Thứ Năm, 30 tháng 8, 2018

Khánh Loan kiện công ty Vân Sơn, yêu cầu đền bù 300 triệu

Ca sĩ cho rằng danh hài cung cấp dịch vụ kém, làm trái hợp đồng, ảnh hưởng chất lượng liveshow. 

Ngày 30/8, Tòa án Nhân dân quận 3 (TP HCM) thụ lý đơn kiện của công ty Cổ phần Ánh Sao - đơn vị tổ chức chương trình ca nhạc Đong đầy nỗi nhớ của ca sĩ Khánh Loan. Công ty này kiện nhà hát The V Show - thuộc quyền sở hữu của Vân Sơn - cung cấp dịch vụ âm thanh, ánh sáng kém chất lượng, ảnh hưởng đến chương trình.
Công ty yêu cầu phía Vân Sơn đền bù hợp đồng vi phạm, tổn thất về vật chất, thời gian và uy tín ca sĩ. Tổng số tiền đền bù khoảng 300 triệu đồng, gồm tiền thù lao cho nhiều khâu như: ban nhạc, nhóm múa, bộ phận thu âm, nhóm bè, êkíp dàn dựng, tiền thuê nhà hát để tập và chạy chương trình.
Nghệ sĩ hài Vân Sơn (trái) và ca sĩ Khánh Loan. 
Nghệ sĩ hài Vân Sơn (trái) và ca sĩ Khánh Loan. 
Trước đó, để làm live concert ngày 27/8, Khánh Loan ký hợp đồng thuê sân khấu The V Show (tại quận 3, TP HCM). Theo hợp đồng, tổng tiền thuê địa điểm là 74,8 triệu đồng, bao gồm mặt bằng, âm thanh, ánh sáng, sân khấu và khán phòng nhà hát. Khánh Loan được phép tập luyện bốn tiếng và chạy chương trình trong ba tiếng.
Sau đó, ca sĩ ủy quyền cho công ty Cổ phần Ánh Sao để chương trình diễn ra quy mô, chuyên nghiệp hơn. Tuy nhiên theo ca sĩ, trong quá trình chuyển nhượng hợp đồng, phía The V Show liên tiếp gây khó dễ. Chương trình của Khánh Loan gặp nhiều sự cố. Theo cam kết, phía ca sĩ được bàn giao sân khấu từ 13h, tuy nhiên, hơn hai tiếng sau, nhân viên nhà hát mới cho êkíp vào dàn dựng. Nhà hát còn ngắt điện, khiến việc thi công sân khấu, sắp đặt âm thanh, ánh sáng bị gián đoạn, chất lượng đêm diễn đi xuống. Phần trình diễn guitar của các nghệ sĩ bị mất tiếng, rè, đứt đoạn. Chất lượng loa kém, nhiều tạp âm.
"Êkíp quá bức xúc và quyết định khởi kiện. Tôi rất buồn bởi liveshow là tâm huyết của mình. Tôi phải bán một căn nhà để thực hiện chương trình", Khánh Loan cho biết. 

Khánh Loan từng tham gia cuộc thi Tiếng hát Truyền hình TP HCM năm 2001 nhưng không đoạt giải cao. Cô bước chân vào con đường ca hát chuyên nghiệp với sự dẫn dắt chuyên môn của các người thầy như Nguyễn Đức Trung, Quốc Trụ, Phạm Đăng Khương. Ca sĩ từng ra mắt các album Dĩ vãng nhạt nhòa, Bắt đầu lại thôi - Niềm mơ ước trong đời... Sau đó, cô tham gia Trung tâm ca nhạc nhẹ Sài Gòn. 
Trước Khánh Loan, ca sĩ Ánh Tuyết cũng gặp vướng mắc với nhà hát của Vân Sơn. Khi tổ chức liveshow hồi tháng 4/2017, chị được một người bạn giới thiệu đến công ty của nghệ sĩ hài. Vợ chồng Vân Sơn hứa cung cấp dịch vụ âm thanh, ánh sáng tốt cho chương trình. "Họ bắt tôi đặt cọc một nửa tiền thuê trước khi làm hợp đồng. Sau đó, Vân Sơn sang Mỹ, tôi không thể liên lạc với vợ chồng anh. Một nhân viên của công ty yêu cầu tôi nộp nốt số tiền còn lại, tôi nhanh chóng thanh toán đủ. Vậy mà, khi liveshow đang diễn ra, phía Vân Sơn lại đòi tiền một lần nữa, khiến tôi tức phát khóc", Ánh Tuyết nói. 
Ánh Tuyết cũng kể nhà hát không cho êkíp mang nước uống vào trong lúc tập luyện, dù trước đó họ đồng ý điều khoản này. Một số nhân viên đã ném nước uống của chị ra ngoài đường khi chưa hỏi ý kiến. Từ khi xảy ra vướng mắc, đến nay, vợ chồng Vân Sơn không liên lạc với chị để giải thích. 
Danh hài Vân Sơn cho biết anh đang không có ở Việt Nam nên chưa thể phản hồi đơn kiện của êkíp Khánh Loan. 

Vân Sơn tên thật là Dương Thanh Sơn, sinh năm 1961 trong gia đình có truyền thống nghệ thuật. Thập niên 1990, anh kết hợp Bảo Liêm, trở thành cặp hài nổi tiếng ở hải ngoài. Cuối năm 2015, Vân Sơn mở nhà hát The V Show, cải tạo từ rạp Nam Quang cũ ở TP HCM.
Hà Thu

Thứ Ba, 28 tháng 8, 2018

Thượng nghị sĩ Mỹ qua đời, làm sao thay TNS ?



Ghế trống của Thượng nghị sĩ John McCain sẽ được thay thế như thế nào? Ảnh: Chip Somodevilla/Getty Images.
Không phải thượng nghị sĩ Mỹ nào cũng làm hết được nhiệm kỳ dài tới sáu năm của mình. Có người từ chức, có người bị miễn nhiệm, lại có người qua đời giữa nhiệm kỳ như Thượng nghị sĩ John McCain.
Ông McCain đắc cử thượng nghị sĩ nhiệm kỳ thứ sáu vào năm 2016 vừa qua, nghĩa là nhiệm kỳ của ông kéo dài tới tận năm 2022.
Để đảm bảo cho Quốc hội vận hành với đầy đủ các nghị sĩ, Hiến pháp Mỹ và Tu chính án thứ 17 đặt ra hai giải pháp:
Thượng viện là một thiết chế đầy quyền lực của chính trường Mỹ, không những nắm giữ một nửa quyền lập pháp (nửa còn lại thuộc về Hạ viện), mà còn là nơi duy nhất có thẩm quyền phê chuẩn nhân sự của nội các (hành pháp) và các thẩm phán liên bang (tư pháp). Nó cũng là cơ quan duy nhất có quyền xét xử một tổng thống đương nhiệm.
Khác với Hạ viện, nơi có 435 dân biểu, mỗi dân biểu đại diện cho một số dân cư ngang nhau trên toàn quốc, Thượng viện có 100 thành viên với mỗi bang có hai thượng nghị sĩ, bất kể đó là bang đông dân nhất như California (khoảng 40 triệu dân) hay bang ít người nhất như Wyoming (khoảng 573 nghìn dân). Thượng nghị sĩ của bang nào thì do cử tri toàn bang đó bầu ra. Hiến pháp Mỹ thiết kế ra Thượng viện để đảm bảo các bang nhỏ không bị các bang lớn “ăn hiếp”. Nó cũng được cho là giúp hạ nhiệt cái chảo lửa Hạ viện, do hạ nghị sĩ chỉ có nhiệm kỳ hai năm và luôn chịu áp lực rất lớn của cử tri.
Vậy nếu có bất kỳ ghế thượng nghị sĩ nào bị khuyết thì phải làm thế nào?
Như đã nói ở trên, Hiến pháp Mỹ trao cho các bang thẩm quyền rộng lớn trong việc quyết định cách lấp chỗ trống này.
Đến đây, cần lưu ý rằng Mỹ có hai hệ thống chính quyền: liên bang và tiểu bang. Mỗi tiểu bang đều có hiến pháp riêng, quốc hội riêng, toà án riêng, cơ quan hành pháp riêng. Nếu không tính một số thẩm quyền của liên bang liên quan đến tiền tệ, ngoại giao, quân sự, v.v… các bang có thể được coi như một quốc gia độc lập.
Hiến pháp Mỹ quy định những quyền gì không thuộc về liên bang thì thuộc về các tiểu bang. Liên bang ấn định các luật lệ chung cho toàn nước Mỹ, được coi như ngưỡng tối thiểu mà các bang phải tuân theo. Các bang dựa trên đó có thể thiết lập nên các luật lệ riêng của mình, thành ra trong nhiều vấn đề như thuế, môi trường, án tử hình, mại dâm, ma tuý, bầu cử, v.v. chẳng bang nào giống bang nào.
Việc chọn người thay thế ghế thượng nghị sĩ trống cũng vậy.
Liên đoàn Quốc gia của Các Nghị viện bang (National Conference of State Legislature) cho biết, trong 50 bang của Mỹ thì có đến 36 bang chọn người thay thế thông qua cuộc bầu cử thông thường kế tiếp (mỗi cuộc bầu cử cách nhau hai năm, được tổ chức vào tháng 11) như các bang New York, Pennsylvaniva, Ohio; 14 bang còn lại bắt buộc phải tổ chức một cuộc bầu cử đặc biệt như các bang Alabama, Alaska, Massachusetts.

Thượng nghị sĩ John McCain qua đời ngày 25/8/2018, để lại một chiếc ghế đầy quyền lực. Ảnh: AP.
Đối với việc tổ chức bầu cử đặc biệt thì khá dễ hiểu. Đó là một cuộc bầu cử riêng để chọn ra người thay thế mà không cần phụ thuộc vào các cuộc bầu cử định kỳ. Ngày bầu cử đặc biệt do mỗi bang ấn định, thường nằm trong khoảng ba hoặc bốn tháng kể từ khi có vị trí trống.
Đối với những bang chọn người thay thế qua bầu cử thông thường, thống đốc bang sẽ bổ nhiệm một người làm thượng nghị sĩ tạm thời cho đến khi bầu ra được người mới trong kỳ bầu cử tiếp theo.
Chỉ riêng chuyện bổ nhiệm tạm thời này thôi cũng đã lắm nhiêu khê vì 36 bang này cũng chẳng thống nhất một cách làm với nhau. Ở hầu hết các bang, thống đốc có thể bổ nhiệm tuỳ ý. Nhưng ở các bang như Maryland, North Carolina, Utah, Wyoming, Hawaii và cả bang Arizona của ông John McCain, thống đốc buộc phải bổ nhiệm người thay thế từ cùng một đảng với người vừa rời ghế. Riêng Hawaii thì còn chặt hơn nữa, với việc thống đốc chỉ được bổ nhiệm người thay thế trong số ba người mà đảng đó đề xuất.
Chưa hết, trong nhiều trường hợp, người được bổ nhiệm tạm thời sẽ được nắm quyền không chỉ tới kỳ bầu cử định kỳ kế tiếp, mà tới tận lần bầu cử sau đó hai năm.
Lý do của việc này khá là kỹ thuật, vì cuộc bầu cử nào cũng phải ấn định thời hạn nộp hồ sơ tranh cử. Mỗi bang có thời hạn khác nhau. Nếu ghế thượng nghị sĩ bị trống trước hạn đó thì còn kịp nộp hồ sơ tranh cử vào vị trí trống đó, còn không thì lại phải chờ tới cuộc bầu cử sau, đồng nghĩa với việc người được thống đốc bổ nhiệm sẽ nắm giữ vị trí này trong hơn hai năm, thay vì chỉ vài tháng.
Lại có một số bang như Minnesota, New Jersey, New York, Virginia hay kể cả bang nhà Arizona của ông John McCain, luật tiểu bang ấn định một ngày nào đó trước kỳ bầu cử sơ bộ, nếu ghế trống trước ngày đó thì cuộc tổng tuyển cử tiếp theo sẽ chọn người thay thế, còn nếu ghế trống sau ngày đó thì phải chờ cuộc bầu cử sau đó nữa. Bang Arizona ấn định ngày này là 150 ngày trước kỳ bầu cử sơ bộ (năm nay rơi vào ngày 31/3 năm nay).
(Thông thường, bầu cử ở Mỹ có hai vòng: vòng sơ bộ và vòng tổng tuyển cử vào tháng 11 mỗi hai năm. Vòng sơ bộ diễn ra trước tổng tuyển cử vài tháng để chọn ra ứng viên của mỗi đảng, vòng tổng tuyển cử để chọn ra người thắng cuộc. Lưu ý: vòng sơ bộ do chính quyền tổ chức chứ không phải các đảng tự tổ chức.)
Ông John McCain qua đời ngày 25/8, tức là đã qua ngày được ấn định kể trên, nên người được thống đốc bổ nhiệm thay thế ông sẽ nắm quyền cho đến tận kỳ bầu cử vào tháng 11/2020 chứ không phải kỳ bầu cử tháng 11/2018.
BY TRỊNH HỮU LONG ( Luật Khoa )

Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2018

Tin Alameda - Hai nghi can sát hại chủ tiệm phở Anh Đào ra toà

25.8.2018

Alameda (NBC Bay Area) – Hai nghi can liên quan đến cái chết của chủ một vài nhà hàng gốc Việt ở phía Đông Vịnh San Francisco vào ngày 22 tháng 8 đã  bị khởi tố tội sát nhân.

Tên Paul Paez – 38 tuổi – và Donte Holloway – 39 tuổi – bị bắt giữ vào hôm thứ Hai, đối diện với cáo buộc sát nhân, và cáo buộc hai tội danh sát nhân trong trường hợp đặc biệt có thể dẫn đến án tử hình, gồm mai phục, rình rập để sát nhân và sát nhân xảy ra trong một vụ cướp.

Bà Cindy Lê – 61 tuổi – bị thiệt mạng trong một vụ giết người cướp của xảy ra vào khoảng 11h tối ngày 6 tháng 4 bên ngoài tiệm phở Anh Đào nằm ở số 1919 đường Webster Street, thành phố Alameda.

Camera giám sát cho thấy, tên Paez đã bám theo bà Cindy Lê từ tiệm Phở Anh Đào tại thành phố Oakland sang cơ sở tại thành phố Alameda. Khi đến trước Phở Anh Đào trên đường Webster, nghi can tìm cách giật giỏ xách của bà Lê nhưng bị chống cự nên y liền đấm vào mặt khiến nạn nhân té xuống đất, đập đầu vào vỉa hè bê tông. Sau 4 ngày vật lộn với những chấn thương nghiêm trọng, và Cindy Lê đã qua đời.

Tên Holloway cũng tham gia vào vụ hành hung cướp của. Bạn trai của con gái nạn nhân chứng kiến toàn bộ sự việc, người đàn ông 28 tuổi nhảy vào can thiệp, giúp mẹ bạn gái nhưng bị tên Holloway dùng ống kim loại đánh vào đầu. Cảnh sát cho hay, tên Holloway “thừa nhận có mặt tại hiện trường, và dùng ống kim loại đánh vào những người không quen biết.”

Ngoài ra, hai tên này còn bị cáo buộc cướp của và hành hung gây chấn thương nghiêm trọng. Bọn chúng bị giam giữ tại nhà tù Santa Rita tại Dublin, và không được bảo lãnh tại ngoại.

Với hồ sơ tiền án hình sự, hai nghi can không xa lạ gì với nhân viên thực thi công lực. Tên Paez từng bị truy tố cướp của, và tên Hollowy ba lần bị truy tố cướp của và tòng phạm.

Thứ Năm, 23 tháng 8, 2018

Việt Nam yêu cầu công ty Monsanto bồi thường nạn nhân chất độc da cam

Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng công ty Monsanto cần bồi thường cho các nạn nhân Việt Nam bị nhiễm chất độc da cam trong chiến tranh.

Một trực thăng Mỹ rải chất độc da cam trong chiến tranh Việt Nam. Ảnh: Wikipedia.
Một trực thăng Mỹ rải chất độc da cam trong chiến tranh Việt Nam. Ảnh: Wikipedia.
Tòa án San Francisco hôm 10/8 đã ra phán quyết buộc công ty hoá chất Monsanto thuộc Bayer AG của Mỹ phải bồi thường 289 triệu USD cho Dewayne Johnson vì thuốc diệt cỏ gây ung thư. Người đàn ông Mỹ này đã đâm đơn kiện vì sản phẩm thuốc diệt cỏ chứa glyphosate do Monsanto khiến ông bị ung thư hạch bạch huyết.
"Đây là án lệ bác lại những luận điểm trước đây cho rằng chất diệt cỏ mà công ty Monsanto cũng như các công ty hoá chất khác của Mỹ cung cấp cho quân đội Mỹ trong chiến tranh Việt Nam là không gây tác hại cho sức khoẻ con người. Chúng tôi tin rằng công ty Monsanto cũng phải có trách nhiệm bồi thường cho các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam về những tác hại từ chất diệt cỏ mà công ty này đã cung cấp", bà Nguyễn Phương Trà, phó phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Việt Nam trả lời câu hỏi của VnExpress trong họp báo thường kỳ chiều nay.
Đây là lần đầu tiên đơn kiện glyphosate gây ung thư được xử lý. Ngoài ông Johnson, công ty Monsanto đối mặt với hơn 5.000 đơn kiện khác khắp nước Mỹ.
Monsanto còn làm ra chất làm rụng lá cây, còn gọi là chất da cam, mà quân đội Mỹ dùng rải xuống Việt Nam thời kỳ chiến tranh. Độc chất dioxin trong chất da cam là nguyên nhân gây nhiều bệnh nguy hiểm cho con người như ung thư, dị tật bẩm sinh. Theo phó phát ngôn, Việt Nam phải chịu hậu quả chiến tranh rất nặng nề, trong đó có tác  động lâu dài và nghiêm trọng của chất độc màu da cam.
Hàng triệu người Việt Nam đã bị ảnh hưởng từ chất dioxin trong chất da cam. Năm 2004, các nạn nhân đã đệ đơn kiện 37 công ty hóa chất Mỹ, trong đó nổi bật là Monsanto và Dow Chemical. Tuy nhiên đơn kiện bị tòa liên bang Mỹ bác bỏ với lý do không đủ căn cứ. Trên thực tế, Monsanto đã nhiều lần bồi thường các nguyên đơn ở Mỹ khi họ phải chịu tác hại từ việc phơi nhiễm các hóa chất mà hãng này sản xuất.
Khánh Lynh

Thứ Tư, 22 tháng 8, 2018

TT Trump tước đặc quyền an ninh của cựu giám đốc CIA

Tổng thống Mỹ tước đặc quyền an ninh của cựu giám đốc CIA John Brennan với lý do ông đưa ra "những cáo buộc vô căn cứ" về chính quyền.

Cựu giám đốc CIA John Brennan. Ảnh: Reuters.
Cựu giám đốc CIA John Brennan. Ảnh: Reuters.
Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong một thông báo được đọc trước báo giới bởi phát ngôn viên Nhà Trắng Sarah Sanders ngày 15/8, tuyên bố ông còn đang đánh giá liệu các quan chức cấp cao khác, những người từng chỉ trích ông, có nên bị tước đặc quyền an ninh như cựu giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) John Brennan hay không, Reuters đưa tin.
Trong thông báo, Trump cáo buộc Brennan "gieo rắc chia rẽ và hỗn loạn", đồng thời đưa ra những cáo buộc "vô căn cứ và quá khích" nhằm vào chính quyền. Quyết định của Tổng thống Mỹ được đưa ra sau khi cựu giám đốc CIA chỉ trích ông vì những dòng tweet công kích nữ cựu trợ lý Nhà Trắng Omarosa Manigault Newman.
Newman khiến Tổng thống Mỹ tức giận vì công bố đoạn ghi âm cuộc đối thoại với ông hồi năm ngoái, trước thời điểm cô bị sa thải. Bên cạnh đó, cô còn là tác giả một cuốn sách chứa những thông tin bất lợi về Trump.
Đáp lại, Brennan khẳng định ông sẽ không chịu khuất phục. "Hành động này là một phần trong nỗ lực lớn hơn của Trump nhằm ngăn chặn tự do ngôn luận và trừng phạt những tiếng nói chỉ trích. Tất cả người dân Mỹ nên cảm thấy lo lắng về cái giá phải trả khi quyết định lên tiếng, bao gồm cả các chuyên gia tình báo. Những nguyên tắc của tôi có giá trị hơn nhiều so với các đặc quyền an ninh. Tôi sẽ không khuất phục", cựu giám đốc CIA viết trên Twitter.
Trump cho biết cựu giám đốc tình báo quốc gia Mỹ James Clapper, cựu giám đốc Cực Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) James Comey, cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Susan Rice, cựu giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ Michael Hayden hay cựu thứ trưởng Bộ Tư Pháp Sally Yates là những cái tên khác ông muốn tước bỏ đặc quyền an ninh.
Vũ Hoàng

Thứ Ba, 21 tháng 8, 2018

Người Việt chú ý cần có bằng Real ID mới có thể bay trong nước Mỹ

Tin VBF-Dù bay nội địa trong nước Mỹ thì cũng sẽ cần đến bằng Real ID. Cũng còn 2 năm nữa để mọi người có thể làm bằng này. Có lưu ý rằng nếu xin loại kia sẽ chỉ được lái xe chứ không được lên máy bay.

Bắt đầu từ ngày 1 Tháng Mười, 2020, chính phủ liên bang sẽ đòi hỏi người dân xuất trình bằng lái xe “REAL ID” để nhận dạng hành khách khi lên máy bay trong nước hoặc vào căn cứ quân sự và hầu hết các cơ sở liên bang của Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, kể từ ngày 22 Tháng Giêng, 2018, các nha lộ vận (DMV) ở California đã bắt đầu cấp hai loại bằng lái xe: Loại “REAL ID” và loại “FEDERAL NON-COMPLIANT” tùy theo nhu cầu.



Hình mẫu bằng lái REAL ID của California. Chú ý hình con gấu trên góc phải. (Hình: DMV cung cấp)

Bằng lái/căn cước ‘REAL ID’

Loại REAL ID hình dạng giống như bằng lái/căn cước cũ, nhưng bên góc phải, phía trên có hình con gấu màu vàng và ngôi sao trắng, được sử dụng để làm bằng lái xe, và đồng thời là căn cước đòi hỏi người dân nên có từ ngày 1 Tháng Mười, 2020 khi lên máy bay trong nội địa Hoa Kỳ và các căn cứ quân sự, cũng như hầu hết các cơ sở liên bang.

“Loại này không bắt buộc ai cũng phải có, nhưng sẽ dễ dàng cho hành khách kể từ ngày 1 Tháng Mười, 2020, khi lên máy bay nội địa Hoa Kỳ,” bà Jessica Gonzalez, phát ngôn viên DMV, nói với nhật báo Người Việt.

“Nếu khi xin bằng lái/căn cước hoặc gia hạn bằng lái/căn cước mà không nói xin loại ‘REAL ID’ thì quý vị sẽ nhận được bằng lái hoặc căn cước Federal Non-Compliant, với hàng chữ ‘Federal Limits Apply’ ở góc trên,” bà nói thêm.



Bằng lái/căn cước ‘FEDERAL NON-COMPLIANT’

bằng lái “Federal Non-Compliant” là loại có thể dùng để lái xe nhưng sẽ không được sử dụng để lên máy bay kể từ ngày 1 Tháng Mười, 2020. Những ai dùng bằng lái/căn cước loại này thì phải cần có thêm sổ thông hành hay hộ chiếu (passport) xuất trình khi lên máy bay, hoặc vào căn cứ quân sự và hầu hết các cơ sở liên bang của Hoa Kỳ. Dĩ nhiên, những ai không có nhu cầu đi máy bay thì vẫn có thể dùng loại Federal Non-Compliant để lái xe.



Hình mẫu bằng lái FEDERAL NON-COMPLIANT của California. Chú ý chữ “Federal Limits Apply” ở góc trên bên phải. (Hình: DMV cung cấp)
Ai đủ điều kiện để xin ‘REAL ID’?

Công dân Mỹ và những người di dân hợp pháp đều có thể xin bằng lái/căn cước REAL ID và phải đích thân đến DMV để làm hồ sơ, không làm qua online hay bưu điện được.

Cần mang theo giấy tờ gì khi xin bằng lái/căn cước ‘REAL ID’?

Trước hết cần làm hẹn với DMV bằng cách gọi điện thoại 1-800-777-0133, và đem theo một (01) trong những giấy tờ sau từ mỗi loại:

-Loại nhận dạng: sổ thông hành/hộ chiếu (passport) Mỹ còn hiệu lực, giấy khai sanh tại Mỹ, giấy chứng nhận khai sanh của công dân Mỹ sanh ở ngoại quốc, sổ thông hành/hộ chiếu (passport) ngoại quốc còn hiệu lực với visa vào Mỹ và mẫu I-94, giấy chứng nhận khai sanh trên lãnh thổ thuộc quyền Mỹ, giấy chứng nhận quốc tịch Mỹ, thẻ xanh còn hiệu lực, giấy phép làm việc.

-Loại chứng từ An Sinh Xã Hội: Thẻ an sinh xã hội, mẫu W-2, mẫu SSA-1099, mẫu Non-SSA-1099, cùi lương với đầy đủ số an sinh xã hội.

-Loại chứng nhận địa chỉ ở California: Các hóa đơn điện nước, hóa đơn trả góp tiền mua nhà, giấy tờ thuế lợi tức, thuế thổ trạch, giấy chứng nhận nơi tạm trú cho người vô gia cư, giấy tờ y tế.

Ngoài ra, có những trường hợp có thể cần giấy chứng nhận đổi tên, như giấy giá thú, giấy nhận làm con nuôi, hay giấy ly dị.



So sánh hai bằng REAL ID và FEDERAL NON-COMPLIANT. (Hình: DMV cung cấp)

Lệ phí là bao nhiêu?

Lệ phí cho bằng lái/căn cước “REAL ID” là $35, dù mới xin hay khi xin gia hạn.

Lưu ý: Khi xin bằng lái/căn cước mà không nói “REAL ID” thì quý vị sẽ nhận được bằng lái hoặc căn cước loại Federal Non-Compliant, với hàng chữ “Federal Limits Apply,” và không thể lên máy bay nếu không có passport kể từ ngày 1 Tháng Mười, 2020. 

Thứ Tư, 15 tháng 8, 2018

Mỹ: Các linh mục bang Pennsylvania đã xâm hại 'hàng ngàn' trẻ em (tin BBC)

Tòa án Tối cao Pennsylvania vừa công bố một báo cáo chi tiết của Đại bồi thẩm đoàn về tình trạng lạm dụng tình dục trong Giáo hội Công giáo, và nêu tên hơn 300 giáo sĩ bị cáo buộc.

Cuộc điều tra mang tính bước ngoặt của Đại bồi thẩm đoàn cho thấy hơn 1.000 trẻ em đã bị các thành viên của sáu giáo phận trong tiểu bang Pennsylvania lạm dụng trong suốt 70 năm qua.
Các quan chức nói rằng cuộc điều tra cho thấy có một sự che đậy có hệ thống của Giáo hội.

Sau một cuộc điều tra kéo dài 18 tháng, "đã xác định được danh tính của hơn một nghìn nạn nhân trẻ em, từ hồ sơ của nhà thờ," các Đại bồi thẩm đoàn viết trong báo cáo được công bố hôm thứ Ba.
"Chúng tôi tin rằng con số thực sự - của những đứa trẻ có hồ sơ bị mất hoặc những người vẫn lo sợ đến nay - là hàng ngàn người."
Các tài liệu cho rằng các cậu bé và cô bé, cũng như các thanh thiếu niên, đã bị lạm dụng bởi các giáo sĩ.
"Tất cả những tình trạng lạm dụng này đã bị lờ đi bởi các nhà lãnh đạo nhà thờ, những người chỉ muốn bảo vệ những kẻ lạm dụng và tổ chức của chính họ hơn cả," bản báo cáo viết.
Tổng giám mục Washington DC Hồng y Theodore McCarrick từ chức khi đang có cáo buộc ông xâm hại một thiếu niên khi ông còn là một linh mục trong thập niên 1970
Vì những nỗ lực che đậy của các lãnh đạo cấp cao của nhà thờ, hầu hết các trường hợp đều quá cũ để truy tố, Đại bồi thẩm đoàn cho biết.
Nhưng các quan chức cảnh báo có thể sẽ có nhiều bản cáo trạng hơn khi cuộc điều tra tiếp tục.
Trong khi bản báo cáo nêu tên hàng trăm linh mục, một số tên đã bị rút trích vì một số tuyên bố rằng nêu tên họ vi phạm quyền hiến pháp của họ.
Tổng chưởng lý liên bang Josh Shapiro cho biết văn phòng của ông đang tìm cách nêu tên các trường hợp bị rút trích.
"Các quan chức Giáo hội thường xuyên và cố tình mô tả sự lạm dụng như hành động chơi đùa và đấu vật và các hành vi không phù hợp. Nhưng đó không phải là những hành vi như vậy. Đó là lạm dụng tình dục trẻ em, bao gồm hiếp dâm," ông Shapiro nói.
Báo cáo cũng chỉ trích Tổng Giám mục Washington DC Đức Tổng Giám mục Donald Wuerl, trước đây là thuộc giáo phận Pittsburgh, vì vai trò của ông trong việc bao che tình trạng lạm dụng tình dục.
Vị hồng y cao đã lên tiếng bảo vệ mình trong một tuyên bố trước khi báo cáo được công bố hôm thứ Ba.
Ông nói rằng ông "làm việc với sự siêng năng và sự quan tâm đến những nạn nhân và mong muốn ngăn chặn các hành vi lạm dụng trong tương lai".
"Bản báo cáo sẽ là một lời nhắc nhở về những thất bại nghiêm trọng mà Giáo Hội phải thừa nhận và nó phải tìm kiếm sự tha thứ," ông viết.

Hội đồng Đại bồi thẩm đoàn Pennsylvania, triệu tập vào năm 2016, đã phỏng vấn hàng chục nhân chứng và kiểm tra hơn 500.000 trang tài liệu nội bộ từ mọi giáo phận ở tiểu bang ngoại trừ Philadelphia và Altoona-Johnstown, vốn đã được điều tra.
Nhiều nạn nhân tuyên bố rằng họ bị chốc thuốc hoặc bị thao túng. Một số nhớ lại họ từng bị đánh đập bởi những người thân trong gia đình vì họ cho rằng các nạn nhân bịa đặt câu chuyện.
Pennsylvania là nơi có hơn ba triệu người Công giáo. Truyền thông Mỹ cho hay Pennsylvania có số lượng cuộc điều tra bởi bồi thẩm đoàn về lạm dụng tình dục trẻ em trong nhà thờ lớn nhất trên toàn nước Mỹ.
Bản báo cáo được đưa ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều cáo buộc lạm dụng tình dục trẻ em trong Giáo hội Công giáo.
Tháng trước, Đức Hồng y Theodore McCarrick, cựu tổng giám mục Washington DC và một nhà lãnh đạo Công giáo cao cấp, đã từ chức khi có cáo buộc ông lạm dụng tình dục trẻ em và nhiều người trong nhiều thập kỷ.

Vụ án các Cha Sở lạm dụng tình dục lớn nhất Hoaky vừa được khởi tố tại Pennsylvania.


----- Forwarded Message -----
From: TS. DuongNguyen <trunglinh478@att.net>
To: 
Sent: Wednesday, August 15, 2018, 3:30:42 AM EDT
Subject: Vụ án các Cha Sở lạm dụng tình dục lớn nhất Hoaky vừa được khởi tố tại Pennsylvania.

Hơn 1000 nạn nhân bị lạm dụng tình dục tại các nhà thờ Công giáo Pennsylvania
 
 
*** Tổng Chưởng Lý ( Attorney General ) tiểu bang Pennsylavnia- Josh Ashapiro họp báo về vụ " Hơn 300 linh mục , Giám mục , Đức Ông...trong tiểu bang Pennsylvania sẽ bị truy tố ra Tòa về tội dâm dục với trẻ gái , trai tín đồ Công Giáo "
 
***
Trích dịch vài đoạn quan trọng trong báo CNN hôm nay ( 13 / 8 / 2018 )
 
A)  Tổng Chưởng Lý - Josh Shapiro tuyên bố trong cuộc họp báo sang nay , Ông tuyên bố : " Đây là vụ lớn nhất , bao quát nhất được phơi bày về trẻ em bị lạm dụng tình dục bởi Giáo Hội Công Giáo mà tù trước chưa có tại Hoaky ".
***
At a news conference announcing the report's release, Pennsylvania Attorney General Josh Shapiro called it the "largest, most comprehensive report into child sexual abuse within the Catholic Church ever produced in the United States ."
 
B) " Chúng tôi tin rằng số lượng thật sự về những trẻ em nạn nhân nầy bị thất lạc hay không dám thưa kiện có thể lên đến hàng nghìn người "
Những linh mục hãm hiếp trẻ em , trai hay gái , và những người của Chúa có trách nhiệm ...nhưng họ không làm gì cả , họ dấu nhẹm hết. Hàng chục năm trôi qua. Đức Ông , Giám Mục , Tổng Giám Mục , Hồng Y...đều được bào vệ che dấu hết, có nhiều người lại được thăng chức theo trong hồ sơ nầy cùa chúng tôi "
***
"We believe that the real number of children whose records were lost or who were afraid ever to come forward is in the thousands," the grand jury report says.
"Priests were raping little boys and girls, and the men of God who were responsible for them not only did nothing; they hid it all. For decades. Monsignors, auxiliary bishops, bishops, archbishops, cardinals have mostly been protected; many, including some named in this report, have been promoted."
 
Các vị chăn chiên của Chúa Jesus tươi cười hớn hở . Chúa ở cùng anh em...
 
 
**** 
Sau đây nguyên văn bản dịch của nhật báo điện tử Calitoday ở San Jose -Cali ( nơi có nhiều tín đồ Công giáo Việt nhật...có nhà thờ Công giáo rất lớn tại San Jose ...Đó là nhà thờ La Vang Đức Mẹ...Nơi có Đức Ông hãm hiếp gái tơ và lấy vợ của con chiên.

Đó là Đức Ông Nguyễn Minh Hiền.
 
***
Theo website " Nhật Báo CaliToday " ( ngày 14 August 2018 )
****
(New York Times) – Các vị Giám mục và lãnh đạo nhà thờ Công giáo La Mã tại tiểu bang Pennsylvania trong 70 năm qua đã bao che cho hàng trăm linh mục lạm dụng tình dục trẻ em bằng cách thuyết phục nạn nhân không trình báo hay thuyết phục cảnh sát không điều tra.
Đại bồi thẩm đoàn vào hôm thứ Ba công bố báo cáo cho thấy, hơn 1000 nạn nhân vị thành niên được xác định, bên cạnh hơn 300 linh mục “tày trời.” Đại bồi thẩm đoàn ở Pennsylvania trong hai năm đã gặp và lắng nghe lời khai từ các nạn nhân và giám mục giáo phận Erie .
Các vụ lạm dụng tình dục trẻ em xảy ra trên khắp 6 giáo phận Công giáo ở tiểu bang, gồm Allentown, Erie, Greensburg, Harrisburg, Pittsburgh và Scranton. Riêng hai giáo phận Greensburg và Harrisburg vào năm ngoái tìm cách dập tắt cuộc điều tra nhưng sau đó thay đổi ý định. Đại bồi thẩm đoàn tin rằng “con số nạn nhân thực sự” có thể “lên đến hàng ngàn” vì nhiều hồ sơ bị mất, bên cạnh đó, rất nhiều nạn nhân ngại lên tiếng.

Đây là cuộc điều tra rộng rãi nhất của chính phủ về vấn đề linh mục lạm dụng tình dục trẻ em ở nhà thờ Công giáo. Các đại bồi thẩm đoàn và Tổng biện lý ở Hoa Kỳ trước đây có 10 báo cáo nhưng các cuộc điều tra đó được thực hiện trên mỗi giáo phận hay quận hạt riêng biệt.
Bảng báo cáo liệt kê những vụ lạm dụng tình  dục kinh khủng, như vụ một linh mục cưỡng hiếp một cô gái trẻ trong bệnh viện khi nạn nhân vừa được mổ cắt amidan, hay một linh mục khác vẫn được phép tại chức sau khi làm một cô gái 17 tuổi cấn thai, giả mạo chữ ký trên giấy kết hôn rồi ly dị cô gái. Báo cáo cũng cho biết, một trong những nạn nhân ra khai trước đại bồi thẩm đoàn đã tìm cách tự vẫn. “Từ giường bệnh viện, cô ấy chỉ yêu cầu một điều,” đại bồi thẩm đoàn ghi  trong báo cáo, “rằng chúng tôi hoàn tất công việc, và công bố cho cả thế giới biết thực sự những gì đã xảy ra.”
“Bất chấp nhiều cải tổ, các lãnh đạo nhà thờ phần lớn thoát trách nhiệm công khai,” đại bồi thẩm đoàn ghi. “Các linh mục đã cưỡng hiếp những bé trai, bé gái nhỏ, thay vì chịu trách nhiệm với các nạn nhân thì họ không những chẳng làm gì mà còn giấu nhẹm tất cả, hàng thập niên qua.”

Đại bồi thẩm đoàn cũng cho biết thêm, những viên chức nhà nhờ có tên trong báo cáo của họ được bảo vệ, và một số được thăng chức. “Cho đến khi việc này thay đổi, chúng tôi nghĩ còn quá sớm để đóng cuốn sách về bê bối tình dục nhà thờ Công giáo,” báo cáo ghi.
Tổng biện lý Pennsylvania Josh Shapiro cho biết, cuộc điều tra phát giác ra việc bao che có hệ thống từ các viên chức nhà thờ ở Pennsylvania và tại Toà  thánh Vatican .
Hiện không có biện pháp đánh giá toàn diện về phạm vi đầy đủ của lạm dụng tình dục trẻ em diễn ra tại nhà thờ Công giáo ở Mỹ. Các nạn nhân lạm dụng tình dục ở Mỹ trong nhiều năm thúc đẩy chính phủ tiến hành điều tra trên toàn quốc, tương tự với cuộc điều tra ở Úc châu, trong đó một uỷ ban hoàng gia đã bỏ ra 4 năm điều tra các vụ lạm dụng tình dục trẻ em xảy ra tại các tổ chức tôn giáo, có cả nhà thờ Công giáo.

Báo cáo của đại bồi thẩm đoàn ở Pennsylvania được công bố trong bối cảnh bê bối lạm dụng tình dục tại nhà thờ bước sang giai đoạn mới, với những lời kêu gọi kỷ luật các giám mục bị cáo buộc lạm dụng tình dục các linh mục và chủng sinh trẻ, hay bao che cho các đồng nghiệp lạm dụng tình dục.

Những người Công giáo đang kêu gọi các cuộc điều tra độc lập vào lý do tại sao Đức Hồng y Theodore McCarrick – cựu Tổng Giám mục Washington – được thăng chức ngay cả khi các bề trên ở Rome và đồng nghiệp Giám mục được khuyến cáo việc ông ta đã hiếp dâm chủng sinh và các vị tu trẻ. Đức Hồng y McCarrick từ chức hồi tháng 7 trước những cáo buộc lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên. Kể từ đó, các linh mục ở giáo phận Lincoln, Nebraska, and các chủng sinh ở Boston và những nơi khác đã công khai tố cáo cấp trên làm ngơ những hành vi tình dục sai trái.

Tại Mỹ, hầu như không có tiểu bang nào khác có nhiều cuộc điều tra đại bồi thẩm đoàn vào các vụ lạm dụng tình dục xảy ra tại nhà thờ như Pennsylvania, nơi 1 trên 4 người dân theo công giáo. Bên cạnh đó, tổng biện lý địa phương đặc biệt rất có trách nhiệm với các nạn nhân. Các đại bồi thẩm đoàn trước đã điều tra gíao phận Philadelphia và Altoona-Johnstown, trong khi báo cáo mới là kết quả của cuộc điều tra những khu vực còn lại.
Chưa rõ nếu bất cứ chứng cớ nào trong báo cáo có thể dẫn đến các cáo buộc hình sự.

Hương Giang (Theo New York Times)

Thứ Hai, 13 tháng 8, 2018

Cảnh sát Mỹ bị đình chỉ vì khoe 'bắn người là được tiền $$$' !!!


Khoe khoang rằng mình sẽ nhận được 'cả tấn tiền' nếu bắn ai đó, một sĩ quan cảnh sát Mỹ bị đình chỉ công tác để điều tra.

Các cảnh sát tại thành phố Hartford. Ảnh: Facebook.

Các cảnh sát tại thành phố Hartford. Ảnh: Facebook.
'Nếu bất kỳ ai muốn chống trả hay bỏ chạy, tôi sẽ rất vui. Tôi không nói dối đâu. Tôi sẽ được trả cả tấn tiền tăng ca nếu bắn ai đó', RT dẫn lời trung sĩ cảnh sát Stephen Barone nói với một nhóm thanh niên bị nghi đột nhập trái phép trong đoạn video được đăng hôm 10/8. Sự việc trên xảy ra vào tối 9/8 tại thành phố Hartford, bang Connecticut. Đoạn video dài ba phút đã khiến Barone bị đình chỉ công tác.
'Dù với bất kỳ hoàn cảnh hay mục đích nào, những tuyên bố như vậy là hoàn toàn không thể chấp nhận được. Nó thể hiện sự coi thường các nguyên tắc cơ bản và những tiêu chuẩn mà chúng tôi đặt ra', Trợ lý Cảnh sát trưởng Hartford Rafael Medina nhấn mạnh trong một thông báo. 'Những ngôn từ này không chỉ đáng sợ mà còn cho thấy hình ảnh một nhân viên thực thi pháp luật xem nhẹ việc sử dụng vũ lực'.
Barone là một cựu quân nhân. Hai năm trước, ông cũng từng bị đình chỉ 4 ngày vì dùng chân đá một nghi phạm trong lúc anh ta bị còng tay. Dính vào rắc rối song sau đấy, Barone vẫn được phong lên hàm trung sĩ. Thị trưởng Hartford Luke Bronin gọi hành động của Barone trong đoạn video là 'đáng thất vọng' và 'gây tổn hại sâu sắc'.

Chủ Nhật, 12 tháng 8, 2018

Hệ thống quản chế tội phạm xâm hại tình dục ở Mỹ

Tại nhiều bang, người từng phạm tội xâm hại tình dục sẽ không được sống trong khu vực quanh công viên, trường học, nhà thờ, bến xe bus... 

Theo Criminaldefenselawyer, mỗi bang ở Mỹ đều tổ chức chương trình quản chế và thông báo tội phạm tình dục. Luật pháp quy định người từng phạm tội xâm hại tình dục phải đăng ký thường trú với hệ thống quản chế tội phạm xâm hại tình dục ở địa phương sinh sống.

Trên thực tế, thông tin buộc họ khai báo không chỉ giới hạn về địa chỉ nhà riêng mà còn bao gồm tên tuổi, ngày tháng năm sinh, chủng tộc, chiều cao, cân nặng, màu mắt, địa chỉ, số bằng lái xe, vân tay, tiền án tiền sự, các tài khoản mạng, địa chỉ công ty đang làm việc, địa chỉ trường đang theo học...

Công dân có thể dễ dàng tiếp cận thông tin của người từng phạm tội xâm hại tình dục. Ảnh: MassLive.
Công dân có thể dễ dàng tiếp cận thông tin của người từng phạm tội xâm hại tình dục. Ảnh: MassLive.
Sau khi đăng ký, thông tin được lưu trữ trong hệ thống dữ liệu quản chế. Toàn bộ hoặc một phần những thông tin này sẽ được đăng tải công khai trên trang web chính thức của mỗi bang. Từ đó, người dân có thể biết được có những kẻ có tiền án nào sống gần đó và có biện pháp đề phòng thích hợp.
Theo thống kê của tổ chức phi chính phủ Trung tâm Quốc gia Hỗ trợ Trẻ em Mất tích và bị Lạm dụng (Mỹ), năm 2016 có khoảng 859.5000 người từng phạm tội xâm hại tình dục có thông tin lưu trữ trong hệ thống.
Sự ra đời và phát triển của hệ thống quản chế này gắn liền với vụ án hiếp dâm và giết hại bé gái Megan Kanka vào năm 1996. Kẻ phạm tội trước đó đã có hai tiền án xâm hại tình dục trẻ em và sống đối diện nhà nạn nhân nhưng không ai trong khu vực được cảnh sát thông báo về sự tồn tại của hắn. Cho rằng luật pháp còn thiếu sót, mẹ bé gái đã vận động hành lang để xây dựng hệ thống quản chế chặt chẽ hơn, buộc cảnh sát phải đăng tải công khai thông tin về những kẻ có tiền án trong khu vực.
Dựa vào mức độ nghiêm trọng của tội phạm, người từng phạm tội sẽ được phân thành cấp I, II và III. Những người thuộc cấp I (cấp nhẹ nhất) sẽ phải báo cáo thông tin nơi ở của mình hàng năm trong vòng 15 năm liên tục, người thuộc cấp II phải báo cáo mỗi sáu tháng trong vòng 25 năm, người thuộc cấp III sẽ phải báo cáo mỗi ba tháng và kéo dài suốt đời. Người không tới trình báo sẽ bị coi là vi phạm quy định pháp luật hình sự và có thể bị phạt tù 1-4 năm và phạt tiền không quá 5.000 USD.
Dù luật liên bang quy định người phạm tội cấp độ I sẽ không bị công khai thông tin, với ngoại lệ là tội phạm xâm hại tình dục trẻ em, nhưng mỗi bang lại có quy định khác nhau. Ở một số bang, thông tin của người từng phạm tội ở mọi cấp đều phải được công khai và báo tới người dân thông qua hình thức đăng tải báo chí, tờ rơi, thư điện tử hoặc các trang mạng dữ liệu trực tuyến. Một số bang khác chỉ cho phép công khai thông tin của những kẻ có nguy cơ tái phạm cao (cấp II và III) và chỉ có lực lượng chấp pháp mới có thể tiếp cận danh sách đầy đủ.

Vùng cấm với tội phạm xâm hại tình dục
Ngoài việc bắt buộc người phạm tội đăng ký và khai báo thông tin với cơ quan địa phương, bắt đầu từ năm 2005, pháp luật của nhiều bang còn đề ra quy định hạn chế cư trú với người phạm tội. 
Tùy vào quy định của mỗi bang, nơi ở hoặc làm việc của người có tiền án xâm hại tình dục sẽ không được sống trong khu vực cách 150-600 m quanh công viên, trường học, nhà thờ, bến xe bus, sân chơi trẻ em, phòng gym, bể bơi. 

Bên cạnh hạn chế nơi cư trú và nơi làm việc, luật pháp của một số bang còn có quy định nặng hơn. Chẳng hạn ở Alabama không cho phép người có tiền án xâm hại tình dục vào vùng có bán kính 150m quanh những nơi có chức năng giáo dục hoặc giải trí cho trẻ em nếu không có lý do chính đáng.
Để đảm bảo thực thi những quy định cấm trên, các bang sử dụng hệ thống GPS để theo dõi vị trí của người phạm tội. Ở Alabama, California, và Florida đều ứng dụng hệ thống theo dõi thời gian thực để quan sát xem liệu người từng phạm tội có lại gần vùng bị cấm hay không.

Với nhiều địa điểm thuộc vào danh sách bị cấm như vậy, người có tiền án phạm tội xâm hại tình dục thường chỉ có thể sinh sống ở một số nơi nhất định với phạm vi cực kỳ hạn chế. Ví dụ, 97% số nhà trọ trong hạt San Diego, bang California nằm trong vùng cấm. Người dân địa phương còn cố ý xây dựng những công viên mini có diện tích chỉ to bằng vườn hoa để xua đuổi họ ra khỏi địa bàn.
Quốc Đạt

Những điều luật khiến bạn bất ngờ tại Mỹ

Buộc phải ăn bốc thịt gà, phát âm chính xác tên tiểu bang, ăn xin phải có giấy phép... nằm trong danh sách những quy định lạ ở Mỹ.

Alaska: Không được say xỉn ở quán bar
Reader’s Digest đưa tin tại tiểu bang Alaska, việc say xỉn trong một quán bar là bất hợp pháp. Theo luật pháp của bang, một người đã uống say không được tiếp tục ngồi lại quán bar và cũng không được cố tình vào một quán khác để uống tiếp. Những người vi phạm sẽ bị phạt 250 USD.

Arkansas: Phải phát âm chính xác tên tiểu bang
Du khách cần cẩn thận khi tới tiểu bang Arkansas vì việc phát âm sai tên tiểu bang không được khuyến khích. Theo luật tiểu bang, cách phát âm duy nhất được chấp nhận bao gồm ba âm tiết, với âm cuối “s” là âm câm, nguyên âm “a” trong mỗi âm tiết và 2 âm tiết đầu và cuối được phát âm theo giọng Ý. Không có hình phạt nào cho hành vi này.

Connecticut: Dưa muối phải nảy lên khi được thả từ trên cao xuống
Năm 1947, hai thương nhân bất chính đã rao bán loại dưa muối “không thích hợp cho con người sử dụng” trong phạm vi bang Connecticut. Theo Libguides, để bảo vệ người dân, Ủy ban Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm khi ấy đã tuyên bố rằng: Một quả dưa muối thật sẽ phải “bật nảy” lên khi được thả rơi từ độ cao 30 cm xuống đất. Hai thương nhân trên sau đó đã bị phạt 500 USD mỗi người vì bán hàng giả, số dưa muối của họ cũng bị tiêu hủy. Và như vậy, một quy định khôi hài được ra đời từ đây.

Georgia: Ăn gà phải bốc tay
Với những người nghiện món thịt gà ở Gainesville, bang Georgia, việc “ăn bốc” thịt gà là bắt buộc. Năm 1961, trong nỗ lực thu hút du khách tới “thủ phủ gia cầm của thế giới”, thành phố đã thông qua một điều luật “bông đùa” quy định: Không được sử dụng bất kỳ dụng cụ nào khác ngoài ngón tay để ăn món gà chiên ở Gainesville. Một du khách đã bị “bắt giữ” do vi phạm điều luật trên vào năm 2009 và được trả tự do ngay sau đó, với điều kiện phải quay lại ăn thêm nhiều thịt gà.

Indiana: Đồng phục cho mèo đen vào thứ 6 ngày 13
Ở thành phố French Lick Springs thuộc tiểu bang Indiana, người ta phải đeo chuông cổ cho những con mèo đen vào mỗi ngày thứ Sáu ngày 13. Quy định này chỉ có hiệu lực trong 3 năm kể từ khi được ban hành vào 1939 khi chính quyền cho rằng đây là “biện pháp để giảm bớt căng thẳng cho cư dân”. Không có hình phạt nào được đề ra cho những chủ nhân quên không đeo chuông cho mèo.

Maine: Cấm quảng cáo trên bia mộ
Tại thành phố Wells của bang Maine, bạn không được phép đăng bất kỳ mẩu quảng cáo nào lên bia mộ của người chết. Đây là một trong số rất nhiều quy định của các nghĩa trang tại thành phố này. 
Hình phạt cho hành vi này bao gồm một khoản tiền từ 100 đến 2.500 USD và người vi phạm còn phải khôi phục lại nguyên trạng tấm bia mộ.

Tennessee: Ăn xin cũng cần giấy phép
Vào năm 1994, Hội đồng thành phố đã thông qua quy định về việc ăn xin, trong đó yêu cầu “trong người mọi cá nhân hành nghề ăn xin luôn phải có giấy phép hợp lệ”. Mới đầu, người muốn hành nghề ăn xin phải nộp phí 10 USD, nhưng hiện tại họ có thể xin giấy phép hoàn toàn miễn phí.
Những người ăn xin khi bị kiểm tra mà trong người không có giấy phép hợp lệ có thể bị phạt 50 USD và phải ngồi tù 30 ngày cho mỗi vi phạm của mình.
Quốc Đạt

Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2018

định chế đặt tiền bảo lãnh tại ngoại ở Mỹ

Người bị bắt sẽ phải tham gia "phiên điều trần" xét điều kiện tại ngoại.

Trên lý thuyết, nghi phạm nào cũng có thể yêu cầu được trả tiền bảo lãnh để được tại ngoại. Ở nhiều tiểu bang tại Mỹ, mức tiền bảo lãnh được luật quy định sẵn cho từng loại tội phạm. Dù vậy trên thực tế bị can, bị cáo nghi vấn giết người thường bị từ chối cho tại ngoại. Nếu có, mức tiền bảo lãnh cũng được đặt ở mức cao nhất là một triệu USD và chỉ sau được khi thẩm phán vụ việc đã xem xét kỹ lưỡng.
Theo Bailbondsnetwork, một số mức tiền như sau:
Hành hung cảnh sát
2.500 USD
Tàng trữ trái phép dược chất thuộc kiểm soát nhà nước
2.500 USD
Say rượu lái xe
2.500 USD
Có hành vi không đứng đắn/Say xỉn nơi công cộng
200-500 USD
Giết người
1.000.000 USD
Cướp
100.000 USD
Trộm cắp
50.000 USD
Hiếp dâm
100.000 USD
Thủ tục bảo lãnh tại ngoại
Sau khi bị tạm giam chờ xét xử, người bị bắt sẽ phải tham gia một "phiên điều trần" xét điều kiện tại ngoại. Trong phiên làm việc này, thẩm phán vụ việc sẽ quyết định người bị bắt có được quyền bảo lãnh tại ngoại hay không và đưa ra mức tiền phải nộp nếu có.

Thông thường, thẩm phán dựa vào 6 yếu tố sau để quyết định mức tiền bảo lãnh:
 - Thời gian gửi yêu cầu bảo lãnh
 - Mức độ nghiêm trọng của tội phạm
- Tiền án, tiền sự
- Ý thức đối với cộng đồng của bị can, bị cáo
- Nguy hại mà bị can, bị cáo có khả năng gây ra cho cộng đồng
- Xác suất bị can, bị cáo bỏ trốn hoặc không trình diện trước tòa
Khoản tiền này không phải là tiền phạt mà sẽ được hoàn trả cho bị can, bị cáo sau khi phiên xét xử chấm dứt. Nhưng nếu bị can, bị cáo không trình diện, tòa sẽ phạt người này bằng cách thu hồi khoản tiền bảo lãnh.
Trong một số trường hợp, mức tiền bảo lãnh do thẩm phán đặt ra vượt quá khả năng tài chính của bị can, bị cáo. Theo Attorneys, tòa án khi đó sẽ chấp nhận một bản “cam kết bảo lãnh” - lời hứa hẹn của một công ty bảo hiểm sẽ đứng ra bảo lãnh cho bị can, bị cáo với khoản phí dịch vụ nhất định.
Ví dụ, nếu mức tiền bảo lãnh là 10.000 USD thì trước khi đứng ra bảo lãnh, phía công ty sẽ thu phí dịch vụ 10%, tương đương với 1.000 USD. Ngoài ra, bản cam kết còn cần thêm một người bảo lãnh đứng ra ký tên. Người này có trách nhiệm trả cho công ty bảo hiểm 10.000 USD nếu bị can, bị cáo không trình diện.
Nếu bị can, bị cáo tham gia phiên tòa, tòa án sẽ trả lại khoản tiền mà công ty bảo hiểm đã đặt bảo lãnh, phía công ty cũng sẽ giữ lại 1.000 USD phí dịch vụ. Nếu bị can, bị cáo bỏ trốn, công ty bảo hiểm sẽ mất 10.000 USD cho tòa và sau đó sẽ yêu cầu người bảo lãnh hoàn trả. Vì rủi ro này mà một số bang cho phép công ty bảo hiểm có thể thuê thám tử để tìm bắt và áp giải bị can, bị cáo tới tòa án.
Mức phí dịch vụ của các công ty bảo lãnh theo từng tiểu bang. Ảnh: Aboutbail.
Mức phí dịch vụ của các công ty bảo lãnh theo từng tiểu bang. Ảnh: Aboutbail.
Bất cập trong thực tiễn áp dụng
Một số người cho rằng luật bảo lãnh tại ngoại ở Mỹ không được quy định rõ ràng và mang tính phân biệt đối xử.
Chế định tiền bảo lãnh tại ngoại buộc người nghèo phải lựa chọn giữa hai việc: một là bị tạm tam dù đã bị kết tội hay không, hai là phải ký kết hợp đồng cung ứng dịch vụ bảo lãnh. Việc Bị tạm giam cũng khiến bị can, bị cáo càng nghèo khổ hơn, họ sẽ mất việc, mất tiền tiết kiệm và không thể nuôi dưỡng gia đình.
Theo Theguardian, hiện nay có hàng trăm nghìn người Mỹ đang bị tạm giam chờ xét xử, phần lớn trong số đó bị giam giữ chỉ vì không đủ khả năng chi trả tiền bảo lãnh, không phải do bị thẩm phán vụ việc kết luận là mối nguy hại cho cộng đồng.
Chế định nộp tiền bảo lãnh tại ngoại ở Việt Nam
Điều 122 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định việc áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm nhằm thay thế tạm giam được áp dụng khi bị can, bị cáo thỏa mãn các điều kiện sau:
- Phạm tội lần đầu; có nơi cư trú rõ ràng; thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải.
- Có khả năng về tài chính.
- Có căn cứ xác định, sau khi được tại ngoại, bị can, bị cáo sẽ có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng và không có hành vi khác cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử.
- Việc cho bị can, bị cáo tại ngoại không gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự.
Theo Dự thảo Thông tư liên tịch quy định về mức tiền đặt để đảm bảo theo quy định tại Điều 122 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, mức tiền nộp bảo đảm căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân và khả năng tài chính của bị can, bị cáo. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án quyết định mức tiền cụ thể mà bị can, bị cáo phải đặt để bảo đảm, nhưng không dưới:
- 30.000.000 đồng với tội phạm ít nghiêm trọng.
- 100.000.000 đồng với tội phạm nghiêm trọng.
- 200.000.000 đồng với tội phạm rất nghiêm trọng.
Quốc Đạt

Thứ Năm, 9 tháng 8, 2018

vụ kiện của một khán giả bị David Copperfield chọn trong Lucky #13.

Biến mất người, ảo thuật gia David Copperfied buộc phải tiết lộ bí mật trình diễn

Mới đây, rất nhiều những tiết mục cực ấn tượng của nhà ảo thuật gia lừng danh đã bị “bóc mẽ”. Đặc biệt là vụ kiện của một khán giả bị chọn trong Lucky #13.


Những nhà ảo thuật đại tài từng khiến thế giới phải trầm trồ thán phục, khiến mọi người tin vào một "phép màu" còn tồn tại chốn nhân gian. Thế nhưng, trong sự nghiệp, họ cũng đã từng phải trả giá cho những sai lầm của mình.
Tuyến bài Vén màn bí mật: Ảo thuật gia đại tài hay chỉ là kẻ lừa bịp? sẽ giúp mọi người thấy được "góc tối" phía sau hậu trường.
Hai vụ kiện để đời của nhà ảo thuật gia David Copperfiel, buộc phải tiết lộ bí mật
Biến mất người, ảo thuật gia David Copperfied buộc phải tiết lộ bí mật trình diễn - 1
David Copperfield tại tòa án.
Mới đây nhất, một người đàn ông người Anh đã khởi kiện ảo thuật gia tài ba David Copperfield vì khiến ông bị tổn thương não sau khi tham gia màn ảo thuật làm biến mất khán giả tại chương trình ở Las Vegas năm 2013.
Trong khoảng hơn 20.000 lần biểu diễn, chưa từng có một sự cố nào xảy ra và Cox là trường hợp duy nhất. Người này đã bị trật khớp vai, có dấu hiệu chấn thương não sau khi tham gia làm “chuột bạch” trong Lucky #13. Lần này, các luật sư của nhà ảo thuật không thể kết thúc đơn tố cáo mà buộc phải tiết lộ toàn bộ những “tiểu xảo” phía sau hậu trường.
Điều này có nghĩa chương trình Lucky thường niên của David Copperfield có nguy cơ “sụp đổ”.
Biến mất người, ảo thuật gia David Copperfied buộc phải tiết lộ bí mật trình diễn - 2
Cox (bên trái) là người đã đâm đơn khởi kiện nhà ảo thuật.
Trước đó, ngày 29.7.2009, một cựu thí sinh Hoa hậu Washington (Mỹ) đệ đơn kiện nhà ảo thuật nổi tiếng thế giới đã xâm hại và đe dọa cô, khi cô là khách trong nhà của David cách đây hai năm tại Bahamas. Cô đòi được bồi thường cho những tổn thất về tinh thần vì bị David giam giữ.
Theo lời cô gái 22 tuổi, nhà ảo thuật đã “lừa” cô đến làm khách trên hòn đảo Musha Cay. Ba lần cưỡng hiếp, sử dụng hành động bạo lực như dìm cô xuống biển vì không nghe lời… là những dẫn chứng được đưa ra để “đòi lại quyền lợi” khiến ông phải một phen khốn đốn khi trở thành mục tiêu điều tra của FBI.
Tuy nhiên, sau khi thu thập chứng cứ, cựu thí sinh hoa hậu này đã bị bắt vì tội vu khống người khác, sự trong sạch của David được chứng tỏ. Thế nhưng, mỗi khi nhắc lại, ông nói rằng: “Hai năm điều tra thực sự là một quá trình ‘địa ngục’ với tôi.”
Cậu bé “tự kỉ” nhờ ảo thuật để hòa nhập thế giới
David Copperfield tên thật là David Seth Kotkin, sinh ngày 16/9/1956 tại Metuchen, New Jersey (Mỹ). Khi lên 10, ông đã bắt đầu diễn ảo thuật trong khu phố của mình.
Năm 12 tuổi, Copperfield trở thành người trẻ nhất được Hiệp hội Ảo thuật gia Mỹ công nhận. Bên cạnh đó, ông lấy nghệ danh là David Copperfield từ năm 18 tuổi, theo tên cuốn sách nổi tiếng của nhà văn Charles Dickens.
Biến mất người, ảo thuật gia David Copperfied buộc phải tiết lộ bí mật trình diễn - 3
Nhà ảo thuật lừng danh khiến cả thế giới ngưỡng mộ - David Copperfield.
Là người cô đơn và hay e ngại, David coi ảo thuật như cách để hòa mình với xã hội. Copperfield từng mê hoặc cả thế giới với nhiều màn ảo thuật “không thể tin nổi” như “hô biến” tượng Nữ thần Tự do, đi xuyên Vạn Lý Trường Thành, tự xẻ mình làm hai, bay trong không gian như chim, đi từ Tennessee đến Hawaii trong vài giây,…
Ông hiện có tổng tài sản ước tính là 61,5 triệu USD, theo Forbes. David Copperfield là nhà ảo thuật thành công nhất thế giới về mặt thương mại. Khoảng 40 triệu lượt khán giả đã mua vé xem ông trổ tài, giúp thu về được hơn 1 tỷ USD.  
Khi còn trẻ, nhà ảo thuật tham gia đóng một số bộ phim và nhạc kịch. Sự nghiệp ảo thuật của David bắt đầu từ năm 1977, khi Copperfield lọt mắt xanh của nhà sản xuất Joseph Cates. Cái tên David Copperfield trở nên nổi tiếng toàn thế giới khi có những màn trình diễn "không thể tin nổi". Mỗi năm, anh biểu diễn khoảng 500 show trên khắp thế giới. Những năm gần đây, ông chủ yếu diễn ở Las Vegas.
Những màn ảo thuật tuyệt vời bị “vén màn” sau nhiều năm trình diễn
Hai trong vô số những màn ảo thuật “hoàn hảo” đến kinh ngạc của David Copperfield đã được giải đáp sau rất nhiều năm khán giả thế giới phải trầm trồ trước ông.

Nhà ảo thuật gia nổi tiếng đã trình diễn buổi biểu diễn làm biến mất tượng nữ thần Tự do trên sóng truyền hình trực tiếp và trước mắt khán giả xem trực tiếp.
Bí mật của màn ảo thuật này chính là khi tấm màn được kéo lên, tượng nữ thần biến mất nhưng thực tế là do tầm nhìn của khán giả đang bị che khuất bởi cột tháp. Trước đó, ảo thuật gia David Copperfield dựng hai cột tháp ở hai bên sân khấu, tạo thành mái vòng để căng tấm màn rủ che kín tượng Nữ thần Tự do.
Vì lúc đó, ông cho sân khấu chuyển động xoay tròn trên bục quay nên khi tấm màn buông xuống, ảo thuật gia bắt đầu nói chuyện trước đám đông để thu hút sự chú ý của mọi người. Khi tấm màn được kéo lên, tượng Nữ thần Tự do đã biến mất nhưng thực ra lúc đó, tầm nhìn của khán giả bị  cột tháp che khuất. Và với những “chiêu trò” cực thông minh,  David Copperfield đã khiến cả thế giới phải thán phục tài năng của mình.
Biến mất người, ảo thuật gia David Copperfied buộc phải tiết lộ bí mật trình diễn - 4
Nhiều người tin rằng ông thực sự có "phép thuật".
Màn biểu diễn thứ hai là tiết mục “đi xuyên Vạn lý trường thành”. David Copperfield xuất hiện nhờ ánh sáng hắt bóng lên tấm màn bên trong khung màn chắn che phủ kín. Ngay sau đó khi gỡ bỏ khung màn che, và nhà ảo thuật gia đại tài thực sự đã biến mất không tìm thấy tăm tích. Sau đó David Copperfield đã xuất hiện ở phía bên kia vách Vạn Lý Trường Thành.
David đã lợi dụng ánh sáng đánh lừa sự chú ý và thị giác của người theo dõi trong màn biểu diễn này. Bí ẩn ở đây chính là chiếc đèn chiếu với công suất cực mạnh phía sau chiếu thẳng lên tấm màn trắng để làm hiện lên bóng của David.
Khi David bước vào trong khung sắt được che kín bởi tấm màn thì có một người khác vóc dáng giống hệt David đã chờ sẵn ở đó. Người giống David đó lợi dụng góc tối không được chiếu đèn và tụt xuống phần nền phía dưới.
Biến mất người, ảo thuật gia David Copperfied buộc phải tiết lộ bí mật trình diễn - 5
Vừa là một nhà ảo thuật, David cũng từng là một diễn viên.
Do góc chiếu của chiếc đèn nên ánh sáng chỉ làm sáng 1 phần của tấm màn mà thôi nên David giả bước ra trình diễn rồi nhanh chóng lùi về góc màn không có ánh đèn chiếu khiến người xem tin rằng nhà ảo thuật đang đi xuyên qua bức tường thật, trong lúc đó thì David thật nhanh chóng tụt xuống một căn phòng bí mật phía dưới.
Khi những tấm màn trắng được dựng lên, nhờ hiệu ứng ánh sáng, họ đã dùng chính cánh tay của mình khiến người xem lầm tưởng rằng David đang cố gắng để lao ra từ bức tường.
David thật từ căn phòng bí mật phía dưới bước lên phần màn tối không được ánh sáng chiếu tới và thực hiện những động tác như thể anh vừa từ bức tường lao ra vậy.
Sau đó, ngay trước mắt khán giả, chiếc cầu thang có chứa David thật này sẽ được di chuyển sang phía bên kia của bức tường thành một cách công khai.
Thầy "phù thủy" đột tử vì bắn nhầm súng thật

Những màn biểu diễn trở thành thương hiệu của nhà ảo thuật vô tình lại là "con dao hai lưỡi" cướp đi tính mạng trong phút chốc.

Thầy phù thủy Chung Ling Soo bị bắn chết khi đang biểu diễn
Chung Ling Soo là một người Mỹ chính gốc có tên William Ellsworth Robinson, được biết đến với biệt danh "Thầy phù thủy" vì những màn biểu diễn tuyệt vời của ông. Vào thời điểm đó, khán giả rất thích xem biểu diễn ảo thuật phương Đông. Vì vậy, Robinson quyết định cạo đầu, đeo bím tóc, nhuộm da, hóa thân thành một ảo thuật gia phương Đông theo thị hiếu của khán giả. Để không bại lộ thân phận, Robinson thậm chí còn vờ rằng mình không biết tiếng Anh.
Thầy &#34;phù thủy&#34; đột tử vì bắn nhầm súng thật - 1
Dù rất nổi tiếng nhưng Chung Ling Soo lại chết trong chính tiết mục tâm đắc của mình.
Robinson giữ tròn vai diễn cho đến năm 1918, trong một buổi diễn tại Nhà hát Empire ở Wood Green, London, Anh. Đêm đó, một viên đạn thật, không hiểu vì lý do gì lại nằm ở khẩu súng trong màn biểu diễn của ông. Theo lời của một số nhân chứng, họ chỉ nghe vị ảo thuật gia “người Hoa” nói mấy câu bằng tiếng Anh cực chuẩn: “Lạy Chúa tôi, tôi bị bắn rồi” và tử vong ngay sau đó.
Vivian Hensley chết vì nuốt phải dao cạo
Thầy &#34;phù thủy&#34; đột tử vì bắn nhầm súng thật - 2
Chiếc dao cạo tử thần đối với nhà ảo thuật.
Năm 1938, ảo thuật gia 43 tuổi có màn trình diễn tại Brisbane (Australia). Tiết mục của ông theo kịch bản là cố gắng nuốt một lưỡi dao cạo vào bụng mà không để lại thương tích gì. Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn trái ngược, khi đang giả vờ đưa lưỡi dao vào miệng và cố gắng dùng thủ thuật để nó rơi xuống phần tay áo, lưỡi dao bất ngờ rơi xuống cổ họng. Vivian lập tức được đưa vào bệnh viện nhưng các bác sĩ không phát hiện được vị trí lưỡi dao.. Sau đó 4 ngày, ảo thuật gia này qua đời.
Ảo thuật gia Charles Rowen bỏ mạng khi bị xe cán qua người
Năm 1930, Charles Rowen không may gặp tai nạn khi đang trình diễn màn ảo thuật cho xe chạy qua người ở Springfontein, Orange Free State, Nam Phi. Khi đó, chiếc ô tô lao với tốc độ khoảng 72 km/h và lấy đà khoảng 200 m trước khi lăn qua người ông.
Thầy &#34;phù thủy&#34; đột tử vì bắn nhầm súng thật - 3
Nhà ảo thuật gia chết vì lỗi kĩ thuật trong buổi biểu diễn.
Do vài sự cố ngoài ý muốn, chiếc xe dừng lại lâu hơn trên người Charles, khiến nhà ảo thuật tử vong ngay lập tức.
Ảo thuật gia người Ba Lan DeLinksy chết vì súng vẫn có đạn
Trình diễn ảo thuật với súng là một tiết mục từng rất thịnh hành ở thế kỷ 19. Tiết mục đòi hỏi ảo thuật gia phải giả vờ rằng mình đã bị trúng đạn hoặc đã kịp tóm được viên đạn. Trò ảo thuật này về nguyên tắc là không hề dùng tới đạn thật, nhưng thực tế vẫn có nhiều ảo thuật gia gặp tai nạn nguy hiểm trong khi biểu diễn.
Thực tế, những khẩu súng được sử dụng trong biểu diễn đều không được nạp đạn. Có một lần, cặp vợ chồng ảo thuật gia người Ba Lan - DeLinsky - được mời tới trình diễn cho Hoàng tử Đức xem hồi tháng 11/1820.. Trong màn biểu diễn này, bà DeLinsky sẽ giả vờ đương đầu với 6 người đàn ông và đều tóm được những viên đạn do 6 người đàn ông này bắn ra.
6 người lính đã được mời tham gia tiết mục, họ được yêu cầu sử dụng súng không nạp đạn. Tuy vậy, một người lính đã không thực hiện như yêu cầu và đã bắn một viên đạn về phía ảo thuật gia..
Genesta bị chết ngạt trong chiếc bình sữa
Thầy &#34;phù thủy&#34; đột tử vì bắn nhầm súng thật - 4
Màn biểu diễn tốt nhất lại chính là hung thủ giết chết nhà ảo thuật.
Hầu như tất cả những người xem ảo thuật không còn quá xa lạ với màn ảo thuật thoát ra khỏi bể nước khi tứ chi đều bị xích. Tuy vậy, màn ảo thuật kinh điển này lại khiến nhiều ảo thuật gia phải bỏ mạng, một trong số đó là Royden Joseph Genesta. Năm 1930, khi thực hiện màn ảo thuật này, phần lẫy khóa của chiếc bình nước không may bị gãy trong quá trình vận chuyển, khiến chiếc bình không thể mở ra. Genesta không hề biết điều này và vẫn tiếp tục tham gia màn biểu diễn.
Nhà ảo thuật “đen đủi nhất thế giới” bị khán giả đâm chết khi đang biểu diễn

Dù có tài năng đến đâu nhưng nếu những ảo thuật gia cũng có thể chết vì khán giả quá nghiêm túc.

George Lalonde bị khán giả đâm gươm vào cổ
Nhà ảo thuật “đen đủi nhất thế giới” bị khán giả đâm chết khi đang biểu diễn - 1
Tiết mục cưa người luôn chiếm được cảm tình của khán giả.
Khán giả khi xem những màn ảo thuật thừa hiểu rằng đó là những tiết mục giải trí, ngoại trừ Henry Howard. Có lẽ George Lalonde là nhà ảo thuật… đen đủi nhất khi đã trình diễn ảo thuật trước mặt một thanh niên quá “nghiêm túc”.
Năm 1993, tại Montréal, Canada, Henry Howard đã lao lên sân khấu, rút lấy một thanh gươm và đâm thẳng vào cổ Lalonde khi ông đang trình diễn tiết mục “cưa người”. Nhà ảo thuật may mắn sống sót, còn Henry thì phải giải thích với cảnh sát là anh đã không thể chịu được khi thấy cảnh một người phụ nữ yếu đuối bị xẻ làm đôi.
Jeff Rayburn Hooper chết vì… còng quá tốt
Nhà ảo thuật “đen đủi nhất thế giới” bị khán giả đâm chết khi đang biểu diễn - 2
Thời tiết xấu đã khiến nhà ảo thuật gia thiệt mạng.
Ngày 7/7/1984, ảo thuật gia 23 tuổi Jeff Rayburn Hooper tổ chức họp báo về màn biểu diễn nguy hiểm mà anh sắp thực hiện trong ngày hôm đó. Hooper sẽ để người ta còng tay mình, ném anh xuống hồ nước, sau đó, Hooper sẽ tự giải thoát được chính mình.
Trước khi chính thức biểu diễn, Hooper luyện tập lại một lần cuối. Anh để tay bị còng lại rồi nhảy xuống hồ Winona, bang Indiana, Mỹ. Sau đó, Hooper bơi ra xa bờ, anh nhận ra lần này, mình không thể tự giải thoát cánh tay khỏi chiếc còng nên đã cố kêu cứu để những người trợ giúp trên bờ biết.
Tuy vậy, vì sóng cao và gió mạnh nên Hooper không thể bơi gần hơn về phía bờ và những người trợ giúp cũng không dễ dàng xác định được vị trí của Hooper. Khi họ tìm được tới nơi, Hooper đã bị chết đuối.
Lên cơn đau tim trên sân khẩu, Benjamin Rucker chết vì không ai cứu
Nhà ảo thuật “đen đủi nhất thế giới” bị khán giả đâm chết khi đang biểu diễn - 3
Do giả chết quá nhiều lần nên nhà ảo thuật gia không được ai giúp khi bị đau tim.
Benjamin Rucker là một ảo thuật gia người Mỹ gốc Phi nổi tiếng hồi thập niên 1920-1930. Một trong những tiết mục “kinh điển” nhất của Rucker là ông để mình bị chôn sống, sau 3 ngày, người ta sẽ quay lại, quật mộ lên, đương nhiên, Rucker vẫn sống khỏe mạnh. Ngay sau đó, ông sẽ bước lên sân khấu trình diễn ảo thuật trước sự thán phục của người xem.
Vì luôn giả chết nên khi trình diễn lần cuối hồi tháng 4/1934, khi ông lên cơn đau tim và qua đời ngay trên sân khấu, không ai tin Rucker chết thật. Ê-kíp làm việc với ông đã tận dụng điều này để bán vé mời mọi người tới lễ tang của ông, để xem rốt cuộc Rucker sẽ hồi sinh như thế nào, nhưng lần này, quả thực, Rucker đã qua đời.
Trong lịch sử, ảo thuật gia người Anh Tommy Cooper (1921-1984) cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Khi ông bị lên cơn đau tim và qua đời ngay trên sân khấu, khán giả cứ ngỡ đó là một phần đã được dàn dựng sẵn trong tiết mục.
Harry Houdini bị khán giả… đấm chết
Nhà ảo thuật “đen đủi nhất thế giới” bị khán giả đâm chết khi đang biểu diễn - 4
Ba cú đấm đã cướp đi mạng sống của nhà ảo thuật đại tài.
Một lần, khi ảo thuật gia lừng danh Houdini đang ngồi nghỉ bên trong cánh gà sau khi kết thúc một buổi biểu diễn, có một nam sinh viên bất ngờ bước vào phòng nghỉ của ông. Người thanh niên này hỏi Houdini rằng người vẫn nói ông có khả năng chịu được bất cứ cú đấm nào có phải không.
Vừa hỏi dứt lời, nam thanh niên liền đấm 3 phát rất mạnh vào bụng Houdini. Houdini vốn đã có tiền sử bệnh đường ruột. Những ngày sau đó, ông phải chịu rất nhiều đau đớn, bị sốt cao, nhưng Houdini kiên quyết không đi khám mà vẫn tiếp tục lịch biểu diễn như thường. Ngày 31/10/1926, 4 ngày sau khi “hứng đòn” của cậu thanh niên, Houdini đã qua đời khi đang biểu diễn.
Joe Burrus bị chôn sống dưới 9 tấn xi măng
Nhà ảo thuật “đen đủi nhất thế giới” bị khán giả đâm chết khi đang biểu diễn - 5
Tấm kính bị vỡ dưới áp lực của 9 tấn xi măng đã chôn sống Joe.
Năm 1990, để tăng tính giật gân cho khán giả, Joe Burrus đã chuẩn bị một màn trình diễn đặc biệt vào đêm Halloween tại trung tâm giải trí Blackbeard’s Family Fun, California. Theo kế hoạch, Joe sẽ bị trói trong một chiếc quan tài bằng kính, rồi bị vùi lấp bởi 9 tấn bùn đất và xi măng. Tuy nhiên màn trình diễn đã không như mong đợi.
Sau khi quan tài được hạ xuống lòng đất, trợ lí của Burrus lái xe tải đổ bùn đất và xi măng lên. Nhưng trong lần đầu tiên, dây trói quanh cổ Burrus quá chặt, khiến ông không thể thoát ra và phải thực hiện lại tiết mục. Đến lần thứ 2, áp lực từ 9 tấn xi măng đã làm vỡ quan tài, khiến ông bị ngạt thở và thiệt mạng.