Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2018

Chuyện bán nhà, chuyển tiền sang Mỹ hợp pháp, an toàn khi định cư qua Mỹ


Vấn đề bán nhà, mang tiền, chuyển tiền khi định cư Mỹ được rất nhiều người quan tâm muốn biết. Nên bán nhà trước hay sau khi qua Mỹ rồi trở về VN bán nhà sau?

Bài này tôi muốn chia sẻ một chút xíu hiểu biết cùng các bạn. Thông tin này tôi biết, tôi đã làm cách đây vài năm, không biết bây giờ có khác nhiều lắm không, mong nhận được sự đóng góp thêm thông tin từ các bạn để mọi người cùng biết và cập nhật.


Mang hết tiền của qua Mỹ cũng là bao nhiêu mồ hôi nước mắt, công lao nửa năm cuộc đời tôi bỏ ra. Và nói thật, mới đầu sang Mỹ, số tiền đó thực sự giúp ích tôi rất nhiều.

Chia sẻ của Youtuber Dương Trung Hiếu – Cuộc sống Mỹ.
Vậy làm sao để chuyển tiền qua Mỹ định cư?
Nhiều người đặt câu hỏi: Chẳng hạn tôi có nhà đất, liệu tôi có thể bán đi và mang hết số tiền đó qua Mỹ được không? Liệu tôi có cần phải công chứng hay làm bất cứ thủ tục nào hay không?
Hoặc như trường hợp tôi không muốn bán nhà ở Việt Nam, tôi nhờ người thân đứng tên hộ để tránh tình trạng thất thoát, xảy ra tranh chấp, tôi lại nghe người ta nói nên đi ra công chứng nhà nước, xin giấy xác nhận chủ quyền rồi nhờ người trông coi hộ mình, không biết như vậy có được không? Có an toàn hay hợp pháp không?
Khi qua Mỹ, tôi chuyển tiền từ tài sản bán nhà, bán đất, không biết có phải đóng thuế gì hay không?
Thưa các bạn, cái việc chuyển tiền vào Mỹ không hề bị cấm bởi quốc gia sở tại. Theo tôi được biết vào thời cuả mình, lúc đó công dân Việt Nam được mang tiền ra nước ngoài trong những truofng hợp sau:
Thứ nhất, chuyển tiền cho con em du học tại nước ngoài.
Thứ hai, chuyển tiền trong trường hợp đi định cư.
Đối với Mỹ, chuyển tiền hợp pháp thì không ai bắt tội mình. Về thuế thì không cần phải đóng tiền thu nhập, nhưng phải đóng lại số tiền lời từ ngân hàng tạo ra.
Vậy nên khí sang Mỹ, bạn có thể bán nhà tại Việt Nam, rồi chuyển số tiền đó sang định cư với những giấy tờ quy định phải có như: hợp đồng mua bán nhà tại Việt Nam có công chứng và giấy tờ chứng minh định cư.
Thời tôi chuyển sang Mỹ, số tiền mặt tối đa Mỹ cho phép mang sang là 7000USD, mỗi năm được chuyển tối đa 50.000USD từ tiền bán nhà.
Về việc chuyển tiền: tôi chuyển một ít tiền qua dịch vụ cho người thân giữ dùm tiêu xài và ba tháng chờ giấy tờ. Tiền dư còn lại nên để lại ở Việt Nam, gửi ở một số ngân hàng uy tín chút.
Các cách chuyển tiền từ Châu Âu về Việt Nam chỉ mất vài phút
Nếu các bạn không có ý định bán nhà, các ban phải giữ được giấy tờ chủ quyền có gia hạn gần nhất để có bằng chứng giữ gìn được quốc tịch Việt Nam. Về đất đai, đất thổ cư, đất xây nhà cứ giữ nguyên chủ quyền (sổ đỏ) không có sao hết. Tuy nhiên, ngoài đất thổ cư, các bạn phải làm hợp đồng cho thuê có thời hạn, hoặc sang tên, nhờ người đứng tên dùm để bảo đảm giữ được tài sản của mình.
Còn về chuyện nên bán nhà trước hay sau khi định cư Mỹ, điều này là tùy thuộc mỗi người thôi. Nhưng tôi khuyên chân thành, nếu các bạn đã quyết định định cư Mỹ, thì các bạn nên lo dàn xếp mọi chuyện xong xuôi, vì suy cho cùng của ở đâu người ở đó thì mới yên tâm được. Chuyện tài sản là chuyện quan trọng, vậy nên các bạn hãy đặt ra những giải pháp làm sao mọi chuyện được suôn sẻ và hợp lý.

[ELECTION 2018] THÀNH THẬT CHIA BUỒN JANET NGUYỄN (ORANGE COUNTY) VÀ TÂM NGUYỄN (SAN JOSE)



Tính lúc 11 giờ tối mồng 24 tháng 11 năm 2018:

Janet Nguyễn thua LS UCV Tom Umberg 2,130 phiếu.

Tom   = 16,471 (LA) + 115,185 (OC) = 131,656
Janet = 13,544 (LA) + 115,982 (OC) = 129,526
Inline image


Inline image



Subject: Re: THÀNH THẬT CHIA BUỒN JANET NGUYỄN VÀ TÂM NGUYỄN

Tính lúc 7 giờ sáng mồng 24 tháng 11 năm 2018:

Janet Nguyễn thua Tom Umberg 1,958 phiếu.

Tom   = 16,471 (LA) + 114,559 (OC) = 131,030
Janet = 13,544 (LA) + 115,528 (OC) = 129,072

Inline image
Inline image


Subject: Re: THÀNH THẬT CHIA BUỒN JANET NGUYỄN VÀ TÂM NGUYỄN

Tính lúc 11:33 tối mồng 21 tháng 11 năm 2018:
Janet Nguyễn thua Tom Umberg 1,862 phiếu

Tom   = 16,180 (LA) + 114,559 (OC) = 130,739
Janet = 13,349 (LA) + 115,528 (OC)= 128,877

Inline image

Inline image



Subject: Re: THÀNH THẬT CHIA BUỒN UCV TÂM NGUYỄN



Y OF SAN JOSE, DISTRICT 7 - COUNCIL MEMBER (Vote For 1)

Add this race to my races
Precincts Reporting100%
Votes
Percentage


MAYA ESPARZA
10,932
53.99%

TAM NGUYEN
9,316
46.01%

20,248

Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2018

California ân xá cho ba người gốc Việt có nguy cơ bị trục xuất

Sau khi nhận được lệnh ân xá, những người gốc Việt gần như không còn nguy cơ bị trục xuất về Việt Nam.

Ông Nguyen Thanh Tung, một trong 3 người gốc Việt vừa được nhận lệnh ân xá. Ảnh: ORC.
Ông Nguyen Thanh Tung, một trong 3 người gốc Việt vừa được nhận lệnh ân xá. Ảnh: ORC.
Thống đốc bang California Edmund Brown ngày 21/11 tuyên bố lệnh ân xá cho 38 người và giảm án cho 70 người, trong đó có ba người gốc Việt là Tung Thanh Nguyen, Truong Quang Ly và Hai Trong Nguyen, theo trang web của chính quyền bang. 
Ba người này nằm trong hàng chục người Việt bị chính quyền Mỹ giam để chờ trục xuất. Họ đã hoàn thành bản án nhiều năm trước, chủ yếu từng phạm tội liên quan đến ma túy và các tội phi bạo lực khác. 
"Tôi đánh giá ba người gốc Việt có 99% cơ hội không bị trục xuất", luật sư Tania T. Pham, người hỗ trợ khoảng 40 người gốc Việt, nói với VnExpress.
Tổng thống Mỹ Trump ngay từ khi bắt đầu nhiệm kỳ đã thực hiện chính sách cứng rắn về quản lý người nhập cư. Cơ quan quản lý Di trú và hải quan Mỹ (ICE) từ tháng 3/2017 đã mở chiến dịch truy bắt những những người Việt tị nạn từng phạm tội và bị kết án ở Mỹ. Theo thống kê, ICE năm ngoái bắt giữ 71 người nhập cư gốc Việt và 35 trường hợp khác vào năm 2016.
Cục điều tra dân số Mỹ ước tính có khoảng 1,3 triệu người Việt nhập cư sống tại Mỹ. Trong số này, có tới 10.000 người Việt nhập cư nhận lệnh trục xuất, nhiều trường hợp là vì mất "thẻ xanh" do từng bị kết án. Những người rời khỏi Việt Nam trước ngày 12/7/1995, thời điểm hai quốc gia nối lại quan hệ ngoại giao, cũng thuộc nhóm bị bắt giữ.
Việc trục xuất những người gốc Việt được thực hiện bất chấp Việt Nam và Mỹ đã ký một hiệp định song phương vào năm 2008 để đảm bảo những người từ Việt Nam đến Mỹ trước ngày 12/7/1995 sẽ không bị trục xuất về nước.
Luật sư Pham cho hay việc tiếp theo ba người gốc Việt mới được ân xá cần làm là họ phải nộp Bản kiến nghị mở lại hồ sơ lên tòa án nhập cư để khôi phục lại thẻ xanh. Tuy nhiên quá trình này kéo dài đến một năm vì có nhiều thủ tục.
Khánh Lynh

Lawsuit Against State Senator Janet Nguyen - by attorney Tom Umberg

With the upcoming general election finally getting some attention, a strange thing happens in Orange County and State Senator Janet Nguyen (R). 

Currently, she is an incumbent state senator (D34) running basically unopposed since her opponent, Tom Umberg (D), is not serious candidate by any stretch of imagination.   She has a war chest of close to $1.3 million while he has less than 1/10 in his campaign fund.   The Democratic Party has no interest in this race and is not supporting him financially.  He lost to Janet Nguyen 11 years ago in an OC Supervisor race and has not been in politics since.

With all the Vietnamese votes behind her, she is a sure in for landslide win.    However, whether it is paranoia or hubris, she sent out a hit piece to the Vietnamese community calling him a communist sympathizer because 26 years ago, he worked with Tom Hayden, a state legislature who opposed the Vietnam War.

Now, he is a retired Colonel in the Army after tour of duty as a paratrooper and a special prosecutor of terror suspects.    He served over 30 years  and  had top secret / SCI security clearance.  His wife is Brigadier General Robin Umberg.

To many people, this is a far stretch by Nguyen to call him a communist / communist sympathizer. 

But again, Nguyen and her cohorts have been attacking Westminster City Councilmember Tyler Diep as a communist sympathizer for the last 9 months, trying to derail Diep's state assembly campaign.  The reason for this defamation, Diep works for a Vietnamese TV station that is mostly owned by Thuy Nga Paris By Night, the show entertainment production company that hired singers and actors who are also performing in VN.

Umberg's lawyer recently sent out a cease and desist letter.  Nguyen did not response so now the ball is in Umberg's court.

Thứ Ba, 20 tháng 11, 2018

Nguyễn Janet và Ảnh Hưởng của Trần Thái Văn

"Thánh nhân chi đạo vi nhi bất tranh. Phu duy bất tranh, cố thiên hạ mạc năng dữ chi tranh". 
 
Lão Tử viết: Nguyên tắc làm việc của người lãnh đạo là làm mà không tranh đoạt. Chính vì không tranh đoạt cho nên thiên hạ cũng không có ai tới tranh đoạt với mình.
 
Sau ngày bầu cử sơ bộ đầu Tháng Sáu vừa qua tại Quận Cam, TNS TB California Nguyễn Janet, NJ, đã tái thắng cử với đại đa số vì không có UCV đáng kể ra tranh cử chức thượng nghị sĩ tiểu bang chống lại một đương kim TNS.  Với số tiền quỹ tranh cử hơn $1 triệu nên NJ rất là vững cho kỳ bầu cử khoáng đại Tháng 11.  Cùng hơn một năm trời vận động tranh cử chức dân biểu tiểu bang thì NV TP Westminster Diệp Tyler, DT, đã về nhì trong vòng sơ bộ và cũng sẽ vào vòng khoáng đại Tháng 11.   Tuy về nhì vì số phiếu bị chia bởi hai UCV Đảng Cộng Hoà, ĐCH, nên cơ hội thắng cử cũng khả quan tuy sẽ có phần chật vật vì đang bị NJ đánh phá.
 
Thoạt đầu, các dân cư tại Quận Cam cũng vui mừng kỳ này CĐ có hy vọng hai dân cử trên Lưỡng Viện Tiểu Bang.  Hai người thuộc Đảng Cộng Hoà, trẻ tuổi và biết cách làm việc hành chánh dù rằng họ đang có xích mích.  Đáng tiếc, sự hân hoan không được lâu vì tuy ra tranh cử khác chức vụ, nhưng NJ vì mối hận thù cá nhân với DT và đồng thời với GSV Đỗ Andrew, người đang ủng hộ DT, nên đã chính thân đánh phá DT bằng mọi thế lực.  NJ tiến cử hai UCV chống DT để chia phiếu và áp lực ĐCH không được ủng hộ DT bằng các thế từ tài chánh tới tiến cử đối thủ ra phá phiếu.
 
 
Đây là chuyện chính trị cá nhân và độc tôn, độc quyền giữa NJ và DT nên nhiều cử tri cảm nhn được hậu quả tiêu cực của cuộc ẩu đả đang xẩy ra tại Quận Cam.
 
Nhưng hành động làm cho đa số cử tri rất khó chịu là sự chụp mũ nhau trong cuộc bầu cử.  Sự kiện hiện đang bàn tán sôi nổi tại Quận Cam -
 
 
 
Đồng bọn  của NJ tại Quận Cam là NV TP Garden Grove Bùi Phát, BP,  và nhóm Phan kỳ Nhơn.  Nhóm Phan kỳ Nhơn đã công khai lên án và biểu tình chống DT là Việt gian.   Lý do vì DT là phóng ngôn viên cho đài Việt Face TV.   Đài này lấy phim liệu của một công ty trong nước và cổ phần là của Paris By Night.  Đối với nhóm Phan kỳ Nhơn và BP thì Paris By Night là thân cộng.
 
DT không trả lời sự chụp mũ và đã đắc cử để vào vòng khoáng đại.  Thế nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ thì đồng bọn của NJ và chính NJ vẫn tiếp tục đánh phá.
 
Điển hình mới nhất đây là NJ gửi một tối hậu thư tới chủ tịch ĐCH của Quận Cam (Robert Whitaker).  Trong thư, NJ cảnh cáo nếu còn tiếp tục ủng hộ DT thì NJ sẽ rút lại số tiền $2,500 đã tặng ĐCH cho buổi gây quỹ Flag Day.  Buổi tiệc hôm đó, NJ không tới và đã đòi lại tiền.
 
 
Nhóm ủng hộ DT buộc lòng phải chống đỡ và đặt câu hỏi sao đồng bọn của NJ lên án DT là Việt gian trong khi NJ còn dính liếu tới trong nước nhiều hơn.  Câu chuyện cũ đã được kể lại như sau trên radio và diễn đàn.
 
 
Ngày 6, Tháng 7, năm 2006, lúc đó Nguyễn Janet còn là NV TP Garden Grove cùng đi với một cảm tình viên lên SF gặp Tổng Lãnh Sự CSVN Trần Tuấn Anh.  NJ lái xe qua Long Beach và bay lên Oakland, thay vì bay thẳng từ Orange County.  Từ Oakland lái xe tới SF và ăn trưa với TLS Trần Tuấn Anh.    
 
Ngày hôm sau, Lê Công Trứ (Lê Eric ) gọi điện thoại  NJ, hẹn gặp tại TP Monterey Park, và đưa cho $5,000 để ra tranh cử GSV.   Lê  Eric là một thương gia buôn bán trong nước và người thân cận với TLS.   Một người tốt bụng nên ông cũng đã sau đó gây quỹ giúp NJ hơn vài chục ngàn trong nhóm thương gia buôn bán với VN.        
 
Lúc đó cựu Dân Bửu TB Trần Thái Văn biết được tin (nhưng không nắm vững chi tiết) nên đã đích thân tố cáo NJ là Việt gian và thân cộng.   NJ phản pháo lại rằng TTV cũng lấy tiền của David Dương nên tại sao gọi cô là Việt gian được.
 
Tình bạn giữa NJ và  Lê Eric khá thân thiết.  Khi TLS Trần tuấn Anh đi tham quan ở miền Nam Cali thì  Lê Eric  cũng dàn xếp để được gặp gỡ tại TP Orange Hill.      
 
TLS Trần tuấn Anh là con của Trần đức Lương (Chủ tịch nước thứ năm của CSVN), cũng là người mà đã ký công hàm trao một phần đất Ải Nam Quan cho Trung Quốc.
 
Khi Lê Eric tổ chức buổi tiệc thết đãi Chủ Tịch Nguyễn minh Triết tại St. Regis Hotel ở Dana Point, theo nhân chứng lúc buổi trưa hôm đó,  NJ ở ngoài biểu tình cùng quần chúng nhưng cũng gọi điện thoại cho Lê Eric đang ở bên trong hotel để báo tình hình.    
 
Đó là câu chuyện nhóm ủng hộ DT đã lên tiếng vì đồng bọn NJ đã chụp mũ DT. Sự kiện có thiệt hay không thì bây giờ chỉ còn NJ và nhân chứng.  Người viết đã hỏi NJ kiểm chứng chuyện này và không thấy trả lời.  Còn nhân chứng đã chứng nhận mọi chuyện như đã được trình bày bởi nhóm ủng hộ DT. 
 
Đối với người viết khi có một vài người hỏi về câu chuyện thì xin thưa đây không phải là chuyện mới và đa số các cử tri đã bầu cho NJ qua mấy lần tranh cử. 
 
Thật sự mà nói thì bây giờ dầu có người ở Tổng Lãnh Sự Quán tới Quận Cam để giúp Nguyễn Janet gây quỹ, thiết nghĩ đa số các cử tri cũng không lấy là điều trở ngại.      
 
Các người ủng hộ NJ than phiền chuyện cũ này là lỗi tại Trần thái Văn và bè đảng và ngay cả những nhóm chống cộng cực đoan như Phan kỳ Nhơn.  Chính họ lúc bây giờ đã cố chặn sự nghiệp chính trị của NJ.  Khi không được CĐ giúp đỡ tài chánh thì NJ phải tìm cách để nuôi sống chính mình.   Người nạn nhân của tình thế bất đắc dĩ này là Nguyễn Janet.
 
Công bằng mà phân tích thì nếu CĐ chúng ta muốn cho các UCV hoặc dân cử không phải lệ thuộc vào các tài phiệt Trung Quốc, các thương giá thân cận tới chính phủ CSVN, hoặc phải đi xin tiền TLS CSVN thì chính chúng ta phải giúp tài chánh và ủng hộ các UCV gốc Việt thật nhiều hơn.
 
Chuyện chứng tỏ cho thấy là NJ là một chính trị gia tài giỏi biết nương thời thế và lợi dụng lòng các cử tri để thắng cử.  Một chính trị gia khôn ngoan như NJ thì biết cách gây quỹ, biết cách cư xử hài hòa và hiểu rằng không ai là bạn cả đời và cũng không ai là kẻ thù muôn kiếp. 
 
Điển hình là xưa kia Phan kỳ Nhơn rất hận thù NJ và đã từng gọi NJ là Việt gian và thân cộng.  Nhưng nay lại hỗ trợ và đồng minh với nhau.  Hôm nay là Việt gian, mai là người quốc gia chính nghĩa.   Đó là hiểu biết CĐ, lòng dân và bối cảnh chính trị.      
 
Hiện tại thì các cử tri trong các mùa bầu cử đã cho chúng ta thấy bằng lá phiếu, chuyện một dân cử / UCV bị mang danh thân cộng lúc nào cũng đắc cử.   Hơn 43 năm đã qua, với trung bình khoảng 300,00 Việt kiều về nước mỗi năm, nhiều người bầy tỏ chuyện cộng sản và thân cộng có lẽ không còn là vấn để nữa cho đại đa số cử tri.    
 
Ở một nước dân chủ, chúng ta chỉ cần hơn nhau 1 một phiếu cũng là đủ để đại diện cho tất cả dân cư.  CSVN là thù hay bạn với CĐ người Việt thì đó là chuyện đại đa số cử tri quyết định.  Đối với họ, một UCV  về VN làm ăn trong nước,  nhận tiền của các thương gia trong nước và có mối liên hệ tới các lãnh tụ ĐCSVN, đại đa số cử tri tại Quận Cam cũng sẽ bầu cho UCV đó nếu UCV biết cách vẫn động, khôn khéo dàn xếp, biết dùng áp lực của mình và hiểu biết thời cơ để đáp ứng.
 
Một trong những chuyện quan trọng đáng chú tâm cho những người sinh hoạt CĐ là Trung Quốc.  Nhiều người yêu quê hương viết phải làm thế nào ngăn chặng sự bành trướng và ảnh hưởng của TQ tại nước Mỹ.  Đó là chuyện thực tế và nằm trong vòng tay của chúng ta là một công dân Mỹ.    
 
Các hội đồng thành phố tại Garden Grove và Westminster phải có những dự luật cấm không cho công ty TQ đấu thầu những dự án của TP.  Trên Quốc Hội TB California, chúng ta phải vận động đưa ra những nghị quyết cảnh cáo TQ và đặt điều kiện hạn chế cơ sở của tiểu bang California buôn bán với TQ.  
 
TNS Nguyễn Janet trong 4 năm nay đã làm được những việc đang khen cho cộng đồng như là đưa ra nghị quyết SCR 18 để tuyên dương Tháng Tư là Tháng Di Sản Văn Hóa của Người Mỹ Gốc Việt, và dự luật SB 895 để thiết lập chương trình và mô hình giảng dạy liên quan đến chiến tranh Việt Nam Cộng Hòa và kinh nghiệm của người ty nạn Việt Nam.

Đó là việc thực tiễn hơn là thấy Nguyễn Janet mang vốn liến chính trị của mình đi ngăn chặn đường tiến thân của dân cử cùng dòng giống Việt như Diệp Tyler.   NJ đã một lần dùng bề thế của mình đánh phá cuộc tranh cử của GSV Đỗ Andrew và đã thất bại. Vở tuồng chính trị này lại diễn là lần thứ hai và đang làm nhiều dân cư tại Quận Cam thắc mắc, thất vọng và chán nản vì hậu quả tiêu cực mang lại cho một người dân cử sáng giá như Nguyễn Janet.  Cử tri tại Quận Cảm có lẽ đành phải chấp nhận số phận NJ từng là đàn em của Trần Thái Văn nên sự ảnh hưởng độc tôn chính trị của Trần Thái Văn vẫn không thoát được.
 
Vu Linh

TNS California Janet Nguyễn bị đối thủ qua mặt, đối diện nguy cơ thất cử - Tin VOA



VOA 20.11.2016
Thượng nghị sĩ cấp bang Đảng Cộng hòa Janet Nguyễn đã bị đối thủ Đảng Dân chủ Tom Umberg qua mặt trong một cuộc đua tranh ghế đại diện Địa hạt Thượng viện 34 của bang California, theo kết quả kiểm phiếu mới nhất được Quận Cam (Orange County) công bố vào chiều tối thứ Hai.
Diễn biến này đánh dấu sự thất thế gây sững sờ của của nữ chính gia gốc Việt nổi bật nhất trong cộng đồng người Việt ở nam California, gần hai tuần sau ngày bầu cử khi bà dẫn trước với cách biệt đáng kể và được kì vọng sẽ chiến thắng.
Ông Umberg vượt lên dẫn trước bà Janet với cách biệt 438 phiếu, đạt tỉ lệ 50,09 phần trăm so với 49,91 phần trăm sau khi gần 11.000 phiếu được cập nhật từ Quận Cam. Kết quả cập nhật từ Quận Los Angeles - một thành trì của phe Dân chủ - vào ngày thứ Ba có phần chắc sẽ nới rộng cách biệt dẫn đầu của ông Umberg.
Không rõ bà Janet có thể vươn lên dẫn đầu trở lại hay không trong khi hàng ngàn phiếu vẫn cần được kiểm đếm trong những ngày tới.
Để có cơ may chiến thắng bà sẽ phải cần một cách biệt dẫn đầu to lớn ở Quận Cam, một thành trì truyền thống của Đảng Cộng hòa và là nơi bà nhận được sự ủng hộ to lớn của cử tri người Việt. Nhưng kết quả kiểm phiếu ở Quận Cam trong những ngày gần đây cho thấy số phiếu bầu dành cho ông Umberg nhiều hơn số phiếu bầu dành cho bà. Hơn nữa những phiếu bầu được kiểm đếm muộn có khuynh hướng nghiêng về Dân chủ.
Sở dĩ việc đếm phiếu ở California vẫn tiếp diễn là vì số lượng cử tri đăng kí ở bang này lên tới 20 triệu người và chỉ riêng Quận Los Angeles và Quận Cam thôi đã có số lượng cử tri đông hơn 30 bang của Mỹ cộng lại, theo báo The Los Angeles Times. Những lá phiếu hiện đang được kiểm đếm là phiếu được gửi qua đường bưu điện cũng như phiếu tạm thời cần được xác minh.
Sự thất thế của bà Janet từ một vị trí mà trước đó được cho là an toàn cho thấy sự tổn hại to lớn mà phe Cộng hòa ở California, đặc biệt là ở Quận Cam, gánh chịu khi nền chính trị toàn quốc phủ bóng đen xuống các cuộc đua ở địa phương.
Nếu thất cử, “bà ấy có thể là nạn nhân của một phản ứng toàn quốc đối với Trump,” Paul Mitchell, phó chủ tịch của công ty Political Data, Inc. chuyên thu thập dữ liệu về cử tri California, nói với báo The Orange County Register. “Bà ấy có chữ ‘[Cộng hòa]’ cạnh tên của bà ấy, và điều đó có thể tạo nên sự khác biệt.”
Bà Janet Nguyễn được xem là một người theo Đảng Cộng hòa có chủ trương ôn hòa. Bà trở thành người gốc Việt đầu tiên đắc cử vào một thượng viện cấp bang ở Mỹ vào năm 2014 khi bà đánh bại đối thủ Dân chủ với cách biệt 16 điểm phần trăm
Quận Cam biến thành Quận Xanh: bà Kim đã thua, bà Janet Nguyễn bị qua mặt
Viễn Đông
Những người ủng hộ ông Harley Rouda thuộc đảng Dân Chủ đã cầm bảng vận động cử tri đi bầu tại Laguna Beach trong ngày bầu cử. Kết quả sau cùng cho thấy ông Rouda đã thắng tại địa hạt cử tri 48, để lấy ghế Dân Biểu Liên Bang của ông Dana Rohrabacher thuộc đảng Cộng Hòa. (Getty Images)
WESTMINSTER - Sau nhiều ngày tưởng chừng chiến thắng đã nằm trong tay, giờ đây nữ Nghị Sĩ Tiểu Bang Janet Nguyễn đang chờ đợi kết quả của cuộc bầu cử diễn ra hai tuần trước đây. Hai cơ quan kiểm phiếu tại Hạt Orange và Hạt Los Angeles vẫn đang tiếp tục kiểm điểm những lá phiếu được gởi bằng thư, và kết quả mới nhất tính đến chiều thứ Hai thì bà Janet Nguyễn đã bị ông Tom Umberg qua mặt.
Tại địa hạt cử tri 34, bà Janet Nguyễn (Cộng Hòa) từng dẫn trước đối thủ Tom Umberg (Dân Chủ) với khoảng cách 18% vào đêm bầu cử. Thế nhưng trong từng ngày sau đó, ông Tom Umberg đã tiếp tục nhận thêm phiếu nhiều hơn so với của bà Janet Nguyễn. Đến cuối tuần qua thì bà chỉ dẫn dẫn trước 0.24%. Qua ngày thứ Hai thì ông Tom đã nắm 50.09 phần trăm so với bà Janet Nguyễn 49.91 phần trăm.
Kết quả cập nhật mới nhất cho thấy ông Tom Umberg đã qua mặt bà Janet Nguyễn với 438 lá phiếu trong tổng số 253,210 phiếu đã được đếm.
Địa hạt cử tri 34 bao gồm một phần nằm ở phía tây thành phố Long Beach và toàn thể các thành phố Santa Ana, Garden Grove, Fountain Valley, Westminster, Seal Beach, và Los Alamitos. Một phần của Huntington Beach và Anaheim cũng nằm trong địa hạt này.
Quận Cam hiện đang còn hơn 90,000 lá phiếu cần được đếm.
Quận Cam biến thành xanh
Trên toàn quốc cũng như tại California, màu đỏ là màu biểu tượng của đảng Cộng Hòa, màu xanh biển là đảng Dân Chủ. Những kết quả mới nhất sau ngày bầu cử 6 tháng 11 đã cho thấy thành trì đỏ của Cộng Hòa trong nhiều thập niên ở Quận Cam đã đổi sang màu xanh.
Quận này từng hãnh diện với những danh nhân Cộng Hòa như tài tử John Wayne, tổng thống Richard Nixon, và tổng thống Ronald Reagan. Giờ đây thì các vị này ở bên kia thế giới có thể thắc mắc rằng, “Chuyện gì đã xảy ra ở Quận Cam của chúng mình?”
Vào đêm thứ Bảy cuối tuần qua, ứng cử viên Dân Chủ Gil Cisneros đã được công bố là người đắc cử chức Dân Biểu Liên Bang đại diện khu vực cử tri 39. Ông Cisneros là người cuối cùng trong bảy ứng cử viên Dân Chủ chiếm hết bảy ghế dân biểu của Cộng Hòa, quét sạch đảng đỏ ngay tại thành trì bảo thủ của đảng này.
Trước đây, Quận Cam, hay Orange County, nằm về phía nam thành phố Los Angeles được xem là biểu tượng cho lập trường bảo thủ, “quê hương của Reagan,” và nơi được nói là “nơi mà tất cả đảng viên Cộng Hòa đến khi mãn phần.”
Với dân số 3.2 triệu người, Quận Cam là nơi chào đời của ông Nixon, và cũng là nơi có thư viện tổng thống mang tên ông (ở Yorba Linda).
Phi trường lớn nhất tại Quận Cam được đặt tên của tài tử cao-bồi lừng danh John Wayne. Khi còn sống, ông là một đảng viên Cộng Hòa kỳ cựu và rất nổi tiếng của đảng.
Trong cuộc bỏ phiếu vừa qua, bốn ghế dân biểu liên bang đã bị thay đổi đảng. Ba ghế dân biểu kia đã thuộc về Dân Chủ từ những lần bầu cử trước. Và như thế tất cả bảy ghế đại diện Quận Cam nay đều thuộc về Dân Chủ. Nhờ có thêm dân biểu từ Quận Cam, đảng Dân Chủ tại Hạ Viện Hoa Kỳ sẽ được nắm quyền đa số mà đảng từng bị vuột mất vào năm 2011.
Trước ngày bầu cử, Dân Chủ đã cần thêm 23 ghế để có thể giành lại thế đa số. Giờ đây, kết quả cho thấy đảng đã có thêm không chỉ 23 mà lên tới 38 ghế Dân Biểu. Như vậy, khi khóa họp Quốc Hội bắt đầu trong tháng Giêng tới đây, Dân Chủ sẽ có tỷ số 232-200 đối với Cộng Hòa.
Trong thời gian tranh cử tại Quận Cam, Dân Chủ đã dồn nỗ lực vận động các cử tri dựa trên thái độ chống Tổng Thống Donald Trump. Đặc biệt là chiếu cố vào các dân biểu Cộng Hòa từng bỏ phiếu chống chương trình bảo hiểm Affordable Care Act (thường được gọi là Obamacare) và dân biểu từng ủng hộ luật giảm thuế 2017 mà phần lớn quyền lợi được dành cho giới thượng lưu.
Tại địa hạt cử tri 39, ông Cisneros đã qua mặt bà Young Kim thuộc đảng Cộng Hòa, mặc dù vào đêm bầu cử ông từng bị bà dẫn trước với gần 3,900 lá phiếu. Ông Cisneros là cựu quân nhân Hải Quân. Ông trở thành một nhà từ thiện từ khi trúng lô độc đắc $266 triệu Mỹ kim. Trong cuộc tranh cử thì ông chuyên nhấn mạnh các chương trình giáo dục.
Ba đảng viên Dân Chủ khác từ Quận Cam cũng được bầu vào Hạ Viện lần đầu tiên là ông Harley Rouda, bà Katie Porter và ông Mike Levin.
Chiến thắng của ông Rouda được xem là đáng chú ý nhất, vì đối thủ của ông là Dân Biểu Dana Rohrabacher, người đã đắc cử 15 nhiệm kỳ, tức là rất kỳ cựu với gần 30 năm phục vụ tại Hạ Viên.
Một trong các yếu tố khiến Cộng Hòa bị thất thế tại Quận Cam là lập trường chống di dân của chính phủ Trump. Trong thành phần dân số tại Quận Cam thì người Latino chiếm 35 phần trăm, người Á Đông 21 phần trăm. Người da trắng chiếm 40 phần trăm.
Ba đảng viên Dân Chủ khác đã tái đắc cử tại Quận Cam là bà Linda Sanchez, ông Lou Correa và ông Alan Lowenthal.
(Nguồn Voice of OC)

Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2018

Phạm nhân Mỹ được giảm án nếu đăng ký triệt sản

Chính sách cho phạm nhân giảm 30 ngày tù giam nếu phẫu thuật triệt sản hoặc ngừa thai bị nhiều ý kiến phản đối.

CNN đưa tin, ngày 15/5/2017, một thẩm phán ở hạt White, bang Tennessee,Mỹ đã phê chuẩn chính sách mới áp dụng cho tù nhân. Theo đó để được giảm 30 ngày tù, phạm nhân nam có thể chọn phẫu thuật triệt sản, còn phạm nhân nữ có thể cấy ghép thiết bị kiểm soát sinh sản.

Mục đích ban đầu của chương trình này là nhằm giúp đỡ phạm nhân nữ có nguy cơ cao sinh ra con bị nghiện ma túy bẩm sinh. Để tránh bị xem là phân biệt đối xử về giới, chương trình này mở rộng cho cả nam giới. Nhưng vì phẫu thuật thắt ống dẫn tinh ở nam giới có tính chất lâu dài và khó đảo ngược nên phạm nhân nam phải đủ 21 tuổi và trải qua khoảng thời gian chờ 30 ngày trước khi thực hiện. Cục Y tế Tennessee nhận thực hiện miễn phí.

Thẩm phán Sam Benning cho biết ý định của ông khi phê chuẩn chương trình để khuyến khích người nghiện ma túy không nên có thêm con khi không đủ khả năng nuôi dưỡng, từ đó giảm bớt gánh nặng khi mới ra tù, giúp ổn định cuộc sống. Vốn là thẩm phán tòa án vị thành niên, ông nhận ra nhiều phạm nhân nữ thường có con bị nghiện ma túy bẩm sinh dẫn tới pháp luật buộc phải cách ly mẹ con. Tương tự, phạm nhân nam khi làm cha đã không hoàn thành trách nhiệm trợ cấp, nuôi dưỡng.
Chương trình triệt sản vấp phải sự phản đối mãnh liệt của nhiều cá nhân và tổ chức. Bryant Dunaway - công tố viên quận Tennessee - nhận định chương trình này không thỏa mãn yêu cầu về tính hợp pháp, đồng thời có thể khiến người khác nhầm tưởng nhà nước cố ý xen vào vấn đề nội bộ gia đình.
Nhiều người còn cho rằng chương trình này mang hơi hướng của phong trào ưu sinh thịnh hành vào đầu thế kỷ 20. Mục đích của phong trào này là để loại bỏ những người bị cho là thấp kém khỏi xã hội bằng cách triệt sản bắt buộc. Chủ nghĩa ưu sinh cũng là một phần trong hệ thống tư tưởng của phát xít Đức.

Hedy Weinberg, giám đốc điều hành của Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ đánh giá chương trình của thẩm phán Sam Benningfield có thể coi là việc nhà nước đang bắt người dân không được sinh đẻ. Với người đang phải chấp hành hình phạt tù, cho họ chọn giữa việc giảm án và triệt sản/ngừa thai không phải là lựa chọn thực sự, vi phạm vào quyền hiến định của cá nhân.
Quy định giảm án nếu triệt sản có thể xâm phạm quyền hiến định của tù nhân.
Quy định giảm án nếu triệt sản có thể xâm phạm quyền hiến định của tù nhân.
Cục Y tế Tennessee cũng quay lưng với chương trình này và cho biết sẽ không tiếp tục thực hiện phẫu thuật triệt sản/ngừa thai miễn phí cho tù nhân đang chấp hành hình phạt tù.
Trước sự phản đối, ngày 26/7/2017, thẩm phán Sam Benningfield ký lệnh bãi bỏ chương trình triệt sản cho tù nhân. Tuy vậy, lệnh bãi bỏ vẫn giảm 30 ngày tù cho những tù nhân đã phẫu thuật hoặc đã đăng ký vì cho rằng họ thể hiện mong muốn cải thiện cuộc sống của mình và có hành động nghiêm túc để thực hiện công tác tái hòa nhập.
Từ khi chương trình được phê chuẩn tới khi bị bãi bỏ, hơn 32 phạm nhân nữ đã trải qua phẫu thuật ngừa thai có hiệu quả tạm thời trong 3 năm. Số lượng phạm nhân nam đăng ký cũng tương đương với nữ giới, 38 người, nhưng chưa ai thực hiện phẫu thuật thắt ống dẫn tinh.
Hội đồng Hành xử Tư pháp Tennessee nhận xét mặc dù mục đích của vị thẩm phán muốn phòng ngừa phạm nhân sinh ra những đứa trẻ nghiện ma túy bẩm sinh là đáng quý, nhưng khi ấy ông đã không nhận ra sự bất hợp lý của chương trình này ở chỗ nó có khả năng ép buộc tù nhân tham gia phẫu thuật khiến họ bị mất khả năng sinh sản tạm thời.
Ngày 15/11/2017, Hội đồng Hành xử Tư pháp Tennessee ra quyết định phê bình công khai với thẩm phán Sam Benningfield, cho rằng ông đã không tuân thủ pháp luật và có hành động làm giảm niềm tin của người dân vào hệ thống tư pháp.

Quốc Đạt (tin VNExpress)

Mỹ quản chế 'tại gia' người phạm tội bằng định vị, bắt đọc sách

Muốn không phải ngồi tù, người bị quản chế phải tuân thủ nhiều điều kiện, trong đó có yêu cầu tham gia nhóm đọc sách.

Thay vì án phạt tù, thẩm phán Mỹ có thể áp dụng hình thức quản chế tại địa phương với người bị kết án. Với hình thức này, người phạm tội được tiếp tục sinh sống trong cộng đồng nhưng bị tước mất một số quyền tự do của công dân bình thường. Nếu tiếp tục phạm pháp trong thời gian quản chế, người phạm tội sẽ phải ngồi tù.

Hình phạt quản chế có ba mục đích chính: giúp người phạm tội tái hòa nhập cộng đồng, bảo vệ cộng đồng trước hành vi tội phạm tương lai, và bảo vệ quyền lợi của nạn nhân.
Đối tượng áp dụng hình thức quản chế tại địa phương thường là những người phạm tội lần đầu, mức độ nguy hiểm thấp. Quyết định áp dụng hình thức quản chế chủ yếu thuộc vào thẩm quyền quyết định của thẩm phán vụ việc, nhưng vẫn phải nằm trong khuôn khổ pháp luật.

Mỗi bang lại có quy định khác nhau về tội danh có thể được áp dụng hình thức quản chế. Ví dụ điều 42A.053, Bộ luật Tố tụng Hình sự bang Texas quy định người phạm tội không được chuyển sang hình thức quản chế nếu bản án có hình phạt tù vượt quá 10 năm; sử dụng vũ khí nguy hiểm; trước đó từng có tiền án về tội nghiêm trọng; hoặc tội danh bị kết án là tội giết người, bắt cóc, buôn người, xâm hại tình dục, cố ý gây thương tích cho trẻ em, người già hoặc người khuyết tật, trộm cướp...

Trong khi đó, theo điều 1203, khoản e của Bộ luật hình sự California, phạm vi cấm áp dụng quản chế còn rộng hơn, bao gồm cả những hành vi như: biển thủ hoặc đưa hối lộ khi là công chức, cố tình tàng trữ hoặc phát tán thuốc gây ảo giác PCP, trộm cắp tài sản có giá trị hơn 100.000 USD, sở hữu súng trường/súng săn cưa nòng, súng máy hoặc giảm thanh cho súng.
Người quản chế có thể phải đeo thiết bị định vị ở cổ chân.
Người quản chế có thể phải đeo thiết bị định vị ở cổ chân.
Để thực hiện ba mục đích trên, thẩm phán sẽ đặt ra điều kiện và cấp độ quản chế tùy vào từng vụ việc cụ thể. Theo Legal Dictionary, có nhiều cấp độ quản chế dành cho người phạm tội:
Quản chế không chịu giám sát: Người quản chế không chịu sự giám sát trực tiếp của viên chức quản chế, nhưng vẫn phải tuân thủ các điều kiện tòa đặt ra trong thời hạn nhất định.
Quản chế chịu giám sát: Yêu cầu người quản chế phải báo cáo với viên chức quản chế, có thế là qua gặp mặt hằng tuần, hằng tháng hoặc qua điện thoại, thư tín.
Quản chế kiểm soát tại cộng đồng: Buộc người bị quản chế phải ở tại nơi cư trú và bị giám sát bằng thiết bị định vị đeo cổ chân. Trong một số trường hợp, người bị quản chế được phép rời nhà đi học hoặc đi làm.
Quản chế cảnh cáo: Bị cáo phải ngồi tù trong thời gian ngắn và bị quản chế sau khi ra ngoài. Làm như vậy để "cảnh cáo" bị đơn, buộc họ tuân thủ điều kiện quản chế.
Một số điều kiện quản chế thông thường là:
- Giữ đúng lịch hẹn thường xuyên với viên chức quản chế;
- Xuất hiện tại tòa khi được triệu tập;
- Kiếm một công việc làm ổn định;
- Bồi thường cho nạn nhân;
- Tránh lại gần người bị cấm gặp hoặc tới nơi bị cấm đến;
- Không đi khỏi bang cư trú khi chưa được viên chức quản chế cho phép;
- Tuân thủ pháp luật, kể cả quy định nhỏ nhặt như đi qua đường ở nơi có vạch kẻ;
- Không được dùng chất kích thích hoặc uống rượu;
- Bị kiểm tra định kỳ nồng độ rượu và chất kích thích trong máu;
- Thực hiện đủ số giờ lao động công ích;
- Đeo thiết bị theo dõi.

Tuy có nhiều điểm tương đồng với chế định án treo ở Việt Nam, hình thức quản chế tại cộng đồng trong pháp luật Mỹ cũng có một số điểm riêng. Bên cạnh những điều kiện thông thường, thẩm phán có thể đặt ra điều kiện đặc biệt miễn là có liên quan tới tội danh đã thực hiện. Chẳng hạn, với người nhiều lần say xỉn khi lái xe, chủ xe sẽ phải lắp đặt máy đo nồng độ cồn nối với bộ điều khiển. Với thiết bị này, xe chỉ khởi động khi nồng độ cồn trong máu của người lái ở mức an toàn.

The Guardian đưa tin, vào năm 2010, một thẩm phán ở hạt Houston, Texas đã buộc người phạm tội phải tham gia nhóm đọc sách, bên cạnh điều kiện quản chế thường. Ý tưởng này thuộc vào chuỗi hoạt động "Thay đổi cuộc sống nhờ văn học". Nhóm đọc sách thường có 30 người đã bị kết án, đồng thời còn có sự tham gia của thẩm phán, viên chức quản chế và một giáo sư đại học. Kết quả cho thấy tỉ lệ tái phạm sau khi tham gia nhóm đọc giảm đáng kể.
Người phạm tội phải tham gia nhóm đọc sách trong khi bị quản chế. Ảnh: Michael Stravato/Polaris.
Người phạm tội phải tham gia nhóm đọc sách trong khi bị quản chế. Ảnh: Michael Stravato/Polaris.
Để hình thức quản chế được thực thi có hiệu quả, vai trò của người viên chức quản chế là rất quan trọng. Thẩm phán là người đặt ra điều kiện quản chế, nhưng viên chức quản chế mới là người sát sao, đảm bảo người phạm tội thực hiện đúng những điều đó.
Giả sử điều kiện quản chế là phải tìm kiếm công việc ổn định, viên chức quản chế phải thực hiện một số công việc như:
- Tạo dựng mối quan hệ với cơ quan và cá nhân trong cộng đồng có thể trợ giúp người bị quản chế tìm kiếm việc làm, ví dụ như tổ chức phi lợi nhuận, trường học, công ty,...;
- Tìm hiểu đặc điểm của người bị quản chế để có sự hướng dẫn, đào tạo thích hợp. Ví dụ, cho người phạm tội tham gia lớp đào tạo nghề nếu họ thiếu kỹ năng;
- Xác nhận người bị quản chế đang thật sự tìm kiếm việc làm;
- Xác nhận họ thật sự làm việc, bằng cách thăm hỏi ngẫu nhiên ở chỗ làm, kiểm tra bảng lương, giữ liên lạc với chủ lao động;
- Kiểm soát và chấn chỉnh người bị quản chế nếu họ không tới làm việc, nhảy việc thường xuyên, tiêu xài quá mức, hoặc không tuân thủ điều kiện quản chế.

Quốc Đạt