(Disclaimer: bài viết này chỉ cung cấp thông tin chung và không nhằm tư vấn cho một cá nhân nào. Mọi thắc mắc xin liên lạc luật sư Nguyễn Lê Thiên Trang tại (713)789-8010 hoặc email: Info@PhamNguyenLaw.com.)
Trong quá khứ, khi một người công dân Mỹ hoặc thường trú nhân bảo lãnh cho thân nhân chẳng may qua đời khi hồ sơ còn đang trong giai đoạn chờ đợi, những bộ đơn này thường coi như hủy bỏ và lý do nhân đạo là con đường duy nhất cầu mong được cứu xét. Tuy nhiên, từ ngày 28 tháng 10 năm 2009, dưới bộ luật Di trú section INA 204(l), những bộ hồ sơ bảo lãnh này vẫn được tiếp tục xem xét, và người được bảo lãnh vẫn có thể di dân sang Hoa Kỳ nếu đạt được những tiêu chuẩn mà bộ luật này đề ra.
Section 204(l) của bộ luật Di trú áp dụng trong những hồ sơ bảo lãnh thân nhân và con cái ăn theo, những hồ sơ di dân theo công việc làm (employment-based) T & U visa và những hồ sơ tị nạn chính trị. Dưới bộ luật mới này, những người được bảo lãnh và con cái ăn theo vẫn được cứu xét visa di dân và chấn chỉnh tình trạng di trú như thể người đứng đơn bảo lãnh chưa qua đời.
Riêng đối với người được bảo lãnh là phối ngẫu của công dân Mỹ, nếu người bảo lãnh qua đời, Section 204(l) không áp dụng nhưng hồ sơ sẽ tự động chuyển sang loại hồ sơ đăc biệt (I-360) vào thời điểm người bảo lãnh qua đời. Tương tự, người được bảo lãnh sang Mỹ dười dạng K-1 visa (fiancé) cưới người bảo lãnh trong vòng 90 ngày và người bảo lãnh qua đời, người K-1 vẫn được xin thẻ xanh như thể chồng/vợ của họ chưa qua đời.
Trong quá khứ, khi một người công dân Mỹ hoặc thường trú nhân bảo lãnh cho thân nhân chẳng may qua đời khi hồ sơ còn đang trong giai đoạn chờ đợi, những bộ đơn này thường coi như hủy bỏ và lý do nhân đạo là con đường duy nhất cầu mong được cứu xét. Tuy nhiên, từ ngày 28 tháng 10 năm 2009, dưới bộ luật Di trú section INA 204(l), những bộ hồ sơ bảo lãnh này vẫn được tiếp tục xem xét, và người được bảo lãnh vẫn có thể di dân sang Hoa Kỳ nếu đạt được những tiêu chuẩn mà bộ luật này đề ra.
Section 204(l) của bộ luật Di trú áp dụng trong những hồ sơ bảo lãnh thân nhân và con cái ăn theo, những hồ sơ di dân theo công việc làm (employment-based) T & U visa và những hồ sơ tị nạn chính trị. Dưới bộ luật mới này, những người được bảo lãnh và con cái ăn theo vẫn được cứu xét visa di dân và chấn chỉnh tình trạng di trú như thể người đứng đơn bảo lãnh chưa qua đời.
Riêng đối với người được bảo lãnh là phối ngẫu của công dân Mỹ, nếu người bảo lãnh qua đời, Section 204(l) không áp dụng nhưng hồ sơ sẽ tự động chuyển sang loại hồ sơ đăc biệt (I-360) vào thời điểm người bảo lãnh qua đời. Tương tự, người được bảo lãnh sang Mỹ dười dạng K-1 visa (fiancé) cưới người bảo lãnh trong vòng 90 ngày và người bảo lãnh qua đời, người K-1 vẫn được xin thẻ xanh như thể chồng/vợ của họ chưa qua đời.
Luật sư Nguyễn Lê Thiên Trang
Tuy nhiên, dưới Section 204(l) INA, những người sau đây sẽ tiếp tục xét hồ sơ di dân mặc dù người bảo lãnh đã qua đời trong thời gian xét đơn:
- vợ/chồng và con cái của một thường trú nhân
- con dưới 21 tuổi của một công dân Mỹ
- con trên 21 tuổi chưa lập gia đình của một thường trú nhân
- con của một công dân Mỹ và cháu ngoại/nội
- Ba Mẹ của một công dân Mỹ
- Anh chị em của một công dân Mỹ và con em ăn theo
- Người ăn theo trong hồ sơ di dân theo diện việc làm (nếu người được bảo lãnh qua đời)
- Vợ/chồng và con cái của người tị nạn chính trị (nếu người được bảo lãnh qua đời)
- Người ăn theo dưới tình trạng "T" hoặc "U" visa không di dân.
Muốn được hồ sơ được tiếp tục cứu xét, người được bảo lãnh phải chứng minh được rằng họ đang sống tại Mỹ vào thời điểm người bảo lãnh qua đời; và họ tiếp tục sống ở Mỹ cho đến ngày được xét đơn. Section 204(l) không yêu cầu những người được bảo lãnh phải ở Mỹ hợp lệ (lawfully). Chẳng hạn như một người sang du lịch và du học ở Mỹ quá hạn (bất hợp pháp) vẫn có thể tiếp tục ở lại Mỹ chờ xét đơn khi người bảo lãnh đã qua đời. Hơn nữa, trong những hồ sơ bảo lãnh mà có nhiều người ăn theo, chỉ cần một người được bảo lãnh đang sống tại Mỹ thì cũng hội đủ điều kiện cho những người còn lại.
Một điều quan trong cần chú ý là, mặc dù những người được bảo lãnh và con cái ăn theo vẫn được cứu xét visa di dân khi người đứng đơn bảo lãnh đã qua đời, quý vị vẫn phải đạt những điều kiện khác, chẳng hạn như Affidavit of Support (bảo trợ tài chánh). Dĩ nhiên, những người được bảo lãnh phải tìm người "bảo lãnh thế" ("substitute sponsor") để giúp mình tiếp tục hồ sơ. Người "bảo lãnh thế" có thể là vợ/chồng, ba mẹ, ba mẹ chồng/vợ, con, con rể, con dâu, chị dâu, anh rể, ông bà ngoại/nội, cháu ngoại/nội, v.v.
Trong những trường hợp người được bảo lãnh còn sống ở Việt Nam (hoặc nước ngoài) khi người đứng đơn bảo lãnh qua đời vẫn có thể trình đơn xin cứu xét theo lý do nhân đạo (humanitarian reinstatement) nếu đơn xin bảo lãnh được chấp thuận (approved) trước khi người đứng đơn bảo lãnh đã qua đời.
Trước khi section INA 204(l) được ban hành, thủ tục cứu xét với lý do nhân đạo có thể kéo dài hàng năm, có khi không nhận được tin tức gì từ USCIS. Ngày nay với section INA 204(l), người được bảo lãnh đã có thêm hy vọng được di dân sang Hoa Kỳ dẫu người thân bảo lãnh mình có thể đã/ sẽ qua đời trong tương lai. Dĩ nhiên, người được bảo lãnh có thể xin cứu xét theo hai hình thức: (1) lý do nhân đạo và (2) nếu hội đủ diều kiện dưới section INA 204(l). Cơ qua Di trú và nhập tịch (USCIS) có thể xét cả hai yêu cầu cùng một lúc. Nếu bị từ chối dưới lý do nhân đạo, người được bảo lãnh có thể xin cứu xét dưới section INA 204(l) nếu đạt được những tiêu chuẩn mà bộ luật này đề ra.
- vợ/chồng và con cái của một thường trú nhân
- con dưới 21 tuổi của một công dân Mỹ
- con trên 21 tuổi chưa lập gia đình của một thường trú nhân
- con của một công dân Mỹ và cháu ngoại/nội
- Ba Mẹ của một công dân Mỹ
- Anh chị em của một công dân Mỹ và con em ăn theo
- Người ăn theo trong hồ sơ di dân theo diện việc làm (nếu người được bảo lãnh qua đời)
- Vợ/chồng và con cái của người tị nạn chính trị (nếu người được bảo lãnh qua đời)
- Người ăn theo dưới tình trạng "T" hoặc "U" visa không di dân.
Muốn được hồ sơ được tiếp tục cứu xét, người được bảo lãnh phải chứng minh được rằng họ đang sống tại Mỹ vào thời điểm người bảo lãnh qua đời; và họ tiếp tục sống ở Mỹ cho đến ngày được xét đơn. Section 204(l) không yêu cầu những người được bảo lãnh phải ở Mỹ hợp lệ (lawfully). Chẳng hạn như một người sang du lịch và du học ở Mỹ quá hạn (bất hợp pháp) vẫn có thể tiếp tục ở lại Mỹ chờ xét đơn khi người bảo lãnh đã qua đời. Hơn nữa, trong những hồ sơ bảo lãnh mà có nhiều người ăn theo, chỉ cần một người được bảo lãnh đang sống tại Mỹ thì cũng hội đủ điều kiện cho những người còn lại.
Một điều quan trong cần chú ý là, mặc dù những người được bảo lãnh và con cái ăn theo vẫn được cứu xét visa di dân khi người đứng đơn bảo lãnh đã qua đời, quý vị vẫn phải đạt những điều kiện khác, chẳng hạn như Affidavit of Support (bảo trợ tài chánh). Dĩ nhiên, những người được bảo lãnh phải tìm người "bảo lãnh thế" ("substitute sponsor") để giúp mình tiếp tục hồ sơ. Người "bảo lãnh thế" có thể là vợ/chồng, ba mẹ, ba mẹ chồng/vợ, con, con rể, con dâu, chị dâu, anh rể, ông bà ngoại/nội, cháu ngoại/nội, v.v.
Trong những trường hợp người được bảo lãnh còn sống ở Việt Nam (hoặc nước ngoài) khi người đứng đơn bảo lãnh qua đời vẫn có thể trình đơn xin cứu xét theo lý do nhân đạo (humanitarian reinstatement) nếu đơn xin bảo lãnh được chấp thuận (approved) trước khi người đứng đơn bảo lãnh đã qua đời.
Trước khi section INA 204(l) được ban hành, thủ tục cứu xét với lý do nhân đạo có thể kéo dài hàng năm, có khi không nhận được tin tức gì từ USCIS. Ngày nay với section INA 204(l), người được bảo lãnh đã có thêm hy vọng được di dân sang Hoa Kỳ dẫu người thân bảo lãnh mình có thể đã/ sẽ qua đời trong tương lai. Dĩ nhiên, người được bảo lãnh có thể xin cứu xét theo hai hình thức: (1) lý do nhân đạo và (2) nếu hội đủ diều kiện dưới section INA 204(l). Cơ qua Di trú và nhập tịch (USCIS) có thể xét cả hai yêu cầu cùng một lúc. Nếu bị từ chối dưới lý do nhân đạo, người được bảo lãnh có thể xin cứu xét dưới section INA 204(l) nếu đạt được những tiêu chuẩn mà bộ luật này đề ra.