Thứ Hai, 31 tháng 12, 2018

TT Trump Đóng Băng Lương Nhằm Đối Phó Với Khủng Hoảng Ngân Sách.

From: khai Q. nguyen <khaiqnguyen@yahoo.com>
To: Khai Nguyen <khaiqnguyen@yahoo..com>
Sent: Monday, December 31, 2018 2:38 AM
Subject: Trump Đóng Băng Lương Nhằm Đối Phó Với Khủng Hoảng Ngân Sách.


TT Trump Đóng Băng Lương Nhằm Đối Phó Với Khủng Hoảng Ngân Sách.
 
Nguyễn Quốc Khải
BBC, 30-12-2018
 
Hôm thứ Sáu Tổng Thống Donald Trump ký lệnh hành pháp đóng băng lương bổng của tất cả nhân viên dân sự của chính phủ liên bang trong năm 2019 khoảng 2 triệu người. Hậu quả là việc tăng lương 2.1% dự trù bắt đầu có hiệu quả vào 1-1-2019 cho các nhân viên dân sự trong chính phủ liên bang được chấp nhận trước đây bị hủy bỏ. Đồng thời việc điều chỉnh lương của nhân viên chính phủ liên bang theo địa phương nơi họ làm việc cũng bị bãi bỏ. Tuy nhiên, việc tăng lương 2.6% trong năm tới cho quân nhân Hoa Kỳ đã được ghi nhận trong luật quốc phòng 2019 (National Defense Authorization Act for Fical Year 2019) không bị ảnh hưởng.

Ô. Trump nói rằng việc tăng lương không thích đáng (inappropriate). Trong lá thư gửi cho Quốc Hội, ông viết: “Chúng ta phải duy trì những cố gắng để đất nước của chúng ta theo chiều hướng bền vững về mặt tài chánh, và ngân sách của các cơ quan liên bang không có thể chịu đựng được những việc tăng lương như vậy.”
 
Ô. Trump còn nhấn mạnh rằng việc đóng băng lương sẽ không ảnh hưởng đến khả năng của chính phủ liên băng thu hút những người tài. Ông giải thích rằng trong trường hợp khẩn cấp quốc gia hoặc điều kiện kinh tế trầm trọng ảnh hưởng đến an sinh của đại chúng, ông có thẩm quyền để điều chỉnh lương.
 
Trong nhiều bài báo trước tôi đã phân tách chính sách giảm thuế của Tổng Thống Trump đã không mang lại kết quả mong muốn, mức phát triển kinh tế từ 2-3%, thay vì 5-6% không đủ để bù đắp vào số lợi tức thế mất đi. Hậu quả là ngân sách thiếu hụt gia tăng một cách đáng ngại. Do đó, biện pháp đóng băng lương không gây ngạc nhiên. Mặt khác, Ô. Trump đã đặt vấn đề này với Quốc Hội Hoa Kỳ vào tháng 8 năm nay, khi tài khóa 2018 sắp chấm dứt để chuẩn bị soạn thảo ngân sách cho tài khóa 2019.

No automatic alt text available.
 
 
Ngân sách liên bang thiếu hụt thuộc tài khóa 2018 (1.10.2017 – 30.9.2018) tăng 18% lên tới 833 tỉ Mỹ kim so với tài khóa 2017. Thiếu hụt sẽ tiếp tục tăng trong tài khóa 2019 và ước tính vào khoảng 985 tỉ Mỹ kim. Ngân sách thiếu hụt đương nhiên làm nợ công tăng vì chính phủ phải vay thêm tiền. Giảm thuế cho các công ty lớn, nhỏ để phát triển kinh tế và thu nhập cá nhân đa phần phục vụ thành phần có lợi tức cao. Nay chương trình này thất bại lại bắt tất cả nhân viên chính phủ liên bang chịu trận là một việc làm thất nhân tâm.
 
Việc đóng băng lương xẩy ra trong lúc một phần chính phủ liên bang đóng cửa trước Giáng Sinh đã kéo dài trên một tuần, tạo nên một không khí ảm đạm trên toàn nước Mỹ. Tuy nhiên, một số trong 800,000 nhân viên liên bang bị ảnh hưởng của việc chính phủ đóng cửa, cộng thêm những nhân viên bên ngoài làm việc theo khế ước không được trả lương trong thời gian này cũng sẽ giúp cho ngân sách của chính quyền Trump.
 
Tuy nhiên việc đóng băng lương bổng cũng chỉ là một giải pháp tạm thời để giảm bớt mức gia tăng thiếu hụt ngân sách. Thay vì hủy bỏ chương trình cắt giảm thuế công ty và thuế thu nhập, một nguyên nhân của ngân sách thiếu hụt, Đảng Cộng Hòa đã nghĩ đến việc cắt giảm những chương trình an sinh xã hội. TNS Mitch McConnell, lãnh tụ đa số tại Thượng Viện đã nói với hãng tin Bloomberg News rằng Quốc Hội nên nhắm vào việc giảm Social Security và Medicare để đối phó với tình trạng ngân sách thiếu hụt.
 
Rút quân ra khỏi Syria cũng làm giảm áp lực về ngân sách mà cũng có thể Ô. Trump muốn trả ơn Tổng Thống Nga Vladimir Putin, một công hai việc. Ô. Trump đang nói cả đến việc rút quân ra khỏi Afghanistan. Một số không ít người Việt, đặc biệt ở vùng Bolsa, đã vội diễn dịch ra rằng Ô. Trump có kế hoạch chuyển quân từ Syria và Afghanistan qua Biển Đông để đánh Tầu Cộng cho Việt Nam. Những người này đều đang mắc bệnh tưởng trầm trọng. Người Việt hải ngoại có sáu chính phủ lưu vong. Đáng lẽ mấy ông bà này nên lập thêm vài chính phủ lưu vong nữa mới phải.
 
Sau cùng, có lẽ để giải quyết vấn đề thiếu hụt ngân sách, Hoa Kỳ cũng sẽ phải giảm chi tiêu quốc phòng. Ngân sách quốc phòng của Hoa Kỳ bằng ngân sách lớn nhất của 10 quốc gia cộng lại, bằng bốn lần ngân sách quốc phòng của Trung Quốc và 10 lần ngân sách quốc phòng của Nga. Ngân sách quốc phòng của Hoa Kỳ cho tài khóa 2019 là 717 tỉ Mỹ kim bao gồm tài khoản căn bản là 639.1 tỉ Mỹ kim, tài khoản chi tiêu bất ngờ là 69 tỉ Mỹ kim và tài khoản chi tiêu bắt buộc là 8.9 tỉ Mỹ kim. 
 
Tuy nhiên giảm ngân sách quốc phòng không đủ. Hoa Kỳ cần phải thay đổi chiến lược quốc phòng. Hoa Kỳ đã sa lầy ở Trung Đông trong nhiều thập niên. Nạn khủng bố cũng ở đây mà ra. Hoa Kỳ chi tiêu không biết bao nhiêu tiền vào hai lãnh vực này. Cựu Tổng Thống Obama muốn kéo Hoa Kỳ ra khỏi Trung Đông, chuyển trục qua Á châu, vận động thành lập Hiệp Ước Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership - TPP). Ô. Trump lại muốn đưa đất nước này trở lại Trung Đông, qua việc rút Hoa Kỳ ra khỏi TPP, công nhận Jerusalem là thủ đô của Do Thái và đơn phương hủy bỏ hiệp định về Chương Trình Hạt Nhân của Iran. Trong hai người, chỉ có thể có một người đúng mà thôi.
 
Xin Thượng Đế phù hộ cho quốc gia Hoa Kỳ.  
 
oo0oo

"The only thing necessary for the triumph of evil is for good men to do nothing" Edmund Burke.
"When Journalists are silenced, people are silenced" Anonymous.

Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2018

Mức phạt tâm lý để răn đe người phạm tội của thẩm phán Mỹ

Do đánh cắp tiền của người vô gia cư, thẩm phán phạt bị cáo phải làm người vô gia cư trong 24 tiếng.

Ngày 19/9/2005, người dân tìm thấy một hộp chứa 35 mèo con bị bỏ rơi tại công viên thành phố Mentor, bang Ohio, Mỹ. Nhiều con bị viêm nhiễm đường khí quản, 9 con sau đó chết. Qua thông tin trên vòng cổ, chính quyền tìm ra chủ mèo là Michelle Murray, 25 tuổi, cư dân địa phương. Người mẹ 5 con bị truy tố tội danh bỏ rơi thú nuôi.

Ngày 17/11 cùng năm, phiên tòa xét xử Michelle Murray diễn ra. Thẩm phán Michael Cicconetti hỏi bị cáo: Sẽ thế nào nếu chính cô bị bỏ rơi tại công viên vào đêm muộn, phải lo lắng về bữa ăn tiếp theo? Vị thẩm phán đưa ra lựa chọn: một là ngồi tù 90 ngày, hai là chỉ phải ngồi tù 14 ngày, đi kèm quản chế tại gia 15 ngày, quyên góp 3.200 USD cho tổ chức từ thiện Humane Society, 500 USD cho công viên, và ngủ một đêm trong rừng mà không có thức ăn nước uống, giải trí, chỉ được mang áo ấm.

Michelle Murray chọn hình phạt sau. Ngày thi hành án, do nhiệt độ giảm thấp, thẩm phán cho phép cô được nhóm lửa sưởi ấm.

Là thẩm phán thuộc tòa án thành phố Painesville, bang Ohio, đây không phải lần đầu tiên Michael Cicconetti đưa ra bản án lạ lùng như vậy. Năm 2008, Nathen Smith, 28 tuổi, ăn cắp 250 USD tiền từ thiện cho người vô gia cư, sau đó bị ông yêu cầu làm người vô gia cư trong 24 tiếng.
Năm 2013, Jonathan Tarase, 27 tuổi, lái xe say xỉn suýt gây tai nạn, bị yêu cầu tới nhà xác vào hai ngày để chứng kiến người chết do tai nạn giao thông.

Năm 2015, Victoria Bascom, 19 tuổi, quỵt 100 USD tiền taxi và bị phạt yêu cầu đi bộ gần 50 km trong vòng 48 tiếng.

Năm 2017, bên cạnh tù giam và tiền phạt, thẩm phán này còn yêu cầu nhiều bị cáo lái xe khi say xỉn phải cài đặt và kích hoạt ứng dụng đi chung xe Uber và Lyft trên smartphone, coi đây là điều kiện trong thời gian thử thách.

Thẩm phán Michael Cicconetti cho biết ông luôn cho họ quyền lựa chọn và thường dành bản án "sáng tạo" cho bị cáo trẻ tuổi, những người còn dễ uốn nắn, biết hối cải, và phạm lỗi lần đầu. Một thẩm phán có thể đơn giản chỉ tuân thủ đúng quy định pháp luật, bị cáo phạm tội sẽ phải chịu hình phạt đã được quy định sẵn, nhưng Michael Cicconetti cho rằng mình có thể tùy chỉnh hình phạt cho phù hợp với từng vụ việc mà vẫn đúng pháp luật.
Theo Abcnews, "công lý sáng tạo" của thẩm phán này có vẻ có hiệu quả nhất định. Tỉ lệ tái phạm sau khi ngồi tù của cả nước Mỹ hơn 75%, với 50% trong số đó phạm tội trong vòng 1 năm kể từ khi ra tù. Nhưng Michael Cicconetti cho biết trong số bị cáo mình tiếp nhận, tỉ lệ tái phạm chỉ xấp xỉ 10%. Theo ông, mấu chốt ở đây là để hình phạt tương xứng với tội danh.
Vị thẩm phán làm việc ở tòa án với thẩm quyền hạn chế, chỉ tiếp nhận vi phạm pháp luật không nghiêm trọng, nhưng Michael Cicconetti cho rằng hầu hết tội phạm không bắt đầu sự nghiệp bằng tội danh nghiêm trọng mà từ những hành vi nhỏ rồi tăng dần. Với suy nghĩ ấy, vị thẩm phán muốn ngăn chặn từ đầu, hạn chế để bị cáo "trưởng thành" trên phương diện tội phạm khi phải dành nhiều thời gian trong tù.
Thẩm phán Michael Cicconetti của tòa Painesville, Ohio. Ảnh: Cleveland Magazine.
Thẩm phán Michael Cicconetti của tòa Painesville, Ohio. Ảnh: Cleveland Magazine.
Các phán quyết của Michael Cicconetti đã truyền cảm hứng cho nhiều thẩm phán khác khi quyết hình phạt. Một phụ nữ ở Ohio bị yêu cầu nấu cơm trong lễ Tạ ơn cho 3 chiến sĩ CS sau khi cô này lái xe xô ngã người làm nhiệm vụ điều hướng giao thông. Bên cạnh án tù 17 năm, một nam giới buôn bán ma túy ở Cincinati còn bị yêu cầu trả phí cử hành tang lễ cho khách hàng mới 17 tuổi tử vong do sốc fentanyl.
Pháp luật Mỹ trao cho thẩm phán quyền hạn tương đối rộng. Nhưng không phải vì thế mà họ có thể tùy ý định hình phạt. Mỗi thẩm phán đều cần cân nhắc mức độ nặng nhẹ của bản án mình đưa ra.
Keith Swisher, chuyên gia tư pháp của Khoa Luật, Đại học Arizona cho rằng hình phạt sáng tạo có thể hiệu quả hơn hình phạt truyền thống, nhưng cần phải có giới hạn, miễn là chúng tuân theo pháp luật, không quá tàn nhẫn, không có tính chất hạ nhục.
Điển hình như trường hợp của Bernard Oczkowski, cư dân Houston, bang Texas. Sau khi bị kết tội đổ chromium trái phép vào 2004, Bernard Oczkowski bị thẩm phán vụ việc tuyên phải uống hỗn hợp chất thải lấy từ chính nguồn ô nhiễm mà anh tạo ra, với suy nghĩ "nếu được nếm chính sản phẩm của mình, bị cáo sẽ suy nghĩ lại trước khi định vứt rác xuống nguồn nước trong tương lai". Hội đồng Hành xử Tư pháp bang Texas cuối cùng khiển trách công khai  thẩm phán đó vì chromium là chất độc với cơ thể người.
Quốc Đạt

Bắt người đàn ông Việt Nam trộm hàng tại khu mua sắm Tysons Corner Center

Bắt người đàn ông Việt Nam trộm hàng tại khu mua sắm Tysons Corner Center
Nghi can Quỳnh Trần, 45 tuổi - Ảnh: tysonsreporter.com
Tin Fairfax, Virginia.- Theo báo mạng tysonsreporter.com, cảnh sát quận Fairfax của tiểu bang Virginia đã bắt một người đàn ông, nghi can trộm cắp tại Bloomingdales của khu mua sắm Tysons Corner Center hôm thứ Sáu (21 tháng 12) sau khi tìm thấy một số hàng hoá bị trộm giấu trong quần áo của ông này đang mặc.
Nghi can này là một người Việt Nam tên Quỳnh Trần, 45 tuổi, cư dân Maryland, bị truy tố về tội trộm cắp và sở hữu nhiều loại hàng hoá trộm được. Các nhân viên cảnh sát tìm thấy một số hàng hoá giấu trong áo khoác, dây nịt và ba-lô của người đàn ông này.
Một ngày trước đó, cảnh sát quận Fairfax cũng đã bắt hai phụ nữ trộm thẻ tín dụng của người khác tại khu mua sắm nói trên.
Mặt khác, theo tin wusa9.com, hàng loạt vụ trộm xảy ra tại các quận McLean, Reston và Fairfax trong vòng hai tháng qua. Cảnh sát đã được báo tin ít nhất 13 vụ trộm xảy ra, thường vào đầu giờ trưa hoặc cuối giờ chiều mà thủ phạm là người Á châu hoặc Trung Đông.
Song Châu 

Điều tra Trump-Nga: Sáu nhức đầu pháp lý không buông TT Donald Trump

Anthony Zurcher, Phóng viên BBC ở Bắc Mỹ
 
BBC ngày 26 tháng 12 2018
 
Các cuộc điều tra về những khoản tiền bí ẩn và những mối quan hệ khả nghi giữa chiến dịch tranh cử của ông Trump và Nga đã thống trị các trang báo từ đầu năm đến nay.
Nhưng không chỉ vậy, Trump còn đang phải đối mặt với nhiều thách thức pháp lý khác.
Tại New York và Washington, danh sách các vụ việc điều tra dấn sâu vào thế giới của Trump đang ngày càng dài thêm.
 
1.- Tiền quyên được cho lễ nhậm chức
Hôm thứ Năm, Wall Street Journal đưa tin rằng ủy ban phụ trách lễ nhậm chức tổng thống năm 2017 đang bị liên bang điều tra.
Ủy ban này đã gây quỹ được 107 triệu đôla, bao gồm 14 triệu từ các người ủng hộ là nhân viên trong các công ty chứng khoán, đầu tư và gần 10 triệu từ những người trong ngành bất động sản.
Tổng số tiền quyên góp này gần gấp đôi kỷ lục trước đây của ông Barack Obama vào 2009.
Cuộc điều tra sẽ xét xem số tiền đó đã được sử dụng như thế nào và liệu những người đóng góp có tìm cách tiếp cận chính quyền mới hay không.
Một báo cáo của ProPublica cho biết một "nhà chuyên tổ chức lễ nhậm chức tổng thống" lo ngại rằng khách sạn Trump International ở Washington đã tính quá giá cho các phòng nghỉ, bữa ăn và cơ sở khác, và vì thế, có thể vi phạm luật thuế Hoa Kỳ.
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ ở nam Manhattan đang điều tra vụ việc này - đây cũng là đội đang điều tra các vụ việc quanh Micheal Cohen, luật sư cũ của ông Trump.
Theo Wall Street Journal, cuộc điều tra mới này đã được tiến hành sau khi các nhân viên liên bang phát hiện ra nhiều bằng chứng mới sau khi khám xét văn phòng của Cohen hồi tháng Tư.
Nguy cơ cho tổng thống: Phát ngôn viên báo chí Nhà Trắng Sarah Huckabee Sanders nói "điều này không liên quan gì đến tổng thống hay đệ nhất phu nhân" khi được hỏi về bài viết của Wall Street Journal. Có thể là như thế, nhưng một số bạn bè và cộng sự thân cận nhất của tổng thống - và con gái ông, Ivanka - đã đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức lễ nhậm chức.
 
2.- Ảnh hưởng từ ngoại bang
Trọng tâm chính của cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt Robert Mueller là tìm hiểu xem có bất kỳ mối quan hệ nào giữa Nga và chiến dịch tranh cử của tổng thống Trump, nhưng theo các báo cáo gần đây, cuộc điều tra có thể đã mở rộng, bao gồm cả các mối liên hệ với các quốc gia khác.
Một bài báo của Daily Beast cho biết rằng "giai đoạn hai" trong cuộc điều tra của công tố viên đặc biệt sẽ bắt đầu vào đầu năm tới và có thể sẽ có các bản cáo trạng - chỉ ra rõ mối liên hệ giữa chiến dịch của ông Trump và Ả Rập Saudi, Israel và các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
̀New York Times cũng liên kết thông tin này với cuộc điều tra lễ nhậm chức, chỉ ra rằng các điều tra viên liên bang ở New York đang xem xét liệu có bất kỳ khoản đóng góp ngoại bang bất hợp pháp nào cho ủy ban lễ nhậm chức không.
Nhóm của ông Mueller cũng được cho là đang điều tra kỹ lưỡng một nhóm thân Trump để xem họ có nhận được khoản tiền nào từ nước ngoài trong chiến dịch tranh cử năm 2016 hay không.
Ả Rập Saudi và UAE, cũng như Qatar, một lần nữa được nhắc đến.
Tổng thống gọi toàn bộ cuộc điều tra Mueller là "cuộc săn lùng phù thủy" và chắc chắn sẽ phản đối kịch liệt việc mở rộng cuộc điều tra.
Nguy cơ cho tổng thống: Kể từ khi nắm vai trò tổng thống, ông Trump đã luôn cho Ả Rập Saudi mọi ưu đãi - chọn quốc gia này cho chuyến công du nước ngoài đầu tiên, bênh vực Ả Rập Saudi trong tranh chấp với Qatar và đưa ra lời biện hộ cho Hoàng tử Mohammed bin Salman sau vụ nhà báo Jamal Khashoggi bị ám sát. Văn phòng công tố viên đặc biệt có thể làm nhiều hơn là chỉ thắc mắc tại sao. 
 
3.- Khách sạn Trump Hotel
Ngay sau khi được bầu làm tổng thống, ông Trump tuyên bố rằng các doanh nghiệp của ông sẽ quyên góp tất cả khoản thu nhập từ chính phủ nước ngoài cho ngân khố Hoa Kỳ.
Vào tháng Ba, Trump Organization tặng 151.470 đôla lợi nhuận từ các chính phủ nước ngoài vào ngân quỹ trong năm 2017 - mặc dù không công bố thêm thông tin cụ thể.
Thủ tục này là để tránh vi phạm Foreign Emoluments Clause trong Hiến Pháp Hoa Kỳ, nghiêm cấm viên chức chính phủ biên Bang nhận tặng phẩm, tiền tài (Emoluments), tước vị của chính phủ nước ngoài mà không được Quốc Hội đồng thuận.
Mặc dù các luật sư của tổng thống nói rằng những đóng góp như vậy không bắt buộc, ông Trump cam kết sẽ làm như vậy "để loại bỏ bất kỳ phiền hà bằng cách tuân thủ hơn những gì Hiến pháp yêu cầu".
Tuy nhiên, vào tháng Sáu, các luật sư của Quận Columbia và Maryland kiện ông Trump, cho rằng tổng thống đang tiếp tục thu lợi nhuận từ chi tiêu của chính phủ nước ngoài tại các khách sạn của ông - đặc biệt là khách sạn cùng tên của ông chỉ cách Nhà Trắng ở Washington, DC. vài đoạn đường.
Nhưng các thách thức pháp lý này đã bị bác bỏ, tuy nhiên các nhà lập pháp Dân chủ lại một lần nữa yêu cầu điều tra vụ việc này.
Kể từ khi vụ kiện Maryland, DC được đệ trình, các luật sư của ông Trump đã cố gắng ngăn chặn nó tiến hành.
Tuy nhiên, tuần trước, thẩm phán giám sát vụ án đã cho phép DC và Maryland ban hành 30 trát đòi hồ sơ kinh doanh từ tổ chức Trump Foundation và các nhóm liên kết - một quá trình thu thập bằng chứng sẽ tiếp tục cho đến tháng 8/2019.
Nguy cơ cho tổng thống: Sự việc có thể trở thành một quả bom chính trị chỉ chờ lúc nổ, cho thấy những chi tiết đáng xấu hổ về đế chế kinh doanh của tổng thống, ngay trong lúc chiến dịch tái tranh cử của ông bắt đầu được tiến hành. 
 
4.- Tổ chức Trump Foundation
Ngoài các cuộc điều tra liên bang về tổng thống và những cơ sở kinh doanh và tài sản của ông, giới điều tra của tiểu bang New York đang xem xét cơ quan từ thiện Trump Foundation của tổng thống.
Bộ trưởng Tư pháp New York Barbara Underwood cáo buộc rằng Trump Foundation hoạt động như một phương tiện thúc đẩy lợi ích chính trị và kinh doanh của tổng thống, vi phạm luật pháp Hoa Kỳ về những điều kiện được miễn thuế của các tổ chức từ thiện.
Tổng thống, để đáp lại, gọi cuộc điều tra là việc của "nhóm Dân chủ New York nhếch nhác" và ca ngợi là tổ chức từ thiện của ông đã trao tặng hơn 19 triệu đôla.
Các luật sư của Trump cố gắng bác bỏ vụ kiện, nhưng vào cuối tháng 11, một thẩm phán ở New York ra phán quyết rằng các cáo buộc "đủ mạnh để đưa ra tuyên bố rằng ông Trump cố tình sử dụng tài sản của Trump Foundation cho lợi ích cá nhân, dù ông ta biết rằng làm thế không phải là vì lợi ích của tổ chức từ thiện này."
Trong chiến dịch tranh cử năm 2016, phóng viên David Fahrentkeep của Washington Post đã trình bày chi tiết về cách ông Trump sử dụng tiền từ quỹ từ thiện của mình - vốn được tài trợ phần lớn từ sự đóng góp của bạn bè và cộng sự - để giải quyết các vụ kiện kinh doanh và tài trợ cho chiến dịch tranh cử tổng thống.
Nguy cơ cho tổng thống: New York đang tìm cách bắt Trump bồi thường gần 3 triệu đô la, thêm vào đó là các hình phạt tài chính khác, lệnh cấm ông Trump trong vòng 10 năm không được đứng đầu bất kỳ tổ chức phi lợi nhuận nào ở New York và lệnh cấm tương tự một năm đối với ba đứa con lớn nhất của ông, Eric , Ivanka và Donald Jr.
 
5.- Những khoản tiền 'bịt miệng'
Nguy cơ pháp lý trong bốn vụ việc trên không thu hút được nhiều sự chú ý bằng hai nguy cơ khác mà Trump đang phải đối mặt.
Hôm thứ Tư, Michael Cohen, cựu luật sư cá nhân của tổng thống, đã giải thích cách ông Trump sắp xếp các khoản trả tiền bịt miệng hai người phụ nữ từng có mối quan hệ tình dục với ông Trump trong thời gian chiến dịch tranh cử đang diễn ra.
Trong một phần của thỏa thuận nhuận tội với các công tố viên liên bang ở New York, ông Cohen thừa nhận cáo buộc vi phạm luật tài trợ cho việc tranh cử.
Trong hồ sơ tòa án và các tuyên bố sau đó, ông Cohen nói rằng ông đã hành động theo chỉ đạo của chính ông Trump - điều mà tổng thống kịch liệt phủ nhận.
Nguy cơ cho tổng thống: Ông Trump đã liên quan trực tiếp đến vi phạm luật tài trợ tranh cử - một trong những tội đã khiến luật sư cá nhân lâu năm của ông phải nhận án tù. Tờ National Enquirer, tờ báo giúp tiến hành thanh toán các khoản tiền bịt miệng này của Trump, chứng thực những lời khai của Cohen là đúng. Đây là một việc hết sức nghiêm trọng.
 
6.- Sự can thiệp của Nga
Trong khi đó, cuộc điều tra của Robert Mueller về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 và các mối quan hệ khác với chiến dịch tranh cử của Trump, vẫn đang tiếp diễn.
Ông Cohen cũng đang trợ giúp cuộc điều tra này, và cho biết các cuộc thương thảo về dự án đầu cơ bất động sản trị giá hàng triệu đô la tại Moscow của Trump tiếp tục diễn ra ngay cả thời gian tranh cử tổng thống và bao gồm các mối liên hệ với các quan chức Nga.
Trong các hồ sơ tòa án liên quan đến việc kết án cựu cố vấn an ninh quốc gia của Trump, ông Michael Flynn, văn phòng công tố viên đặc biệt cũng tiết lộ sự tồn tại của một cuộc điều tra bí mật trước đó và tiếp tục nỗ lực điều tra sự dính líu của Nga.
Tổng thống Trump từng phủ nhận không có sự thông đồng với Nga và bác bỏ cuộc điều tra, nói rằng đây là âm mưu của đảng Dân chủ.
Nguy cơ cho tổng thống: Nhiều cá nhân liên quan đến chiến dịch tranh cử của Trump đã liên lạc với phía Nga ngay trong lúc chính phủ Nga bị cáo buộc tiến hành một cuộc chiến tranh mạng (cyber-warfare) để hỗ trợ chiến dịch tranh cử của ông Trump. Có sự thông đồng giữa hai bên không? Nếu có, nó có liên quan đến tổng thống không? Đây là những câu hỏi cơ bản mà ông Mueller có nhiệm vụ phải trả lời.

Thứ Tư, 26 tháng 12, 2018

Nhà báo Israel kêu gọi gây áp lực Trump ngừng trục xuất người Việt

Truyền thông và công chúng Israel cũng quan tâm đến việc chính quyền Mỹ có ý định trục xuất hàng nghìn người Việt Nam.

Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Times of Israel.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Times of Israel.

Nhà báo Harold Brackman, đồng tác giả cuốn sách nghiên cứu "From Abraham to Obama: A History of Jews, Africans and African Americans" (Từ Abraham đến Obama: Lịch sử của người Do Thái, châu Phi và người Mỹ gốc Phi) trình bày quan điểm trên báo điện tử Israel Algemeiner về ảnh hưởng của chính sách nhập cư cứng rắn của chính phủ Donald Trump đối với người Việt Nam.
Brackman mở đầu bài viết bằng cách nhắc lại mối liên hệ lịch sử đặc biệt giữa Israel và Việt Nam.
Năm 1946, chính trị gia David Ben-Gurion, người sau này trở thành thủ tướng đầu tiên của nhà nước Israel, và Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng nghỉ tại một khách sạn ở Paris. Lúc đó, Việt Nam và Israel đều không có tiếng nói trên trường quốc tế.
Cả hai lãnh đạo có cùng lý tưởng và hoàn cảnh, nhanh chóng trở thành bạn bè. Hồ Chí Minh từng đề nghị rằng nếu ước mơ lập quốc không thành, David Ben-Gurion có thể thành lập một chính phủ lưu vong tại Việt Nam.
30 năm sau, đất nước Do Thái tiếp nhận 60 người Việt Nam tị nạn sau chiến tranh. Trong đó kế hoạch giải cứu lớn nhất diễn ra vào ngày 10/6/1977 khi một chiếc thuyền chở hàng có tên Yuvali của Israel cứu hơn 60 người tị nạn Việt Nam lênh đênh và đói khát trên biển. 
"Chúng tôi không bao giờ quên con thuyền chở 900 người Do Thái, con thuyền St. Louis, rời Đức vào những tuần cuối cùng trước khi Thế chiến II xảy ra... lưu lạc từ cảng biển này sang cảng biển khác, từ đất nước này sang đất nước khác, cầu xin được tị nạn. Họ đã bị từ chối...", Menachem Begin, thủ tướng thứ 6 của nhà nước Israel, lý giải quyết định tiếp nhận người Việt Nam tị nạn sau chiến tranh.
Sau đó mặc dù nhiều người tị nạn đã rời Israel để đến Pháp và Mỹ định cư, khoảng 150-200 người quyết định ở lại "an cư lạc nghiệp" tại Israel. Trong số đó, có nhiều người thành đạt và có chỗ đứng trong xã hội Do Thái như nhà thơ kiêm nữ diễn viên Vaan Nguyen; tiến sĩ Sabine Huynh, nhà xã hội học, dịch giả kiêm tác giả; và Dao Rochvarger-Wong, giám đốc chi nhánh một ngân hàng của Israel ở Singapore. 
Việt Nam và Israel thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1993. Các mối quan hệ bao gồm hợp tác quân sự giữa hai nước đều thân thiện. Bên cạnh số lượng người Việt Nam làm việc ở Israel, khoảng 2.000 sinh viên Việt Nam đang học tập ở đây. Israel nhiều lần viện trợ nhân đạo cho Việt Nam và hai bên hợp tác trong các lĩnh vực như nông nghiệp, công nghệ thông tin và công nghệ sinh học.
Nhà báo Harold Brackman nhắc lại lịch sử giữa hai nước với mục đích hướng sự chú ý của công chúng Israel vào chính sách nhập cư hiện nay của chính quyền của Tổng thống Donald Trump. Hàng nghìn người Việt Nam đang sống ở Mỹ có thể bị trục xuất vì chính sách này.  
Hàng trăm người Mỹ gốc Việt đã biểu tình ở quận Cam, hay Little Saigon ở bang California, nhằm phản đối hành động của chính truyền Trump trục xuất hàng nghìn người Việt Nam chỉ vì phạm một số tội không nghiêm trọng sau khi đến Mỹ, nhà báo Brackman viết. 
Giống như cách đối phó của chính quyền Trump với vấn đề biên giới giữa Mỹ và Mexico, hơn 8.000 người Việt Nam, hầu hết trong số đó đã lĩnh án tù sau khi phạm tội, có nguy cơ mất quyền cư trú tại Mỹ, nhà báo Do Thái bình luận. Theo một số nguồn tin, đại diện phía Việt Nam và Mỹ đã họp hồi đầu tháng 12 để bàn về việc thay đổi bản thỏa thuận đã ký năm 2008 giữa hai bên. Bản thỏa thuận vốn bảo vệ tất cả những người Việt Nam đến Mỹ trước năm 1995, cho dù từng có tiền án tiền sự, khỏi nguy cơ bị trục xuất.
"Bây giờ, đã đến lúc cất tiếng nói!", nhà báo Brackman cho rằng người Israel và người Mỹ gốc Do Thái cần gây áp lực để buộc chính phủ Trump thay đổi chính sách hiện hành đối với người nhập cư Việt Nam.
An Hồng

Di dân Việt “dính” tiền án bị trục xuất khỏi Mỹ – Vấn đề “tế nhị” của “Little Saigon”

“(Họ cho rằng- PV) mấy người này là mấy người tội phạ.m, qua bên Mỹ này làm nhục nhã người Việt Nam. Tại sao không lo sống đàng hoàng. Ở tù ra khám rồi bây giờ khóc lên khóc xuống rồi kêu cộng đồng cứu vớt”

Đây là quan điểm của rất nhiều người trong cộng đồng gốc Việt tại Hoa Kỳ, khi nói về những di dân người Việt tới Mỹ trước năm 1995, nhưng do có tiền á.n nên không được nhập quốc tịch, và đang đứng trước nguy cơ bị trụ.c xu.ất trở lại Việt Nam. Tùng Nguyễn, người sáng lập Asians & Pacific Islanders Re-Entry of Orange County (APIROC) cho biết đang cố gắng để thay đổi cách nhìn này của cộng đồng.

Đó cũng chính là lí do mà anh cùng với những người bạn của mình trong mạng lưới Vietnamese Anti-Deportation Network (tạm dịch là Mạng lưới người Việt chống việc trụ.c xu.ất) hôm 15/12 đã tổ chức một cuộc tuần hành mang tên “Bảo vệ người tị nạ.n” trước cửa trung tâm thương mại Phước Lộc Thọ, thành phố Westminster, California, nơi được mệnh danh là Little Saigon, thủ đô của người Việt tị nạn

Tại đây, bằng cách kể lại những câu chuyện của chính bản thân mình, một người tới Mỹ từ khi còn nhỏ, phạ.m tộ.i gi.ết người cướ.p của năm 16 tuổi, hoàn lương làm lại cuộc đời sau khi được trả tự do, đối mặt với lệnh trụ.c xu.ất, và cuối cùng được ân xá bởi Thống đốc bang Califronia Jerry Brown vào đầu năm nay; anh Tùng hi vọng cộng đồng sẽ cảm thông và giúp cất lên tiếng nói để chính quyền TT Trump thay đổi chính sách cương quyết trụ.c xu.ất những di dân dính tiền án như anh.


Theo luật di trú Mỹ, những di dân chưa nhập quốc tịch nếu phạ.m t.ội đại hình, sẽ bị trụ.c xu.ất. Nhưng một thoả thuận kí năm 2008 giữa chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam, trong một thời gian dài, đã bảo vệ những người Việt qua Mỹ t.ị n.ạn trước năm 1995 khỏi bị trả ngược lại về nguyên quán, cho dù họ có ph.ạm tộ.i đi chăng nữa. Tuy nhiên, kể từ khi nhậm chức, chính quyền của TT Trump đã cố gắng diễn giải lại thoả thuận này, và bắt đầu thương lượng, gây sức ép để phía Việt Nam nhận lại cả những người di dân ph.ạm tộ.i tới Mỹ trước năm 1995.

Buổi tuần hành của mạng lưới Vietnamese Anti-Deportation Network thu hút được hàng trăm người tham dự, chủ yếu là những người gốc Việt trẻ tuổi, sinh ra và lớn lên tại Mỹ. Đây cũng là những thành phần tích cực nhất lên tiếng chống lại việc trụ.c xu.ất của chính quyền TT Trump. Tuy nhiên, khác với nhiều cuộc biểu tình thường thấy tại Little Saigon, không có nhiều các bậc cao niên tới ủng hộ cuộc tuần hành “Bảo vệ người t.ị nạ.n” này, và đặc biệt, theo anh Tùng, hầu như vắng bóng những gương mặt chính khách gốc Việt tiêu biểu trong vùng.

“Đây là vấn đề tế nhị”
Trả lời phỏng vấn của VOA Tiếng Việt, ông Trí Tạ, thị trưởng thành phố Westminster, nơi diễn ra cuộc tuần hành cho biết ông và lãnh đạo thành phố “do có quá nhiều công việc” đã không thể tới tham dự. Nhưng ông cho rằng bản thân cộng đồng người Việt cũng có những quan điểm trái chiều về vấn đề những người di dân có tiền án bị tr.ục x.uất.
“Những người gốc Việt trẻ tuổi thì rất quan tâm, muốn tranh đấu để giúp cho những người này (di dân Việt có lệnh trục xuất- PV) có thể có cơ hội ở lại Hoa Kỳ. Còn những người Việt trung và cao niên thì giữ quan điểm cho rằng đã sang tới Hoa Kỳ thì tuân thủ luật pháp tại đây là vô cùng cần thiết.”
“Đây là một vấn đề phải nói là vô cùng tế nhị đối với tập thể người Việt t.ị nạ.n tại đây” ông Trí Tạ cho biết thêm.
Trong khi đó, một số luật sư, nhà văn, thẩm phán di trú gốc Việt có tiếng trong cộng đồng lại lên án chính sách của chính quyền TT Trump kiên quyết tr.ục xu.ất những di dân người Việt có tiền á.n, tới Mỹ trước năm 1995 là v.ô nhân đạo, b.ất công.
Sự chia rẽ này cũng thể hiện khá rõ nét trên các trang mạng xã hội. Cụ thể tại Facebook của VOA Tiếng Việt hay trên những trang báo cộng đồng như Người Việt, dưới những bài viết về vấn đề trụ.c xu.ất di dân người Việt thu hút được rất nhiều bình luận của khán giả, mà phần lớn trong số đó ch.ỉ trí.ch những di dân ph.ạm t.ội, ủng hộ đối với việc trụ.c xu.ất những người di dân có tiền á.n, dù cho họ tới Mỹ trước hay sau năm 1995.
Trả lời phỏng vấn VOA Tiếng Việt, luật sư Nguyễn Quốc Lân – Phó Chủ tịch Hội đồng Giáo dục Học khu Garden Grove cho biết:
“Thực tế những người này không hẳn là những người phạ.m t.ội không, họ là những người trẻ ra đi trong thời kì ngay sau chiến tranh Việt Nam, thiếu sự chuẩn bị để đối phó với sự hội nhập vào xã hội của Hoa Kỳ. Hầu hết những chuyện phạ.m tộ.i này đã diễn ra từ lâu rồi, mấy chục năm nay rồi, họ đã hội nhập với xã hội, đã thành công, có gia đình, có cơ sở thương mại, rồi đùng một cái đòi tr.ục xu.ất họ thì nó rất là vô lý.”
“Chính phủ Hoa Kỳ cần có chính sách đặc biệt để đối phó trong trường hợp này, hoặc tối thiểu cần phải xét lại tất cả những hồ sơ này để coi tuỳ trường hợp của mỗi người xem có đáng hay không đáng bị tr.ục xu.ất, dựa trên những tiêu chuẩn về luật di trú hiện hành của chính phủ Hoa Kỳ.” ông Lân nói thêm.
Chính sự chia rẽ này khiến cho nhiều chính khách gốc Việt, còn khá dè dặt trong việc thể hiện quan điểm về vấn đề này, một chính khách gốc Việt giấu tên nói với VOA Tiếng Việt. Ngoại trừ trường hợp của Dân biểu gốc Việt Stephanie Murphy, người đại diện cho một khu vực chỉ có một lượng nhỏ cử tri gốc Việt.
Trong một Twitter bà Murphy nói: “Là một người Mỹ, tôi lo ngại sâu sắc việc [chính quyền Trump] cố gắng tái đàm phán Bản ghi nhớ 2008 giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, liên quan đến khả năng trụ.c xu.ất những người tị n.ạn Việt Nam đến Hoa Kỳ trước năm 1995.”
“Tôi yêu cầu chính quyền [Trump] hãy chú ý đến các hậu quả của việc đề xuất chính sách này đối với hàng ngàn gia đình,” bà Murphy nói tiếp.

Còn theo luật sư Nguyễn Quốc Lân, sự dè dặt này còn do á.p l.ực đến từ những cử tri không phải gốc Việt:
“Nếu họ (những dân biểu gốc Việt) là thành viên của đảng Cộng Hoà, họ sẽ phải đối phó với những di dân không phải là gốc Việt, mà là cư dân gốc địa phương. Họ sẽ cho rằng những vị dân cử này cũng dung túng những thành phần di dân bất hợp pháp, đồng nghĩa với việc không cứng rắn với người di dân giống như chính sách của đảng Cộng Hoà.”
Tuy nhiên, vị luật sư theo đảng Cộng Hoà này cũng tin rằng trong thời gian ngắn tới, một số vị trí dân cử gốc Việt tại khu vực Quận Cam, California sẽ phối hợp cùng với những dân biểu cấp liên bang như Dân biểu Alan Lowenthal lên tiếng ủng hộ cuộc tra.nh đấ.u của những người di dân nằm trong diện trụ.c x.uất giống như anh Tùng trước đây.
Và đó cũng là những gì mà Tùng và những người bạn của mình mong đợi – những tiếng nói ủng hộ từ các chính khách gốc Việt, những người có khả năng tác động lên Bộ Ngoại giao cũng như Toà Bạch Ốc để có được một chính sách nhân đạo hơn đối với những di dân Việt trong diện tr.ục xu.ất.
“Cái lầ.m lỗ.i của tuổi vị thành niên không thể đeo bám người ta suốt đời được. Người Việt Nam mình rất là vị tha, hi vọng người Việt Nam sẽ thương xót, và giúp đỡ cho thiểu số không có tiếng nói, không dám nói” anh Tùng chia sẻ.
Theo VOA

Thứ Hai, 24 tháng 12, 2018

Tối cao Pháp viện không cho phép cấm di dân xin tị nạn & TT Trump đã bàn tới chuyện sa thải Chủ tịch FED


 
VOA 22.11.2018
Tối cao Pháp viên Hoa Kỳ ngày 21/12 từ chối cho phép chính quyền Tổng thống Donald Trump thực thi quy định mới cấm tầm trú tị nạn đối với những người vượt biên giới nước Mỹ bất hợp pháp. Đây một yếu tố chủ chốt trong chính sách của ông Trump nhằm tạo khó khăn cho các di dân vào lãnh thổ Mỹ lại trên đất Mỹ.
Tòa bác yêu cầu của chính quyền đòi ngưng một án lệnh của thẩm phán liên bang ở California, ít nhất tạm thời ngăn chính quyền thực thi chính sách qua đó những ai vượt biên giới giữa Mỹ với Mexico bất hợp pháp không đủ tiêu chuẩn xin tị nạn Mỹ.
Tổng thống Trump nói kế sách này nhằm đối phó với các đoàn di dân từ Trung Mỹ tiến về biên giới Hoa Kỳ.
Quyết định của Tòa Tối cao được đưa ra sau phán quyết hôm thứ của thẩm phán liên bang Judge Jon Tigar vốn ngưng trệ lệnh cấm của Trump đối với di dân trong khi chờ kết quả một vụ kiện thể phải mất nhiều tháng trời mới giải quyết xong.
Thẩm phán Tigar nói lệnh cấm của ông Trump mâu thuẫn với luật di trú quy định rằng di dân thể nộp đơn xin tị nạn bất kể họ vào nước Mỹ bằng cách nào.
Trong phán quyết đầu tiên về vấn đề này, thẩm phán Tigar nói hôm 19/11 rằng luật Mỹ cho phép di dân xin tị nạn bất chấp họ nhập cảnh hợp pháp hay không.
Phán quyết này khiến Tổng thống Trump chỉ trích thẩm phán Tigar thẩm phán thời Obama.’
Ông Tigar được cựu Tổng thống Barack Obama đề cử vào ghế thẩm phán liên bang.
 
Trump đã bàn tới chuyện sa thải chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang
VOA 22.12.2018
Bloomberg.- Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bàn tới chuyện sa thải Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (FED) Jerome Powell, Bloomberg loan tin hôm thứ Bảy.
Sự bực tức của ông Trump về người lãnh đạo ngân hàng trung ương Hoa Kỳ gia tăng cường độ sau khi ông Powell cho tăng lãi suất và thị trường chứng khoán mất điểm, hãng tin này cho biết, dẫn lời bốn người không nêu danh tính nắm rõ sự việc.
Tổng thống ở nơi riêng tư đã bàn tới chuyện sa thải ông Powell nhiều lần trong mấy ngày qua, Bloomberg nói, dẫn lời hai trong số bốn nguồn tin trên.
Phát ngôn viên Nhà Trắng và phát ngôn viên Cục Dự trữ Liên bang Michelle Smith đều từ chối bình luận, Bloomberg cho biết.
Cục Dự trữ Liên bang hôm thứ Tư đã tăng lãi suất lần thứ tư trong năm 2018 và báo hiệu sắp tới sẽ có một số đợt “tăng dần dần” nữa.
Các thị trường tài chính toàn cầu, bao gồm thị trường chứng khoán ở Phố Wall, đã hi vọng một viễn cảnh chính sách ôn hòa hơn và đã ồ ạt bán cổ phiếu.
Chỉ số Dow trải qua tuần mất điểm tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, trong khi chỉ số Nasdaq chìm sâu vào thị trường giá xuống (bear market).
Bất cứ nỗ lực nào nhằm sa thải ông Powell có thể bị coi là làm suy yếu sự độc lập của ngân hàng trung ương khỏi chính quyền.