Gia
đình một phụ nữ gốc Việt ở Virginia nghi ngờ con gái chết vì bị bạn
trai cũ đầu độc, còn nghi phạm đang bị giam giữ chờ điều tra.
Cô Tran và con gái. Ảnh: Pilot Online
Joseph Vincent Merlino III, 29 tuổi, bị cáo buộc tấn công Ellie Mizon
Tran, một phụ nữ gốc Việt 35 tuổi, ngoài nhà cô hôm 14/2. Merlino bị bắt ngay hôm xảy ra vụ án. Nghi phạm bị cáo buộc tội giết người cấp độ hai và đang bị giam giữ trong nhà tù thành phố Virginia Beach, bang Virgnia, Mỹ.
Trao đổi với báo Virginian Pilot qua phiên
dịch, bà Oanh Le cho biết sau khi cô Tran ngất xỉu và được đưa đi cấp
cứu, bác sĩ đã kết luận cô chết não và rút bỏ các thiết bị hỗ trợ sự
sống tối 15/2.
"Bác sĩ và y tá bảo rằng chất độc đã lan tới não con bé. Họ nói rằng nó đã đi rồi", bà Le nói.
Bà Oanh Le. Ảnh: Pilot Online
Hiện chưa có kết quả khám nghiệm pháp y thi thể cô Tran. Richard
Doummar, luật sư của Merlino cho biết quá trình tìm hiểu bằng chứng có
thể mất vài tuần và ông muốn xem xét mọi chứng cứ khoa học để tranh tụng
cho khách hàng.
"Tôi muốn đợi cho tới khi làm sáng tỏ mọi chi tiết trong vụ án", ông Doummar nói.
Merlino là bố của bé Jolie, 2,5 tuổi, con gái cô Tran. Hai người
quen biết nhau vài năm trước tại đám cưới một người bạn. Merlino là chủ
một cửa hàng sửa chữa điện thoại di động.
Nghi phạm Merlino, bị cáo buộc giết người cấp độ hai. Ảnh: Cảnh sát Virgina Beach
Tran di cư tới Mỹ 10 năm trước, là nhân viên một tiệm làm móng. Sau khi
quen nhau, Tran tới sống cùng Merlino vài tháng nhưng quyết định chuyển
đi, sau khi bạn trai thường đánh đập và kiểm soát cô.
Tran và con gái Jolie tới sống cùng ông bà ngoại. Vài tháng trước, cô
đã lắp đặt camera ngoài nhà vì sợ Merlino gây nguy hiểm cho gia đình.
Một vài người bạn của Tran đứng ngoài tòa án cho rằng Merlino rất nguy hiểm và nên bị giam giữ. Y đã từng nhiều lần đánh Tran.
"Cô ấy lúc nào cũng sợ hắn", Loan Luu, bạn đồng nghiệp của Tran cho
biết. Cô và Tran thường xuyên đi cùng nhau tới bãi đỗ xe sau khi tan
làm.
Căn nhà của Tran sống cùng bố mẹ ở Virginia Beach. Ảnh: Pilot Online
Luu kể rằng một người đàn ông đội tóc giả, đội mũ, đã dùng hóa chất tấn
công Tran tại bãi đỗ xe của tiệm làm móng hồi tháng 12/2016, khiến cô
cháy hết tóc.
Phát ngôn viên cảnh sát Tony Pierce cho biết nghi phạm đã ngồi
chờ sẵn trong ghế sau xe của Tran và tấn công, khiến cô phải tới bệnh
viện giám định thương tật. Hồ sơ cảnh sát cũng ghi nhận xảy ra một vụ bạo lực tại nhà của Merlino giữa hai người vào ngày 11/7/2016.
Một người bạn khác của Tran là Diamon Phan nói cô quen biết Tran
tại một lớp học tiếng Anh khoảng 10 năm trước. Theo lời Phan, Tran sống
cùng với Merlino vài tháng và đã cố gắng cải thiện mối quan hệ vì con
gái nhưng cuối cùng, cô vẫn quyết định chia tay.
"Thật tội nghiệp cô ấy", Phan nói. "Cô ấy rất tốt bụng, chăm chỉ, thân thiện".
Nhà Trắng đã cập nhật văn bản hướng dẫn về áp dụng sắc lệnh cấm
nhập cảnh tạm thời của Tổng thống Trump với các đối tượng giữ thẻ xanh –
những thường trú nhân hợp pháp tại Mỹ.
Phát biểu với báo giới, người phát ngôn Nhà
Trắng Sean Spicer xác nhận những người mang thẻ xanh không cần thị thực
để vào Mỹ. Để đảm bảo công tác triển khai thuận lợi, Nhà Trắng đã gửi
tới tất cả các cơ quan liên quan thông báo cập nhật trong ngày 1/2.
Quy định đối với người mang thẻ xanh là một trong những nội dung gây
tranh cãi nhất trong sắc lệnh cấm nhập cảnh do Tổng thống Donald Trump
ký ban hành ngày 27/1 vừa qua.
Thông tin ban đầu từ phía chính quyền cho biết các đối tượng này cũng
thuộc diện bị cấm vào Mỹ, song họ có thể làm thủ tục xin thị thực.
Sau khi vấp phải phản đối gay gắt, ngày 29/1, Bộ Nội vụ Mỹ đã đưa ra
thông tin khác cho biết những người giữ thẻ xanh có thể lên máy bay tới
Mỹ, nhưng sẽ phải trải qua kiểm tra khi đặt chân vào lãnh thổ nước này.
Liên quan tới sắc lệnh gây tranh cãi nhiều ngày qua, cùng ngày, Thẩm
phán Andre Birotte của tòa án quận tại bang California đã ra lệnh cho
phép công dân Yemen có thị thực vẫn còn hiệu lực tới thành phố Los
Angeles.
Phán quyết trên được đưa ra sau đơn kiến nghị khẩn cấp của Julie
Goldberg và Daniel Covarrubias-Klein 2 luật sư về người di cư đại diện
cho 28 nguyên đơn.
Bà Goldberg cho biết các thân chủ của bà, trong đó bao gồm nhiều
người Yemen bị thương và trẻ em, đang bị mắc kẹt tại Djibouti và không
thể trở về Mỹ.
Trong khi đó, theo ông Klein, mặc dù nhiều thẩm phán liên bang đã ra
phán quyết phản đối, các quan chức di cư vẫn cố tình “lờ đi” những lệnh
này. Hai luật sư cho biết họ hy vọng đưa vấn đề này lên tới Tòa án Tối
cao.
Trước đó, thẩm phán tại một số bang của Mỹ bao gồm New York, Virginia
và Washington cũng đã ra phán quyết tương tự đối với sắc lệnh người di
cư.
Trong khi đó, các bác sỹ tại 7 bệnh viện hàng đầu của Mỹ, bao gồm
Bệnh viện Đại học Johns Hopkins, Trung tâm Sức khỏe Đại học Michigan,
Bệnh viện Phụ nữ và Brigham, Bệnh viện Trường Dược Perelman của Đại học
Pennsylvania, Bệnh viện Đại học California-San Francisco, Bệnh viện
Trung ương Massachusetts và Trung tâm Y tế Beth Israel Deaconess, đã
cùng ký tên vào một bức thư phản đối sắc lệnh của Tổng thống Trump.
Theo bức thư này, sắc lệnh cấm người Hồi giáo tới Mỹ là “một bước
lùi” khi ngăn cản những cá nhân có tài không được tới Mỹ, cũng như cản
trở các nhân viên y tế của Mỹ tới các quốc gia khác.
Điều này ảnh hưởng tới công tác chăm sóc bệnh nhân, hoạt động của các
nhân viên y tế cũng như đe dọa tới vị thế dẫn đầu của Mỹ trên phương
diện chăm sóc y tế.
Sắc lệnh của Tổng thống Trump yêu cầu ngưng cho người tị nạn vào Mỹ
trong vòng 120 ngày, cấm người tị nạn từ Syria vào Mỹ vô thời hạn, và
cấm công dân từ Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Syria, và Yemen nhập
cảnh Mỹ trong vòng 90 ngày./.
Chương trình cấp mới thị thực miễn phỏng vấn mà nhiều đương đơn
là người Việt Nam sử dụng trước đây đã được thay đổi theo Sắc lệnh Hành
pháp của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump. Thay đổi này có hiệu lực trên
toàn cầu chứ không chỉ riêng ở Việt Nam.
Theo quy định cũ, những người có thị thực (visa) du học hoặc du lịch
Mỹ còn hạn hoặc hết hạn không quá 48 tháng có thể được gia hạn qua đường
bưu điện. Hầu hết những trường hợp gia hạn này đều được miễn phỏng vấn.
Tuy nhiên, thông báo chính thức mới đây của Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại
thành phố Hồ Chí Minh cho biết, kể từ tháng 2/2017, sẽ có một số thay
đổi trong việc gia hạn thị thực cho công dân Việt Nam vào Mỹ. Theo quy
định mới, nếu đương sự có thị thực đã hết hạn hơn 12 tháng thì không
được gia hạn mà phải xin cấp thị thực mới và phỏng vấn lại theo yêu cầu.
Trước thông tin trên, nhiều du khách, doanh nhân, du học sinh… Việt
Nam cảm thấy lo lắng vì cho rằng “cửa” vào nước Mỹ dường như đang bị thu
hẹp.
Trả lời về vấn đề trên, Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại thành phố Hồ Chí
Minh cho rằng, chương trình cấp mới thị thực miễn phỏng vấn mà nhiều
đương đơn là người Việt Nam sử dụng trước đây đã được thay đổi theo Sắc
lệnh Hành pháp của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Thay đổi này có hiệu lực
trên toàn cầu chứ không chỉ riêng ở Việt Nam.
Theo Sắc lệnh Hành pháp này, tất cả các đương đơn có thị thực hết hạn
trên 12 tháng sẽ được yêu cầu phỏng vấn khi xin cấp mới thị thực cùng
loại.
Thông thường, viên chức Lãnh sự sẽ yêu cầu tất cả các đương đơn đến
phỏng vấn trực tiếp nếu trong quá trình xét duyệt hồ sơ viên chức cần
phải làm rõ thêm một số thông tin cung cấp trong đơn xin thị thực. Tất
cả các đơn xin thị thực đều phải tuân thủ quá trình kiểm tra an ninh
nghiêm ngặt như nhau.
Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại thành phố Hồ Chí Minh cũng cho hay, Sắc lệnh
Hành pháp của Tổng Thống Donald Trump không đề cập đến thay đổi cụ thể
nào áp dụng cho đương đơn xin thị thực là người Việt Nam. Tuy nhiên, một
số đương đơn đủ tiêu chuẩn được cấp mới thị thực miễn phỏng vấn theo
quy định cũ sẽ phải đến phỏng vấn tại Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại thành phố
Hồ Chí Minh hoặc Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội theo quy định mới.
“Viên chức Lãnh sự sẽ vẫn tuân theo các điều khoản của luật pháp và
các tiêu chuẩn như trước đây khi xét duyệt thị thực cho từng đương đơn.
Chúng tôi vẫn tiếp tục cấp thị thực cho các đương đơn hội đủ tiêu
chuẩn”, Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết.
Theo Dân trí
Những người từng bị kết tội, thậm chí cả những tội danh như lái
xe trong khi say rượu đều nằm trong danh sách có thể bị chính quyền
Donald Trump trục xuất khỏi Mỹ.
Theo Politico, ít nhất 680 người nhập cư đã bị bắt giữ, đánh dấu đợt
truy quét lớn đầu tiên dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump. Nhiều người
lo ngại, đây mới chỉ là sự khởi đầu.
Sắc lệnh ông Trump ký tháng trước sẽ khiến một lượng lớn người nhập
cư, hiện đang sống ở Mỹ, có nguy cơ trục xuất. Trong chiến dịch tranh
cử, ông Trump từng hứa sẽ trục xuất hàng triệu người nước ngoài khỏi Mỹ.
“Trong 4 tuần qua, chúng tôi đã thấy việc thi hành sắc lệnh một cách
nghiêm khắc nhằm vào cộng đồng nhập cư”, Ali Noorani, giám đốc điều hành
Diễn Đàn Nhập cư Quốc gia nói.
Nhưng đối với ông Trump, mọi chuyện đang diễn ra theo đúng kế hoạch.
“Chúng ta đang nói đến những tên tội phạm, những kẻ cứng đầu. Chúng ta
sẽ trục xuất họ”, ông Trump nói trong cuộc họp báo ngày 13.2 với Thủ
tướng Canada Justin Trudeau. “Đó là điều mà tôi đã nói là sẽ làm”.
Cố vấn hàng đầu của ông Trump, Stephen Miller xác nhận, Tổng thống Mỹ
“đang tạo ra bước tiến mới trong việc xóa bỏ những kẻ tội phạm khỏi
cộng đồng”.
Trong thông điệp cùng ngày, Bộ trưởng An ninh nội địa Mỹ John Kelly
tuyên bố, hơn 680 người nhập cư đã bị bắt giữ trong đợt truy quét đầu
tiên, tại một số thành phố như Los Angeles, Chicago, Atlanta, San
Antonio, New York City và nhiều nơi khác.
75% trong số này là những người từng có tiền án, tiền sự, như tội
giết người, lạm dụng tình dục và cả tội danh như lái xe trong khi say
rượu. Những người còn lại không có giấy tờ hợp pháp, vi phạm quy định
nhập cư, như cố tình quay lại Mỹ sau khi bị trục xuất.
Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ và bản thân ông Kelly khẳng
định, đợt truy quét là hoạt động thường xuyên, giống như thời chính
quyền Barack Obama.
Nhưng ông Trump dường như có xu hướng cứng rắn hơn người tiền nhiệm.
Ông Trump cũng cam kết trục xuất 2 triệu người nhập cư không có giấy tờ
hợp pháp.
Trong sắc lệnh hành pháp ông Trump ký ngày 25.1, bất kỳ người nhập cư
nào từng bị kết án đều sẽ là mục tiêu trục xuất đầu tiên. Dưới thời
chính quyền Obama, chỉ những người nhập cư bị kết tội nghiêm trọng, hoặc
3 tội danh mức nhẹ mới bị trục xuất.
Những người đến Mỹ bất hợp pháp trước tháng 1.2014 cũng được chính
quyền Obama xem xét cho phép cấp quyền công dân Mỹ. Nhưng dưới thời
Trump, toàn bộ những người này, bất chấp việc đã ở Mỹ trong bao lâu, hay
có công việc như thế nào, đều sẽ là mục tiêu trục xuất.
Điển hình là trường hợp của Guadalupe Garcia de Rayos một phụ nữ Mexico 35 tuổi.
Cô đến Mỹ năm 14 tuổi, có hai đứa con sinh ra tại Mỹ Cô từng bị bắt
năm 2008 vì dùng sổ an ninh sinh xã hội giả và bị tuyên án trục xuất.
Nhưng trên thực tế, cô vẫn ở lại Mỹ trong 8 năm qua.
Ngày 9.2, Rayos đã bị trục xuất tới Nogales, nơi hơn 20 năm trước cô đã vượt biên vào Mỹ.
Luật sư di trú David Leopold tại Cleveland, Mỹ nhận định, sắc lệnh
của ông Trump cũng khiến cho những người nói dối trong cuộc phỏng vấn
xin thẻ xanh, có nguy cơ bị trục xuất. “Tất cả những người nhập cư đều
trở thành mục tiêu nếu họ làm sai điều gì đó”.
Lãnh đạo thiểu số Thượng viện Mỹ, Chuck Schumer bày tỏ sự bất bình
với chiến dịch truy quét mới nhất của ICE. “Chiến dịch truy quét coi
người nhập cư vi phạm giao thông tương đương với những người bị kết tội
giết người, cướp của sẽ chỉ phản tác dụng”.
Thượng Nghị sĩ Dick Durbin kêu gọi Quốc hội tổ chức phiên điều trần,
xem xét lại ba sắc lệnh liên quan đến nhập cư của Tổng thống Mỹ Donald
Trump.
Theo Dân Việt
Tổng thống Donald Trump thừa nhận cách truyền thông của ông
về vấn đề nhập cư đã sai lầm. Ngoài ra, ông bỏ ngỏ khả năng hợp thức
hóa cho những người nhập cư bất hợp pháp tại Mỹ.
Một tháng của Tổng thống Trump: 30 ngày và 7 con số Trong một tháng
làm tổng thống, ông Donald Trump đã ký 12 sắc lệnh hành pháp, hứng chịu
55 đơn kiện và nhiều cuộc biểu tình phản đối tại Mỹ cũng như nhiều nơi
trên thế giới. New York Times ngày 28/2 dẫn nguồn tin Nhà Trắng tiết lộ ông
Trump đã nói với các phát thanh viên truyền hình rằng ông bỏ ngỏ khả
năng hợp thức hóa những người nhập cư trái phép vào Mỹ nhưng không phạm
tội.
“Đây là lúc thích hợp cho một dự luật về nhập cư, miễn là có cam kết
từ cả 2 phía”, Tổng thống Trump nói với những người tham gia cuộc gặp.
Nếu được triển khai, đây sẽ là bước ngoặc trong chính sách của Tổng
thống Trump cũng như quan điểm chủ đạo giúp ông chiến thắng trong cuộc
bầu cử tổng thống cuối năm 2016. Tiết lộ về thay đổi được tiết lộ vài
giờ trước khi ông có bài phát biểu đầu tiên trước Quốc hội. Hiện chưa rõ
chi tiết này có xuất hiện trong bài phát biểu hay không.
Nhà Trắng không bác bỏ thông tin trên. Tuy nhiên, Phó thư ký Báo chí
Nhà Trắng Sarah Huckabee Sanders nói rằng bà không dự cuộc gặp nên không
thể xác nhận.
Cùng thời gian này, trong cuộc phỏng vấn với chương trình Fox & Friends, Tổng thống Donald Trump lần đầu thừa nhận mình đã truyền tải không tốt mục tiêu của chính sách nhập cư.
“Về các thành tựu, tôi sẽ cho bản thân điểm A. Tôi đã làm được rất
nhiều điều vĩ đại. Nhưng tôi không nghĩ mình đã giải thích đúng mọi thứ
cho công chúng Mỹ”, ông Trump nói trong cuộc phỏng vấn được ghi hình
ngày 27 và lên sóng ngày 28/2.
“Tôi nghĩ mình sẽ được điểm A cho những thứ đã làm. Nhưng về mặt truyền thông, tôi chỉ cho bản thân C hoặc C+”, Reuters dẫn lời ông.
Các nghị sĩ California gần đây đã yêu cầu Tổng thống Trump giải thích
việc các quan chức về nhập cư đã lùng sục khắp bang, lao vào cả nhà
thờ, trường học để bắt bớ người nhập cư bất hợp pháp. Trump giải thích
rằng mục tiêu của ông là tội phạm nguy hiểm, không phải những người dân
bình thường.
Khi được hỏi có phải ý đồ của ông đã được truyền đạt hiệu quả không,
tổng thống trả lời: “Không, tôi không nghĩ vậy. Có thể đó là lỗi của
tôi”.
Trong tuần đầu tiên sau khi nhậm chức, tổng thống đã ký sắc lệnh cấm
người nhập cư từ 7 nước Hồi giáo đến Mỹ và gây ra làn sóng phản đối trên
khắp nước Mỹ. Sắc lệnh hiện đã bị tòa án đình chỉ thi hành. Chính quyền
Trump dự kiến sẽ sớm công bố sắc lệnh sửa đổi về vấn đề này.
Trong một tiếng nữa, vào tối 28/2 (giờ địa phương), Tổng thống Trump
sẽ có bài phát biểu đầu tiên trước Quốc hội sau 5 tuần lễ đầu tiên đầy
sóng gió của nhiệm kỳ tổng thống.
Phương Thảo
Nguồn: Zing
Quan chức thuộc Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM khẳng định
những tin đồn như đã đi Iran sẽ xin thị thực (visa) Mỹ khó hơn, Mỹ áp
đặt hạn mức cấp visa… đều không đúng sự thật.
Câu chuyện “đậu” hoặc “rớt” trong quá trình xin thị thực Mỹ là một
trong những chủ đề được bàn tán nhiều trên các diễn đàn. Phần lớn những
người không được cấp thị thực đều bày tỏ sự khó hiểu, khi họ khẳng định
đã nộp đầy đủ hồ sơ, chuẩn bị tất cả giấy tờ, bằng chứng hợp lệ và trả
lời đầy đủ các câu hỏi của nhân viên lãnh sự.
Ông Mark McGovern, Trưởng Phòng lãnh sự thuộc Tổng lãnh sự quán Mỹ
tại TP.HCM, trao đổi với Zing.vn xung quanh những thắc mắc này, cũng như
xác thực một số tin đồn về quá trình xét cấp thị thực Mỹ: – Nhân viên lãnh sự chỉ có khoảng 5 phút phỏng vấn, vậy họ có thể
sơ suất không? Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, họ căn cứ những
tiêu chuẩn nào để xét cấp thị thực?
– Đương đơn phải thể hiện tất cả về hoàn cảnh của họ, bao gồm các mối
quan hệ xã hội, gia đình, kinh tế và những mối quan hệ ở nước ngoài.
Những lý do thuyết phục để chứng tỏ họ sẽ rời Mỹ sau một thời gian lưu
trú tạm thời ở đây. “Các mối quan hệ” xuất phát từ nhiều yếu tố trong
cuộc sống và mang yếu tố ràng buộc như mối quan hệ gia đình, tuyển dụng
và sở hữu tài sản.
Hoàn cảnh của mỗi người khác nhau nên không có câu trả lời cố định cho những yếu tố tạo nên mối quan hệ.
Ngoài ra, đương đơn không được có những tiền lệ xấu trong những lần
nộp hồ sơ xin thị thực Mỹ trước đây. Không phải người nào cũng đầy đủ
yếu tố để được cấp thị thực, nhưng chúng tôi luôn phê duyệt cho những
người xứng đáng. – Đối với những đương đơn ở độ tuổi chưa đủ chín chắn thì cần
thuyết phục nhân viên lãnh sự về tương lai ngành học và cam kết trở về
Việt Nam như thế nào? – Một số đương đơn có thể chưa đủ chín chắn vào thời điểm nộp hồ
sơ. Liệu họ có thể giải thích với nhân viên lãnh sự về kế hoạch học tập
tương lai, cũng như cam kết trở về sau khi tốt nghiệp được thuyết phục
không?
Chúng tôi yêu cầu bắt buộc phụ huynh phải xuất hiện trong cùng buổi
phỏng vấn nếu đương đơn dưới 17 tuổi. Điều này không bắt buộc khi người
này từ 17 đến 18 tuổi. Chúng tôi nghĩ rằng những đương đơn trên 18 tuổi
đã đủ trưởng thành để theo học tại Mỹ, cũng như đủ khả năng giải thích
về kế hoạch học tập của họ. Không giới hạn số lần nộp hồ sơ lại
– Nếu bị từ chối cấp thị thực thì đương đơn có bị giới hạn số lần được nộp hồ sơ lại hay không?
– Nếu bạn cảm thấy có thêm thông tin đáng được xem xét trong quá
trình phê duyệt, hoặc nếu hoàn cảnh của bạn đã thay đổi đáng kể so với
lần nộp đơn trước đây, thì bạn có thể tiếp tục nộp hồ sơ xin cấp thị
thực. Bạn phải hoàn thành bộ hồ sơ mới trong lần này, trả phí và đặt
lịch hẹn phỏng vấn.
Tất cả nhân viên lãnh sự đều quyết định dựa trên những nguyên tắc và
luật lệ như nhau. Do vậy, nếu bạn vẫn sử dụng những thông tin giống với
trước đây thì có khả năng sẽ nhận kết quả tương tự. Tuy nhiên, để bảo
đảm công bằng, chúng tôi có chính sách là một nhân viên khác sẽ phỏng
vấn các trường hợp từng bị từ chối. – Thứ hạng của trường, hoặc việc chọn một đại học so với cao đẳng
cộng đồng, có ảnh hưởng đến khả năng được cấp thị thực thành công
không?
– Điều này không ảnh hưởng. Trên thực tế, quy định cụ thể đã cấm cấm
chúng tôi “xếp hạng” các trường. Sinh viên có khả năng tài chính đầy đủ
và kế hoạch trở về Việt Nam rõ ràng sẽ được xét cấp thị thực, không liên
quan đến ngôi trường mà họ chọn.
Chúng tôi khuyên các sinh viên suy nghĩ thật kỹ về việc chọn trường
và có thể giải thích điều này một cách mạch lạc trong buổi phỏng vấn với
nhân viên lãnh sự. Họ chọn trường gì không quan trọng bằng vì sao họ
chọn trường đó.
Một kế hoạch mà tôi thấy đang dần phổ biến là thoạt đầu đăng ký học
một chương trình tiếng Anh hoặc cao đẳng cộng đồng, sau đó chuyển sang
theo học tiếp tại một trường đại học 5 năm. Tôi khẳng định việc theo học
tại một trường ít tên tuổi hơn không phải là lý do để từ chối cấp thị
thực. – Việc có người thân ở Mỹ ảnh hưởng thế nào đến xin thị thực?
Trong trường hợp này, làm thế nào để chứng minh bản thân không có ý định
ở lại sau khi học xong?
– Rất nhiều người Việt có họ hàng và gia đình tại Mỹ. Dẫu vậy, mỗi
ngày chúng tôi vẫn cấp hàng trăm thị thực cho các trường hợp làm ăn, du
lịch và du học. Những sinh viên sau khi trở về Việt Nam đã xây dựng sự
nghiệp thành công nhờ tận dụng kiến thức được học ở nước ngoài. Mỗi
trường hợp nộp đơn đều rất khác nhau, nên không có câu trả lời chung cho
việc chứng minh ý định sẽ rời Mỹ sau khi hết thời hạn. – Đương đơn phải đạt trình độ tiếng Anh nhất định khi nộp hồ sơ
xin cấp thị thực. Nhưng nếu mục đích của đương đơn đến Mỹ là để học
tiếng Anh thì người này có thể vượt qua cuộc phỏng vấn như thế nào?
– Mỗi đương đơn phải có năng lực tiếng Anh đủ tốt để hoàn thành kế
hoạch học tập của họ. Chúng tôi cũng lường trước rằng những sinh viên
xin thị thực để đi trau dồi tiếng Anh như ngôn ngữ thứ 2 (ESL) thì có
thể chưa sử dụng ngôn ngữ này tốt, nhưng chúng tôi vẫn cấp thị thực cho
các trường hợp này.
Cũng như những hồ sơ xin thị thực du học khác, sinh viên “diện ESL”
phải chứng minh họ có đủ năng lực tài chính và kế hoạch trở về sau khi
hoàn tất khóa học. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, phần lớn những sinh
viên xin thị thực để đi học tiếng Anh đều đã từng trải qua nhiều khóa
học ở Việt Nam trước khi nộp hồ sơ. – Rất nhiều công việc tại Việt Nam không thể nào chứng minh như
làm nông, buôn bán… Vậy viên chức lãnh sự dựa trên cơ sở nào để xác định
khả năng tài chính của đương đơn?
– Mỗi trường hợp của các đương đơn là rất khác nhau. Chứng minh tài
chính có thể thể hiện qua nhiều hình thức như tần suất đi nước ngoài,
bằng chứng tuyển dụng ở Việt Nam, người thân làm việc hợp pháp tại Mỹ…
Đương đơn cần chứng minh rằng trong thời gian ở Mỹ thì họ sẽ không cần
phải làm việc để kiếm sống. Làm rõ những tin đồn – Nhiều thông tin đồn đoán rằng xin visa từ nước thứ 3 và là một
nước phát triển (như Singapore) thì khả năng thành công so với xin từ
Việt Nam sẽ cao hơn?
– Như tôi đã trình bày, một trong những tiêu chuẩn xem xét là đương
đơn phải chứng minh được các mối quan hệ ở bên ngoài nước Mỹ khiến họ
chắc chắn sẽ trở về sau khi hết thời hạn được lưu lại Mỹ. Mối quan hệ
này có thể ở Việt Nam hoặc bất kỳ nước nào khác. Điều quan trọng nhất là
bạn phải thuyết phục được là bạn sẽ trở về Việt Nam. – Quá trình xin thị thực khó khăn có phải do Mỹ khống chế số lượng, áp đặt hạn ngạch thị thực được cấp hay không?
– Chúng tôi không có hạn ngạch nào đối với những thị thực cho mục
đích du lịch, đi làm ăn hoặc đi du học. Chúng tôi luôn cấp thị thực cho
những ứng viên đạt tiêu chuẩn. – Nhiều người cũng lo ngại là khi đã từng du lịch đến các nước
trong danh sách nhạy cảm với Mỹ thì sẽ gặp rủi ro trong hồ sơ xin thị
thực Mỹ?
– Không có danh sách nào như vậy. Chúng tôi luôn xem xét lịch sử đi lại của từng đương đơn bên cạnh nhiều yếu tố khác. Phái bộ Mỹ tổ chức Triển lãm Du học Mỹ mùa Xuân Cuộc triển lãm du học Mỹ quy mô lớn do Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội
và Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM tổ chức vào giữa tuần này. Sự kiện có
sự tham gia của 60 trường với sự đa dạng của các loại hình giáo dục, từ
các trường đại học công lập và tư thục đến các trường đào tạo hệ 4 năm
và các trường cao đẳng cộng đồng. Nhiều trường trong số này có cung cấp
học bổng và hỗ trợ tài chính cho sinh viên quốc tế. Một trong những điểm mới của triển lãm năm nay là bàn cung cấp
thông tin về thị thực du học Mỹ trong suốt thời gian sự kiện. Triển lãm
lần lượt diễn ra tại TP.HCM vào ngày 2/3 ở GEM Center và tại Hà Nội vào
ngày 3/3 tại Khách sạn Daewoo. Chương trình mở cửa miễn phí cho công
chúng quan tâm. Theo Cảnh Toàn Zing
Thường trú nhân hợp pháp (người có “thẻ xanh”) trong thời
gian 5 năm có thể xin nhập quốc tịch Mỹ. Nếu đã kết hôn với một công dân
Mỹ, đương đơn có thể xin nhập quốc tịch sau 3 năm có thẻ xanh.
Có những trường hợp ngoại lệ, nếu người xin nhập quốc tịch Mỹ đã phục
vụ quân đội Mỹ trong thời kỳ chiến tranh, đương đơn đó có thể được nhập
quốc tịch Mỹ mà không cần phải là một thường trú nhân. Để trở thành một
công dân Mỹ, đương đơn phải nộp đơn xin nhập quốc tịch Mỹ kèm theo các
hình ảnh và giấy tờ liên quan. Thời gian yêu cầu
Thời gian chờ đợi để hồ sơ xin nhập quốc tịch được Sở Di Trú chấp
thuận tùy thuộc vào từng thời điểm khác nhau. Thường thì khoảng từ 3 – 6
tháng.
Xin miễn thi nhập tịch vì lý do y tế
Điều kiện miễn thi nhập tịch đối với những người có những khiếm
khuyết (disabilities) về cơ thể hoặc tâm lý được chẩn đoán bởi bác sĩ
chuyên ngành, mà đương đơn đó không thể học anh văn, lịch sử hay chính
trị Mỹ. Tiêu chuẩn để miễn thi nhập tịch đòi hỏi khá cao và yêu cầu phải
chuẩn bị hồ sơ đầy đủ nộp cùng với đơn xin miễn thi. Đơn xin miễn thi
phải được điền và nộp cùng với Đơn xin nhập tịch. Khi Sở Di Trú nhận
được cả hai đơn này, đơn xin miễn thi sẽ được tiến hành xét duyệt một
cách kỹ lưỡng và người xin nhập tịch có thể được yêu cầu phải cung cấp
thêm hồ sơ bổ sung nếu như những thông tin cung cấp chưa đầy đủ. Xin miễn thi bằng tiếng Anh
Đương đơn được miễn đòi hỏi về trình độ tiếng Anh nhưng vẫn phải thi lịch sử và chính trị Mỹ nếu đương đơn:
50 tuổi hoặc hơn tại thời điểm nộp đơn xin quốc tịch và đã có thẻ xanh trên 20 năm hoặc
55 tuổi hoặc hơn tại thời điểm nộp đơn xin quốc tịch và có thẻ xanh trên 15 năm.
Quyền lợi của người có Thẻ xanh Mỹ
Thường trú nhân Mỹ (Thẻ xanh) có đầy đủ các quyền lợi như công dân Mỹ
trừ việc được tranh cử, bầu cử, được làm việc trong một số cơ quan đặc
biệt của Chính phủ Mỹ, được hưởng một số quyền lợi về chăm sóc sức khoẻ,
phúc lợi xã hội chỉ dành riêng cho công dân Mỹ. Những quyền lợi của
người có thẻ xanh bao gồm:
– Nộp đơn xin nhập quốc tịch Mỹ sau 5 năm sinh sống (lưu trú tại Mỹ ít nhất 6 tháng/năm);
– Được bảo lãnh thân nhân;
– Ra vào Mỹ không giới hạn số lần và không cần visa;
– Những người có thẻ xanh (trong độ tuổi đi học) được miễn học phí
trường công từ tiểu học đến trung học, học phí đại học và cao học được
áp dụng như công dân Mỹ (bằng 1/3 so với du học sinh);
– Có nhiều cơ hội việc làm hơn so với những người không có thẻ xanh hoặc quốc tịch Mỹ;
– Sinh viên (có thẻ xanh) được Chính phủ Mỹ cho mượn tiền không lãi (hoặc lãi rất thấp) dài hạn để đóng học phí;
– Xin hưởng tiền An Sinh Xã Hội (Social Security), tiền Phụ Cấp Bệnh
tật SSI (Supplemental Security Income), và tiền trợ cấp chăm sóc Y tế
(Medicare), nếu hội đủ điều kiện;
– Sở hữu bất động sản trên nước Mỹ;
– Xin bằng lái xe trong tiểu bang hoặc trong khu vực quý vị đang sống;
– Gia nhập vào một số binh chủng của Lực Lượng Vũ trang Mỹ… Nguồn: dautumy.us
Ellie Mizon Trần – người phụ nữ 35 tuổi xinh đẹp đến từ miền
Trung Việt Nam đã sinh sống ở Mỹ bằng nghề làm móng được một vài năm
nay. Bên cạnh đó, cô cũng đã có một con gái 2 tuổi, bé Julie.
Ellie Mizon Trần đã bị tấn công ngay trên lối đi trước nhà trên đường
Stillmeadow Court ở bãi biển Virginia, Mỹ vào tối ngày Valentine (14/2)
vừa qua. Cảnh sát cho biết, cô Trần được đưa đến bệnh viện trong tình
trạng nguy kịch và đã tử vong ngay ngày hôm sau.
Người đàn ông 29 tuổi, Joseph Vincent Merlino III đã bị tình nghi có
liên quan đến cái chết của cô Trần và bị cáo buộc tội danh giết người
cấp độ 2. Ngày 16/2, cảnh sát đã phát lệnh điều tra ngôi nhà của Merlino
ở số 1200 Warren Hall Drive nhưng không thấy ai ở nhà. Tuy nhiên, nghi
phạm này đã bị bắt giữ ở Lunenburg, Virginia, nơi cách nhà khu nhà của
cô Trần hơn 2 tiếng lái xe.
Cô Huỳnh Kim Liễu, người có chị gái làm việc cùng với nạn nhân cho
biết, Ellie Mizon Trần và Merlino chung sống với nhau nhưng không có hôn
thú, họ đã ly thân được 1 thời gian. Merlino là thợ sửa điện thoại di
động ở Lynnhaven Mall.
Trong hồ sơ của Tòa án, Merlino không sử dụng súng để giết người.
Cảnh sát cũng có lý do để cho rằng, Merlino tàng trữ 1 loại hóa chất
nguy hiểm trong nhà. Tuy nhiên, đến giờ nguyên nhân và cách thức xảy ra
vụ án vẫn chưa được làm sáng tỏ. Hiện Merlino đang bị tạm giam ở nhà tù
Virginia Beach City.
Trả lời phỏng vấn của kênh truyền hình địa phương WTKR, bà Lý Oanh,
mẹ nạn nhân nói rằng: “Con bé rất đẹp và vẫn còn tràn đầy sức sống nhưng
giờ nó đã qua đời rồi. Tất nhiên là tôi rất đau lòng”.
3 năm trước, bà Oanh cùng chồng sang Mỹ sống và cô Ellie Mizon Trần
luôn đối xử, chăm sóc họ rất chu đáo. Cô Trần cũng là người lo toan chu
toàn tất cả mọi việc trong nhà như: tiền thuê nhà, mua xe, phí bảo hiểm
sức khỏe…
Bà Oanh chia sẻ rằng, dù vẫn còn nhiều họ hàng ở quê nhà nhưng bà vẫn
quyết định sẽ ở lại Mỹ vì cô cháu ngoại của mình. Bà tin rằng, đó cũng
là tâm nguyện của Ellie Mizon Trần.
Theo Afamily