấy; bù qua, bù lại theo số liệu
trong bài của cô Holly Ngô đã bạch hóa các con số như sau:
TRÍCH :
– Năm 2013, tôi đã gây quỹ được cho BPSOS $6853 để giúp cho 15 cô
gái nạn nhân buôn người được giải thoát từ Nga về Việt Nam. Từ đó đến nay, BPSOS
chưa hề cho tôi được biết số tiền đó được giúp các cô ấy cụ thể như thế nào, mỗi
cô được bao nhiêu, cho tiền trị bệnh được bao nhiêu, có chi trả vé máy bay cho
các cô hay không, v.v… Tôi hoàn toàn không biết.
– Năm 2013, Nguyễn Đình Thắng mời gọi được 50 người Việt Nam tạm
gọi là thành đạt ở Mỹ tham gia tổ chức bí mật của ông với sách lược 5 năm và 100
năm với ý tưởng sẽ phát triển và đào tạo lãnh đạo để giúp các xã hội dân sự
trong nước và trong vùng Đông Nam Á. Ông Thắng phong cho họ là “hào kiệt” để
khuyến khích họ đóng tiền. Điều kiện gia nhập là phải có “tâm huyết, đạo đức,
chiều sâu” và đóng góp từ tiền túi của mình 10,000 USD hay tự gây quỹ 10,000 USD
cho năm đầu tiên, và 5,000 USD cho năm thứ hai. Ông ta đưa ra một ngân sách
budget là 500,000 USD cho năm 2014 và kêu gọi mọi người ra sức gây quỹ ở khắp
nơi để đạt được con số này. Kết quả trong năm 2013 mọi người cố gắng hết sức
mình chỉ gây quỹ được khoảng hơn 100,000 USD cho chương trình tị nạn và giúp nạn
nhân buôn người và trong 50 người “hào kiệt” có tên trong danh sách, chỉ có
khoảng 12 người đóng tiền, tổng cộng được khoảng hơn 100,000 USD, còn những
người còn lại thì là
NATO (no action, talk only).
Qua năm 2014, thì kết quả còn tệ hại hơn nữa vì không còn nhiều người muốn tổ
chức tiệc gây quỹ hay đóng tiền nữa....
NGƯNG TRÍCH
Đọc đến đây độc giả chắc bực mình:
Sao ông Kim Âu không viết thẳng là "bán danh hào kiệt" mà lại viết là "Hào Kiệt
For Rent". Chớ có vội nóng nảy quý vị! Hãy cùng lão phu theo dõi tiếp để thấy
trọn vẹn, đầy đủ mưu mẹo gian hùng.
Bán cái danh "Hào Kiệt" đó chỉ được
có 10,000USD một lần nhưng "Hào Kiệt For Rent" thì người ghi danh phải đóng "hụi
chết" mỗi năm một lần, từ 5 năm - 100 năm lại còn phải cong lưng, lao tâm khổ
trí đi vận động (xin xỏ) thiên hạ để kiếm tiền cho những mục đích được ngụy
trang bằng mấy chữ bí mật, quan trọng.
Món hàng "Hào Kiệt For Rent" trị giá
bằng tiền, phù hợp với "thị dục huyễn ngã" của khách nhưng mấy vị ngay khi đó
lâm vào tình trạng "hào kẹt" tức là "kẹt không có đủ hào" nên người thì đóng đủ
như cô Huệ Ngô, người thì đóng trước một nửa, người thì đặt cọc vài ba nghìn rồi
trả góp như mua "insurance" hay thuê nhà. Tổng cộng được 50 người ghi danh
"rent" hai chữ "Hào Kiệt" dĩ nhiên "người buôn vịt trời" có cần gì phải tận thu
vì "vịt trời biết bay".
Người đã nhận danh hiệu bị móc vào
hai chữ "Hào Kiệt" như "Cá cắn câu biết đâu mà gỡ. Chim vào lồng biết
thuở nào ra" nên trở thành "Hào Kẹt" vì đã lỡ dại như "nàng Kiều gặp Sở Khanh".
Nói ra thì thấp cổ bé miệng, xấu người hổ mình, mang danh khoa bảng, trí thức,
thành đạt mà kiến thức không cao hơn mặt biển.
Vì thế chúng tôi phải thật tình khen
ngợi lòng dũng cảm tự thắng sĩ diện cá nhân của cô Huệ Ngô khi đưa sự việc ra
trước ánh sáng công luận.... với mục đích tối hậu là yêu cầu Nguyễn Đình
Thắng và BPSOS bạch hóa toàn bộ Thu Chi của ngân quỹ ACF do các anh chị em (hào
kiệt) đóng góp cho những công việc và kế hoạch nào. Thực tế cho thấy sau khi nộp
tiền, các hào kiệt chưa hề có một cuộc họp, một văn bản nền tảng để hình thành
cơ chế tổ chức, một quyết định hành động nào được thông qua. Trong khi đó nhạy
cảm nhất là vấn đề tài chính đều do ông Nguyễn Đình Thắng tự ý chi vào
những công việc vớ vẩn, vẽ vời, trả tiền kín cho những nhà ngoại giao đã về hưu
kèm theo những lời lẽ độc thoại huênh hoang, khoa trương nhằm "treo đầu dê ACF,
bán thịt chó BPSOS".
Qua nhận xét của chúng tôi, cái gọi
là "Asian Century Foundation" không hề tồn tại trên bình diện pháp lý mà chỉ tồn
tại trong sự hoang tưởng của những người đầy ham muốn, thừa háo hức được trở
thành những người quan trọng. Những "hào kiệt" còn tỉnh táo hay tỉnh ngộ đưa vấn
đề "by laws", bầu bán ra với thiện chí xây dựng tổ chức, đặt vấn đề phương thức
sử dụng ngân sách (budget) lập tức được chính thức mời ra hay âm thầm loại khỏi
diễn đàn chung như chưa từng xuất hiện vì tránh tác động đến tư tưởng của những
kẻ đang mê mệt trên đường làm hào kiệt.
Nhìn vào những thủ đoạn của Nguyễn
Đình Thắng, người ngoại cuộc đều thấy những hoạt động của ACF là một nhóm chỉ
làm tiền, đóng tiền để tạo thành tích cho BPSOS. Tiền bạc và tặng dữ do các "hào
kiệt" gây quỹ được xem như lợi tức (revenue) của BPSOS bỏ vào trương mục
của BPSOS chứ các "hào kiệt" chỉ là đầu sai, đầy tớ không công, còn phải
bỏ tiền túi ra để "rent" cái hư danh hào kiệt tự phong nhảm nhí để làm trò cười
cho thiên hạ.
Hình tượng chinh phu hào kiệt được
miêu tả qua hai câu diễn nôm trong Chinh Phụ Ngâm đẹp hào hùng, lãng mạn :
Chàng trẻ tuổi vốn dòng hào kiệt.
Xếp bút nghiên theo việc đao cung
Thi ngôn đã vẽ nên ngữ cảnh, những
trang hào kiệt là những con người của thanh gươm, yên ngựa thời chinh chiến.
Công trạng của hào kiệt là đoạt thành, chém tướng, vinh quang ca khúc khải hoàn.
Nhà hoạt động cộng đồng Nguyễn Đình Thắng ngày nay vì mục đích tư lợi nhỏ nhen
đã bôi bác văn hóa dân tộc khi biến những trang hào kiệt thành những kẻ chỉ chăm
chăm ôm thùng đi xin tiền bá tánh thật quá thảm hại và bôi bác.
Một con người có học vị Tiến Sĩ như
Nguyễn Đình Thắng hoạt động xã hội nhưng thiếu khái niệm căn bản về ngôn ngữ,
thiếu ý thức như vậy chỉ làm băng hoại tinh thần và tư tưởng những người quanh
mình. Phong cho người làm hào kiệt mà không hiểu ngữ nghĩa và hoàn cảnh phải có
để tạo nên một trang hào kiệt. Người được phong làm hào kiệt cũng chẳng hiểu hào
kiệt ý nghĩa thế nào để tự vấn bản thân có xứng dáng là hào kiệt hay chỉ trở
thành những con rối nằm trong tay người khác.
Những chuyện vô lý, vô văn hóa như
vậy diễn ra trong cộng đồng tỵ nạn hải ngoại khiến chúng tôi hết sức chán ngán
cho lương tâm của những nạn nhân bị bịp bợm đến nay còn im lặng chịu đựng, tự an
ủi theo "phương pháp tinh thần" của nhân vật chính trong "AQ Chính Truyện" (1)
của tác giả Lỗ Tấn.
Suy cho cùng sở dĩ bọn gian nhân
hiệp đảng lừa đảo, bịp bợm chuyên nghiệp mạnh dạn làm băng hoại niềm tin trong
cộng đồng vì chúng dựa vào tâm lý những kẻ đã bị lừa, không ai muốn chuốc thêm
phiền não cho bản thân và gia đình khi phải bỏ ra hàng đống tiền, thời gian và
công sức "đáo tụng đình" nhằm lấy lại một số tiền nhỏ đã bị mất đi.
Nhưng nghĩ như thế là quá nông cạn
vì đồng tiền mất đi có thể làm lại không khó nhưng để mặc cho công đạo bị chà
đạp, niềm tin cậy lẫn nhau trong cộng đồng phá sản, khánh kiệt mới là vấn đề
quan trọng buộc những người còn tâm huyết với cộng đồng phải có thái độ.
2-HÀNH VI XÚC PHẠM NHÂN PHẨM PHỤ NỮ
Tác giả
những lá thư
tố cáo sự độc tài và bất minh tài chánh của Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng
trên diễn
đàn, Holly Ngô là một người từng được Thắng nhận làm em kết nghĩa.
Khả năng và
nhiệt tình trong hoạt động từ thiện của cô được nhiều người tán thưởng.
Nguyễn Đình Thắng đã đài thọ cho một chương trình phát thanh hàng tuần
riêng cho
Holly Ngô trên đài VNHN của chị em Ngô Thị Hiền và Ngô Ngọc Hùng
cả một năm.
Tình nghĩa anh em đó chỉ bắt đầu phai nhạt khi "hào kiệt"
Holly Ngô trong vai trò phó Ban Tài Chánh của ACF nhận ra "Asean Century
Foundation" chỉ là một chương trình dùng thủ đoạn lòe mỵ, bịp bợm để tập hợp
những kẻ đói danh để làm công cụ kiếm tiền cho BPSOS trả lương cho nhân viên chứ
chẳng phải "kíu biển, kíu nước", "đội đá vá trời", trở thành những nhà vận động
hành lang "chuyên viên lobby" như Nguyễn Đình Thắng tô điểm,vẽ vời.....
Những "hào kiệt" ACF
ngoài sự trơ trẽn ôm thùng tiền đi ăn xin nào có tài lực gì để mơ ước, viển vông đến chuyện "kíu biển, kíu
nước" bằng cách vận động quốc hội Hoa Kỳ ra luật để thay đổi chế độ ở tận Việt Nam
(kế hoạch dân chủ hóa) chỉ là ảo tưởng của những kẻ ngu ngơ điện rồ tự chui vào tròng của những tên đại
bịp.(2)(3)
Vì muốn sửa
đổi lề lối làm việc, thực hành dân chủ
và thắc mắc vì những chi tiêu mờ ám, tự tiện nên Holly Ngô đóng góp một số ý kiến.
Sau khi nghe Holly Ngô trình bày, Nguyễn Đình Thắng im lặng và thay đổi
thái độ
tìm cách loại trừ. Đối diện và
mệt mỏi với thái độ "thủ khẩu như bình" của những người khởi xướng ACF.
Holy Ngô đã viết thư xin tạm nghỉ vào tháng 4 năm 2014 để thoát ra khỏi
tình trạng làm việc không công và khỏi phải tiếp tục đóng hụi chết
cho năm 2014.
Tháng năm,
ngày 22/ 2014 Holly Ngô gởi lá thư vào diễn đàn acfmembers@googlegroups.com
trong tư cách một thành viên ACF. Sau đó mới biết cô đã bị loại khỏi nhóm này từ
ngày 9/04/2014.
Việc bị mất
chức "hào kiệt ăn xin" không làm cho Holly Ngô khó chịu vì đó là cục nợ cần phải
vứt bỏ nhưng vấn đề là những thắc mắc về tài chính trong đó không chỉ là tiền
bạc, công sức cá nhân Holly Ngô mà còn nhiều người tin vào uy tín của Holly Ngô
nên rộng lòng, bạo tay đóng góp. Những đồng tiền đó phải được sử dụng đúng mục đích
để ra trước
khi gây quỹ, quyên góp. Những đồng tiền đó không biết nói nhưng người đi quyên
có tiếng nói và phải trả lời cho những mạnh thường quân đã có hảo tâm,
thiện chí khi họ hỏi đến.
Cô Holly Ngô
nhận tiền từ tay họ và chuyển sang cho Nguyễn Đình Thắng
quản lý vì thế đương nhiên Thắng có trách nhiệm
phải trả lời đã xử dụng những đồng tiền đó như thế nào.
Nguyễn Đình Thắng không
thể chỉ đưa ra một bản khai thuế với những con số tổng quát, vì đó chỉ là những
con số chứng minh BPSOS có báo cáo thu chi một cách hợp pháp với
Sở Thuế Liên Bang IRS.
Đối với những người gây quỹ như Holly Ngô cần một bản báo cáo chi
tiết để trình bày với những nhà hảo tâm đề chứng minh đồng tiền được sử dụng đúng mục đích, hợp lý đến từng xu
chứ không phải chạy vào túi bọn bất lương, trả lương thêm cho những người nhận
"grant" nhà nước hoặc trả cho luật sư trong các vụ kiện cáo.
Những lá thư
yêu cầu Nguyễn Đình Thắng minh bạch tài chính đã luân lưu
khá lâu trên diễn
đàn. Trong khoảng thời gian đó cô Holly Ngô đã không hề nhận được một sự trả lời thỏa đáng.
Trái lại cô phải hứng chịu nhiều hành động thù địch, cáo buộc vô lý,
thóa mạ, vu chụp không bằng chứng. Việc emailed qua lại giữa từng cá nhân thuộc
lĩnh vực riêng tư giải quyết, chúng tôi không đề cập đến, trừ trường hợp một
trong các bên chính thức đưa ra công khai.
Nhưng điều
gây ngạc nhiên nhất với công luận là vào ngày 4/10/2016 ông Nguyễn Đình Thắng và
BPSOS ra một thông báo xác định tổ chức BPSOS đã bị vu khống chính thức là ba
lần trong mấy năm qua. Hình như ông Nguyễn Đình Thắng không biết cách viết một
bản Thông Báo đúng hình thức. Ông đưa luôn cái tâm đầy "tham, sân, si" của bản
thân vào để biến bản Thông Báo thành một "nồi lẩu thập cẩm" (thay vì viết phụ
lục hay một bài diễn giải chi tiết, trần tình kể lể riêng). Trong phần diễn giải
tổng quát lẽ ra nên ngưng lại sau khi chỉ ra các con số, Nguyễn Đình Thắng lại
phát pháo tấn công cô Holly Ngô :
TRÍCH Thông Cáo 4-10-2016 BPSOS
Vụ Bà Huệ Ngô tố giác BPSOS khai gian thuế
Từ hơn một năm nay Bà Huệ (Holly) Ngô đã nhiều lần vu khống BPSOS và nhóm “tinh
thần hào kiệt”. Gần đây nhất, Bà ấy dẫn chứng bản khai thuế năm 2013 của BPSOS
với Sở Thuế Liên Bang (IRS) để cáo buộc rằng chúng tôi khai thiếu khoản tiền gây
quỹ và đóng góp của các nhà hảo tâm. Bà ấy nêu con số $125,582 ghi ở hàng số 11
của hồ sơ khai thuế để vu vạ rằng BPSOS đã khai thiếu vì số tiền thực sự phải là
$229,529.90. Nghĩa là chúng tôi đã khai thiếu $103,947.90. Sự thật là, Bà Huệ
Ngô không biết đọc hồ sơ khai thuế.
Phần đóng góp cá nhân, tiền gây quỹ và các cấp khoản đều được gom chung ở hàng
số 8 (Contributions and grants). Còn hàng số 11 là những khoản thu nhập phát
sinh từ văn phòng luật sư của BPSOS ở Houston, công tác dịch thuật của nhân viên
và thiện nguyện viên, và những thu nhập linh tinh; riêng năm 2013, con số này
bao gồm cả tiền bồi thường thiệt hại $28,000 do một người trong cộng đồng đã lợi
dụng danh nghĩa BPSOS để làm những điều tổn hại đến hoạt động của chúng tôi.
Nhắc lại, mẫu khai thuế của IRS không có hàng nào riêng cho các khoản đóng góp
cá nhân mà gộp chung ở hàng số 8. Xem dẫn chứng số 5.
Tuy nhiên, ai muốn tìm hiểu về tổng chi của BPSOS liên quan đến các hoạt động mà
Bà Huệ Ngô thắc mắc thì có thể xem Phần F (Schedule F) của hồ sơ khai thuế:
$301,524 cho vấn đề nhân quyền và $89,899 cho việc bảo vệ pháp lý cho người tị
nạn, vượt xa con số $229,529.90 mà Bà Huệ Ngô cho là BPSOS đã thu được từ các
khoản đóng góp của đồng hương và từ nhóm “tinh thần hào kiệt”. Xem dẫn chứng số
6.
Nhóm “tinh thần hào kiệt” gồm một số anh chị em cam kết với nhau là “nếu thành
công thì dân tộc hưởng, nếu thất bại thì tự mình nhận lãnh mà không một lời than
vãn”. Được hình thành năm 2012 với
trên chục người, nhóm này khởi động kế hoạch 10 năm dân chủ hoá Việt Nam
được đề ra trong sách “Thông Điệp Hy Vọng và Trách Nhiệm” do tôi biên soạn
và BPSOS phát hành năm 2010. Vì nhu cầu hoạt động âm thầm, chúng tôi chủ trương
tự nguyện đóng góp chứ không gây quỹ ngoài cộng đồng cho công cuộc dân chủ hoá
đất nước – các cuộc gây quỹ của BPSOS ngoài cộng đồng là để giúp đồng bào tị nạn
và nạn nhân buôn người mà thôi.
Chúng tôi chấm dứt giai đoạn hoạt động âm thầm vào giữa năm 2015. Từ năm 2012
đến nay mỗi người trong nhóm “tinh thần hào kiệt” đã tự nguyện đóng góp từ vài
nghìn cho đến 50 nghìn Mỹ kim. Bà Huệ Ngô cũng ở trong số đó.
Sau khi tham gia nhóm được một thời
gian, Bà Huệ Ngô bắt đầu liên lạc riêng để quấy nhiễu (stalking) một vài thành
viên nam trong nhóm và gây phiền hà cho gia đình của họ.
Một số anh chị em, khi biết chuyện này, đã không chấp nhận sự tham gia
tiếp tục của Bà Huệ Ngô trong nhóm. Chúng tôi đã giữ im lặng về sự việc này cho
đến hôm nay.
Chúng tôi cũng quyết định không đáp
ứng các đòi hỏi phi lý và nguy hiểm của Bà Huệ Ngô về thông tin liên quan đến
hoạt động âm thầm của nhóm: tài trợ bao nhiêu cho ai; danh tính của họ; họ đi
những đâu, làm những công việc gì, hoạt động ra sao… Đây là những
thông tin cá nhân mà luật pháp Hoa Kỳ không cho phép tiết lộ; hơn nữa những
thông tin này có thể gây nguy hiểm cho một số người hoạt động nếu để lộ ra -- đó
là lý do chúng tôi đã chủ trương không công bố các hoạt động của nhóm “tinh thần
hào kiệt” trong một thời gian dài.
Vì không được thoả mãn về các đòi hỏi phi lý và nguy hiểm của
mình, cách đây hơn một năm Bà Huệ Ngô tung bài vu khống BPSOS là không minh
bạch về tài chánh. Chúng tôi đã lên tiếng và giải thích qua bài “Thế nào là minh
bạch và làm sao để đạt được sự minh bạch?”đăng trên Mạch Sống và trên trang blog
của RFA ngày 14 tháng 9, 2015. Xem: http://www.rfa.org/vietnamese/ReadersOpinions/how-to-acheave-transparency-09142015095008.html.
BPSOS hàng năm đều qua kỳ kiểm toán kéo dài khoảng 4 tuần lễ do một công ty kiểm
toán chuyên nghiệp được công nhận bởi chính quyền. Họ kiểm tra không bỏ sót một
xu, và chúng tôi phải cung cấp giấy tờ chứng minh mọi khoản thu và chi, chi cho
ai, cho việc gì và ở đâu… Vì là công ty chuyên nghiệp, họ hoàn toàn bảo mật các
thông tin này. Bà Huệ Ngô không có vai trò kiểm toán, không biết cả cách đọc
một hồ sơ khai thuế đơn giản, nhưng lại muốn đóng vai kiểm toán và đòi hỏi
những thông tin riêng tư của người khác. Dĩ nhiên chúng tôi không thể đáp ứng
những đòi hỏi phi lý và nguy hiểm của Bà ấy.
Bà Huệ Ngô còn đòi BPSOS hoàn trả $22,000 đã đóng góp trước đây. Trong bản khai
thuế đã trích dẫn ở trên, năm 2013 BPSOS đã chi tổng cộng $301,524 cho kế hoạch
dân chủ hoá Việt Nam, nghĩa là vượt quá tổng số tiền mà nhóm “tinh thần hào
kiệt” tự mình đóng góp, trong đó có phần đóng góp của Bà Huệ Ngô. BPSOS đã khoá
sổ tài chánh năm 2013 vào cuối năm ấy. Bà Huệ Ngô cũng đã khai trừ thuế với IRS
phần đóng góp của mình cho năm 2013. Như thế bất kỳ khoản tiền nào chi ra năm
2016 cũng đều là xuất quỹ từ một nguồn tiền khác chứ không phải tiền đóng góp
của Bà Huệ Ngô cách đây 3 năm. Nếu xuất quỹ thì có nghĩa là BPSOS dùng nguồn
tiền nào khác để cống hiến cho Bà Huệ một khoản tiền được xem là thu nhập riêng
của Bà ấy trong năm 2016. Việc này không chính đáng và có thể là phi pháp vì
chúng tôi chỉ có thể xuất quỹ để phục vụ cho những đối tượng như nạn nhân bạo
hành, nạn nhân buôn người, người tị nạn, tù nhân lương tâm… Bà Huệ Ngô không nằm
trong các thành phần này.
Là một tổ chức bất vụ lợi, BPSOS đã minh bạch trong việc chi thu qua sổ sách kế
toán và kiểm toán, đã thực thi đúng đắn các chương trình và dự án đề ra, và đã
báo cáo hàng năm với IRS. Chúng tôi luôn trân quý những đóng góp của quý ân
nhân. Những đóng góp đó sẽ không được hoàn lại sau khi chúng tôi đã khoá sổ tài
chánh vào cuối năm. Làm khác đi thì có nghĩa là trái quy tắc quản trị tài chánh
đối với tổ chức bất vụ lợi, trái với sứ mạng của BPSOS, và có thể trái với luật
pháp Hoa Kỳ.
NGƯNG TRÍCH
Qua trích đoạn thượng dẫn, chúng tôi thấy Nguyễn Đình Thắng dấu
đầu nhưng lòi đuôi và cách lý luận của Nguyễn Đình Thắng không thuyết phục được
bất kỳ ai ngoài những "hào kiệt ăn mày" còn ngủ mê chưa tỉnh giấc.
Thông Báo của Nguyễn Đình Thắng ra ngày 4-10-2016 thì Holly Ngô
lập tức có lá thư trả lời ngay ngày 5-10-2016.
Chúng tôi trích lại một số đoạn đáng chú ý do Holly Ngô trình
bày.
TRÍCH
Nguyễn Đình Thắng viết :”Sau khi tham gia nhóm được một thời gian, Bà Huệ
Ngô bắt đầu liên lạc riêng để quấy nhiễu (stalking) một vài thành viên nam
trong nhóm và gây phiền hà cho gia đình của họ. Một số anh chị em, khi biết
chuyện này, đã không chấp nhận sự tham gia tiếp tục của Bà Huệ Ngô trong
nhóm. “
Trả lời:” Đây
là lối viết không đứng đắn mà tôi đã viết trong bài “Phụ nữ nhận diện kẻ
tiểu nhân khi bước ra sinh hoạt cộng đồng”. Tôi đã từ chức phó ban ngân sách
và đi ra khỏi tổ chức ACF của ông vì không muốn tiếp tục đóng tiền $5000
trong năm 2014 cho ông chi xài, chứ không có anh chị em nào trong ACF bất
hòa với tôi. Khi tôi xin đi ra, có rất nhiều anh chịem đã gọi điện thoại,
viết email năn nỉ tôi ở lại. Tôi vẫn còn giữ những email đó để đối chất với
ông. Tôi thật vô cùng thất vọng về cách hành văn và lý luận của
một lãnh đạo như ông.
Xin ông Thắng cho biết tên chính xác của vài thành viên nam trong nhóm Hào
Kiệt của ACF là ai và thành viên đó códám ra mặt đối chất với tôi không ?
Nếu tôi không lầm thì trong thời gian đó có 1 ông hào kiệt ở Dallas bị vợ đòi
ly dị vì bà ta không đồng ý ông chồng lén
lút vợ nhà ký check đóng góp 10000 USD cho ông Thắng để tham gia nhóm Hào
Kiệt ACF của ông. Bà ta cứ điện thoại cho tôi để hỏi thăm ông chồng đã đóng
bao nhiêu nhưng tôi không trả lời được. Tôi yêu cầu bà ấy nên hỏi thủ quỹ
của BPSOS là bà Lê Kim Cúc, hay hỏi trực tiếp ông Thắng. Ông Thắng biết vợ
chồng ông ấy lục đục vì
tiền bạc bắt đóng góp 10000 USD nhưng vẫn tỉnh bơ cash check của ông chồng .
Tôi đang hỏi chuyện tài
chánh với những con số, tôi đề nghị ông Thắng nên tập trung trả lời những
con số, không nên đi ngoài đề, lái qua chuyện con người và chuyện gia đình
của những hào kiệt nạn nhân của ông, không liên quan gì đến tôi.”
Nguyễn Đình Thắng viết :”Chúng tôi cũng quyết định không đáp ứng các đòi hỏi
phi lý và nguy hiểm của Bà Huệ Ngô về thông tin liên quan đến hoạt động âm
thầm của nhóm: tài trợ bao nhiêu cho ai; danh tính của họ; họ đi những đâu,
làm những công việc gì, hoạt động ra sao…Đây là những thông tin cá nhân mà
luật pháp Hoa Kỳ không cho phép tiết lộ; hơn nữa những thông tin này có thể
gây nguy hiểm cho một số người hoạt động nếu để lộ ra. Đó là lý do chúng tôi
đã chủ trương không công bố các hoạt động của nhóm “tinh thần hào kiệt”
trong một thời gian dài.”
Trả lời :”Như vậy có nghĩa là trongmột thời gian dài, các mạnh thường quân
hay các hào kiệt đóng góp tiền cho BPSOS sẽ không bao giờ có báo cáo , hay
thông tin về việc ông xài tiền đóng góp của người dân Việt Nam ở hải ngoại.
Thiên hạ cứ tự nhiên đưa tiền cho ông xài thoải mái. Ông nghĩ rằng sẽ có bao
nhiêu người chấp nhận như vậy trong một thời gian dài ?
Nguyễn Đình Thắng viết : « Bà Huệ Ngô còn đòi BPSOS hoàn trả $22,000 đã đóng
góp trước đây. Trong bản khai thuế đã trích dẫn ở trên, năm 2013 BPSOS đã
chi tổng cộng $301,524 cho
kế hoạch dân chủ hoá Việt Nam, vượt
xa con số $229,529.90 mà Bà Huệ Ngô cho là BPSOS đã thu được từ các khoản
đóng góp của đồng hương và từ nhóm “tinh thần hào kiệt”
Trả lời:”Theo báo cáo chi thu nội bộ trong năm 2013 của bà Trần Trang
Khanh, BPSOS đã chi xài tổng cộng $197351.19 (=$124,504.41
+ $72,846.78). Bây giờ trong hồ sơ khai thuế ông lại khai BPSOS đã chi
$301,524. Tại sao có sự khác biệt $104172.81 này
? (= $301524 -$197351.19).
Ai sẽ là người giám sát những con số này ngoài ông Thắng và bà Trang Khanh
?”
|
|
|
|
CAMSA/RCS
|
ACF
|
Revenues
|
|
|
Temp. Restricted
Contribution 2013
|
$118,829.90
|
$110,700.00
|
|
|
|
Total Revenues
|
|
|
|
|
|
Expenses
|
|
|
Personnel
|
2,770.84
|
15,995.76
|
Fringe Benefits
|
1,265.38
|
758.30
|
Contracted Services
|
58,583.64
|
32,685.91
|
Supplies & Materials
|
5,660.11
|
4,268.25
|
Training/Meeting
|
324.17
|
251.24
|
Travel
|
20,330.62
|
7,451.54
|
Advertising &
Promotion
|
700.00
|
-
|
Office Rent &
Utilities
|
4,060.65
|
3,491.14
|
Postage & Shipping
|
61.11
|
62.22
|
Membership &
Subcription
|
74.95
|
217.87
|
Communication
|
1,590.83
|
288.94
|
Donation Expenses
|
300.00
|
600.00
|
Fundraising Expenses
|
2,916.00
|
150.88
|
Financial Charges
|
93.85
|
33.34
|
Management & Support
|
11,221.85
|
6,591.39
|
Direct Assistance
|
14,550.41
|
-
|
|
-
|
|
Total Expenses
|
124,504.41
|
72,846.78
|
|
|
|
Balance
|
($5,674.51)
|
$37,853.22
|
Nguyễn ĐìnhThắng viết : "BPSOS đã khoá sổ tài chánh năm 2013 vào cuối năm
ấy. Bà Huệ Ngô cũng đã khai trừ thuế với IRS phần đóng góp của mình cho năm
2013. Như thế bất kỳ khoản tiền nào chi ra năm 2016 cũng đều là xuất quỹ từ
một nguồn tiền khác chứ không phải tiền đóng góp của Bà Huệ Ngô cách đây 3
năm. Nếu xuất quỹ thì có nghĩa là BPSOS dùng nguồn tiền nào khác để cống
hiến cho Bà Huệ một khoản được xem là thu nhập riêng của Bà ấy trong năm
2016."
NGƯNG TRÍCH
Đối chiếu lời lẽ biện minh của Nguyễn Đình Thắng và ngôn từ chất
vấn, trình bày rồi phản bác của Holly Ngô. Độc giả chắc đã thấy rõ bản lai diện
mục của Nguyễn Đình Thắng là một "người buôn vịt trời". Ai là người bịp bợm? Ai
là nạn nhân qua trò hề "hào kiệt for rent"?.(3) Độc giả đã có đủ dữ kiện để kết
luận.
Nguyễn Đình Thắng không thể chối bỏ những lần đóng góp tiền bạc
(có mục đích rõ ràng) của Holly Ngô nhưng thay vì tìm cách hoàn trả cho nạn nhân
để bảo toàn danh dự cá nhân và BPSOS, ACF. Thắng đã ra sức biện minh, viện đủ lý
do để tự biến mình thành một tay lường gạt, trơ trẽn, thiếu nhân cách.
Nguyễn Đình Thắng đã buông ra những lời lẽ xúc phạm đến nhân phẩm
của một phụ nữ từng kết nghĩa anh em với Nguyễn Đình Thắng. Việc cô Holly Ngô ra
khỏi "nhóm hào kiệt" ACF là do bản thân cô ta tự quyết định nhưng Nguyễn Đình
Thắng diễn tả việc loại cô Holly Ngô với ngôn ngữ như sau :"Sau
khi tham gia nhóm được một thời gian, Bà Huệ Ngô bắt đầu liên lạc riêng để quấy
nhiễu (stalking) một vài thành viên nam trong nhóm và gây phiền hà cho gia đình
của họ.
Một số anh chị em, khi biết chuyện này, đã không chấp nhận sự tham gia
tiếp tục của Bà Huệ Ngô trong nhóm. Chúng tôi đã giữ im lặng về sự việc này cho
đến hôm nay."
Xã hội hiện đại, nam nữ bình đẳng người ta có thể phê phán, chỉ
trích thẳng thắn để làm rõ đúng sai, phải trái không phân biệt giới tính nhưng
không ai có hành động mất tư cách như Nguyễn Đình Thắng khi giở trò tiểu nhân
"đánh dưới hạ bộ", ám chỉ, gán ghép chuyện hư cấu xấu xa ngoài lề cho cô Holly
Ngô. Hình như đây là thói quen của Nguyễn Đình Thắng. Trước đây, cô Phạm Thu
Hạnh cũng đã từng là nạn nhân bị Nguyễn Đình Thắng bới móc những chuyện riêng tư
để bêu xấu trên diễn đàn.Vụ kiện "Phạm Thu Hạnh vs Nguyễn Đình Thắng BPSOS" chấm
dứt không có thắng bại, chỉ thấy Nguyễn Đình Thắng trưng bày văn bản của tòa có
nội dung nguyên đơn Phạm Thu Hạnh ký giấy bãi nại bỏ qua vụ kiện vì lý do thiếu
bằng chứng.
Lão Tử nói "Nhân chi sơ tính bản thiện". Tuân Tử nói:" Nhân chi
sơ tính bản ác" nhưng Nguyễn Đình Thắng không nằm hẳn vào "bản thiện hay bản
ác". Nguyễn Đình Thắng quen dùng "cứu cánh biện minh cho phương tiện" nhưng cứu
cánh của Nguyễn Đình Thắng chỉ là "Tiền" vì thế đương sự đã gây ra nhiều chuyện
"nổi cộm" trong cộng đồng hải ngoại như vụ "Vào Tòa Bạch Ốc" ngày 5-3-2012; vụ
hát tuồng
"Hành Trình Tới Tự Do" rồi vụ "Vinh Danh và Tri Ơn" ở Kennedy Center, do đó
có thể xếpTiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng vào loại lưu manh trí thức, thuộc dạng "Nhân
chi sơ tính bản xạo".
Bằng chứng "tiến sĩ xạo"
nằm đầy trong điện báo Mạch Sống không phải tìm kiếm đâu xa. Đơn cử bài quảng
cáo vụ trình diễn hát tuồng ở rạp Kennedy Center được giới thiệu có sự
tham dự của cựu tướng Lê Minh Đảo và 44 vị thượng nghị sĩ, dân biểu Quốc Hội
làm đồng chủ tịch "show" hát tuồng và nhiều nhân vật quan trọng cấp thôn
ấp nhưng cuối cùng đã kết thúc không kèn, không trống, "trăm voi không được bát
nước xáo".
Cựu
tướng Lê Minh Đảo từ chối không tham dự, không một vị dân biểu, nghị sĩ nào
trong 44 cái tên nằm trong danh sách Đồng Chủ Tịch quá bộ đến xem diễn tuồng vì
óc hoang tưởng, dốt nát, tầm nhìn thiếu viễn kiến của Nguyễn Đình Thắng. Nhưng
bài viết quảng cáo vẫn yên vị không lỗi thời vì đó là "vốn chính trị" của NĐT.
Vụ Holly Ngô cáo buộc Nguyễn Đình Thắng và BPSOS thật sự không có
con đường nào để giải quyết ngoài việc đưa đến pháp đình. Tiền bạc, Danh dự và
Nhân phẩm bị tổn thương của Huệ Ngô tức Holly Ngô chỉ được phục hồi nếu chiến
thắng ở tòa án, không rơi vào tình trạng thiếu tiền để phải bỏ cuộc như cô Phạm
Thu Hạnh.
Ở Hoa Kỳ công lý chỉ đến với những người có đủ khả năng tiền bạc
để theo đuổi đòi hỏi công lý.
Kim Âu
OCT 29/2016-NOV2/2016
CHÚ THÍCH:
(1)
A Q nổi tiếng vì phương pháp thắng
lợi tinh thần.
Ví dụ như mỗi khi anh bị đánh thì anh lại cứ nghĩ "chúng
đang đánh bố của chúng".
AQ có nhiều tình huống lý luận đến "điên
khùng".
A Q hay bắt nạt kẻ kém may mắn hơn mình nhưng lại sợ hãi trước những kẻ hơn mình
về địa vị, quyền lực hoặc sức mạnh. Anh ta tự thuyết phục bản thân rằng mình có tinh
thần cao cả so
với những kẻ áp bức mình ngay trong khi anh ta phải chịu đựng sự bạo ngược và áp
bức của chúng.
(2)
Trong bài "Hài
Kịch Đấu Tranh Nhân Quyền", Kim Âu đã viết: Nghe đâu sau thất
bại của ngày 5/3 (nhưng Nguyễn Đình Thắng vẫn bịp thành công) ban tổ chức sẽ huy
động một nhóm trẻ vài chục người “chuyên viên lobby” làm những người hiểu biết
tức cười. Dân biểu, nghị sĩ nào cũng có văn phòng ngay quốc hội, qua cửa an ninh
xong thì tìm địa chỉ như tìm phòng trong khách sạn. Bảng chỉ dẫn, nhân viên an
ninh sẵn sàng. Chỉ có thế mà không đến được thì đi gặp dân biểu, nghị sĩ cũng
bằng thừa.
Vận động hành lang là TIỀN và PHIẾU. Không có gì free. Vận động bằng nước bọt
thì chắc chắn nhận được nhiều lời hứa suông.
Vụ thỉnh nguyện
thư vào tòa Bạch Ốc năm 2012 đầu voi, đuôi chuột tẽn tò cả đám chỉ có Nguyễn
Đình Thắng nhân cơ hội câu được một số "hào kiệt" tiêm vào đầu họ những mơ ước,
viển vông "kíu biển, kíu nước" bằng vận động quốc hội Hoa Kỳ ra luật để thay đổi
chế độ ở tận Việt Nam. Ảo tưởng rằng Hoa Kỳ trấn áp, buộc các quốc gia khác thay
đổi vì vài nhà vận động hành lang quả thật điên rồ. Tấm gương của Đạt Lai Lạt Ma
kiên trì vận động cho Tây Tạng từ nửa thế kỷ trước cho đến nay kết quả vẫn là
con số không. Thế kỷ thứ 21 không còn thứ đế quốc thực dân toàn quyền chỉ đạo,
bắt buộc các nước bị nô dịch làm theo ý họ. Trong vai trò một cường quốc, Hoa Kỳ
có thể thông qua LHQ hay dùng ảnh hưởng ngoại giao đề nghị các quốc gia khác
giải quyết một vài vấn đề xâm hại đến công pháp quốc tế mà thôi.
(3)
"Lobby" là một hình
thức đút lót, mua bán, đổi chác lợi ích (lợi ích công ty, lợi ích quốc gia..).
Muốn vận động cho một đạo luật tại quốc hội mau chóng được thông qua phải mua
chuộc, thuyết phục (đút lót) được những nhà lập pháp có uy tín ủng hộ đưa đạo
luật ra hạ viện, rồi thượng viện sau đó phải xin cho đủ túc số phiếu thông qua.
Cá nhân tôi (Kim Âu
Hà Văn Sơn) hai mươi năm trước đã từng trực tiếp vận động tại quốc hội, không
tiền, không phiếu, (nhưng có gần 23 năm tù cộng sản). Đạo luật mà chúng tôi vận
động được thông qua nhanh chóng. Lý do trước đó chúng tôi đã
"file lawsuit" kiện chính phủ Hoa Kỳ, tòa tối cao chuyển hồ sơ vụ án đề nghị
quốc hội cứu xét. Ngoài ra chúng tôi được truyền thông báo chí Hoa Kỳ, các nhà lập pháp gốc quân đội tham chiến
ở Việt Nam ủng hộ tối đa tạo nên một tâm lý đồng cảm và sẵn sàng cho phiếu trong
lưỡng viện. Đó là trường hợp đặc biệt, cơ hội hiếm có "nghìn năm một thuở".