Thứ Năm, 31 tháng 1, 2019

Canada đã nhận được yêu cầu "dẫn độ" CFO Huawei Mạnh Vãn Châu của Hoa Kỳ.

Khả My, Đại Kỷ Nguyên, 29/01/2019
 
Truyền thông Canada đưa tin, Bộ Tư pháp Canada đã nhận được đơn yêu cầu "dẫn độ" Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Châu của Hoa Kỳ vào tối ngày 28/1. 

Inline image
Chiều ngày 28/1, trong một cuộc họp báo chung tại Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, do Quyền Bộ trưởng Tư pháp Matthew G. Whitaker, Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross, Bộ trưởng An ninh Nội địa Kirstjen Nielsen và Giám đốc Điều tra Liên bang FBI Christopher Christopher Wray tổ chức, đã tuyên bố bản cáo trạng 23 tội danh hình sự đối với Huawei và CFO Mạnh Vãn Châu.
Tối cùng ngày, theo giờ Canada, đài phát thanh công cộng Canada CBC báo cáo, Bộ Tư pháp Canada đã nhận được lệnh yêu cầu dẫn độ của Hoa Kỳ.
Trước đó, tại Washington, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ tuyên bố, hai bồi thẩm đoàn liên bang đã đệ trình 23 cáo buộc hình sự đối với Huawei, bao gồm vi phạm lệnh trừng phạt của Washington khi giao dịch với Iran đã cấu thành tội lừa đảo ngân hàng, lừa gạt hối đoái điện tín và đánh cắp bí quyết thương mại của T-Mobile.
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cho biết, một bồi thẩm đoàn lớn của Tòa án Liên bang ở Brooklyn, New York, đã khởi tố hình sự đối với bốn bị cáo gồm: Cty TNHH Technologies Huawei, Huawei Device USA Inc., Cty TNHH Skycom Tech và CFO Huawei bà Mạnh Vãn Châu.
13 tội danh đầu tiên của Huawei cùng công ty con Skycom Tech và Huawei Device USA Inc liên quan đến việc đánh lừa một ngân hàng toàn cầu và chính phủ Washington để triển khai giao dịch kinh doanh tại Iran.
Huawei và công ty con Skycom Tech bị buộc tội lừa gạt ngân hàng, âm mưu lừa đảo ngân hàng, lừa gạt hối đoái điện tín, vi phạm Đạo luật Quyền lực Kinh tế Nhà nước Khẩn cấp Quốc tế, âm mưu vi phạm Đạo luật Quyền lực Kinh tế Nhà nước Khẩn cấp Quốc tế và âm mưu rửa tiền.
Huawei và Huawei Device USA Inc. bị buộc tội âm mưu cản trở tư pháp, CFO Huawei Mạnh Vãn Châu bị buộc tội gian lận ngân hàng, gian lận hối đoái điện tín.
Inline image


Trái qua: Luật sư Trợ lý Annette Hayes của Quận phía Tây Washington, Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross, Bộ trưởng Tư pháp Matthew Whitaker, Bộ trưởng An ninh Nội địa Kirstjen Nielsen, Giám-đốc FBI Christopher Richard  Donoghue Quận phía Đông New York tuyên bố cáo buộc hình sự đối với gã viễn thông khổng lồ Trung Quốc Huawei tại Bộ Tư pháp ngày 28/1/2019 tại Washington, DC. (Ảnh: Chip Somodevilla / Getty Images)
 
Bản cáo trạng cũng cho biết, nhân viên của Huawei, đặc biệt là bà Mạnh đã cố tình tiếp tục che giấu sự thật Skycom Tech là công ty con của mình, nói dối với ngân hàng, khiến các ngân hàng này bị tình nghi vi phạm luật pháp Hoa Kỳ khi xử lý các giao dịch liên quan đến Iran, trong đó có một ngân hàng đã xử lý hơn 100 triệu đô la hoạt động kinh doanh liên quan đến Skycom Tech từ năm 2010 đến 2014.

Vào năm 2017, khi biết về cuộc điều tra của chính phủ Hoa Kỳ, Huawei và công ty con Huawei Device USA Inc. đã cố gắng cản trở Washington thực thi công lý, đưa các nhân chứng biết rõ các hoạt động giao dịch tại Iran của Huawei chuyển đến Trung Quốc đại lục, hòng che dấu và tiêu huỷ các bằng chứng giao dịch kinh doanh tại Iran của mình.
Bộ trưởng An ninh Nội địa Hoa Kỳ, Kirstjen Nielsen nói: “Huawei và CFO của công ty, Mạnh Vãn Châu, đã vi phạm luật pháp Hoa Kỳ và tham gia vào các hoạt động gian lận tài chính làm suy yếu an ninh của Hoa Kỳ. Họ cố tình thực hiện (giao dịch) hàng triệu đô la vi phạm trực tiếp “Quy tắc trừng phạt thương mại đối với Iran” và những hành vi như vậy sẽ không được dung thứ”.

Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Wilbur Ross cho biết: “Trong những năm qua, các công ty Trung Quốc đã vi phạm luật xuất khẩu của chúng tôi và làm suy yếu các biện pháp trừng phạt, thường sử dụng hệ thống tài chính của Mỹ để giúp đỡ các hoạt động phi pháp của họ. Tất cả sẽ kết thúc. So với các chính phủ trước đây, chính quyền Trump đã trừng phạt nghiêm khắc hơn đối với những người vi phạm luật kiểm soát xuất khẩu của chúng tôi, và điều đó sẽ được tiếp tục”.


Thứ Tư, 30 tháng 1, 2019

Roger Stone - cố vấn thân cận cho Trump bị FBI bắt

Roger Stone có 40 năm làm việc cho các nghị sĩ đảng Cộng hòa, từng giúp sức trong nhiều chiến dịch tranh cử của các cựu tổng thống.
Roger Stone, cựu cố vấn của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters.
Roger Stone, cựu cố vấn của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters.
Roger Stone, đồng minh lâu năm của Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 25/1 bị bắt tại nhà riêng. Công tố viên đặc biệt Robert Mueller đưa ra 7 tội danh đối với Stone, bao gồm tìm cách đánh cắp các email từ WikiLeaks với mục đích gây bất lợi cho những đối thủ của Trump trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm 2016.
Nhà Trắng khẳng định việc truy tố Stone không liên quan đến Tổng thống Trump nhưng việc một cựu cố vấn thân cận của ông bị bắt theo lệnh từ công tố viên chịu trách nhiệm điều tra nghi vấn Nga can thiệp bầu cử Mỹ vẫn gây tò mò trong công chúng, theo AJC.
Stone sinh năm 1952 và lớn lên ở Lewisboro, New York. Mẹ ông là một nhà báo còn cha là công nhân đào giếng. Stone bắt đầu có khuynh hướng bảo thủ sau khi vào năm 13 tuổi, một hàng xóm đưa cho ông cuốn sách mang tên "Lương tâm của một người bảo thủ". Không lâu sau, những dịp cuối tuần, Stone làm việc cho chiến dịch tranh cử thị trưởng của William F. Buckley Jr. ở New York.
Stone từng theo học đại học George Washington nhưng chưa hoàn thành. Ông rẽ ngang tham gia chính trường, làm việc cho các ứng viên đảng Cộng hòa trong hơn 40 năm.
Stone chỉ 19 tuổi khi bê bối Watergate xảy ra và ông, dưới tên Jason Rainier, đã ủng hộ tiền cho Pete McCloskey, người lúc bấy giờ đang đối đầu với Richard Nixon giành vị trí đại diện đảng Cộng hòa tranh cử tổng thống. Ông quyên tiền thông qua tổ chức Liên minh Xã hội Thanh niên rồi gửi biên lai tới một tờ báo để cho thấy rằng McCloskey là một ứng viên cánh tả.
Stone cũng thuê một người khác trong chiến dịch tranh cử của ứng viên tổng thống đảng Dân chủ George McGovern. Cả hai sự việc trên bị phát hiện tại phiên điều trần vụ Watergate năm 1973. Stone mất việc tại văn phòng của nghị sĩ Cộng hòa Bob Dole sau phiên điều trần và bắt đầu làm việc cho Ủy ban Hành động Chính trị Bảo thủ Quốc gia, vốn hậu thuẫn nghị sĩ Cộng hòa Chuck Grassley ở Iowa và Dan Quayle ở Indiana.
Ông cũng hai lần cộng tác với chiến dịch tranh cử tổng thống của Ronald Reagan lần lượt vào các năm 1976 và 1980 với tư cách giám đốc phụ trách chính trị cho khu vực New York, New Jersey và Connecticut. Năm 1976, Reagan không thành công, nhưng 4 năm sau, ông đã giành được ghế tổng thống.
Sau khi Reagan lên nắm quyền, Stone vẫn làm việc trong khu vực tư nhân, thành lập một công ty tư vấn tài chính và vận động hành lang với nhiều tên gọi khác nhau như Black, Manafort, Stone & Atwater.
Công ty từng cộng tác với các tập đoàn lớn như News Corp của tỷ phú Rupert Murdoch. Stone phục vụ cả những khách hàng như cựu tổng thống Philippines Ferdinand Marcos, cựu tổng thống Mỹ George H.W. Bush và ba lần tổ chức chiến dịch vận động tranh cử cho thượng nghị sĩ Cộng hòa Pennsylvania Arlen Specter.
Theo Washington Post, Stone là một trong các cố vấn lâu năm cho Tổng thống Trump. Stone được kết nối với Trump khi ông đưa ra ý tưởng chạy đua vào Nhà Trắng vào năm 2000.
Stone năm 2011 tham gia chiến dịch tranh cử tổng thống của Trump nhưng hai người "đường ai nấy đi" vào tháng 8/2015. Stone khẳng định mình tự rút lui nhưng Trump lại nói ông sa thải người cố vấn. Dù vậy, Stone vẫn ủng hộ Trump. Trong một bài viết cho Business Insider, Stone đã giải thích lý do Trump có thể chiến thắng cuộc đua vào Nhà Trắng.
Stone bị điều tra vì tình nghi sử dụng một cộng tác viên làm trung gian kết nối ông với WikiLeaks. Trong chiến dịch tranh cử của Trump, Stone từng nói về việc có "các cuộc đội thoại qua kênh hậu trường" với Julian Assange, ông chủ WikiLeaks. Stone sau đó giải thích rằng "kênh hậu trường" ông nhắc tới thực chất là Randy Credico, người dẫn chương trình phát thanh ở New York. Credico được cho là đã chia sẻ thông tin từ các cuộc phỏng vấn cùng Stone với Assange.
Đội ngũ của công tố viên đặc biệt Mueller đang điều tra liệu Stone và WikiLeaks còn mối quan hệ nào khác không, có thể thông qua Jerome Corsi, một cộng tác viên khác của Stone, người hồi tuần qua nói rằng Stone sẽ bị Mueller truy tố vì "cung cấp thông tin sai sự thật cho công tố viên đặc biệt hay cho một bồi thẩm đoàn".
Nếu dự đoán của Corsi chính xác, Stone có khả năng phải đối mặt với cáo buộc khai man làm sai lệch sự thật hay thậm chí là cản trở công lý. Tuy nhiên, Stone khẳng định ông hoàn toàn trung thực trong các lời khai của mình trước đây.
"Luật sư của tôi đã nghiên cứu toàn bộ các trao đổi bằng văn bản giữa tôi với Corsi", Stone viết cho CNN. "Khi được xem xét gắn liền với ngữ cảnh, chúng sẽ chứng minh tất cả những gì tôi đã khai về mối quan hệ giữa tôi với Corsi là chính xác".
"Tôi vẫn giữ nguyên những tuyên bố của mình trước Ủy ban Tình báo Hạ viện và có thể chứng minh chúng hoàn toàn là sự thật nếu cần. Tôi đã trải qua hai bài kiểm tra nói dối và được hai chuyên gia hàng đầu phân tích để chứng minh rằng tôi trung thực".
Stone được cho là biết về việc WikiLeaks sẽ công bố 19.000 email của đảng Dân chủ hồi năm 2016 song ông khẳng định không chia sẻ điều này với Trump và phủ nhận làm việc cho Nga.
Vũ Hoàng

Vụ đánh cắp công nghệ khiến Huawei bị Mỹ truy tố

Công tố viên Mỹ cáo buộc Huawei đã yêu cầu nhân viên thực hiện chiến dịch táo bạo nhằm lấy cắp bí mật về cánh tay robot của T-Mobile.

Bộ Tư pháp Mỹ hôm 28/1 công bố hai cáo trạng đối với tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc Huawei, trong đó có tội danh gian lận và thông đồng liên quan tới các giao dịch với Iran, vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào Tehran. Cáo trạng còn lại mô tả về vụ đánh cắp công nghệ được Huawei thực hiện trên đất Mỹ được nhiều người ví như một "chiến dịch tình báo" thực thụ, theo NPR.
Trong cáo trạng, các công tố viên Mỹ cho biết trong thời gian từ tháng 6/2012 đến tháng 9/2014, Huawei đã nhiều lần tìm cách đánh cắp thông tin về thiết kế của một robot có tên "Tappy" do tập đoàn T-Mobile chế tạo vào năm 2006.
Robot Tappy được trang bị một cánh tay và ngón tay bọc cao su, có nhiệm vụ thực hiện các thao tác trên màn hình điện thoại như một người dùng thực thụ để phát hiện các vấn đề với sản phẩm trước khi đưa ra thị trường. Tappy có thể tính toán được một tác vụ trên điện thoại có độ trễ như thế nào, cũng như mức tiêu thụ pin của từng ứng dụng.
Vào thời điểm đó, Tappy là niềm mơ ước của bất cứ công ty sản xuất điện thoại nào, nên T-Mobile coi đây là một công nghệ tuyệt mật. Nó được đặt trong phòng thí nghiệm với nhiều lớp bảo vệ cẩn mật tại tổng hành dinh của T-Mobile ở thành phố Bellevue, bang Washington, Mỹ.
T-Mobile cấm mọi hình thức quay phim, chụp ảnh Tappy và chỉ cho phép nhân viên của tập đoàn này vận hành robot. Tuy nhiên, tập đoàn sau đó bắt đầu cho phép một số nhân viên nhất định của các hãng cung cấp điện thoại tiếp cận và vận hành Tappy, với điều kiện họ phải ký vào các thỏa thuận bảo mật và cam kết không tiết lộ thông tin. Những thỏa thuận này cấm nhân viên của nhà cung cấp tìm cách sao chép công nghệ Tappy hay quay phim, chụp hình robot.
Tập đoàn Huawei ở Trung Quốc lúc này cũng đang tìm cách chế tạo robot thử nghiệm điện thoại của riêng mình với tên gọi "xDeviceRobot", nhưng không đạt được nhiều thành công. Robot của họ thể hiện khả năng vận hành kém hơn hẳn so với các đối thủ.
Đến tháng 5/2012, Huawei yêu cầu chi nhánh của họ ở Mỹ (Huawei USA) tìm cách hỏi mua giấy phép công nghệ sản xuất Tappy từ T-Mobile, nhưng công ty Mỹ này từ chối thẳng thừng. Đó là lúc Huawei bắt đầu "chiến dịch" đánh cắp bí mật thiết kế của Tappy, theo bản cáo trạng.
Trong một cuộc họp trực tuyến tháng 6/2012, một kỹ sư Huawei đưa ra một loạt câu hỏi cho các nhân viên Huawei USA, yêu cầu họ tìm hiểu về thông số kỹ thuật của Tappy, chụp ảnh robot này từ nhiều góc độ và lấy được số sê-ri của từng bộ phận.
Huawei lúc này đang tìm cách xâm nhập thị trường Mỹ và cải thiện chất lượng điện thoại của họ. Tập đoàn Trung Quốc ký một thỏa thuận để T-Mobile bán điện thoại Huawei trên đất Mỹ, đổi lại, kỹ sư Huawei USA từ tháng 9/2012 được phép tiếp cận phòng thí nghiệm và sử dụng Tappy để thử nghiệm các điện thoại của Huawei trước khi tung ra thị trường.
Những kỹ sư này bắt đầu đặt ra nhiều câu hỏi về cách thức vận hành của Tappy với nhân viên T-Mobile, chẳng hạn như độ phân giải camera, tốc độ vuốt màn hình của cánh tay Tappy, nhưng không nhận được câu trả lời đầy đủ.
Huawei tiếp tục gây sức ép với các nhân viên ở Mỹ tìm hiểu thêm về Tappy, buộc họ phải liên tục hỏi các kỹ sư T-Mobile về thiết kế của robot này. Một kỹ sư Huawei được các công tố viên Mỹ gọi bằng bí danh "A.X." đã chụp lén và gửi một số bức ảnh Tappy về trụ sở ở Trung Quốc, nhưng Huawei vẫn chưa hài lòng và yêu cầu anh ta chụp thêm.
Gian hàng Huawei tại một triển lãm công nghệ ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: AP.
Gian hàng Huawei tại một triển lãm công nghệ ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: AP.
Giám đốc Nghiệm thu Kỹ thuật Huawei USA, người được gọi bằng tên "R.Y." trong cáo trạng, đã viết thư phản hồi về tập đoàn: "Một lần nữa, chúng tôi KHÔNG THỂ hỏi được nhân viên T-Mobile bất cứ câu nào về con robot. T-Mobile RẤT tức giận với những câu hỏi chúng tôi đặt ra". Giám đốc này đề nghị Huawei cử kỹ sư từ Bắc Kinh tới Bellevue để xem xét tận mắt Tappy.
Huawei sau đó điều kỹ sư "F.W." tới Mỹ, được A.X. và một nhân viên chi nhánh tại đây lén đưa vào phòng thí nghiệm của T-Mobile để xem xét và chụp ảnh Tappy. Đội bảo vệ của T-Mobile hai lần phát giác hành vi này và yêu cầu F.W. rời khỏi phòng thí nghiệm.
T-Mobile sau đó cấm cửa nhân viên Huawei tới phòng thí nghiệm, nhưng vẫn châm chước cho phép A.X. tiếp tục đến cơ sở này. Đến tháng 5/2013, A.X. đã thực hiện hành động táo bạo là tháo rời cánh tay của Tappy và nhét nó vào túi laptop của mình. Khi bị nhân viên T-Mobile hỏi về cánh tay robot mất tích, A.X. nói mình vô can.
Tối hôm đó, anh ta cùng kỹ sư đến từ Trung Quốc đo đạc và chụp ảnh cánh tay robot. Hôm sau, A.X. thông báo đã "tìm thấy" cánh tay Tappy trong túi của mình. Đến lúc này, T-Mobile mới quyết định tước thẻ ra vào phòng thí nghiệm của A.X.
Mọi việc chưa dừng lại ở đó. Huawei rất lo lắng về nguy cơ hành vi đánh cắp bí mật công nghệ này bị phát hiện. Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ một năm trước đã công bố báo cáo rằng Huawei là mối đe dọa tiềm tàng với an ninh quốc gia Mỹ vì hành vi đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ. Tập đoàn Trung Quốc từng bị hai công ty Mỹ là Motorola và Cisco kiện vì hành vi này.
Khi sự việc bị phanh phui, Huawei phủi tay và thông báo với T-Mobile rằng họ đã tiến hành các cuộc điều tra nội bộ ở Mỹ và Trung Quốc, đi đến kết luận rằng A.X. và F.W. đã tự ý hành động trong vụ "mượn" cánh tay robot Tappy nên họ đã sa thải hai người này. Huawei sau đó gửi cho T-Mobile một báo cáo điều tra đã bị kiểm duyệt, trong đó chứa đựng những thông tin giả mạo nhằm thể hiện rằng tập đoàn này không yêu cầu hay tổ chức cho nhân viên thực hiện vụ đánh cắp.
T-Mobile quyết định kiện Huawei ra tòa vì đã gây ra thiệt hại cho mình trong vụ đánh cắp công nghệ này và tòa tuyên tập đoàn Trung Quốc phải bồi thường cho nguyên đơn 4,8 triệu USD vào năm 2017. Tuy nhiên, với cáo trạng mới được công bố, Huawei sẽ phải đối diện với 10 tội danh ở tòa án liên bang Mỹ, trong đó có âm mưu đánh cắp bí mật thương mại, cản trở công lý và lừa gạt.
Một cửa hàng của T-Mobile ở New York, Mỹ. Ảnh: AP.
Một cửa hàng của T-Mobile ở New York, Mỹ. Ảnh: AP.
Bộ Tư pháp Mỹ cho biết họ đang nắm giữ nhiều email của Huawei để chứng minh cho hành vi phạm tội của tập đoàn này, trong đó có một email về chính sách đối với nhân viên đánh cắp được bí mật công nghệ của đối thủ. Theo đó, từ tháng 7/2013, Huawei thực hiện chương trình thưởng cho những người thu được thông tin mật từ khắp thế giới.
Trong trường hợp đánh cắp được thông tin đặc biệt nhạy cảm, nhân viên Huawei được yêu cầu gửi một email mã hóa tới hòm thư đặc biệt do tập đoàn này lập ra. Mức thưởng cho các nhân viên này tùy thuộc vào giá trị thông tin mà họ lấy cắp được và Huawei quy định "không nhân viên nào bị trừng phạt khi hành động theo chính sách của công ty", theo FT.
Trong một email gửi hãng thông tấn AP hôm 29/1, Huawei bác bỏ mọi cáo buộc về hành vi vi phạm luật pháp Mỹ và khẳng định vụ Tappy đã được họ cùng T-Mobile dàn xếp. T-Mobile từ chối bình luận về vụ này.
Theo Adam Segal, chuyên gia an ninh mạng tại Hội đồng Đối ngoại, cáo trạng về vụ đánh cắp công nghệ robot Tappy liên quan đến một chiến dịch lớn của chính phủ Mỹ nhắm vào tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc, sau khi họ yêu cầu Canada bắt giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu. Mỹ cũng được cho là đang vận động các đồng minh, đối tác loại Huawei khỏi các hợp đồng xây dựng mạng 5G vì lo ngại về an ninh quốc gia.

Thành Nguyễn

Hơn một thập kỷ Mỹ điều tra Huawei

Huawei bị cáo buộc che giấu, hủy hoại những bằng chứng tố cáo tập đoàn này vi phạm các lệnh trừng phạt Mỹ áp đặt lên Iran.
Các phóng viên theo dõi buổi thuyết trình về điện thoại thông minh mới của Huawei ở Berlin, Đức, hồi năm 2015. Ảnh: Reuters.
Các phóng viên theo dõi buổi thuyết trình về điện thoại thông minh mới của Huawei ở Berlin, Đức, hồi năm 2015. Ảnh: Reuters.

Mỹ đã điều tra tập đoàn viễn thông Huawei của Trung Quốc vì tình nghi vi phạm các lệnh trừng phạt thương mại quốc tế từ ít nhất năm 2007, khi các đặc vụ FBI thẩm vấn người sáng lập công ty ở New York về các hoạt động của Huawei tại Iran, theo South China Morning Post.
Tên của người sáng lập kể trên được giữ kín trong bản cáo trạng đệ trình hôm 28/1 tại Mỹ và chỉ xuất hiện với danh xưng "Cá nhân-1". Người này lúc bấy giờ cho biết Huawei tuân thủ hoàn toàn luật xuất khẩu của Mỹ và không giao dịch trực tiếp với bất kỳ công ty Iran nào.
Huawei được thành lập năm 1987 bởi Nhậm Chính Phi, người đã đưa công ty đi lên trở thành nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới và nhà cung cấp điện thoại thông minh lớn thứ hai toàn cầu với doanh thu năm 2018 ước đạt 125 tỷ USD.
Cuộc thẩm vấn của Huawei với FBI hồi tháng 7/2007 cho thấy các quan chức thực thi pháp luật Mỹ đã nghi ngờ công ty thực hiện những hoạt động phi pháp ở Iran từ ít nhất thời kỳ của tổng thống George W. Bush.
Buổi thẩm vấn trên diễn ra 5 năm trước khi Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ cáo buộc các nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc, bao gồm Huawei và ZTE Corp, đe dọa an ninh quốc gia Mỹ và sản phẩm của họ có thể được chính phủ Trung Quốc dùng để do thám cũng như đánh cắp dữ liệu. Huawei một mực phủ nhận cáo buộc.
Ngoài Huawei, những cái tên khác xuất hiện trong bản cáo trạng dài 25 trang còn có Huawei Device USA và Skycom Tech Co cùng Mạnh Vãn Chu, giám đốc tài chính Huawei, con gái nhà sáng lập Nhậm Chính Phi. Họ bị cáo buộc 13 tội danh, trong đó có gian lận tài chính, rửa tiền, âm mưu lừa gạt chính phủ Mỹ, cản trở công lý và vi phạm Đạo luật Quyền lực Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế khi giao dịch với Iran. Huawei tiếp tục phủ nhận các cáo buộc.
Sau cuộc thẩm vấn giữa FBI với nhà sáng lập, các nhân viên Huawei đã liên tục xuyên tạc về mối quan hệ giữa tập đoàn với Skycom, một công ty đăng ký ở Hong Kong, được cho là chi nhánh của Huawei tại Iran. Sự kiểm soát trực tiếp này bị cấm theo Quy định về Giao dịch và Cấm vận Iran.
Theo cáo trạng, Huawei đã tìm cách che giấu mối quan hệ kể trên thông qua hàng loạt động thái chuyển nhượng cổ phần liên quan tới hai công ty con chưa được tiết lộ tên. Điều này giúp Huawei tuyên bố rằng Skycom chỉ là một đối tác kinh doanh ở Iran.
Theo các lệnh trừng phạt thương mại của Mỹ, không hàng hóa, công nghệ hay dịch vụ nào được phép xuất khẩu sang Iran từ Mỹ hay từ một người Mỹ mà không có giấy phép. Washington cho rằng Skycom đã thuê ít nhất một công dân Mỹ, được xác định trong cáo trạng là "Nhân viên 1". Người này cung cấp dịch vụ viễn thông cho Iran từ năm 2008 đến 2014 mà không xin phép.
Từ năm 2010, Huawei cũng đã lừa dối hàng loạt tổ chức tài chính và ngân hàng tại Mỹ khi che giấu mối quan hệ với Skycom. Kết quả là một ngân hàng, được ghi trong cáo trạng là "Chi nhánh 1 của Mỹ", đã thông qua các giao dịch trị giá 100 triệu USD cho Skycom.
Tháng 9/2012, một phó chủ tịch Huawei làm chứng trước quốc hội Mỹ, khẳng định hoạt động kinh doanh của công ty không vi phạm bất kỳ lệnh trừng phạt nào. Một thủ quỹ của Huawei vài ngày sau nói với lãnh đạo một ngân hàng Mỹ rằng công ty và kể cả các chi nhánh quốc tế đều không phạm luật.
Nhưng vài tháng sau, Reuters đăng một bản tin cho biết Huawei sở hữu và điều hành Skycom, công ty đang cố bán hàng hóa bị cấm vận có nguồn gốc từ Mỹ sang Iran, vi phạm rõ ràng lệnh trừng phạt.
Phản ứng trước thông tin của Reuters, Huawei gọi Skycom là "một trong những đối tác địa phương lớn", đồng thời nhấn mạnh "công việc kinh doanh của Huawei ở Iran tuân thủ mọi điều luật và quy định hiện hành".
Gần đây nhất, việc giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu bị bắt và truy tố đánh dấu ít nhất 10 năm Washington theo đuổi cuộc điều tra nhắm tới tập đoàn viễn thông Trung Quốc.
Trở lại năm 2012, các bản tin khi đó về việc Huawei bị cáo buộc có liên hệ với Iran xuất hiện đúng lúc tập đoàn này đang đẩy mạnh mở rộng trên trường quốc tế thông qua việc tăng cường đầu tư tại châu Âu, thành lập một trung tâm nghiên cứu, phát triển ở Phần Lan và xây dựng ban giám đốc cùng hội đồng tư vấn địa phương ở Pháp và Anh.
Tháng 1/2013, Reuters đăng một bản tin nói Mạnh, người giữ chức giám đốc tài chính Huawei từ năm 2010, có liên quan tới Skycom. Một lần nữa, Huawei khẳng định họ "tuân thủ đầy đủ" luật hiện hành.
Bà Mạnh hiện được tại ngoại ở Vancouver, Canada, trong lúc chờ phiên điều trần ngày 6/2 về quyết định dẫn độ sang Mỹ.
Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu (phải). Ảnh: AP.
Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu (phải). Ảnh: AP.
Vài tháng sau khi Reuters đưa tin, Mạnh đã yêu cầu gặp trực tiếp giám đốc của "Tổ chức Tài chính 1", một trong những nạn nhân bị liên đới vì giúp Skycom tiến hành các giao dịch trị giá hàng triệu USD.
Trong cuộc gặp diễn ra vào tháng 8/2013, Mạnh dùng một bản thuyết trình PowerPoint để giải thích rằng việc bà tham gia ban điều hành Skycom từ tháng 2/2008 đến tháng 4/2009 là nhằm giúp Huawei "hiểu rõ hơn kết quả tài chính cũng như năng lực kinh doanh, đồng thời tăng cường và theo dõi sự tuân thủ của Skycom".
Đầu năm 2014, Mạnh đến New York, hạ cánh tại sân bay quốc tế John F Kennedy, nơi nhà chức trách Mỹ đã tiến hành kiểm tra một file văn bản lấy từ thiết bị điện tử bà mang theo. File này chứa một số nội dung liên quan tới Iran và Skycom.
Khoảng năm 2017, "Tổ chức Tài chính 1" chấm dứt liên hệ ngân hàng với Huawei vì lo sợ rủi ro và thông báo rằng đây là quyết định đơn phương từ phía họ. Huawei sau đó tiếp tục nỗ lực củng cố mối quan hệ với những ngân hàng khác nhưng khẳng định họ mới là bên chấm dứt quan hệ với "Tổ chức Tài chính 1" vì không hài lòng với chất lượng dịch vụ.
Cùng khoảng thời gian này, Mỹ cáo buộc Huawei đã biết về cuộc điều tra hình sự của Mỹ nhằm vào họ và cố tình chuyển các nhân chứng có hiểu biết liên quan tới những mối làm ăn ở Iran trở về Trung Quốc. Công ty còn được cho là tìm cách phá hủy và che giấu chứng cứ về hoạt động kinh doanh.
Nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi. Ảnh: AP.
Nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi. Ảnh: AP.
Vũ Hoàng

Thứ Ba, 29 tháng 1, 2019

Mỹ truy tố Cty Huawei và CFO Mạnh Vãn Chu hàng loạt tội danh

Công tố viên Mỹ cáo buộc Huawei, giám đốc tài chính và hai công ty chi nhánh đánh cắp công nghệ và vi phạm lệnh trừng phạt đối với Iran.
Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu. Ảnh: AP.
Giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu (phải). Ảnh: AP.

Công tố viên liên bang Mỹ hôm 28/1 nộp đơn truy tố công ty viễn thông Huawei Technologies Co. của Trung Quốc lên tòa ở Brooklyn, New York, AFP đưa tin. 

Cáo trạng gồm 13 tội danh cáo buộc Huawei, hai công ty chi nhánh và giám đốc tài chính Mạnh Vãn Chu có hành động gian lận và thông đồng liên quan tới các giao dịch với Iran, vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào Tehran.
Một bản cáo trạng khác gồm 10 tội danh được nộp lên tòa án ở bang Washington cáo buộc Huawei đánh cắp công nghệ robot của công ty T-Mobile của Mỹ và hứa thưởng tiền cho nhân viên nào lấy cắp được kỹ thuật tân tiến từ các đối thủ của Huawei. "Các cáo buộc phơi bày những hành động trơ tráo và dai dẳng của Huawei nhằm lợi dụng các công ty, tổ chức tài chính Mỹ và đe dọa đến thị trường toàn cầu tự do và công bằng", giám đốc Cục Điều tra Liên bang (FBI) Mỹ Christopher Wray nói.
T-Mobile nộp đơn kiện Huawei và công ty chi nhánh ở Mỹ là Huawei Device USA Inc. vào năm 2014. Ba năm sau, một bồi thẩm đoàn liên bang ở Seattle ra phán quyết Huawei có hành động vi phạm giao kèo cũng như lấy cắp bí mật thương mại. Đơn kiện của T-Mobile khiến giới chức liên bang ở Washington để ý tới việc này.
Mạnh Vãn Chu, 46 tuổi, con gái người sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi, bị nhà chức trách Canada bắt hôm 1/12/2018 theo yêu cầu của Mỹ. Bà Mạnh hiện được tại ngoại ở Vancouver trong lúc chờ phiên điều trần ngày 6/2 về quyết định dẫn độ sang Mỹ. Quyền Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Matthew Whitaker cho biết yêu cầu dẫn độ sẽ được gửi trước hạn chót ngày 30/1.
Whitaker nói rằng không có gì trong bản cáo trạng cáo buộc sự tham gia của chính phủ Trung Quốc trong cả hai trường hợp. "Tuy nhiên, như tôi đã nói với các quan chức Trung Quốc vào tháng 8/2018, Bắc Kinh phải buộc công dân và các công ty của họ chịu trách nhiệm về việc tuân thủ luật pháp", Whitaker nhấn mạnh.
Huyền Lê

Chuyên gia nước ngoài bị sa thải không được bồi thường 9,6 tỷ đồng

Tòa xác định hợp đồng thử việc ông Fields ký với công ty ở Sài Gòn là vô hiệu nên bác yêu cầu đòi bồi thường khi bị cho thôi việc.

Sau gần một tuần nghị án, ngày 29/1, TAND TP HCM giữ nguyên phán quyết của tòa sơ thẩm quận 1, bác yêu cầu khởi kiện của ông Anthony James Fields (47 tuổi, quốc tịch Anh) đòi Công ty Cổ phần Tập đoàn quản lý bất động sản Windsor bồi thường 9,6 tỷ đồng vì cho là chấm dứt hợp đồng lao động trái luật.

HĐXX chấp nhận quan điểm của VKS trước đó, xác định hợp đồng thử việc của ông Fields với Công ty Windsor là vô hiệu về phần quy định thời gian thử việc, do đó không có giá trị pháp lý ràng buộc giữa các bên. Trong thời gian thử việc ông Fields không có giấy phép lao động, vi phạm điều cấm của luật nên không phát sinh hợp đồng lao động chính thức.

Tòa ghi nhận sự tự nguyện của bị đơn trả tiền lương thực lãnh là 8.000 USD một tháng đối với khoảng thời gian thử việc vượt quá theo quy định.

Ông Fields tại tòa. Ảnh: H. D.
Ông Fields tại tòa. Ảnh: H. D.
Theo bản án sơ thẩm, tháng 4/2015, ông Fields ký hợp đồng thử việc với Công ty Windsor làm quản lý tòa nhà Times Square và Union Square (quận 1). Thời gian thử việc 3 tháng (20/8/2015-20/11/2015) với mức lương 6.500 USD mỗi tháng và 10 triệu đồng trợ cấp ăn trưa. Lương trước thuế trong thời gian này là 9.000 USD, lương thực lãnh sau thử việc là 8.000 USD cùng trợ cấp.
Ông Fields đánh giá mình đã hoàn thành công việc được giao. Tuy nhiên, ngày 26/11/2015, công ty thông báo chấm dứt hợp đồng với lý do kết quả thử việc không đạt yêu cầu và đề nghị ông bàn giao công việc. Ông cho rằng công ty đã buộc mình phải viết đơn xin nghỉ việc. Nhiều lần đề nghị công ty phải nhận mình trở lại làm việc không được, tháng 7/2016, ông khởi kiện yêu cầu trả hơn 2 tỷ đồng tiền lương trong những ngày không được làm việc và bồi thường thêm hai tháng lương (khoảng hơn 500 triệu đồng). 
Theo nguyên đơn, Công ty Windsor chấm dứt hợp đồng lao động trái luật, bởi ông thuộc trường hợp có chuyên môn cao, thời gian thử việc "không được quá 60 ngày" (quy định tại Luật Lao động). Như vậy, sau thời gian thử việc theo luật (20/10/2015) ông đương nhiên trở thành lao động chính. Nhưng từ tháng 8 đến 11/2015, ông chỉ được nhận mức lương 6.500 USD mỗi tháng.
Sau nhiều lần hòa giải bất thành, tháng 9/2018, TAND quận 1 xử sơ thẩm. Ông Fields thay đổi yêu cầu khởi kiện, buộc Công ty Windsor bồi thường tiền lương trước thuế tính đến thời điểm khởi kiện là hơn 9 tỷ đồng cùng 650 triệu tiền tổn thất tinh thần và chênh lệch giữa những ngày làm việc chính thức. Tuy nhiên, tòa chỉ chấp nhận xem xét con số trên biên bản trước đó.
Phía bị đơn không đồng ý với quan điểm của ông Fields, cho rằng chỉ mới ký thử việc chứ chưa có hợp đồng lao động chính thức. Việc chấm dứt hợp đồng là do ông Fields không đáp ứng được các yêu cầu về thời gian, mục tiêu quy định trong bản mô tả công việc, để xảy ra nhiều sự cố... Hơn nữa, ngày 26/11/2015 ông Fields có đơn xin nghỉ việc nên công ty chấp thuận theo nguyện vọng.
HĐXX đã bác yêu cầu của ông Fields bởi hợp đồng thử việc hai bên ký kết là vô hiệu, không đảm bảo về thời gian cũng như nội dung. Ngoài ra, lao động người nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải có giấy phép nhưng trong thời gian thử việc ông Fields chưa được cấp. 
Toà chỉ chấp nhận buộc Công ty Windsor bồi thường hơn 21 triệu đồng do vượt quá thời gian thử việc sau khi trừ đi các khoản thực tế đã nhận. Không đồng ý với phán quyết này, ông Fields kháng cáo toàn bộ bản án.
Hải Duyên

Thứ Năm, 10 tháng 1, 2019

Cưỡng chế 110 hộ dân tại “vườn rau Lộc Hưng” đúng pháp luật VN

Thứ Tư, 09/01/2019 22:08
|
(CAO) Chiều 9-1, UBND Q.Tân Bình, TPHCM đã thông tin nhiều vấn đề liên quan đến việc cưỡng chế đối với 110 hộ dân trên khu đất công trình công cộng tại P.6, Q.Tân Bình (thường gọi là “vườn rau Lộc Hưng”).

Theo đó, đại diện chính quyền địa phương khẳng định việc cưỡng chế được tiến hành đúng pháp luật và khu đất này sẽ được dùng để xây dựng khu trường học công lập đạt chuẩn quốc gia.
Khu đất “vườn rau Lộc Hưng” có diện tích 49.320m2 thuộc một phần các thửa 126-5, 128-5, 129-5 và 131-101-5 tờ bản đồ số 12 (theo địa bộ cũ). Trước năm 1975, khu đất do Nha Giám đốc Viễn thông chế độ cũ quản lý và sử dụng làm đài ăng ten. Sau ngày 30-4-1975, khu đất này được Nhà nước quản lý và giao cho Trung tâm Viễn thông 3 tiếp quản, sử dụng làm đài phát tín.

Ngày 12-10-1991, Ban Quản lý ruộng đất TP ban hành Quyết định số 07/QĐ-ĐĐ công nhận quyền sử dụng đất và khu nhà điều hành cho Bưu điện TP.HCM. Đến ngày 25-4-2008, UBND TP.HCM ban hành Quyết định số 1824/QĐ-UBND thu hồi khu đất giao cho UBND Q.Tân Bình để thực hiện dự án công trình công cộng và chung cư cao tầng phục vụ chương trình tái định cư của TP và quận.

 
Khu vực này sẽ được sử dụng để xây dựng cụm trường học đạt chuẩn quốc gia
Sau đó, trên cơ sở điều chỉnh quy hoạch và theo đề nghị của Q.Tân Bình nên ngày 10-1-2013, Văn phòng UBND TPHCM ban hành Thông báo số 20/TB-VP truyền đạt ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND TP, về việc chấp thuận cho UBND Q.Tân Bình lập dự án đầu tư xây dựng cụm trường học công lập theo tiêu chuẩn quốc gia tại khu đất trên gồm các trường: Mầm non Sơn Ca diện tích 6.300m2, Tiểu học Hùng Vương 9.400m2 và Trung học cơ sở Mạc Đĩnh Chi 12.200m2.

Ngày 5-8-2013, UBND TP.HCM ban hành Quyết định số 4204/QĐ-UBND về điều chỉnh Quyết định số 1824/QĐ-UBND ngày 25/4/2008. Theo đó thu hồi khu đất có diện tích 49.320m2 giao cho UBND Q.Tân Bình để tổ chức thực hiện việc hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, chuẩn bị đầu tư dự án xây dựng trường học công lập theo tiêu chuẩn quốc gia.

Ngày 17-3-2014, UBNDTP ban hành Quyết định số 1213/QĐ-UBND về phê duyệt điều chỉnh cục bộ đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị (quy hoạch phân khu) tỷ lệ 1/2000 khu dân cư P6, Q.Tân Bình.

Đến ngày 15-5-2014, UBND Q.Tân Bình ban hành Quyết định số 423/QĐ-UBND về phê duyệt đồ án quy hoạch tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 khu trường học công lập theo tiêu chuẩn quốc gia tại khu “vườn rau Lộc Hưng” gồm 3 cấp học. Trong đó có 20 lớp mầm non, 30 lớp tiểu học và 45 lớp trung học cơ sở.

Ngày 11-6-2015, UBND TP có Công văn số 3200/UBND-ĐTMT về việc cho phép tiếp tục thực hiện thu hồi đất để triển khai dự án đầu tư xây dựng khu trường học tại khu đất theo Kế hoạch sử dụng đất của dự án đã được HĐND TPHCM thông qua, tại Nghị quyết số 32/NQ-HĐND ngày 7-12-2017 và được UBNDTP phê duyệt tại Quyết định số 394/QĐ-UBND ngày 29-1-2018.

Ngày 8-10-2018, HĐND TP cũng đã ban hành Nghị quyết 21/NQ-HĐND, quyết định chủ trương đầu tư các dự án đầu tư công trên địa bàn, trong đó có 3 dự án trường học và 1 dự án đầu tư cơ sở hạ tầng tại khu đất trên.

Theo UBND Q.Tân Bình, trong thời gian triển khai các thủ tục pháp lý cần thiết để thực hiện dự án thì nhiều hộ dân canh tác trồng rau tại khu đất trên đã tiến hành xây dựng nhà không phép với nhiều mục đích khác nhau như để ở, cho thuê phòng trọ, kinh doanh quán ăn, cà phê... Tính đến nay đã có 110 trường hợp vi phạm, trong đó có 42 trường hợp phát sinh trong năm 2018.

Hành vi xây dựng không phép đã được UBND Q.Tân Bình chỉ đạo UBND P.6 phối hợp với Đội Thanh tra địa bàn thuộc Sở Xây dựng tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính, ban hành quyết định đình chỉ thi công, quyết định cưỡng chế tháo dỡ. Tuy nhiên, quá trình lực lượng chức năng thực hiện xử lý hành vi xây dựng không phép thì các cá nhân vi phạm đã có hành vi không hợp tác, cản trở và kể cả chống đối người thi hành công vụ.

Mặc dù các cơ quan chức năng của quận và phường đã có nhiều giải pháp như: ngăn chặn không cho chở vật liệu xây dựng, phát thông báo, phát loa tuyên truyền, vận động chấp hành... nhưng vẫn không hiệu quả. Tình trạng xây dựng không phép tại khu vực này vẫn diễn ra, nhất là trong khoảng thời gian từ cuối năm 2016 đến nay. Không những vậy, thời gian qua tại đây còn phát sinh nhiều hệ lụy như lừa đảo mua bán nhà, đất trái phép; tệ nạn xã hội, mất mỹ quan đô thị... gây mất an ninh trật tự.

Chính vì vậy, ngày 4-1-2019, UBND Q.Tân Bình tổ chức cưỡng chế với các trường hợp vi phạm để đảm bảo kỷ cương pháp luật. Nhà nước sẽ hỗ trợ theo chính sách đất nông nghiệp đối với các hộ dân có quá trình canh tác trên đất do Nhà nước quản lý theo quy định, đơn giá đất để tính hỗ trợ do UBNDTP phê duyệt.

UBND Q.Tân Bình đã thông tin về thực hiện dự án và mong bà con ủng hộ, hỗ trợ triển khai thực hiện. Mọi thông tin phản ánh về dự án vui lòng liên hệ:
- UBND Q.Tân Bình, điện thoại: 028.54.341.498 - 028.54.341.502
- UBND P.6, Q.Tân Bình, điện thoại: 028.38.644.358.

Thực hư về chuyện cưỡng chế “vườn rau Lộc Hưng” - Tác giả Trần Khánh



Mấy ngày hôm nay, dư luận lại được một phen chao đảo khi hàng loạt tin tức từ các đài Voa, Rfa, Rfi, BBC, kênh truyền thông AmenTV… đưa thông tin một chiều về việc hàng chục hộ dân tại “vườn rau Lộc Hưng” bị cưỡng chế trái pháp luật, rằng chính quyền cướp đất của dân….. Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy.

Khu đất “vườn rau Lộc Hưng” có diện tích 49.320m2 tọa lạc tại Phường 6, quận Tân Bình thuộc một phần các thửa  126 -5 , 128 -5 , 129-5 và 131-101-5  tờ bản đồ số 12 (theo địa bộ cũ), có vị trí: phía Tây Bắc giáp hẻm 9/24 Cách Mạng Tháng Tám, phía Tây Nam giáp đường Hưng Hóa, phía Đông Nam giáp đường Chấn Hưng, phía Đông Bắc giáp khu dân cư hiện hữu. Khu đất này đã được phê duyệt triển khai thực hiện Dự án xây dựng khu trường học công lập đạt chuẩn quốc gia do Ủy ban nhân dân quận Tân Bình làm chủ đầu tư (gồm 3 bậc học: 20 lớp Mầm non, 30 lớp Tiểu học và 45 lớp Trung học cơ sở). Dự án sau khi hoàn thành sẽ giúp quận Tân Bình mở rộng và phát triển mạng lưới giáo dục theo hướng hiện đại, đáp ứng được nhu cầu học tập cho Nhân dân phường 6 và một số phường lân cận, dự án được ngành giáo dục và Nhân dân đồng tình.



Về nguồn gốc khu đất
Theo tài liệu lưu trữ, năm 1955, Linh mục Đinh Công Trình đại diện Giáo xứ Lộc Hưng có làm giấy MƯỢN ĐẤT và đã được QUÂN ĐỘI PHÁP tại Sài Gòn đồng ý cho giáo dân ngụ tại khu vực kế cận mượn phần đất trống giữa các cột Ăng-ten để trồng rau vào ban ngày (không được làm vào ban đêm). Riêng phần không lưu vẫn được sử dụng phục vụ cho ngành viễn thông chế độ cũ (VNCH) làm Đài phát tín. Sau này Pháp rút, chế độ Quốc gia Việt Nam (của Bảo Đại) bị lật đổ bởi Ngô Đình Diệm thì phần đất này ban đầu vẫn được giao cho Giáo xứ Lộc Hưng sử dụng theo “Giấy MƯỢN ĐẤT”, năm 1963 khi tướng Nguyễn Khánh nắm quyền chế độ cũ đã cho thu hồi khu đất này và giao cho Nha Giám đốc Viễn thông chế độ cũ sử dụng, quản lý cho đến 30/4/1975.” Sau ngày 30/4/1975 Nhà nước Việt Nam quản lý theo Quyết định số 111/CP ngày 14/4/1977 của Hội đồng Chính phủ và do Trung tâm Viễn thông 3 tiếp quản và sử dụng làm Đài phát tín. Ngày 12/10/1991, Ban Quản lý ruộng đất Thành phố ban hành Quyết định số 07/QĐ-ĐĐ công nhận quyền sử dụng đất và khu nhà điều hành cho Bưu điện thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 26/10/2006, UBND TP.Hồ Chí Minh đã có văn bản số 6035/UBND-NCPC gửi Thanh tra Chính phủ nói rõ nguồn gốc khu đất, trong đó có đoạn: “Khu đất có diện tích 4,8ha tọa lạc tại Phường 6, quận Tân Bình thuộc một phần các thửa số 126-5, 128-5, 129-5 và 131-10-5, trước năm 1975 do Quốc gia Việt Nam (của Bảo Đại, không phải VNCH) và Hội đồng quản trị Công giáo địa phận Sài Gòn đứng bộ (đồng đứng tên). Theo đó, từ thời Pháp thuộc (trước Hiệp định Genevè năm 1954), toàn bộ khu đất bị Thực dân Pháp sử dụng làm bãi Ăng-ten”.

Ngày 25/4/2008, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Quyết định số 1824/QĐ-UBND thu hồi khu đất giao cho Ủy ban nhân dân quận Tân Bình để thực hiện dự án công trình công cộng và chung cư cao tầng phục vụ chương trình tái định cư của thành phố và quận. Trên cơ sở điều chỉnh quy hoạch và theo đề nghị của quận Tân Bình, ngày 10/01/2013, Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Thông báo số 20/TB-VP truyền đạt ý kiến kết luận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố về việc chấp thuận cho Ủy ban nhân dân quận Tân Bình lập dự án đầu tư xây dựng cụm trường học công lập theo tiêu chuẩn quốc gia.

Ngày 05/8/2013, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Quyết định số 4204/QĐ-UBND về điều chỉnh Quyết định số 1824/QĐ-UBND ngày 25/4/2008 của Ủy ban nhân dân thành phố, theo đó thu hồi khu đất có diện tích 49.320m2 giao cho Ủy ban nhân dân quận Tân Bình để tổ chức thực hiện việc hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, chuẩn bị đầu tư dự án công trình công cộng (xây dựng trường học công lập theo tiêu chuẩn Quốc gia).

Ngày 17/3/2014, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Quyết định số 1213/QĐ-UBND về phê duyệt điều chỉnh cục bộ đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị (quy họach phân khu) tỷ lệ 1/2000 khu dân cư phường 6, quận Tân Bình (khu công trình công cộng phường 6).
Ngày 15/5/2014, Ủy ban nhân dân quận Tân Bình ban hành Quyết định số 423/QĐ-UBND về phê duyệt đồ án quy hoạch tổng mặt bằng tỷ lệ 1/500 khu trường học công lập theo tiêu chuẩn Quốc gia tại khu đất công trình công cộng phường 6, quận Tân Bình.

Ngày 11/6/2015, Ủy ban nhân dân thành phố có Công văn số 3200/UBND-ĐTMT về việc cho phép tiếp tục thực hiện thu hồi đất để triển khai dự án đầu tư xây dựng khu trường học theo tiêu chuẩn quốc gia tại khu đất theo Kế hoạch sử dụng đất của dự án đã được Hội đồng nhân dân Thành phố thông qua tại Nghị quyết số 32/NQ-HĐND ngày 07/12/2017 và được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt tại Quyết định số 394/QĐ-UBND ngày 29/01/2018.

Thực trạng khu đất quy hoạch xây dựng trường học:
Trong thời gian triển khai các thủ tục pháp lý cần thiết để thực hiện dự án thì nhiều hộ dân canh tác trồng rau tại khu đất trên đã tiến hành xây dựng nhà không phép với nhiều mục đích khác nhau như: Để ở, cho thuê phòng trọ, kinh doanh quán ăn, cà phê…tính đến nay đã có 78 trường hợp vi phạm.
Hành vi xây dựng không phép đã được Ủy ban nhân dân quận Tân Bình chỉ đạo Ủy ban nhân dân Phường 6 phối hợp với Đội Thanh tra địa bàn thuộc Sở Xây dựng tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính, ban hành quyết định đình chỉ thi công, quyết định cưỡng chế tháo dỡ. Tuy nhiên, quá trình lực lượng chức năng thực hiện xử lý hành vi xây dựng không phép thì các cá nhân vi phạm đã có hành vi không hợp tác, cản trở và chống đối người thi hành công vụ. Mặc dù, các cơ quan chức năng của quận và phường đã có nhiều giải pháp như: Ngăn chặn không cho chở vật liệu xây dựng, phát thông báo, phát loa tuyên truyền, vận động chấp hành… nhưng vẫn không hiệu quả. Tình trạng xây dựng không phép tại khu vực này vẫn diễn ra, nhất là trong khoảng thời gian từ cuối năm 2016 đến nay.
Hiện tại khu vực này đã phát sinh nhiều hệ lụy như: Xảy ra tình trạng lừa đảo mua bán nhà, đất trái phép; có đông người đến cư trú bất hợp pháp; tự ý câu mắc điện gây mất an toàn điện; kinh doanh không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, vi phạm trật tự và vệ sinh môi trường, gây mất mỹ quan đô thị, thường xuyên xảy ra các tệ nạn xã hội… Thực trạng trên không chỉ làm ảnh hưởng đến quy hoạch dự án mà còn làm cho khu vực này ngày càng phức tạp hơn về tình hình an ninh, trật tự. Các hành vi nêu trên đã vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật.


Hiện tại, Nhà nước vẫn hỗ trợ theo chính sách đất nông nghiệp đối với các hộ dân có quá trình canh tác trên đất do Nhà nước quản lý theo quy định, đơn giá đất để tính hỗ trợ do Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.
DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG HỢP VI PHẠM XÂY DỰNG
STT Họ tên Chủ đầu tư Địa chỉ vi phạm Nội dung vi phạm Thời điểm vi phạm
1 Nguyễn Thị Công Phúc
(30/2 Chấn Hưng)
Thửa 134 Tờ bản đồ 12 Khu vực vườn rau Dựng 16 cọc cừ tràm 2008
2 Đặng Văn Vinh
(45/4 Hưng Hóa)
Thửa 91 Tờ bản đồ 12 Khu vực vườn rau Cột gỗ, đà gỗ, mái tôn; DT: 32m2 2009
3 Hoàng Văn Hải
(34/1 Chấn Hưng)
Thửa 12 Tờ bản đồ 12 Khu vực vườn rau Cột gỗ, đà gỗ, mái tôn, vách tôn; DT: 25,0m2 2011
4 Phạm Thị Đào
(41/20 Nghĩa Phát)
Thửa 38 Tờ bản đồ 12 Khu vực vườn rau Cột,tôn; DT:18,0m2 2010
5 Nguyễn Thị Thái
(19/18D Lộc Vinh)
Thửa 48 Tờ bản đồ 12 Khu vực vườn rau Dựng khung gỗ (24 cây), vách tôn, mái tôn; DT: 48,0m2 2010
6 Nguyễn Thị Thái
(19/18D Lộc Vinh)
Thửa 48 Tờ bản đồ 12 Khu vực vườn rau Tự tháo vách tôn, mái tôn; Xây lại tường gạch; DT: 100m2 2011
7 Nguyễn Thị Thái
(19/18D Lộc Vinh)
Thửa 48 Tờ bản đồ 12 Khu vực vườn rau Cột gỗ, đà gỗ, mái tôn; DT: 12m2 2011
8 Nguyễn Thị Thái
(19/18D Lộc Vinh)
Thửa 48 Tờ bản đồ 12 Khu vực vườn rau Tường gạch, mái tôn, chiểu cao 4m; DT: 30m2 2011
9 Nguyễn Thị Thái
(19/18D Lộc Vinh)
Thửa 48 Tờ bản đồ 12 Khu vực vườn rau Tường gạch, cột gạch, mái tôn;DT: 29m2 2011
10 Nguyễn Thị Thái
(19/18D Lộc Vinh)
Thửa 48 Tờ bản đồ 12 Khu vực vườn rau Tường gạch, cột gạch, mái tôn, chiều cao 6m; DT: 27m3 2011
11 Vũ Văn Tinh
(51/22 Phú Lộc)
Thửa 104 Tờ bản đồ 12 Khu vực vườn rau Xây tường thay vách gỗ; DT: 36m2 2011
12 Viên Văn Bằng (chết)
(18/2 Chấn Hưng)
Thửa 75 Tờ bản đồ 12 Khu vực vườn rau Cột gỗ, đà gỗ, tường gạch;DT: 16m2 2011
13 Nguyễn Thị Thơm
(28/2 Chấn Hưng)
Thửa 86 Tờ bản đồ 12 Khu vực vườn rau Khung gỗ, mái tôn; DT: 25m2 2011
14 Trần Văn Phòng
(19/18D Lộc Vinh)
Thửa 114 Tờ bản đồ 12 Khu vực vườn rau Dựng hàng ráo (12 cấy sắt) lưới B40 dài 12m, cao 1,2m trên phần tường của khu vực vườn rau 2011
15 Nguyễn Phi Hùng
(32/22Bis Phú Lộc)
Thửa 53 Tờ bản đồ 12 Khu vực vườn rau Tường gạch, cột gạch, mái tôn;DT: 32m2 2012
16 Cao Hà Chánh, Nguyễn Thị Công Phúc
(57/4 Chấn Hưng)
Thửa 134 Tờ bản đồ 12 Khu vực vườn rau Tường gạch, cột gạch, mái tôn;DT: 48m2 2012
17 Tạ Đắc Đa
(11/6 Chấn Hưng)
Thửa 41 Tờ bản đồ 12 Khu vực vườn rau Tường gạch, cột gạch, mái tôn;DT: 40m2 2012
18 Trần Minh Mão
(1/9 Lộc Hưng)
Thửa 47 Tờ bản đồ 12 Khu vực vườn rau Tường gạch, cột gạch, mái tôn, chiều cao 6,0m; DT: 300m2 2012
19 Nguyễn Thị Thảo
(38/8 Chấn Hưng)
Thửa 54 Tờ bản đồ 12 Khu vực vườn rau Tường gạch, cột gạch, mái tôn, chiều cao 6,0m; DT: 32m3 2012
20 Ngô Thị Nga
(3/22 Phú Lộc)
Thửa 50 Tờ bản đồ 12 Khu vực vườn rau Tường gạch, cột gạch, mái tôn, cao 4,0m; DT: 16,0m2 2012
21 Nguyễn Thị Vị
(29/5 Chấn Hưng)
Thửa 130 Tờ bản đồ 12 Khu vực vườn rau Tường gạch, cột bêtông cốt thép, chiều cao 6,0m; DT:
Tầng 1: 192m2 ; Tầng 2: 64,0m2
2012
22 Phạm Thị Bé
(40A/12 Hưng Hóa)
Thửa 109 Tờ bản đồ 12 Khu vực vườn rau Tường gạch, cột gạch, mái tôn; DT: 60,0m2 2012
23 Nguyễn Thị Thảo
(38/8 Chấn Hưng)
Thửa 54 Tờ bản đồ 12 Khu vực vườn rau Khung sắt, vách tôn, mái tôn, chiều cao: 4,5m; DT: 32,0m2 2012
24 Vũ Văn Tinh
(51/22 Phú Lộc
Thửa 104 Tờ bản đồ 12 Khu vực vườn rau Móng gạch, cột gạch, tường gạch, mái tôn; DT: 28,0m2 2012
25 Cao Chu Giảng
(55/4 Chấn Hưng)
Thửa 90 Tờ bản đồ 12 Khu vực vườn rau Cột sắt, tường gạch, đà sắt+gỗ, mái tôn; DT: 16,0m2 2012
26 Phạm Thị Bé
(40A/12 Hưng Hóa)
Thửa 109 Tờ bản đồ 12 Khu vực vườn rau Tường gạch, cột gạch, mái tôn;DT: 24,0m2 2012
27 Nguyễn Thị Bần
(22/5 Lộc Hưng)
Thửa 01 Tờ bản đồ 12 Khu vực vườn rau Xây tường gạch thay vách tôn, mái tôn; DT: 30,0m2 2012
28 Kiều Thị Hồng
(22/5 Lộc Hưng)
Thửa 58 Tờ bản đồ 12 Khu vực vườn rau Xây tường gạch thay 2 chòi tôn; DT: Chòi 1: 36,0m2;Chòi 2: 24,0m2 2012
29 Phạm Thị Bé
(40A/12 Hưng Hóa)
Thửa 109 Tờ bản đồ 12 Khu vực vườn rau Móng gạch, cột gạch, tường gạch, mái tôn; DT: 20,0m2 2012
30 Ngô Thị Nga
(3/22 Phú Lộc)
Thửa 50 Tờ bản đồ 12 Khu vực vườn rau Tường gạch, cột gạch, mái tôn;DT: 42,0m2 2012
31 Ngô Thị Nga
(3/22 Phú Lộc)
Thửa 50 Tờ bản đồ 12 Khu vực vườn rau Tường gạch, cột gạch, mái tôn;DT: 80,0m2 2012
32 Nguyễn Thị Nga
(25/11 Hưng Hóa)
Thửa 110 Tờ bản đồ 12 Khu vực vườn rau Tường gạch, cột Bêtông cốt thép, mái tôn; DT: 53,0m2 2013
33 Kiều Thị Hồng
(25/5 Lộc Hưng)
Thửa 40 Tờ bản đồ 12 Khu vực vườn rau Tường gạch, cột gạch, mái tôn;DT: 24,0m2 2013
34 Nguyễn Thị Loan
(464B/64 CMT8, P.11, Q.3)
Thửa 25 Tờ bản đồ 12 Khu vực vườn rau Tường gạch + tôn, cột gạch + sắt, mái tôn, chiều cao 4,0m2;DT: 128m2 2013
35 Trần Văn Thuật
(8/6 CMT8, P.12, Q.TB)
Thửa 75 Tờ bản đồ 12 Khu vực vườn rau Tường gạch, cột gạch, mái tôn;DT: 18m2 2013
36 Nguyễn Thị Sinh
(8B/22 Phú Lộc)
Thửa 108 Tờ bản đồ 12 Khu vực vườn rau Tường gạch, côt gạch, mái tôn;DT: 100,0m2 2013
37 Nguyễn Thị Công Phúc
(30/2 Chấn Hưng)
Thửa 134 Tờ bản đồ 12 Khu vực vườn rau Tường gạch, côt gạch, mái tôn;DT: 64,0m2 2013
38 Nguyễn Thị Thái
(19/18D Lộc Vinh)
Thửa 48 Tờ bản đồ 12 Khu vực vườn rau Tường gạch, côt gạch, mái tôn;DT: 43,0m2 2013
39 Nguyễn Thị Kim Loan
(15/12A Hung Hóa)
Thửa 129 Tờ bản đồ 12 Khu vực vườn rau Cột sắt, vách tôn, mái tôn;DT: 32m2 2013
40 Hoàng Thị Mỹ
(38/5 Chấn Hưng)
Thửa 66 Tờ bản đồ 12 Khu vực vườn rau Tường gạch, cột gạch, mái tôn;DT: 50,0m2 2013
41 Dương Văn Chiến
(40/3 Chấn Hưng)
Thửa 19 Tờ bản đồ 12 Khu vực vườn rau Khung thép, tường gạch, mái tôn; DT: 150,0m2 2013
42 Quan Thị Yến
(111 Chấn Hưng,số cũ 7/2)
Thửa 25 Tờ bản đồ 12 Khu vực vườn rau tường gạch, mái tole:diện tích 11m x 11.7 m 2013
43 Khuất Cao Lộc
30/5B Ấp Mỹ Hòa Xã Tân Xuân huyệnHóc Môn
thửa 93 tờ bản đồ 12 khu vực vườn rau Tường gạch cột gạch,diện tích 3m x 8m 2013
44 Nguyễn Thị Khánh
233/13 Lê Văn Sỹ P12 Q3
thửa 32 tờ bản đồ 12 khu vực vườn rau tường gạch, cột gạch,diện tích 5m x 10 m 2013
45 Nguyễn Bá Du
(7/21 Nghĩa Hưng, số mới 13/17 P6QTB)
thửa 106 tờ 12 tường gạch, cột gạch,đã lợp tole  DT 6m x15m 2015
46 BBVPHC ngày 20/4/2015, không xác định được đối tượngvi phạm thửa 37 tờ 12 2015
47 BBVPHC ngày 20/4/2015, không xác định được đối tượngvi phạm thửa 87 tờ 12 2015
48 BBVPHC ngày 20/4/2015, không xác định được đối tượngvi phạm thửa 85 tờ 12 2015
49 BBVPHC ngày 20/4/2015, không xác định được đối tượngvi phạm thửa 49 tờ 12 2015
50 BBVPHC ngày 20/4/2015, không xác định được đối tượngvi phạm thửa 10 tờ 12 2015
51 BBVPHC ngày 20/4/2015, không xác định được đối tượngvi phạm thửa 37 tờ 12 2015
52 Trần Văn Phòng
19/18D Lộc Vinh
Thửa 48 Tờ bản đồ 12 Khu vực vườn rau Cột gỗ, sàn gỗ, mái toleDT 6m x 4m 2015
53 Khuất Cao Lộc
31/5B đường Trung Mỹ Ấp Mỹ Hòa 3 Xã Tân Xuân huyện Hóc Môn
Thửa 93 tờ 12 2015
54 Trần Kim Hạnh
10/11 Hưng Hóa P6QTB
thửa 99 tờ 12 nhà trệt, mái tôn,vách tôn 6.5m x 12m 2016
55 Trần Văn Phòng
19/18D Lộc Vinh, P6.QTB
thửa 107 tờ 12 Nhà tường gạch, sàn giả BTCT, mái tôn 10×4)x2+(11×4)x2=168m2 2016
56 Phạm Thị Liên
7/21 Nghĩa Hưng
thửa 106 tờ 12 Nhà tường gạch, sàn gỗ, mái tôn ((3×6)+(2.5×3))x5=127.5m2 2016
57 Phạm Thị Bé
(40A/12 Hưng Hóa)
thửa 109 tờ 12 Đổ bê tông tầng 1 diện tích 4×9=36m2, cao 3.4m và phần ban công 1x4m=4m2. 2016
58 Kiều Thị Hồng
(25/5 Chấn Hưng)
thửa 58 tờ 12 Xây xong căn nhà diện tích 4×8=32m2, có gác suốt; kết cấu tường gạch, mái tôn. 2017
59 Hoàng Thị Hoa
(75 Chấn Hưng)
Thửa 11, 12 tờ 12 Tổ chức thi công xây dựng các căn nhà diện tích:29×14=406m2 và 4×17=68m2. 2017
60 Quan Thị Mùi
(111 Chấn Hưng)
Thửa 25, tờ 12 Tổ chức thi công xây dựng 7 phòng diện tích: 18×5=90m2 trệt+lửng, kết cấu: tường gạch, mái tôn. 2017
61 Nguyễn Thị Công Phúc
(157 Chấn Hưng)
Thửa 134, tờ 12 Tổ chức thi công xây dựng nhà diện tích: 6×6=36m2 kết cấu: tường gạch, gác suốt, mái tôn. 2017
62 Nguyễn Thị Nga
(28/21 Phú Lộc)
Thửa 56, tờ 12 Tổ chức thi công xây dựng 5, mỗi phòng diện tích: 4×14=56m2 kết cấu: tường gạch, mái tôn. 2017
63 Trần Thị Khái
(51/10 Dân Trí)
Thửa 37, tờ 12 Tổ chức thi công xây dựng 3 phòng, mỗi phòng diện tích: 4×6=24m2 kết cấu:tường gạch, mái tôn. 2017
64 Kiều Thị Hồng
(25/5 Chấn Hưng)
thửa 58 tờ 12 Tổ chức thi công xây dựng 3 phòng, mỗi phòng diện tích: 4×6=24m2 kết cấu: tường gạch,gác suốt, mái tôn. 2017
65 Trần Thị Kim Thoa
(29 Lộc Hưng)
thửa 48 tờ 12 Tổ chức thi công xây dựng 3 phòng, mỗi phòng diện tích: 3×6=18m2 kết cấu:tường gạch, mái tôn. 2017
66 Phạm Thị Lan
(41/20 Phú Lộc)
thửa 38 tờ 12 Tổ chức thi công xây dựng 3 phòng, mỗi phòng diện tích: 3×6=18m2 kết cấu:tường gạch, mái tôn. 2017
67 Nguyễn Thị Phúc
(82/4/5 Lê Lợi, phường 4, Q. Gò Vấp)
thửa 20 tờ 12 Xây dựng tường gạch xung quanh diện tích khoảng 25m,
nền tráng xi măng, lợp mái tôn.
2017
68 Nguyễn Thị Thảo
(121/10 Nghĩa Hưng)
thửa 56 tờ 12 Xây dựng nhà tường gạch, mái tôn diện tích 4×10=40m2,có gác 2017
STT Họ tên Chủ đầu tư Địa chỉ vi phạm Nội dung vi phạm Thời điểm vi phạm
69 Không xác định được đối tượng vi phạm thửa 56 tờ 12 Xây dựng nhà tường gạch, mái tôn diện tích 4×14=56m2, có gác 2018
70 Không xác định được đối tượng vi phạm thửa 84 tờ 12 Xây dựng nhà tường gạch, mái tôn diện tích 5×50=50m2 2018
71 Không xác định được đối tượng vi phạm thửa 127 tờ 12 Xây dựng nhà tường gạch, mái tôn diện tích 4×5=20m2, có gác 2018
72 Không xác định được đối tượng vi phạm thửa 88, 89 tờ 12 Xây dựng nhà tường gạch, mái tôn diện tích 4x(3×6)=72m2 2018
73 Không xác định được đối tượng vi phạm thửa 56 tờ 12 Xây dựng nhà tường gạch, mái tôn, có gác diện tích 4.2×6.1=25.62m2 2018
74 Không xác định được đối tượng vi phạm thửa 133, 89 tờ 12 Xây dựng nhà tường gạch, mái tôn diện tích 7.8×9.1=70.98m2 2018
75 Không xác định được đối tượng vi phạm thửa 88, tờ 12 Xây dựng dãy nhà tường gạch, mái tôn diện tích (7.8mx9.1m)+(2.5mx13.8m)=105.48m2 2018
76 Không xác định được đối tượng vi phạm thửa 125, tờ 12 Xây dựng dãy nhà tường gạch, mái tôn diện tích 3.1×19.7=61.07m2 2018
77 Không xác định được đối tượng vi phạm thửa 89, tờ 12 Xây dựng dãy nhà tường gạch, mái tôn diện tích 3.7mx22m=81.4m2 2018
78 Không xác định được đối tượng vi phạm thửa 112, tờ 12 Xây dựng nhà tường gạch, mái tôn diện tích 9×9=81m2 2018
79 Không xác định được đối tượng vi phạm thửa 123, tờ 12 Xây dựng nhà tường gạch, mái tôn diện tích 9.2mx18m=165.6m2 2018
80 Không xác định được đối tượng vi phạm thửa 4, tờ 12 Xây dựng nhà tường gạch, mái tôn diện tích 2x(7.1mx9m) 2018
81 Không xác định được đối tượng vi phạm thửa 84, tờ 12 Xây dựng nhà tường gạch, mái tôn diện tích (9mx15.5m)+(6.6mx11.5m) 2018
82 Không xác định được đối tượng vi phạm thửa 133, tờ 12 Xây dựng nhà tường gạch, mái tôn diện tích 10mx13.8m 2018
83 Không xác định được đối tượng vi phạm thửa 125, tờ 12 Xây dựng nhà tường gạch, mái tôn diện tích 8.6mx19.7m 2018
84 Không xác định được đối tượng vi phạm thửa 126, tờ 12 Xây dựng nhà tường gạch, mái tôn diện tích 10mx18.3m

Thứ Năm, 3 tháng 1, 2019

Cảnh sát TP Las Vegas đang truy tìm đối tượng quỵt tiền và giết chết một chủ tiệm làm móng gốc Việt tại Mỹ

 – Fox News đưa tin ngày 1-1-2019.

 Theo giới chức, vụ việc xảy ra tại tiệm làm đẹp “Crystal Nails & Spa” vào khoảng 15 giờ 30 phút (giờ địa phương) ngày 29-12-2018. Danh tính nạn nhân được xác định là chủ tiệm tên Ngoc Nhu Nguyen, 51 tuổi.

Cảnh sát trưởng Las Vegas, ông Ray Spencer, cho biết sau khi làm móng xong, nghi phạm đã đưa thẻ tín dụng để thanh toán chi phí 35 USD nhưng thẻ không hoạt động. Sau đó, nghi phạm nói với các nhân viên để cho bà ta ra xe lấy tiền mặt thanh toán nhưng thực chất là bỏ chạy.  

Lúc này, bà Nguyen chạy ra trước đầu xe để ngăn cản nhưng bị nghi phạm tông và kéo lê 15 m. Bà Nguyen thiệt mạng tại Bệnh viện trường ĐH Nam Nevada vào lúc 16 giờ 40 phút cùng ngày. Theo cảnh sát, bà bị đa chấn thương và họ đang điều tra vụ việc theo hướng là một vụ giết người.  

Theo cảnh sát trưởng Spencer, chiếc xe mà nghi phạm sử dụng là chiếc xe bị ăn cắp 3 tuần trước đó. Cảnh sát đã tìm thấy chiếc xe này tại một khu chung cư gần hiện trường vào đêm 29-12. Nghi phạm chỉ được mô tả là một người phụ nữ da trắng, trong độ tuổi 25. 

Các nhà điều tra đang theo dõi video trích xuất từ camera an ninh để xác định danh tính của nghi phạm. Chia sẻ với Fox 5, gia đình bà Nguyen cho biết bà còn có tên gọi khác là Annie, là một người mẹ đơn thân, có 3 con gái và bà đến Las Vegas vào 2 năm trước. Bà mở tiệm nail nói trên cùng với bạn trai của bà là Sonny Chung.

Thứ Tư, 2 tháng 1, 2019

Sang Mỹ mua nhà, cặp vợ chồng Trung Hoa mất sạch tiền vì một trận cãi lộn

Ông Jiang và vợ (người Trung Quốc) định mua một căn nhà ở Los Angeles. Nhưng tới nơi, họ đánh lộn vì khác ý, chị vợ gọi cảnh sát đến.

Khi bay tới Los Angeles mới đây, cặp vợ chồng tìm được một công ty bất động sản Trung Quốc và quyết định mua một căn nhà qua công ty này. Sau khi xem xét vài ngôi nhà do nhân viên bất động sản đưa ra, hai người đưa ra các ý kiến rất trái nhau. Dần dần, từ chỗ cãi lộn, cặp vợ chồng xông vào vật nhau.

Ông Jiang, vì khỏe hơn, đã vật được vợ ngã xuống đất. Người vợ trở nên giận dữ. Với vốn tiếng Anh tốt, bà bốc máy ngay lập tức gọi cảnh sát. Ông Jiang bị bắt vì tội "bạo lực gia đình", theo scmp.
Sau khi điều tra, cảnh sát đã thả ông Jiang với điều kiện phải bảo lãnh, và không được rời đi. Ông chỉ có thể chờ đến phiên xử của mình vì tội bạo lực gia đình. Không chỉ đối mặt với việc giam cầm, ông sẽ bị trục xuất về nước sau khi thực hiện xong bản án. 

Cặp vợ chồng giờ đây vô cùng hối hận vì đã không kiểm soát cảm xúc của mình, và hậu quả là quá lớn. Người chồng hối hận đã dùng sức quá mạnh với vợ, khiến bà bị đau phải gọi cảnh sát. Người vợ còn hối hận hơn. Bà không nghĩ luật pháp Mỹ lại chặt chẽ đến vậy. 

Người vợ đã đóng tiền bảo lãnh chồng ra, và nhờ luật sư để giảm tội cho chồng. Số tiền dự tính để mua nhà giờ đã phải dùng hết để bảo lãnh, thuê luật sư. 

Tại Mỹ, với vụ việc được xác định là bạo lực gia đình, thì ngay cả nếu nạn nhân rút đơn kiện, cơ quan chức năng vẫn sẽ tiến hành các thủ tục theo luật.
Thuận An

Thứ Ba, 1 tháng 1, 2019

Judge Hits Blogger "Crystal Cox" With $2.5 Million Charge for Not Being a Journalist


In a case that's sending a frightening message to the blogger community, a U.S. District Court judge ruled that a blogger must pay $2.5 million to an investment firm she wrote about — because she isn't a real journalist.

As reported by Seattle Weekly, Judge Marco A. Hernandez said Crystal Cox, who runs several blogs, wasn't entitled to the protections afforded to journalists — specifically, Oregon's media shield law for sources — because she wasn't "affiliated with any newspaper, magazine, periodical, book, pamphlet, news service, wire service, news or feature syndicate, broadcast station or network, or cable television system."
The Obsidian Finance Group sued Cox in January for $10 million for writing several blog posts critical of the company and its co-founder, Kevin Padrick. Obsidian argued that the writing was defamatory. Cox represented herself in court.
The judge threw out all but one of the blog posts cited, focusing on just one (this one), which was more factual in tone than the rest of her writing. Cox said that was because she was being fed information from an inside source, whom she refused to name.
Without the source, she couldn't prove the information in the post was true — and thus, according to the judge, she didn't qualify for Oregon's media shield law since she wasn't employed by a media establishment. In the court's eyes, she was a blogger, not a journalist. The penalty: $2.5 million.
The debate over whether bloggers are journalists has been going on for years, but the consensus has been largely settled — on the opposite side of what Judge Hernandez has ruled. Attorney Bruce E. H. Johnson, who wrote the media shield laws in next-door Washington State, told Seattle Weekly that those laws would have protected Cox had her case been tried in Washington.
In a more high-profile case, an editor from Gizmodo escaped criminal charges after revealing to the world an iPhone prototype lost in a bar. Although police raided the California home of editor Jason Chen in 2010, the case was cited as a test for that state's media shield law, and the district attorney said publicly this year that no charges would be filed to anyone from the site.
When discussing the case, Steve Jobs told The Wall Street Journal's Walt Mossberg that he believed Chen was "a guy," not a journalist. Mossberg countered that he himself was a blogger, and that he thought bloggers were journalists. (You can see the exchange in this video, at about the 16:00 mark.)

Từ 1-1-2019: cấm 20 nhóm hành vi trên mạng Internet-Facebook, Youtube, Zalo, Gmail ... (theo TT Online)

Luật an ninh mạng có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2019.

Từ 1-1-2019: cấm 20 nhóm hành vi trên mạng - Ảnh 1.

Từ các quy định nằm ở nhiều điều khác nhau của Luật an ninh mạng, có thể gom lại 20 nhóm hành vi bị nghiêm cấm thực hiện trên không gian mạng.

Trong số đó, có nhiều hành vi đã bị cấm trên mạng trước đây hoặc chỉ mới cấm ngoài đời và nay cấm cả trên mạng.

20 nhóm hành vi không được làm

1. Đăng tải, phát tán thông tin có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam.

2. Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam.

3. Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc.

4. Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho các hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.

5. Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng.

6. Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.

7. Thông tin trên không gian mạng có nội dung kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng.

8. Thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống.

9. Thông tin trên không gian mạng có nội dung xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.

10. Thực hiện hành vi gián điệp mạng; xâm phạm bí mật nhà nước, bí mật công tác, thông tin cá nhân.

11. Có hành vi chiếm đoạt tài sản; tổ chức đánh bạc, đánh bạc qua mạng Internet; trộm cắp cước viễn thông quốc tế trên nền Internet; vi phạm bản quyền và sở hữu trí tuệ trên không gian mạng.

12. Giả mạo trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân; làm giả, lưu hành, trộm cắp, mua bán, thu thập, trao đổi trái phép thông tin thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng của người khác; phát hành, cung cấp, sử dụng các phương tiện thanh toán trái phép.

13. Tuyên truyền, quảng cáo, mua bán hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục cấm theo quy định của pháp luật.

14. Hướng dẫn người khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

15. Có hành vi khác sử dụng không gian mạng vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

16. Thực hiện tấn công mạng, khủng bố mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng; gây sự cố, tấn công, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt hoặc phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.

17. Sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông; phát tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử; xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác.

18. Chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh mạng; tấn công, vô hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng biện pháp bảo vệ an ninh mạng.

19. Lợi dụng hoặc lạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi.

20. Có hành vi khác vi phạm quy định của Luật an ninh mạng.

3 cấp độ bí mật nhà nước
Từ ngày 1-1-2019, các quy định của Luật bảo vệ bí mật nhà nước có liên quan đến việc lập, thẩm định, ban hành danh mục bí mật nhà nước, thời hạn bảo vệ và gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước cũng có hiệu lực thi hành.
Thủ tướng Chính phủ sẽ ban hành danh mục bí mật nhà nước để quy định rõ những thông tin quan trọng trong nhiều lĩnh vực chưa công khai, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
Danh mục này được quyết định trên cơ sở đề xuất của người có trách nhiệm lập danh mục bí mật nhà nước và thẩm định của Bộ Công an (trừ danh mục thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Quốc phòng). Cụ thể, có 3 độ mật bao gồm: tuyệt mật, tối mật và mật.
Nhằm bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân, thời hạn bảo vệ đối với bí mật nhà nước là 30 năm (độ tuyệt mật), 20 năm (độ tối mật), 10 năm (độ mật).

Vết cắn tố cáo sát thủ giết ba bé trai tại Mỹ

Kẻ giết người nhằm vào các bé trai đi một mình, trói chặt bằng sợi dây đặc biệt rồi cắn khắp cơ thể.

Tối 23/8/1982, Ricky Stetson, 11 tuổi, rời nhà ở thành phố Portland, bang Maine, Mỹ để chạy bộ nhưng tới khuya không thấy quay về. Hôm sau, xác cậu bé được tìm thấy tại khe suối gần đường chạy bộ.

Giám định pháp y cho thấy nạn nhân bị đâm vào ngực và bị thắt cổ. Không có dấu hiệu xâm hại tình dục nhưng khắp thi thể xuất hiện nhiều vết thương, dường như dạng chữ ký của kẻ giết người. Ở chân có vết cắn. Một số nhân chứng cho biết nhìn thấy người thanh niên tóc tối màu đạp xe sát đằng sau Ricky Stetson.

Sau một năm điều tra, cảnh sát xác định nghi phạm là Joseph Anderson, 24 tuổi. Đây cũng là nghi phạm giết hại bé gái 9 tuổi khác. Joseph Anderson cuối cùng được trả tự do vì dấu răng không trùng khớp với vết cắn trên thi thể. Thời điểm này, công nghệ ADN vẫn chưa được áp dụng phổ biến trong khoa học pháp y hình sự. Hơn nữa, trong khi Joseph Anderson đang bị tạm giam, một vụ giết hại trẻ em lại xảy ra với cách thức tương tự ở bang Nebraska, cách Maine 1.500 dặm.

Ngày 18/9/1983, Danny Eberle, 13 tuổi, biến mất bí ẩn trong khi đưa báo vào buổi sáng ở thành phố Bellevue, bang Nebraska. Chiếc xe đạp cậu yêu quý bị bỏ lại tại ngôi nhà thứ 4 trên lộ trình giao báo cho 70 hộ, không có dấu hiệu vật lộn.

Bạn bè Danny Eberle cho biết trước đó vài ngày có người đàn ông da trắng lái ôtô màu nâu vàng nhạt bám theo lũ trẻ. Người dân cùng cảnh sát ráo riết tìm kiếm Danny Eberle. Ba ngày sau, xác cậu bé được tìm thấy cách chiếc xe đạp bốn dặm, sát đoạn đường cụt vắng vẻ.

Danny Eberle bị cứa cổ và đâm 11 nhát, ngực bị khoét nhiều đường tạo thành hình ngôi sao đè lên vết cắn, tương tự Ricky Stetson. Thi thể chỉ mặc quần lót nhưng không có dấu hiệu xâm hại tình dục. Kẻ giết người dùng băng dính dán miệng và buộc tay nạn nhân.

Phần cổ chân bị trói bằng đoạn dây rất đặc biệt, vỏ ngoài là nilon trắng thông thường, nhưng phần lõi là 24 loại sợi với 106 màu khác nhau, bao gồm các chất liệu nilon, polyetylen, acrylic, len, cotton, rayon... Đoạn dây được gửi tới Viện Dây thừng Quốc gia nhưng không xác định được nguồn gốc nhà sản xuất tại Mỹ.
Sợi dây thừng đặc biệt dùng để trói chân nạn nhân.
Sợi dây thừng đặc biệt dùng để trói chân nạn nhân.
Vụ việc khiến cư dân thành phố hoang mang. Nhưng bất chấp sự đề phòng của mọi người, kẻ giết người tiếp tục ra tay vào hơn hai tháng sau.
Ngày 2/12/1983, Christopher Walden, 12 tuổi, bị bắt cóc khi đang trên đường tới trường. Ba ngày sau, người dân tìm thấy thi thể cậu bé cũng tại khu vực tìm thấy xác Danny Eberle. Cậu bị đâm nhiều nhát, trên người khoét hình ngôi sao. Cảnh sát thấy hai ấu chân khác nhau dẫn tới nơi vứt xác nhưng chỉ có một dấu quay ra, chứng tỏ hung thủ không có đồng phạm.
Nhân chứng trông thấy Christopher Walden vào xe cùng với người đàn ông da trắng trẻ tuổi. Từ mô tả của nhân chứng, họa sĩ vẽ lại chân dung hung thủ, gửi đi đăng báo và đài truyền hình.
Chuyên gia phân tích hành vi của FBI mô tả nghi phạm là người da trắng, khoảng 20 tuổi. Xác bị vứt ở nơi dễ tìm thấy, chứng tỏ hung thủ có vóc người nhỏ, không đủ khỏe để mang đi xa, hoặc đã hoảng sợ do không am hiểu địa lý khu vực. Hành vi tội phạm được suy tính trước nhưng chưa có quyết tâm làm tới cùng, thể hiện qua việc không xảy ra xâm hại.
Nhiều khả năng kẻ gây án bị ảo tưởng thôi thúc nhưng chưa nhiều kinh nghiệm giết người. Hắn có thể còn độc thân, tâm lý không ổn định, giận dữ với xu hướng đồng tính của bản thân, có điều kiện tiếp xúc trẻ em trong công việc, như huấn luyện viên thể thao hoặc hướng đạo sinh. Tên giết người dùng dao phá hủy vết cắn, có thể là kẻ đọc nhiều tạp chí cảnh sát và thám tử, vì các ấn phẩm này khi đó thường bàn về kỹ thuật định danh qua vết cắn.
Ngày 11/1/1984, khi kẻ giết người vẫn lộng hành, một giáo viên mầm non trông thấy thanh niên có gương mặt giống mô tả của cảnh sát lái chiếc xe màu nâu đậm lượn lờ quanh trường. Sinh nghi, cô giáo ghi lại biển số xe ra giấy. Thấy vậy, người này ập vào lớp học, rút dao dọa giết nếu không nộp tờ giấy. Anh ta bỏ chạy khi cô giáo thoát được tới nhà dân.
Cảnh sát lần theo biển số, phát hiện đây là xe thuê. Người thuê là John Joubert, 20 tuổi, binh sĩ đóng quân tại căn cứ không quân Offutt. Anh có vóc dáng nhỏ thó, đảm nhiệm vị trí "Huynh trưởng" tại hội hướng đạo địa phương, hay tiếp xúc với trẻ em. Đặc biệt, John Joubert từng sống tại thành phố Portland, Maine vào thời điểm Ricky Stetson bị giết hại.
Ảnh chụp John Joubert khi bị bắt.
John Joubert khi bị bắt.
Tại tủ đồ cá nhân, cảnh sát tìm thấy nhiều tờ tạp chí thám tử. Trên chiếc xe hơi màu nâu vàng nhạt của John Joubert, ngoài con dao và cuộn băng dính, điều tra viên còn tìm được một sợi tóc màu nâu. Kết quả đối chiếu cho thấy sợi tóc trùng khớp với Danny Eberle.
Có lẽ bằng chứng kết tội quan trọng nhất là sợi dây thừng trên xe. Vỏ ngoài và phần lõi giống hệt với sợi dây dùng để trói chân Danny Eberle. John Joubert không ngờ tới độ hiếm của sợi dây được tặng từ nhiều năm trước.
Đối diện với nhiều bằng chứng không thể chối cãi, John Joubert nhận tội giết người, khai chi tiết. Khi được hỏi có thù ghét các nạn nhân, John Joubert trả lời "không" và thậm chí còn không quen.
Ngày 12/1/1984, John Joubert bị truy tố về tội giết người. Tại bang Nebraska, John Joubert bị tuyên án tử hình cho cái chết của hai bé trai Danny Eberle và Christopher Walden. Tại bang Maine, John Joubert bị tuyên án chung thân cho cái chết của Ricky Stetson.
Theo Press Herald, vào năm 1995, John Joubert đệ đơn lên tòa, lập luận rằng bản án tử hình bằng ghế điện là hình phạt tàn bạo và khác thường, không hợp hiến pháp Mỹ. Tòa án sơ thẩm đồng ý với yêu cầu của John Joubert, theo đó hủy án tử hình. Quyết định này sau đó bị Tòa liên bang hủy bỏ.
Án tử hình được thực thi vào ngày 17/7/1996.
Quốc Đạt