Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

Hai người trẻ Việt Nam bị bắt trong một vụ cướp gia cư (San Jose)



Christopher và Tiffany

Tin SAN JOSE – Cảnh sát đã bắt hai cư dân San Jose mà họ tin là có liên quan đến một vụ cướp gia cư xảy ra trong tháng Bảy năm nay. Trong vụ cướp này, một thiếu niên bị trói tay chân trong lúc những nghi can lục tìm khắp trong nhà.
Cảnh sát cho biết họ đã bắt Christopher Nguyễn và Tiffany Nguyễn, cả hai đều 19 tuổi. Vụ cướp gia cư xảy ra ngày 30 tháng Bảy, tại căn nhà ở khu phố số 7000 đường Anjou Creek Circle.
Theo điều tra của cảnh sát trong mấy tháng qua, họ nói rằng Christopher Nguyễn là người đột nhập căn nhà trong lúc một thiếu niên 17 tuổi đang ngủ ở bên trong. Khi nghe có tiếng kiếng cửa sổ bị đập bể, thiếu niên bước ra ngoài phòng để xem xét. Đó là lúc Christopher Nguyễn cầm một khẩu súng và uy hiếp thiếu niên. Nạn nhân đã bị trói tay chân bằng dây nhựa zip ties.
Cũng theo cảnh sát, sau đó Christopher lục tìm đồ đặc quí giá trong nhà, trong Tiffany Nguyễn ngồi trong xe canh ở bên ngoài.
Sau khi kẻ cướp bỏ đi, thiếu niên đã tự tháo gỡ dây trói và gọi báo cảnh sát. Thiếu niên không bị thương tích nào đáng kể.

Cảnh sát San Jose đã bắt được Christopher Nguyễn và Tiffany Nguyễn vào ngày 23 tháng 10. Họ bị giam tại Santa Clara County Jail. Hai người trẻ họ Nguyễn này đã bị bắt với các tội danh tố các tội danh cướp tài sản, bắt nhốt người khác, và sở hữu súng trong lúc thực hiện một tội hình sự.

Trong lúc đang bổ túc thêm hồ sơ, nhà chức trách kêu gọi những ai biết thêm về vụ cướp này thì hãy cung cấp thông tin. Hãy gọi các số 408-277-4166 của sở cảnh sát San Jose, 408-947-STOP của Crime Stoppers. Nhóm Silicon Valley Crime Stoppers có thể tặng tiền thưởng cho người cung cấp thêm tin.

Chủ Nhật, 26 tháng 10, 2014

Dân biểu Hubert Vo~ gian manh-một số chứng từ Hubert Võ giữ 160 lượng vàng do Ông Dương Công Hầu gởi

On Saturday, October 25, 2014 10:11 PM, Mot Nguoi Houston <motnguoihouston@gmail.com> wrote:

Kính chuyển quý cô chú một số chứng từ Hubert Võ giữ 160 lượng vàng do Ông Dương Công Hầu gởi

1. Phóng ảnh ghi lại Ông Dương Công Hầu gởi chú Hubert Võ giữ giùm 160 lượng vàng. Ông Dương Công Hầu gởi 2 lần mỗi laafn 80 lượng.  Lần 1 ngày 17-4-1999.  Làn 2 ngày 24-10-2002

 

​2. Sổ tay viết mực màu

 

3. Sổ tay
​ 

​4. Chú Hubert Võ cầm di ảnh Ông Dương Công Hầu


Chú Hubert Võ lên đài chối không có nhận số vàng đó.  Nhưng đây là chứng từ.  Bạn con nói chú Hubert Võ được ông Dương Công Hầu ghi lại theo chữ người Hoa là

Gởi Hiền Tốt 80 L.
Thiệt là hết chỗ nói về một dân biểu gian manh.

Thứ Sáu, 10 tháng 10, 2014

P/V: GS luật Mỹ: ‘Áp dụng quyền im lặng không nhằm tránh oan sai'

Theo Giáo sư Anna C.Conley, chuyên gia pháp luật Mỹ, luật pháp nước này quy định "Quyền được im lặng" để bảo vệ công dân, quyền lợi của người yếu thế trong xã hội.

- Thưa bà, khi bắt nghi phạm, cảnh sát Mỹ thường thông báo, nghi phạm có quyền im lặng, mọi điều nghi phạm nói đều có thể làm bằng chứng chống lại chính họ. Bà có thể giải thích điều này theo quy định trong luật pháp Mỹ ?
- Theo luật Mỹ, người bị bắt phải được thông báo về việc có quyền im lặng.Nếu quên hay vì một lý do nào đó cảnh sát không thông báo thì cơ quan điều tra không được sử dụng thông tin và lời khai của nghi phạm sau đó.
Ngoài ra, cơ quan điều tra cũng ghi âm, ghi hình tất cả quá trình lấy lời khai để sau này họ có thêm cơ sở, bằng chứng chắc chắn cho việc buộc tội. Nếu như quyền im lặng không được thông báo, những lời khai sau này coi như không có giá trị sử dụng.
Theo bà quyền im lặng ảnh hưởng thế nào đến quá trình truy xét tội phạm của cảnh sát, đặc biệt trong những vụ án có đồng phạm?
- Quyền được giữ im lặng là quyền rất cơ bản của công dân Mỹ. Những nhà làm luật Mỹ không nhìn quyền im lặng dưới góc độ lợi ích của cơ quan tố tụng. Trên thực tế, có những vụ án mà nghi phạm im lặng, trong khi cơ quan điều tra không thể chứng minh họ có tội đã phải tuyên vô tội.
Quyền này có thể gây ra những cản trở nhất định cho cơ quan tố tụng nhưng đó không phải là lý do để đánh giá lại việc áp dụng. Họ phải được giữ im lặng bởi không thể chống lại chính bản thân mình.
Với vụ án có nhiều đồng phạm, việc im lặng của nghi phạm có thể sẽ cản trở quá trình điều tra của cơ quan tố tụng. Nhưng cơ quan điều tra không nhất thiết phải dựa vào lời khai của người bị bắt. Họ có thể giám sát những đồng phạm đó hoặc điều tra lấy thông tin, làm thế nào đó để nghi phạm khai ra. Đó là nghĩa vụ của cơ quan tố tụng và họ có nhiều công cụ để đảm bảo điều đó. 
giao-su-My-7215-1412924792.jpg
Giáo sư luật của Mỹ bà Anna  C. Conley trao đổi với báo chí tại Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP HCM. Ảnh: Hải Duyên
Ở một góc độ nào đó, quyền im lặng cũng có lợi cho cơ quan điều tra trong suốt quá trình tố tụng sau này. Khi áp dụng quyền im lặng, cơ quan điều tra sẽ phải nâng cao nghiệp vụ của mình bằng cách tăng cường kỹ thuật khám nghiệm hiện trường, lấy lời khai từ nhân chứng, tìm kiếm các thông tin khác về nghi phạm để làm sao cáo buộc của cơ quan tố tụng chắc chắn hơn. Đây là điều sẽ làm cho hoạt động của cơ quan tố tụng tích cực hơn.  
- Theo bà có cho rằng xảy ra những vụ án oan sai là do không áp dụng đúng quyền im lặng?
- Trong lịch sử tố tụng Mỹ 15 năm qua có khoảng 250 vụ án mà công dân bị kết án oan hoặc bị xét xử sai. Nhưng dường như không có những vụ án oan kiểu do không áp dụng đúng quyền im lặng. Bởi, đó sẽ là lợi thế cho bị can, bị cáo vì họ sẽ tận dụng điều đó để bác bỏ những bằng chứng của bên buộc tội. Những vụ án oan ở Mỹ phần lớn là do công tố viên không cung cấp đủ thông tin của vụ án cho luật sư theo đúng quy định. Quyền im lặng không phải giải pháp kiềm chế oan sai. 
Theo pháp luật Mỹ, những người bị kết án oan sai đó được bồi thường như thế nào? 
- Đối với những người bị kết án oan thì có quyền được khởi kiện các cơ quan tố tụng ra tòa bằng một vụ kiện dân sự để đòi bồi thường. Nhưng thực tế rất ít người có thể được bồi thường vì đa phần họ không khởi kiện đúng đối tượng hoặc oan do lỗi vô ý của cơ quan tố tụng. Đối với những người cố ý làm oan sai thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử tù và cấm hành nghề.  
Hiện các cơ quan tố tụng Việt Nam vẫn còn phân vân chưa đưa quyền im lặng vào luật, theo bà đã đến lúc Việt Nam có nên áp dụng hay chưa?
- Quan điểm về quyền được im lặng ở Việt Nam có vẻ rất khác. Sự khác biệt này có thể liên quan đến yếu tố lịch sử, văn hóa và những nguyên lý khác. Tôi không hiểu nhiều về pháp luật và hiện trạng ở Việt Nam nên không thểkhẳng định có cần hay không việc áp dụng quyền im lặng. Nhưng thực sự việc áp dụng quyền im lặng sẽ đảm bảo được những quyền lợi của cả những người yếu thế, người nghèo trong xã hội.
Quyền được giữ im lặng nếu được áp dụng sẽ khả thi khi cơ quan tố tụng đảm bảo được 2 yếu tố là phải thông báo cho nghi can biết quyền này và loại trừ những bằng chứng có được nếu không thông báo quyền đó.
Tháng 9, tại phiên họp Thường vụ thứ 31, Chủ tịch Quốc hội VN Nguyễn Sinh Hùng đặt vấn đề: "Việc chống ép cung, bức cung, nhục hình, bỏ lọt tội phạm có thực sự hiệu quả khi bị can, bị cáo không có quyền im lặng?". Ông cho rằng nghi can cần có quyền im lặng cho đến khi có mặt luật sư bảo vệ quyền lợi cho họ.
Quan điểm này nhận được sự đồng thuận rất cao, nhất là trong giới luật sư. Hiện nội dung này chưa đưa vào dự án luật sửa đổi.
Hải Duyên

Di trú: Kháng cáo hồ sơ bảo lãnh bị Tổng Lãnh Sự Mỹ từ chối




Darren Nguyen Ngoc Chuong, Esq.
Luật Sư Darren Nguyen Ngoc Chuong là người Việt Nam đầu tiên và duy nhất tại Orange County, California được Luật Sư Ðoàn tiểu bang California công nhận chuyên môn về ngành Luật Di Trú Hoa Kỳ. Hiện nay California có trên 248,000 luật sư nhưng chỉ có 175 luật sư có bằng chuyên môn về Luật Di Trú. Ngoài ra, Luật Sư Darren Nguyen Ngoc Chuong từng phục vụ lâu năm tại Sở Di Trú Hoa Kỳ (INS) nên rất có kinh nghiệm trong việc thiết lập hồ sơ và thường đại diện thân chủ trước các tòa án di trú. Ông là một luật sư đầy kinh nghiệm và uy tín, chuyên trách giải quyết và phục vụ đồng hương Việt Nam về lãnh vực di trú nhiều năm tại California và khắp các tiểu bang Hoa Kỳ.
 
Như đã trình bày vào kỳ trước, rất nhiều đương sự không lưu lại những dữ kiện chứng từ đã nộp cho tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ lúc phỏng vấn và tôi có nêu ra 2 lý do quan trọng tại sao đương sự phải giữ lại những bản sao. Sau đây tôi sẽ đưa ra vài điển hình để quí bạn đọc có thể thấu hiểu những lý do tôi đã trình bày vào kỳ trước.

Ðiển hình là tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ trả hồ sơ về cho Sở Di Trú Hoa Kỳ để từ chối và lý do tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ nêu ra là trong hồ sơ nộp vào cho tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ có một tờ giấy do người em viết để hướng dẫn cho người chị nộp những chứng từ thí dụ như hình ảnh, thư từ v.v... cho tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ để chứng minh sự liên hệ vợ chồng. Tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ cho rằng tờ giấy đó chứng tỏ rằng người em hướng dẫn người chị để qua mặt tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ và những chứng từ đó là cố ý tạo ra để chứng minh sự liên hệ của đương sự. Khi nhận được thơ từ chối của tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ, người bảo lãnh đã liên lạc với tổ hợp luật sư của chúng tôi để đại diện cho họ. Khi chúng tôi nhận được Notice of Intent to Revoke (tạm dịch là thông báo ý định thu hồi sự chấp thuận) của Sở Di Trú Hoa Kỳ, văn phòng chúng tôi trả lời thông báo của Sở Di Trú Hoa Kỳ và yêu cầu Sở Di Trú Hoa Kỳ đưa chứng minh của tờ giấy đó ra. Thêm vào đó, chúng tôi kèm theo những chứng từ chứng minh sự liên hệ vợ chồng của người bảo lãnh và người thừa hưởng.

Sở Di Trú không những không đưa chứng minh đó ra được mà còn không nghe sự giải thích của chúng tôi rồi lại thu hồi sự chấp thuận của đơn bảo lãnh đó lại. Chúng tôi kháng cáo hồ sơ lên Tòa Kháng Cáo Di Trú và tòa đã phán rằng hồ sơ sẽ được trả về cho Sở Di Trú và Sở Di Trú phải tái chấp thuận vì Sở Di Trú không đưa ra chứng minh của tờ giấy đó và những chứng từ chúng tôi nộp vào để trả lời thông báo của Sở Di Trú có đầy đủ chứng minh sự liên hệ vợ chồng của đương sự.

Một điển hình khác là tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ trả hồ sơ về cho Sở Di Trú để từ chối và lý do là người thừa hưởng làm ly dị giả. Tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ vẫn quyết định trả hồ sơ về cho Sở Di Trú dù rằng là người chồng cũ của người thừa hưởng đã có vợ khác và đã có con với người vợ đó và người thừa hưởng đã cung cấp những chứng từ đó cho tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ. Khi hồ sơ được trả về cho Sở Di Trú, trên thông báo của Sở Di Trú cho rằng người thừa hưởng đã ly dị giả vì lý do đó hồ sơ bảo lãnh diện vợ chồng không hợp pháp. Nhưng tôi chưa nêu một chi tiết quan trọng, người bảo lãnh trong hồ sơ đó là người cha có quốc tịch Hoa Kỳ bảo lãnh cho người con độc thân chứ không phải hồ sơ bảo lãnh theo diện vợ chồng. Tuy rằng chúng tôi nêu sự sai lầm đó cho Sở Di Trú nhưng họ không chú tâm vào sự sai lầm đó và vẫn thu hồi sự chấp thuận. Chúng tôi kháng cáo lên Tòa Kháng Cáo Di Trú và tòa đã phán rằng hồ sơ được trả về cho Sở Di Trú và yêu cầu Sở Di Trú tái xét hồ sơ vì hồ sơ là hồ sơ bảo lãnh diện con độc thân của công dân Hoa Kỳ chứ không phải là hồ sơ bảo lãnh theo diện vợ chồng. Lần này Sở Di Trú lại nêu một lý do khác không dính líu gì đến hồ sơ. Và một lần nữa chúng tôi lại phải trả lời và nêu ra những sai lầm của Sở Di Trú với những lý do hoàn toàn khác biệt với lần đầu và kèm theo tất cả chứng từ chứng minh rằng người chồng cũ đã có vợ khác và đã có con với người vợ đó. Lần này thì Sở Di Trú chịu thua và tái chấp thuận hồ sơ và gửi lại cho tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ để cấp chiếu khán.
Trong hai điển hình trên, chúng tôi đều phải nộp những chứng từ mà đương sự đã có những bản sao sau khi đã nộp vào cho tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ. Nhưng vì Sở Di Trú không có những chứng từ đó và chúng tôi muốn Sở Di Trú có đầy đủ những chứng từ đó trước khi họ quyết định từ chối hay tái chấp thuận hồ sơ bảo lãnh. Dù Sơ Di Trú có từ chối hồ sơ bảo lãnh, chúng tôi cũng đã nộp những chứng từ đó vào và những chứng từ đó sẽ được chuyển qua cho Tòa Kháng Cáo Di Trú khi chúng tôi kháng cáo.

Bản tin chiếu khán

Theo sự yêu cầu của quí bạn đọc, sau đây là bản thông tin chiếu khán cho tháng 10 năm 2014.
Ưu Tiên 1 - priority date là ngày 22 tháng 5 năm 2007, tức là ưu tiên được dành cho những người con trên 21 tuổi chưa có gia đình của công dân Hoa Kỳ.
Ưu Tiên 2A - priority date là ngày 1 tháng 2 năm 2013, tức là ưu tiên được dành cho Vợ, Chồng, hoặc Con độc thân dưới 21 tuổi của thường trú nhân.
Ưu Tiên 2B - priority date là ngày 1 tháng 11 năm 2007, tức là ưu tiên được dành cho Con độc thân trên 21 tuổi của thường trú nhân.
Ưu Tiên 3 - priority date là ngày 1 tháng 12 năm 2003, tức là ưu tiên được dành cho Con đã có gia đình của công dân Hoa Kỳ.
Ưu Tiên 4 - priority date là ngày 22 tháng 1 năm 2002, tức là ưu tiên được dành cho Anh, Chị hoặc Em của công dân Hoa Kỳ.
Quí vị có thể tự theo dõi bản thông tin chiếu khán cho hàng tháng tại website của Tổ Hợp Luật Sư Nguyen & Luu, LLP tại: http://www.nguyenluu.com/vn/vnbulletin/2014-10%20luatditru_banchieukhan_dienthannhan.html

Mọi thắc mắc xin liên lạc: Luật Sư Darren Nguyễn Ngọc Chương hoặc Luật Sư Lưu Trọng Cẩm Thương của Tổ Hợp Luật Sư Nguyễn & Lưu, LLP địa chỉ số 1120 Roosevelt, Irvine, CA 92620. Website www.NguyenLuu.com. Ðiện thoại (949) 878-9888.

Thứ Năm, 9 tháng 10, 2014

Luật bảo vệ tài sản: Một vài mẫu kế hoạch thông dụng - Luật Sư LyLy Nguyễn


Luật Sư LyLy Nguyễn
Luật Sư LyLy Nguyễn chuyên về Luật Khánh Tận Chương 7, 11, 13 cho cá nhân và cơ sở thương mại, xóa hết các loại nợ, tranh tụng trước Tòa Khánh Tận và khai phá sản hủy bỏ nợ thuế. Về Hoạch Ðịnh Tài Sản, Luật Sư LyLy chuyên thảo di chúc và tín mục (trust), ủy quyền điều hành tất cả tài sản, dặn dò săn sóc y tế khi bất lực và hoạch định kế nghiệp. Về Luật Thuế, Luật Sư LyLy đại diện cho thân chủ trường hợp bị kiểm thuế, xin ngưng tịch thâu tài sản vì thiếu thuế, đại diện biện hộ trước Tòa Án Thuế và điều đình xin giảm nợ thuế. Về Luật Thương Mại, Luật Sư LyLy giúp thành lập công ty và tổ hợp hùn hạp. Ngoài ra Luật Sư LyLy còn rất giàu kinh nghiệm về thuế lợi tức cá nhân, thuế trả nhân công, thuế mua bán và thuế tài sản ở hai cấp liên bang và tiểu bang. Luật Sư LyLy Nguyễn được chứng nhận hành nghề tại Supreme Court of California, United States District Court, United States Court of Appeals for the Ninth Circuit và United States Tax Court. Nếu cần tham khảo riêng xin liên lạc với Luật Sư LyLy Nguyễn tại văn phòng ở 10221 Slater Avenue, Suite 223, Fountain Valley, California 92708. Ðiện thoại: (714) 531-7080.
Bất kể vốn liếng tài sản ít nhiều từ giai cấp tỷ phú cho đến giới trung lưu, triết lý chính vẫn là “những gì cần che chở là những gì không muốn mất.” Vì vậy nếu quí vị có tốn chút thì giờ gặp luật sư chuyên môn để bàn luận về việc lập kế hoạch bảo vệ những gì mình có là một điều đáng làm.

Mỗi người trong chúng ta đều có mức tài sản khác nhau nên thực sự không có một kế hoạch mẫu mực tổng quát nào bao che được đủ mọi trường hợp hay tình huống có thể xảy ra để đối phó với đủ mọi thành phần nguyên đơn thưa kiện hoặc chủ nợ. Nói cho đúng một kế hoạch bảo vệ tài sản hữu hiệu cần đặt biện pháp thích đáng giữa sự kiện nên bảo vệ những gì và bảo vệ bằng cách nào. Vì vậy có trường hợp chỉ cần lập một kế hoạch đơn giản nhưng phần lớn phải khai triển một kế hoạch phức tạp hơn với đôi ba biện pháp hỗ tương khác nhau để có khả năng che chở đủ mọi mặt phòng ngừa bất kỳ đe dọa khác nhau chẳng khác gì xây một thành lũy kiên cố như Vạn Lý Trường Thành bao che tứ phía. Dĩ nhiên khác biệt giữa mỗi kế hoạch bảo vệ tài sản là do những yếu tố thay đổi tùy thuộc theo sở hữu chủ thí dụ như nghề nghiệp cùng những thứ mà người thắng kiện hay chủ nợ có thể dùng án tòa để xiết lấy đi. Ngoài ra còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố quan trọng khác có hay không như sau: nghề nghiệp thuộc loại dễ bị kiện, tài sản trị giá trên $500,000 dễ bán đi để lấy tiền đền, đứng kinh doanh hùn hạp, kết hôn, v.v...

Trước tiên phải kiểm kê tất cả các nguồn tài sản để xác định những thứ nào thuộc loại có giá trị và dễ bán, chính đó là những mục tiêu mà kẻ thắng kiện hay chủ nợ chắc chắn sẽ bám sát để xiết lấy, thông dụng nhất là nhà cửa đất đai, xe cộ tàu thuyền, nữ trang hay đồ cổ sưu tầm, các trương mục hiện kim, tiết kiệm, tiền dành cho con vào đại học, tiền hưu trí hay bảo hiểm nhân thọ, tiền hùn buôn bán kinh doanh,v.v... Sau đó xếp hạng tùy theo tính chất từng loại món nào có khuynh hướng bị nguy cơ từ cao trở xuống thí dụ như cơ sở thương mại hay chung cư cho thuê mướn chắc chắn sẽ là mục tiêu dễ bị mất nhất trong các vụ kiện tụng.

Tùy từng tiểu bang nơi cư ngụ mỗi nơi đều có điều luật bảo vệ ấn định khác nhau theo đó kẻ thắng kiện hoặc chủ nợ chỉ được xiết tới một giới hạn nào đó, hoặc ngăn cấm không cho đụng tới một vài khoản đặc biệt thí dụ như ngôi nhà đang cư ngụ, tiền để dành hưu trí, trị giá tiền mặt bảo hiểm nhân thọ, hoặc tài sản riêng của chồng hoặc vợ người bị kiện.

Ðể sáng tỏ quan niệm đa dạng trong việc thiết lập kế hoạch bảo vệ tài sản chúng tôi lấy một thí dụ giả tưởng sau đây dựa trên một vài chuyện có thật. Một cặp vợ chồng ở Orange County là ông Thái và bà Bình kết hôn được hơn 20 năm và có với nhau bốn con. Ông bà Thái Bình là sở hữu chủ một căn nhà trị giá $700,000 mua mười năm trước nay đã trả dứt nợ, một trương mục chứng khoán đầu tư với hiện giá $200,000 và một ngân quỹ hiện kim $40,000 để dành trả chi phí cho các con khi lên đại học. Tuy không nợ nần ai cả nhưng muốn được lợi điểm miễn thuế và để bảo vệ những món tài sản này nên ông bà Thái Bình nhờ một luật sư chuyên môn thảo giấy tờ tự thiết lập ra “Tổ Hợp Hữu Hạn Gia Ðình Thái Bình” rồi chuyển chủ quyền ngôi nhà, trương mục chứng khoán và quỹ tiền học vào tổ hợp này. Theo văn bản điều lệ tổ chức Tổ Hợp Thái Bình, ông bà tự chỉ định chính mình làm “tổng hội chủ” (general partners) mỗi người nắm 40% trị giá tài sản tổ hợp đồng thời hai người đứng quản lý chung để điều khiển tổ hợp đặc biệt nắm quyết định liên hệ tới ngôi nhà, trương mục đầu tư và quỹ tiền học. Các hội viên trong tổ hợp gồm bốn người con, mỗi người được chia sở hữu 5% (tổng cộng thành 20% còn lại). Ông bà dự định theo thời gian mỗi năm sẽ sang thêm $11,000 là mức được miễn thuế cho mỗi con tới khi trưởng thành mỗi người con sẽ nắm trọn chủ quyền phần cha mẹ cho.

Làm như vậy trong bước đầu ông bà Thái Bình đã khôn ngoan đi đúng đường, tuy nhiên tài sản vẫn chưa được che chở hoàn toàn vì dù ông bà có chuyển quyền tư hữu cá nhân vào tổ hợp nhưng chỉ bảo vệ phần nào chủ quyền tài sản cá nhân ông bà mà thôi. Hơn nữa mọi sang nhượng vẫn còn phải lệ thuộc vào mức giới hạn miễn thuế ấn định cho việc quyên tặng. Yếu điểm của tổ hợp nằm trong phần 80% phần sở hữu ngôi nhà và trương mục chứng khoán của hai người “tổng hội chủ” vẫn còn dính dáng trách nhiệm liên đới với các hội viên. Giả sử cậu Ðức - một người con trai 16 tuổi của ông bà Thái Bình - mới biết lái xe đi học.

Nếu rủi ro chẳng may cậu bất cẩn gây tai nạn đụng vào xe khác khiến có người bị thương nặng thì ông bà Thái Bình vẫn bị kiện liên đới bồi thường cho nạn nhân. Dĩ nhiên bảo hiểm chỉ đền tới mức nào đó, phần còn lại tòa nhắm vào 80% trị giá phần sở hữu của “tổng hội trưởng.”

Ðể đề phòng và muốn bao che yếu điểm đó luật sư đề nghị lấy 80% phần hùn của ông bà trong Tổ Hợp Thái Bình để lập ra một công ty có tên là “Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thịnh Vượng.” Công ty Thịnh Vượng nay trở thành “tổng hội chủ” của Tổ Hợp Thái Bình với 1% sở hữu tài sản. Ông bà Thái Bình vẫn tiếp tục điều khiển cả công ty Thịnh Vượng lẫn Tổ Hợp Thái Bình. Với tư cách là cha mẹ liên đới trách nhiệm trong trường hợp thua kiện phải bồi thường cho nạn nhân tai nạn xe cộ do cậu Ðức gây ra thì ngôi nhà của ông bà đã được luật pháp hoàn toàn bảo vệ không ai đụng chạm tới được. Hơn nữa ông bà Thái Bình thi hành đúng theo luật lệ ấn định thủ tục thiết lập công ty trách nhiệm hữu hạn tách riêng hẳn với tổ hợp trách nhiệm hữu hạn do gia đình quản lý, do đó công ty Thịnh Vượng hoàn toàn không bị liên lụy hậu quả nếu có vụ cậu Ðức gây thương tích tai nạn xe cộ xẩy ra thật sự.

Mặt khác ông bà Thái Bình đồng thời cũng hoạt động kinh doanh và hiện làm chủ một tiệm giặt ủi sấy hấp có tên là “Thai Binh Cleaners.” Làm sao ông bà Thái Bình có thể bảo vệ được phần tài sản liên hệ đến thương mại? Ðể có giải pháp cho thí dụ này trong bài báo tới chúng tôi sẽ trình bày thêm vài kế hoạch khác có tác dụng hỗ tương trong nhiệm vụ bảo vệ trọn vẹn tài sản của ông bà Thái Bình khiến họ được an tâm trọn đời không sợ bị hao hụt suy chuyển mảy may nào tới toàn bộ tài sản mà ông bà đã nhọc công tạo dựng một đời.

Cũng như thường lệ người viết xin xác nhận nội dung của những loạt bài tìm hiểu luật pháp này chỉ hoàn toàn được sử dụng với tính cách thông tin (information) giúp quí độc giả một vài kiến thức tổng quát căn bản về luật pháp Hoa Kỳ mà thôi và không thể coi như liên hệ của luật sư với thân chủ (attorney-client relationship). Do đó nếu có vấn đề liên quan đến luật, quí độc giả vẫn cần phải thảo luận với một luật sư chuyên môn về trường hợp của quí vị.
Nếu cần tham khảo riêng xin liên lạc với Luật Sư LyLy Nguyễn tại văn phòng ở 10221 Slater Avenue, Suite 223, Fountain Valley, California 92708, điện thoại (714) 531-7080.