Thứ Tư, 10 tháng 12, 2014

Nghi can gốc Việt trong vụ giết hại vợ tại Mỹ bị tóm gọn sau 18 năm lẩn trốn

Người đàn ông gốc Việt tên là Trần Văn Ngọc từng bị coi là một trong số những tội phạm bị truy nã gắt gao nhất ở Mỹ. Câu chuyện của Ngọc cũng xuất hiện trong chương trình “Những bí ẩn chưa được giải mã”.



Trần Văn Ngọc.
Sau 18 năm lẩn trốn và gây ra vô số tội ác mới ở Mexico, Ngọc vừa bị dẫn độ về Mỹ.
Những bí ẩn trong vụ án mạng chấn động nước Mỹ

Ngày 20.11 vừa qua, Trần Văn Ngọc, 44 tuổi đã bị dẫn độ từ Mexico về bang Texas, Mỹ sau 18 năm chạy trốn.
Vụ án mạng gây chấn động nước Mỹ một thời với nạn nhân là cô Mildred Diannia “Pam” Packer – vợ của Trần Văn Ngọc - xảy ra từ năm 1996 tưởng như đã khép lại khi nghi can Trần Văn Ngọc biến mất khỏi nước Mỹ. Ngọc bị buộc tội đã nổ súng giết chết vợ mình, một phụ nữ da màu. 

Cô Packer khi đó 33 tuổi, được nhiều nhân chứng nhìn thấy lần cuối vào khoảng 9 giờ tối ngày 17.9.1996 khi đang ngồi với Ngọc trong một nhà hàng châu Á trên đường Amarillo Boulevard. 

Trước khi đi ăn, cô Packer đã gửi 3 đứa con nhỏ cho gia đình bên ngoại trông giữ. Đêm hôm đó, cô Packer đã không trở về nhà như lời hẹn, cả gia đình vô cùng lo lắng gọi điện đến những người bạn để tìm kiếm, nhưng không ai có thông tin gì.

Hai ngày sau, Packer vẫn không trở về đón con. Gia đình cô đã báo với cảnh sát địa phương. Một chiến dịch tìm kiếm trên diện rộng đã được triển khai và Trần Văn Ngọc trở thành đối tượng đáng ngờ nhất trong vụ người vợ mất tích.
Ở thời điểm đó, chính Ngọc cũng biến mất hết sức bí ẩn. Không ai trong số bạn bè, người thân của Ngọc ở Mỹ biết Ngọc đang ở đâu. Mối quan hệ vợ chồng của Ngọc và Packer đã có nhiều trục trặc trong những năm chung sống, mặc dù cả hai đã có con với nhau.

Ngọc là một người đàn ông phong lưu và có tên tuổi trong giới giang hồ cộm cán ở Amarillo. Mặc dù trên danh nghĩa là vợ chồng, nhưng từ lâu Trần Văn Ngọc và cô Packer đã không còn sống chung, một phần do tình cảm của hai người rạn nứt, phần còn lại do đặc thù “nghề nghiệp” của Ngọc nên hắn không thể sống ngoài ánh sáng và cư trú ở một nơi cố định.

Từ năm 1989, Ngọc đã tham gia vào các hoạt động của giới xã hội đen như buôn bán ma túy, trộm cắp. Trong một phi vụ buôn bán cocaine, Trần Văn Ngọc đã bị tóm gọn khi bán hàng trắng cho một cảnh sát chìm.

Trước đó, Ngọc liên tiếp bị cảnh sát sờ gáy khi dính vào một vụ trộm cắp và đến năm 1990, Ngọc bị buộc tội ăn cắp. Trần Văn Ngọc đã phải ngồi tù đến tháng 5.1992.

Ra tù, Trần Văn Ngọc vẫn ngựa quen đường cũ. Không chỉ trộm cắp và buôn bán ma túy, Trần Văn Ngọc còn tàng trữ vũ khí bất hợp pháp, hành hung gây thương tích cho người khác… nên đã được cảnh sát xếp vào danh sách những tay giang hồ cộm cán ở Amarillo. Vừa đúng lúc bị nhà chức trách buộc tội mang vũ khí và hành hung người khác, Ngọc đã bỏ trốn. Đó cũng là thời điểm vợ Ngọc mất tích bí ẩn.
18 năm lẩn trốn vẫn không ngừng phạm tội

Trở lại câu chuyện của cô Mildred Diannia “Pam” Packer, gia đình và cảnh sát đã tỏa đi mọi hướng để tìm kiếm. Ba người con của cô và Trần Văn Ngọc, trong đó có bé trai Shane Packer lúc đó chỉ mới 3 tuổi, được nhà ngoại chăm sóc.

Sau gần 4 tuần tìm kiếm, vào lúc 5 giờ 30 sáng ngày 15.10.1996, người ta đã phát hiện thi thể cô trong thùng chiếc xe Olds Mobile màu nâu tía, đậu bên ngoài khu chung cư Villa Apartments (nay đã đổi tên thành Cross Timbers Apartment) ở 2601 trên đường N. Grand. Nhà điều tra không xác định được thời gian mà cô Packer bị giết hại, nhưng sự biến mất của Ngọc đã khiến họ chuyển hướng điều tra đây là một vụ giết người và nghi can số 1 là Trần Văn Ngọc.
Sau khi thi thể của Packer đã được phát hiện, cảnh sát bang Amarillo đã yêu cầu cảnh sát liên bang giúp đỡ và phát lệnh truy nã Ngọc trên toàn quốc. Thậm chí, có những thời điểm nhà chức trách treo giải thưởng 5.000USD cho ai cung cấp thông tin liên quan tới Ngọc.

Trần Văn Ngọc nói thông thạo tiếng Tây Ban Nha nên người ta nghĩ rằng y đã bỏ trốn sang Mexico, nhưng cảnh sát không thể xác định chính xác nơi ẩn náu của Ngọc. Trường hợp của Trần Văn Ngọc cũng đã được nhắc đến trên các chương trình truyền hình chuyên về tội ác như “Americas Most Wanted” (Những kẻ bị truy nã gắt gao nhất nước Mỹ) và “Unsolved Mysteries” (Những bí ẩn chưa được giải mã).

Đến năm 2010, vụ án của Ngọc được chuyển giao cho thanh tra liên bang Darrell Clark - một người có nhiều kinh nghiệm. Cảnh sát liên bang bắt đầu xin tòa lệnh bắt giữ tạm thời và một lệnh dẫn độ quốc tế đối với Trần Văn Ngọc. Tháng 6.2012, Ngọc đã bị bắt tại Mexico nhưng y tìm mọi cách chống lại thủ tục dẫn độ về Mỹ. Sau khi hết thời hạn kháng cáo ở Mexico, cảnh sát tư pháp từ Dallas đã sang Mexico để đưa Ngọc trở về Hạt Potter. Ngọc đã bị dẫn độ về Amarillo vào ngày 20.11.2014 và bị giam trong nhà tù Hạt Potter.

Trong hồ sơ điều tra của thanh tra Darrell Clark, trong thời gian ở Mexico, Ngọc đã tham gia vào hoạt động của một tổ chức buôn bán ma túy lớn. Ngọc bị cũng bị cáo buộc các tội danh giết người, buôn bán chất cấm…

Ông Gary Brewer, một quan chức của cảnh sát liên bang nhận định, đây là một vụ án lớn và khẳng định những tội ác như vậy khi xảy ra trên đất Mỹ không bao giờ bị bỏ qua.

18 năm sau khi mất mẹ, bố bỏ trốn, cậu con trai Shane Packer giờ đây đã 21 tuổi. Khi tai họa ập đến, Shane Packer được gia đình bên ngoại cưu mang một thời gian, sau đó cậu bé được chuyển về cho một người chú là người Việt sống tại Mỹ nuôi dạy. Tuổi thơ của Packer đã trải qua những đau khổ, thiếu thốn vì không có cha mẹ bên cạnh.
Nay, khi người cha mang tội trở về, chàng trai Shane Packer cho rằng, trong thâm tâm, anh vẫn không tin rằng bố mình đã giết mẹ: “Tôi bị giằng xé rất nhiều bởi người đó là cha tôi. Tôi vẫn không tin rằng ông đã giết mẹ”.
Vụ án của Trần Văn Ngọc sẽ tiếp tục được điều tra. Dù mang tội giết người hay không, thảm kịch gia đình đã khiến những đứa con vô tội phải gánh chịu những quãng đời tuổi thơ đầy nghiệt ngã.

Thứ Năm, 4 tháng 12, 2014

Phỏng Vấn Thầy Phó Tế Nguyễn Mạnh San Về Pháp Lý, Bài: Việt Kiều Mỹ Về Cưới Vợ VN

blank
Thầy Phó Tế Nguyễn Mạnh San.

(LTS: Bài phỏng vấn về Pháp Luật Thực Dụng, được trích trong chương trình Tuổi Thu Hồng Xuân trên đài VNHN.

Phó Tế Nguyễn Mạnh San thuộc Tổng Giáo Phận Công Giáo Oklahoma, là một trong hai vị người Việt Nam đầu tiên và duy nhất tại Hoa Kỳ, đã tham dự và tốt nghiệp khóa huấn luyện các Tân Tuyên Úy Trại Tù cho các trại tù Liên Bang Hoa Kỳ trên toàn quốc, do Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ tổ chức ngày 18-09-1998 tại Aurora, Colorado. Phó Tế San còn là người Việt Nam duy nhất được Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ cấp Chứng Chỉ Công Chứng Tuyên Úy Trại Tù (Certificate of Certified Prison Chaplain) để được phép vào thăm viếng các trại tù liên bang trên toàn quốc Hoa Kỳ. Từ trên 21 năm qua cho đến hiện tại, Phó Tế San là Tuyên Úy Trại Tù tình nguyện cho Tổng Giáo Phận Công Giáo Oklahoma City, Oklahoma. Vậy, xin mời quý vị đọc bài phỏng vấn về những công tác phục vụ tù nhân của Phó Tế Nguyễn Mạnh San.)

* * *

Buổi phỏng vấn Thầy Nguyễn Mạnh San về một trong những yếu tố pháp lý thực dụng của một đề tài tổng hợp: Hệ Thống Xử Án và Tổ Chức Các Tòa Án Liên bang Hoa Kỳ, trong cuốn Tuyển Tập Pháp Luật Hoa Kỳ Thực Dụng, do PT Nguyễn Mạnh San biên soạn.

Thụy Vi: Hôm nay Thụy Vi rất mừng là Thầy đã nhận lời đến với chương trình “Tuổi thu hồng xuân” để có thể chia sẻ với Quý thính giả của đài Văn Nghệ Hải Ngoại về một trong những khía cạnh pháp lý thực dụng, mà Thầy đã viết trong cuốn Tuyển Tập Pháp Lý Hoa Kỳ Thực Dụng (US Applicable Law) này.

Thầy San: Trước khi trả lời trực tiếp về câu hỏi của Thụy Vi, Thầy muốn dành một phút để nói đôi lời cám ơn chị Kim Quyên làm việc tại đài Việt Nam Hải Ngoại. Cách đây hơn một năm chị Kim Quyên có mời Thầy nói về những đề tài pháp lý thực dụng trên đài Việ Nam Hải Ngoại như ngày hôm nay Thụy Vi mời Thầy; tuy nhiên lúc đó Thầy còn đang làm việc, chưa về hưu, nên Thầy không thể đáp ứng lại lời yêu cầu của chị Kim Quyên được. Và bây giờ thì tình cờ Thụy Vi lại mời Thầy nói về đề tài mà trước kia chị Kim Quyên đã mời Thầy. Thì đây cũng là theo Thánh Ý Chúa muốn cho Thầy một dịp để gặp lại Thụy Vi, là một người ngày xưa Thầy dạy trường Taberd đường Nguyễn Du Sàigòn, vào những ngày cuối tuần, Frere Algilbert Nguyễn Văn Cách và Thầy, thay phiên nhau lái chiếc xe van của nhà trường, chở phái đoàn y tế (COMITA) với các bác sĩ đi khám bệnh và phát thuốc miễn phí cho người nghèo ở những vùng ngoại ô Sàigòn. Bây giờ đã là mấy chục năm nay rồi, gặp lại Thụy Vi, đó cũng là sự hội ngộ rất là đặc biệt, vì thế mà Thầy sẵn sàng để trả lời câu hỏi của Thụy Vi về đề tài này.

Trước tiên xin cảm ơn Thụy Vi và đồng thời cảm ơn các Quý thính giả đang nghe đài Việt Nam Hải Ngoại về nhiều vấn đề pháp lý trong đề tài ngày hôm nay, mà Thầy rất hân hạnh được trả lời những câu hỏi của Thụy Vi nêu lên, trong cuốn Tuyển Tập Pháp Luật Hoa Kỳ Thực Dụng, như đã đề cập ở trên.

Thụy Vi: Cảm ơn Thầy San đã nhắc lại kỷ niệm rất đẹp mà ngày xưa khi còn ở bên Việt Nam, lúc đó vào những ngày cuối tuần, sau những giờ dạy học mệt mỏi, Thầy San đã cùng với Frere Adrien Hóa ( còn gọi là Ông Chủ) và Frere Algilbert Cách ở trường Taberd, mời những vị bác sĩ và những chị em học sinh trong đó có Thụy Vi, đến những làng mạc xa xôi hẻo lánh, để giúp những người kém may mắn được chẩn bệnh, phát thuốc miễn phí và cắt tóc. Một hình ảnh thật đẹp mà khó quên phải không Thầy ?

Nói về luật di trú thì Thụy Vi thấy rất là phức tạp và Thầy cũng đã viết đến 45 đề tài Pháp Lý Thực Dụng trong quyển sách của Thầy, nhưng mà hôm nay thì Thụy Vi xin được lấy ý kiến của Thầy về một trong những phương diện pháp lý, mà Thầy biết được, đó là đề tài hiện tại mà Thụy Vi đi đến cộng đồng Việt Nam, nghe nói tới rất nhiều, đó là việc các ông ngay cả các bác cao niên về Việt Nam lấy vợ trẻ và Thụy Vi cũng đã thực hiện những cuộc phỏng vấn họ, để lấy ý kiến về đề tài này rất nhiều, một đề đã được bàn cãi rất là sôi nổi, mà Thụy Vi sẽ cho phát thanh để gởi đến quý thính giả trong một ngày rất gần đây.

Hôm nay, không biết Thầy có những câu chuyện nào đó liên quan đến những vấn đề mà Thụy Vi vừa mới nêu ra, để Thầy có thể chia sẻ với Quý thính giả đang lắng nghe đài Việt Nam Hải Ngoại không ạ ?

Thầy San: Trước tiên để trả lời câu hỏi vừa rồi của Thụy Vi, thì Thầy xin đưa ra một câu chuyện thực tế và đồng thời cũng liên hệ đến vấn đề luật di trú mà Thụy Vi vừa mới nói. Đề tài mà mọi người trẻ cũng như người cao niên về Việt Nam lập gia đình.

Những điều mà Thầy trình bày ở đây, hoàn toàn không có tính cách làm bài học giáo dục người ta, là nên hay không nên về Việt Nam lập gia đình, nhưng mà Thầy chỉ muốn thuật lại những dữ kiện có thật, cho mọi người cùng tìm hiểu để tự mình quyết định lấy, và tự mình suy luận lấy xem mình có nên hay không nên có những hành động như trong câu hỏi trên đây của Thụy Vi và để trả lời câu hỏi này, Thầy xin kể lại một câu chuyện như sau:

Một trường hợp có một anh tên là Tùng, đi về VN lập gia đình và lập thủ tục bảo trợ cô Thu sang Hoa Kỳ theo diện Fiance, rồi sẽ lập hôn thú với cô ngay sau khi cô tới Hoa Kỳ. Ít lâu sau, cô này được qua diện fiance, cô này hơn anh tới 9,10 tuổi, nhưng vì cô này chưa bao giờ lập gia đình, nhà giàu có khá giả, cho nên cô ấy trông bề ngoài không có vẻ gì là nhiều tuổi hơn anh. Khi cô sang tới đây rồi, cô cảm thấy thực sự yêu anh, nhưng khổ một nỗi anh này trước kia đã có một đời vợ và vợ anh đã bỏ anh đi lập gia đình với một người Hoa Kỳ, cho nên trong thâm tâm anh cưới cô này chỉ vì lòng nhân đạo, là muốn giúp đỡ cô sang Hoa Kỳ theo ước vọng của Cha Mẹ cô, mà anh quen biết cô qua sự giới thiệu trung gian của người họ hàng với anh ở Việt Nam. Nhưng khi cô này sang tới đây rồi, thì cô lại cảm thấy thương yêu anh thật tình. Trong khi đó, trong long anh này vẫn còn ôm mối hận thù với người vợ cũ đã ly dị anh để bước sang thuyền khác. Nên sau khi anh đã lập giá thú với cô Thu và chính thức nạp đơn với sở Di Trú, để cho cô trở được thành thường trú nhân, được phép ở lại đây theo diện vợ chồng, nhưng tới ngày cô được sở Di Trú mời đến phỏng vấn, cô chỉ đi có một mình. Lý do, vì chồng cô ở với cô mới được khoảng 6 tháng, thì anh lặng lẽ bỏ nhà ra đi mà không có một lời nào từ biệt cô. Khi cô một mình đến trình diện sở Di Trú, vị giám khảo hỏi cô là tại sao chồng cô vắng mặt, không đến với cô hôm nay, vì trong thư đều mời cả hai vợ chồng đến phỏng vấn. Cô liền kể hết sự tình cho vị Giám Khảo nghe, là chồng cô đã tự ý bỏ nhà ra đi từ mấy tháng nay, mà không có một lời nào từ giã cô hết, nên cô cũng không biết hiện giờ chồng cô đang ở đâu.

Sau cùng, vị Giám Khảo cho cô biết nếu sự thật đúng như lời giải thích của cô, sau khi nội vụ được điều tra, thì chồng cô sẽ bị coi là người vô trách nhiệm và thiếu bổn phận làm chồng đối với vợ và căn cứ vào Luật Di Trú, cô sẽ được cấp phát Thẻ Thường Trú tạm thời 2 năm để được phép ở lại Hoa Kỳ làm việc. Sau 2 năm, nếu cô có hạnh kiềm tốt, làm việc đóng thuế đầy đủ, không vi phạm pháp luật Hoa Kỳ, thì cô sẽ được quyền đổi Thẻ Thường Trú 2 năm thành 10 năm thực thụ và cứ cách 10 năm lại có quyền đổi thẻ 10 năm khác, và sau 3 năm kể từ ngày được cấp Thẻ Thường Trú, cô có thể nạp đơn xin nhập tịch để trở thành công dân Hoa Kỳ.

Thời gian khoảng 1 năm sau, cô nhận được lá thư của chồng gửi về cho cô, yêu cầu cô hãy tha lỗi cho anh và sở dĩ mà anh lặng lẽ ra đi như vậy, vì hiện tại anh đang ở với một người con gái Mỹ trẻ đẹp, chỉ vì anh thù hận người vợ cũ đã nhẫn tâm bỏ anh ra đi lấy chồng khác, nên anh lấy người vợ Mỹ trẻ đẹp này, để trả xong mối hận thù với người vợ cũ của anh. Tuy nhiên anh cho cô biết là anh vẫn chưa làm giá thú với cô vợ Mỹ này, vì anh đã có hôn thú với cô và nếu làm giấy ly dị cô để làm hôn thú với cô Mỹ này, thì cô sẽ bị trục xuất trở về Việt Nam và nếu làm như thế thì anh cảm thấy anh là kẻ bất nhân bất nghĩa với cô. Do đó, anh sẽ chờ đợi cô có Thẻ Thường Trú và 2 năm sau ngày cô có Thẻ Thường Trú, lúc đó anh sẽ làm giấy ly dị cô và một lần nữa xin cô hãy tha thứ cho sự bỏ cô ra đi không một lời từ biệt của anh.

Thật ra thì cô Thu này thương yêu anh Tùng hết lòng như đã nói ở trên, mặc dàu cô lớn tuổi hơn anh nhiều, nhưng nét mặt tươi trẻ và thân hình đều đặn của cô, trông cô tươi trẻ hơn anh rất nhiều, vì anh vừa làm việc lao động chân tay lại vừa đi học ban đêm, để cố lấy mảnh bằng kỹ sư điện tử, cho nên mặt mũi bề ngoài anh trông già nua hơn tuổi thật của anh đến 10 tuổi.

Tóm lại, Luật Di Trú Hoa Kỳ căn cứ vào nhiều yếu tố chính trị, nào là yếu tố tôn giáo, nhất là yếu tố nhân đạo, vì thế luật di trú Hoa Kỳ rất phức tạp, nhưng nó được áp dụng công bằng cho tất cả mọi người. Vì thế mà cô này mới được ở lại Hoa Kỳ.

Thụy Vi: Trong trường hợp này thì Thụy Vi thấy Pháp luật của Hoa Kỳ rất là nhân đạo, vì cô Thu mới ở với anh Tùng có khoảng 6 tháng mà anh đẵ bỏ cô ra đi, nhưng mà cô Thu vẫn được cấp thẻ xanh tạm thời, chắc là cô Thu cũng rất vui mừng vì được ở lại Mỹ phải không thầy ?

Thầy San: Thực ra, cô ấy cho Thầy biết cô ấy không cảm thấy vui mừng, vì cô ấy là người có trình độ văn hóa đại học, lại thuộc gia đình khá giả ở Việt Nam và nếu cô ấy bị trả về VN, thì không thành vấn đề đối với cô ta, nhưng chỉ vì lòng cô vẫn còn thiết ta thương yêu ông chồng trẻ tuồi này, nên cô cảm thấy phiền muộn đau khổ, lúc nào cô cũng buồn rầu, mặc dàu cô đã được quyền ở lại Mỹ và cô vẫn sống độc thân để hy vọng sự quay trở về của người chồng trẻ tuổi này.

Thụy Vi: Dạ vâng, nói về việc các ông về VN cưới vợ, thì hầu hết các ông cưới các bà vợ thật đẹp nè, trẻ nè, xong rồi đem về đến Mỹ giữ trong nhà không cho đi đâu hết, thậm chí còn ghen bóng ghen gió rồi đánh đập các bà, vậy Thầy có biết câu chuyện nào thực sự xảy ra và pháp luật có những luật pháp nào để bảo vệ những người đàn bà như vậy không ạ ?

Thầy San: Có, đây là 1 trường hợp thứ 2, khác biệt hẳn với trường hợp thứ nhất vừa kể trên. Cô này là một người rất trẻ tuổi, kém anh này tới mười mấy tuổi, khi anh này về VN lấy cô, cô này có sắc lại là người có ăn học nữa, mà khi anh về thì anh không bảo trợ fiance như trường hợp thứ nhất kể trên, mà anh làm giá thú với cô này ngay tại Việt Nam. Sau khi anh trở lại Hoa Kỳ, anh đã lập thủ tục bảo trợ cô với Sở Di Trú. Qua vài tháng sau, vợ anh ở VN được gọi đi phỏng vấn và được chấp thuận sang Hoa Kỳ và vài tháng sau sang tới đây, vợ anh nhận được thẻ xanh, chứ không cần phải đi phỏng vấn bên Hoa Kỳ nữa, vì cô đã là người vợ chính thức của anh rồi.

Nhưng khổ nỗi một điều là anh chồng này lớn hơn vợ mình gần hai chục tuổi, nên anh có nhiều mặc cảm là mình già nua, đáng tuổi chú bác của vợ mình, thành ra vợ anh sang tớ đây đã 7 tháng trời, anh nhốt cô ở nhà như một tù nhân tại gia, không cho cô đi đâu hết, không cho giao thiệp với ai hết, nếu cần phải đi đâu, thì anh lái xe chở vợ đi, ấy thế mà đôi khi anh còn ghen bóng ghen gió với vợ, chỉ vì vợ mình trẻ đẹp, sợ người khác dụ dỗ vợ mình bỏ anh ra đi lấy người ta, rồi đôi khi ghen quá mất khôn, có hành động vũ phu đối với vợ. Ngay chính những người thân trong gia đình anh biết được những hành động cư xử này của anh đối với vợ như thế, cũng tỏ ra bất mãn với anh. Cho nên người thân trong gia đình của anh, đợi lúc anh không có ở nhà, giải thích cho cô biết rằng ở bên Hoa Kỳ, không có cái trò dùng người vợ như một tên nô lệ trong nhà, nhất là làm nô lệ cho tình dục, nếu còn xẩy ra như vậy nữa, thì nên điện thoại cho 911, nhân viên công lực sẽ tới ngay để bảo vệ an ninh an toàn tính mạng của nạn nhân bị hành hung. Do đó, lần thứ hai khi cô bị người chồng hành hung, đe dọa giết cô, thì cô gọi 911 và chỉ độ 15 phút sau, cảnh sát đến tận nhà đưa cô đến nơi trú ẩn, không một ai biết cô đang ở đâu và cũng chỉ vài giờ sau, cảnh sát chờ sẵn ở cửa nhà cô, khi chồng cô vừa về tới cửa, là cảnh sát liền còng hai tay anh lại và dẫn anh lên xe cảnh sát, đưa anh về trại giam để chờ ngày ra tòa xét xử.

Trong phiên tòa xét xử tội trạng của anh và có nhân chứng chính là người thân trong gia dình anh, tòa án đã tuyên phạt anh 9 tháng tù ở và 2 năm tù treo. Thụy Vi nên biết rằng có cùng một tội phạm, nhưng án phạt ở tù lâu năm hay ít năm, còn tùy thuộc vào luật pháp của mỗi tiểu bang khác nhau, chứ không phải luật pháp của tiểu bang nào cũng giống nhau đâu, có tiểu bang tuyên án tử hình nhưng cũng có rất nhiều tiểu bang không có án tử hình, mà chỉ có án chung thân mà thôi.

Thành ra khi nói đến pháp luật ở Hoa Kỳ là nói đến một vấn đề hết sức phức tạp. Tóm lược lại câu chuyện của anh chàng này, thì đó là một bài học tiêu biểu cho lề lối xưa kia ở VN, mà người ta gọi là chồng chúa vợ tôi và anh chồng này tưởng rằng làm như thế sẽ không ai có quyền can thiệp vào chuyện nội bộ gia đình riêng tư của anh. Mặc dàu cô vợ này ở Mỹ mới được 7 tháng và cô đã ly dị chồng vì hành động vũ phu của chồng, nhưng cô vẫn được Sở Di Trú cho phép ở lại Mỹ là một thường trú nhân hợp pháp (Legal Alien), không bị trục xuất trả về Việt Nam, vì cô là nạn nhân của tình dục và còn là nạn nhân của người chồng có hành động bạo hành với vợ.

Thụy Vi: Dạ, cám ơn Thầy đã bỏ thời giờ quý báu để đến với quý thính giả ngày hôm nay, câu chuyện Thầy vừa kể, quả là bài học về luật pháp Hoa Kỳ mà cộng đồng chúng ta cần biết để tránh hay giúp đỡ cho những người đồng hương gặp trường hợp gặp hoàn cảnh khó khăn này. Hy vọng Thầy trở lại với chương trình để tiếp tục chia sẻ những sự hiểu biết quý giá này.

Thầy: Trước tiên là cám ơn Quý thính giả của đài Phát Thanh Việt Nam Hải Ngoại tại Hoa Kỳ, đã lắng nghe sự giải thích cũng như sự trình bày của Thầy đối với những câu hỏi của Thụy Vi nêu lên. Điều thứ hai là Thụy Vi có nói, là trong tương lai sẽ mời Thầy quay lại để đề cập đến vấn đề của những chuyện nan giải luật pháp, thì nếu không có gì trở ngại, Thầy luôn luôn sẵn sàng quay trở lại với Thụy Vi, nhưng mà không dám hứa chắc 100%, vì hiện tại, mặc dù đã về hưu nhưng Thầy vẫn còn tình nguyện làm việc cho trại tù, trong trách nhiệm là một Tuyên Úy trại tù cho Tòa Tổng Giáo Phận Công Giáo Oklahoma City, thành ra nhiều khi cũng không biết có thời gian hay không, chưa kể phải đi nhiều nơi để thuyết trình cho các giáo xứ hoặc là hội đoàn mời Thầy, nhưng mà tuy nhiên nếu có thì giờ, thì Thầy sẵn sàng để mà tiếp tục hợp tác với Thụy Vi trong chương trình này, để giải đáp những gì thắc mắc mà Thụy Vi thay mặt cho Quý Khán Thính Giả, cũng như thay mặt cho một số những anh chị em trẻ, để biết thêm những điều mà mình có thể tránh được, không bị liên lụy đến pháp luật, nhất là xứ này là xứ pháp trị, lấy pháp luật để trị dân, thì mình phải nên biết sơ qua về vấn đề pháp luật, mặc dàu mình có thể tham khảo miễn phí với một số luật sư hoặc khi phải ra hầu tòa, nếu không có tiền thuê mướn luật sư, thì mình vẫn có thể yêu cầu tòa chỉ định luật sư công đứng ra bào chữa cho mình. Nhưng mà cái gì cũng vậy, mình nên biết trước thì vẫn hay hơn. Các cụ ngày xưa có câu nói phòng bệnh hơn chữa bệnh. Vì vậy, nên biết trước để có thể đề phòng, vì có những hành động vô tình, hoàn toàn ngoài ý muốn của mình, nhưng trước pháp luật, mình vẫn bị lãnh án phạt tù vì tình ngay mà lý gian. Đó là Thầy xin tạm chấm dứt buối nói chuyện với Thụy Vi ở đây.

Thụy Vi: Cám ơn Thầy rất nhiều, hiện tại đã biết rằng Thầy đã về hưu, nhưng Thầy vẫn dành những thời gian quý báu để giúp cho cộng đồng, một lần nữa hy vọng Thầy sẽ trở lại chương trình trong 1 ngày gần đây.

SAN JOSE- VỤ TÁC QUYỀN NHẠC PHẠM DUY RA TÒA ÁN MỸ

San Jose- Trần Củng Sơn- Trong một lá thư từ ông Phạm Phúc, người cùng nhạc sĩ Lê Huy tổ chức buổi nhạc Đêm Nhớ Về Sài Gòn tối ngày 30-4-2014 tại rạp Phoenix Center ở San Jose, gởi cho báo chí truyền thông Việt ngữ Bắc Cali; thì ông Phạm Duy Hùng, con trai của nhạc sĩ Phạm Duy đã email vào ngày 25/8/2014 đòi số tiền là 1200 Mỹ kim cho 6 ca khúc Phạm Duy được trình diễn trong đêm đó. Và tòa Small Claim Court tại San Jose sẽ xử vụ kiện này vào ngày Thứ Sáu 5/12/2014.
Theo lời của ông Phạm Phúc thì tờ Poster có quảng cáo hai ca sĩ Khánh Ly và Lệ Thu, nhưng vì Khánh Ly về Việt Nam hát và sau đó Lệ Thu từ chối hát nên ban tổ chức phải mời Diễm Liên và Quang Tuấn thay thế. Trong đêm này có 6 ca khúc của Phạm Duy được hát là 1954 Cha Bỏ Quê, 1975 Con Bỏ Nước,..
Cũng trong email của Phạm Duy Hùng thì có đòi thêm 400  Mỹ kim cho 2 ca khúc Phạm Duy mà ca sĩ Elvis Phương đã hát trong đêm nhạc 1/6/2014 tại San Jose.
Luật sư Nguyễn Tâm nói rằng ông nghĩ là Tòa xử vụ kiện nhỏ - Small Claim Court không có thẩm quyền để thụ lý vụ kiện này vì vấn đề tác quyền chưa rõ ràng, không biết là nhạc sĩ Phạm Duy có trước bạ ( copyright ) hay không, ông Phạm Duy Hùng có đủ tư cách pháp nhân để đứng đơn kiện hay chưa; số tiền 200 Mỹ kim cho mỗi ca khúc dựa vào tiêu chuẩn nào... Vụ kiện này phải do một tòa dân sự khác thụ lý.
Nhạc sĩ Hoàng Thi Thao, người đàn vĩ cầm trong đêm nhạc nói trên nói rằng về mặt tình cảm thì Phạm Duy Hùng không nên kiện vì đây là một show nhỏ khoảng hai trăm khán giả, ban tổ chức bị lỗ vì vấn đề Khánh Ly và Lệ Thu không hát và tìm Diễm Liên và Quang Tuấn thay thế; mục đích của đêm nhạc Đêm Nhớ Về Sài Gòn không vì thương mại mà vì lý do chính trị muốn có một buổi văn nghệ vào tối 30 tháng 4 để những đồng hương San Jose có một nơi chốn và thời khắc để nhớ về một biến cố đau thương cho toàn dân Miền Nam.
Nhạc sĩ Trần Chí Phúc thì cho rằng, ngoài bầu sô cũng nên nghĩ tới chuyện ca sĩ đi hát thì phải trả tiền tác quyền cho nhạc sĩ vì nếu không có ca khúc của nhạc sĩ sáng tác thì ca sĩ lấy cái gì để mà trình diễn. Tuy nhiên khi trình diễn khắp nơi ở hải ngoại thì rất khó mà kiểm soát được chuyện trả tác quyền cho ca khúc. Chỉ mong là bầu sô và ca sĩ nên nghĩ đến cái tình văn nghệ với nhau mà đôi khi gởi tặng chút ít tiền cà phê cho người sáng tác thì thật đẹp tình.
Nhạc sĩ Phạm Duy khi còn sống rất muốn nhạc của ông được phổ biến rộng rãi từ trong nước đến hải ngoại. Nếu mà gắt gao chuyện đòi tác quyền ca khúc của ông thì nhiều bầu sô và ca sĩ sẽ ngại ngùng khi muốn hát những ca khúc của Phạm Duy.
Chưa biết là vào Thứ Sáu 5/12/2014, tòa Small Claim Court có chịu xử vụ kiện này, hoặc chịu xử thì kết quả sẽ ra sao.  Chuyện tác quyền ca khúc khi trình diễn các nơi ở hải ngoại là một vấn đề lưu ý và rất khó giải quyết ổn thỏa.
Xin đính kèm email của ông Phạm Phúc và Poster Đêm Nhớ Về Sài Gòn.
.
Kính gởi .
Ông Lê Bình tổng thư ký hiệp hội báo chí Bắc Cali .
Đồng gởi quý cơ quan truyền thông báo chí Việt ngữ .
Tôi nghĩ sự việc có liên quan nhiều đến sinh hoạt văn hoá nghệ thuật văn nghệ trong cọng đồng người Việt của chúng ta ở hải ngoại.Một lần quyết định để làm sáng tỏ sự việc là từ chối ( LAST CHANCE"của ông Phạm Duy Hùng đưa ra đòi chúng tôi phải đóng cho ông $1200 , nếu không trả lời trong vòng 2 tuần Ông P.D.Hùng sẽ đưa sự việc ra toà khi dùng 6 bài hát của nhạc sĩ Phạm Duy trong chương trình ĐÊM NHỚ VỀ SÀI GÒN ngày 30-4-2014 ngày mất nước, và 2 bài do c.s. Elvic Phương chọn hát trong một chương trình khác.
Ông P.D.Hùng đã không đưa ra được các văn bản cần thiết về tác quyền nhạc của nhạc sĩ Phạm Duy nộp trình tại Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ,mà chỉ có duy nhất là giấy ủy quyền của ông Phạm Duy Cường là em của Ông ta đang sống bên Việt Nam ủy thác.
Nhạc sĩ Phạm Duy là một tác giả lớn trong nền âm nhạc Việt Nam,nhạc của ông đã gắn liền với thân phận Quê hương, qua bao biến cố thăng trầm của người dân Việt,đã trở thành một loại nhạc ĐỒNG DAO mà chúng ta có thể nghe ở bất cứ nơi nào trên mọi nẻo đường nước Việt.
Chúng tôi quyết định một lần để toà án đưa ra phán quyết cuối cùng làm sáng tỏ sự việc,hoặc  nhạc của nhạc sĩ Phạm Duy sẽ sống mãi trong nền âm nhạc Việt Nam hay sẽ mai một trong tương lai khi phải đối mặt với những thứ không ra gì.
Xin gởi đến quý vị báo giới những Thông tin cần thiết cho những sinh hoạt văn nghệ trong cọng đồng của chúng ta lưu ý khi có ý định trình diễn nhạc Phạm Duy sau nầy.
Phiên toà sẽ được mở ra ngày thứ sáu  05-12-2014 lúc 1 giờ chiều tại  :
SMALL CLAIMS COURT
191 N 1st St ,
San Jose , CA.
.
Sent from my iPad
P. Phúc 
Subject: Le Huy and Pham Phuc ( LAST CHANCE )
Đây là Duy Hùng. Tôi muốn thông báo cho 2 anh biết là tôi đã có GIẤY ỬY QUYỀN hợp pháp, đại diện cho gia đình PHẠM DUY để khởi tố 2 anh vi phạm sử dụng nhạc PHẠM DUY trái phép.
Gia Đình chúng tôi thống nhất đòi hỏi 2 anh phải trả tiền tác quyền $1200.00 cho 6 bản nhạc đã trình diễn trong show đêm 30-4-2014, và 2 bài trình diển trong show Elvis Phương vào đêm 1-6-2014.
Đính kèm theo đây là GIẤY UỶ QUYỀN.
Trong vòng 2 tuần...nếu tôi không nhận được sự trả lời của 2 anh thì tôi sẽ nộp đơn lên toà án Santa Clara County để xét  xử.
Tôi sẽ theo đuổi vụ kiện này tới cùng.
Duy Hùng

Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

Hai người trẻ Việt Nam bị bắt trong một vụ cướp gia cư (San Jose)



Christopher và Tiffany

Tin SAN JOSE – Cảnh sát đã bắt hai cư dân San Jose mà họ tin là có liên quan đến một vụ cướp gia cư xảy ra trong tháng Bảy năm nay. Trong vụ cướp này, một thiếu niên bị trói tay chân trong lúc những nghi can lục tìm khắp trong nhà.
Cảnh sát cho biết họ đã bắt Christopher Nguyễn và Tiffany Nguyễn, cả hai đều 19 tuổi. Vụ cướp gia cư xảy ra ngày 30 tháng Bảy, tại căn nhà ở khu phố số 7000 đường Anjou Creek Circle.
Theo điều tra của cảnh sát trong mấy tháng qua, họ nói rằng Christopher Nguyễn là người đột nhập căn nhà trong lúc một thiếu niên 17 tuổi đang ngủ ở bên trong. Khi nghe có tiếng kiếng cửa sổ bị đập bể, thiếu niên bước ra ngoài phòng để xem xét. Đó là lúc Christopher Nguyễn cầm một khẩu súng và uy hiếp thiếu niên. Nạn nhân đã bị trói tay chân bằng dây nhựa zip ties.
Cũng theo cảnh sát, sau đó Christopher lục tìm đồ đặc quí giá trong nhà, trong Tiffany Nguyễn ngồi trong xe canh ở bên ngoài.
Sau khi kẻ cướp bỏ đi, thiếu niên đã tự tháo gỡ dây trói và gọi báo cảnh sát. Thiếu niên không bị thương tích nào đáng kể.

Cảnh sát San Jose đã bắt được Christopher Nguyễn và Tiffany Nguyễn vào ngày 23 tháng 10. Họ bị giam tại Santa Clara County Jail. Hai người trẻ họ Nguyễn này đã bị bắt với các tội danh tố các tội danh cướp tài sản, bắt nhốt người khác, và sở hữu súng trong lúc thực hiện một tội hình sự.

Trong lúc đang bổ túc thêm hồ sơ, nhà chức trách kêu gọi những ai biết thêm về vụ cướp này thì hãy cung cấp thông tin. Hãy gọi các số 408-277-4166 của sở cảnh sát San Jose, 408-947-STOP của Crime Stoppers. Nhóm Silicon Valley Crime Stoppers có thể tặng tiền thưởng cho người cung cấp thêm tin.

Chủ Nhật, 26 tháng 10, 2014

Dân biểu Hubert Vo~ gian manh-một số chứng từ Hubert Võ giữ 160 lượng vàng do Ông Dương Công Hầu gởi

On Saturday, October 25, 2014 10:11 PM, Mot Nguoi Houston <motnguoihouston@gmail.com> wrote:

Kính chuyển quý cô chú một số chứng từ Hubert Võ giữ 160 lượng vàng do Ông Dương Công Hầu gởi

1. Phóng ảnh ghi lại Ông Dương Công Hầu gởi chú Hubert Võ giữ giùm 160 lượng vàng. Ông Dương Công Hầu gởi 2 lần mỗi laafn 80 lượng.  Lần 1 ngày 17-4-1999.  Làn 2 ngày 24-10-2002

 

​2. Sổ tay viết mực màu

 

3. Sổ tay
​ 

​4. Chú Hubert Võ cầm di ảnh Ông Dương Công Hầu


Chú Hubert Võ lên đài chối không có nhận số vàng đó.  Nhưng đây là chứng từ.  Bạn con nói chú Hubert Võ được ông Dương Công Hầu ghi lại theo chữ người Hoa là

Gởi Hiền Tốt 80 L.
Thiệt là hết chỗ nói về một dân biểu gian manh.

Thứ Sáu, 10 tháng 10, 2014

P/V: GS luật Mỹ: ‘Áp dụng quyền im lặng không nhằm tránh oan sai'

Theo Giáo sư Anna C.Conley, chuyên gia pháp luật Mỹ, luật pháp nước này quy định "Quyền được im lặng" để bảo vệ công dân, quyền lợi của người yếu thế trong xã hội.

- Thưa bà, khi bắt nghi phạm, cảnh sát Mỹ thường thông báo, nghi phạm có quyền im lặng, mọi điều nghi phạm nói đều có thể làm bằng chứng chống lại chính họ. Bà có thể giải thích điều này theo quy định trong luật pháp Mỹ ?
- Theo luật Mỹ, người bị bắt phải được thông báo về việc có quyền im lặng.Nếu quên hay vì một lý do nào đó cảnh sát không thông báo thì cơ quan điều tra không được sử dụng thông tin và lời khai của nghi phạm sau đó.
Ngoài ra, cơ quan điều tra cũng ghi âm, ghi hình tất cả quá trình lấy lời khai để sau này họ có thêm cơ sở, bằng chứng chắc chắn cho việc buộc tội. Nếu như quyền im lặng không được thông báo, những lời khai sau này coi như không có giá trị sử dụng.
Theo bà quyền im lặng ảnh hưởng thế nào đến quá trình truy xét tội phạm của cảnh sát, đặc biệt trong những vụ án có đồng phạm?
- Quyền được giữ im lặng là quyền rất cơ bản của công dân Mỹ. Những nhà làm luật Mỹ không nhìn quyền im lặng dưới góc độ lợi ích của cơ quan tố tụng. Trên thực tế, có những vụ án mà nghi phạm im lặng, trong khi cơ quan điều tra không thể chứng minh họ có tội đã phải tuyên vô tội.
Quyền này có thể gây ra những cản trở nhất định cho cơ quan tố tụng nhưng đó không phải là lý do để đánh giá lại việc áp dụng. Họ phải được giữ im lặng bởi không thể chống lại chính bản thân mình.
Với vụ án có nhiều đồng phạm, việc im lặng của nghi phạm có thể sẽ cản trở quá trình điều tra của cơ quan tố tụng. Nhưng cơ quan điều tra không nhất thiết phải dựa vào lời khai của người bị bắt. Họ có thể giám sát những đồng phạm đó hoặc điều tra lấy thông tin, làm thế nào đó để nghi phạm khai ra. Đó là nghĩa vụ của cơ quan tố tụng và họ có nhiều công cụ để đảm bảo điều đó. 
giao-su-My-7215-1412924792.jpg
Giáo sư luật của Mỹ bà Anna  C. Conley trao đổi với báo chí tại Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP HCM. Ảnh: Hải Duyên
Ở một góc độ nào đó, quyền im lặng cũng có lợi cho cơ quan điều tra trong suốt quá trình tố tụng sau này. Khi áp dụng quyền im lặng, cơ quan điều tra sẽ phải nâng cao nghiệp vụ của mình bằng cách tăng cường kỹ thuật khám nghiệm hiện trường, lấy lời khai từ nhân chứng, tìm kiếm các thông tin khác về nghi phạm để làm sao cáo buộc của cơ quan tố tụng chắc chắn hơn. Đây là điều sẽ làm cho hoạt động của cơ quan tố tụng tích cực hơn.  
- Theo bà có cho rằng xảy ra những vụ án oan sai là do không áp dụng đúng quyền im lặng?
- Trong lịch sử tố tụng Mỹ 15 năm qua có khoảng 250 vụ án mà công dân bị kết án oan hoặc bị xét xử sai. Nhưng dường như không có những vụ án oan kiểu do không áp dụng đúng quyền im lặng. Bởi, đó sẽ là lợi thế cho bị can, bị cáo vì họ sẽ tận dụng điều đó để bác bỏ những bằng chứng của bên buộc tội. Những vụ án oan ở Mỹ phần lớn là do công tố viên không cung cấp đủ thông tin của vụ án cho luật sư theo đúng quy định. Quyền im lặng không phải giải pháp kiềm chế oan sai. 
Theo pháp luật Mỹ, những người bị kết án oan sai đó được bồi thường như thế nào? 
- Đối với những người bị kết án oan thì có quyền được khởi kiện các cơ quan tố tụng ra tòa bằng một vụ kiện dân sự để đòi bồi thường. Nhưng thực tế rất ít người có thể được bồi thường vì đa phần họ không khởi kiện đúng đối tượng hoặc oan do lỗi vô ý của cơ quan tố tụng. Đối với những người cố ý làm oan sai thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử tù và cấm hành nghề.  
Hiện các cơ quan tố tụng Việt Nam vẫn còn phân vân chưa đưa quyền im lặng vào luật, theo bà đã đến lúc Việt Nam có nên áp dụng hay chưa?
- Quan điểm về quyền được im lặng ở Việt Nam có vẻ rất khác. Sự khác biệt này có thể liên quan đến yếu tố lịch sử, văn hóa và những nguyên lý khác. Tôi không hiểu nhiều về pháp luật và hiện trạng ở Việt Nam nên không thểkhẳng định có cần hay không việc áp dụng quyền im lặng. Nhưng thực sự việc áp dụng quyền im lặng sẽ đảm bảo được những quyền lợi của cả những người yếu thế, người nghèo trong xã hội.
Quyền được giữ im lặng nếu được áp dụng sẽ khả thi khi cơ quan tố tụng đảm bảo được 2 yếu tố là phải thông báo cho nghi can biết quyền này và loại trừ những bằng chứng có được nếu không thông báo quyền đó.
Tháng 9, tại phiên họp Thường vụ thứ 31, Chủ tịch Quốc hội VN Nguyễn Sinh Hùng đặt vấn đề: "Việc chống ép cung, bức cung, nhục hình, bỏ lọt tội phạm có thực sự hiệu quả khi bị can, bị cáo không có quyền im lặng?". Ông cho rằng nghi can cần có quyền im lặng cho đến khi có mặt luật sư bảo vệ quyền lợi cho họ.
Quan điểm này nhận được sự đồng thuận rất cao, nhất là trong giới luật sư. Hiện nội dung này chưa đưa vào dự án luật sửa đổi.
Hải Duyên

Di trú: Kháng cáo hồ sơ bảo lãnh bị Tổng Lãnh Sự Mỹ từ chối




Darren Nguyen Ngoc Chuong, Esq.
Luật Sư Darren Nguyen Ngoc Chuong là người Việt Nam đầu tiên và duy nhất tại Orange County, California được Luật Sư Ðoàn tiểu bang California công nhận chuyên môn về ngành Luật Di Trú Hoa Kỳ. Hiện nay California có trên 248,000 luật sư nhưng chỉ có 175 luật sư có bằng chuyên môn về Luật Di Trú. Ngoài ra, Luật Sư Darren Nguyen Ngoc Chuong từng phục vụ lâu năm tại Sở Di Trú Hoa Kỳ (INS) nên rất có kinh nghiệm trong việc thiết lập hồ sơ và thường đại diện thân chủ trước các tòa án di trú. Ông là một luật sư đầy kinh nghiệm và uy tín, chuyên trách giải quyết và phục vụ đồng hương Việt Nam về lãnh vực di trú nhiều năm tại California và khắp các tiểu bang Hoa Kỳ.
 
Như đã trình bày vào kỳ trước, rất nhiều đương sự không lưu lại những dữ kiện chứng từ đã nộp cho tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ lúc phỏng vấn và tôi có nêu ra 2 lý do quan trọng tại sao đương sự phải giữ lại những bản sao. Sau đây tôi sẽ đưa ra vài điển hình để quí bạn đọc có thể thấu hiểu những lý do tôi đã trình bày vào kỳ trước.

Ðiển hình là tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ trả hồ sơ về cho Sở Di Trú Hoa Kỳ để từ chối và lý do tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ nêu ra là trong hồ sơ nộp vào cho tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ có một tờ giấy do người em viết để hướng dẫn cho người chị nộp những chứng từ thí dụ như hình ảnh, thư từ v.v... cho tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ để chứng minh sự liên hệ vợ chồng. Tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ cho rằng tờ giấy đó chứng tỏ rằng người em hướng dẫn người chị để qua mặt tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ và những chứng từ đó là cố ý tạo ra để chứng minh sự liên hệ của đương sự. Khi nhận được thơ từ chối của tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ, người bảo lãnh đã liên lạc với tổ hợp luật sư của chúng tôi để đại diện cho họ. Khi chúng tôi nhận được Notice of Intent to Revoke (tạm dịch là thông báo ý định thu hồi sự chấp thuận) của Sở Di Trú Hoa Kỳ, văn phòng chúng tôi trả lời thông báo của Sở Di Trú Hoa Kỳ và yêu cầu Sở Di Trú Hoa Kỳ đưa chứng minh của tờ giấy đó ra. Thêm vào đó, chúng tôi kèm theo những chứng từ chứng minh sự liên hệ vợ chồng của người bảo lãnh và người thừa hưởng.

Sở Di Trú không những không đưa chứng minh đó ra được mà còn không nghe sự giải thích của chúng tôi rồi lại thu hồi sự chấp thuận của đơn bảo lãnh đó lại. Chúng tôi kháng cáo hồ sơ lên Tòa Kháng Cáo Di Trú và tòa đã phán rằng hồ sơ sẽ được trả về cho Sở Di Trú và Sở Di Trú phải tái chấp thuận vì Sở Di Trú không đưa ra chứng minh của tờ giấy đó và những chứng từ chúng tôi nộp vào để trả lời thông báo của Sở Di Trú có đầy đủ chứng minh sự liên hệ vợ chồng của đương sự.

Một điển hình khác là tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ trả hồ sơ về cho Sở Di Trú để từ chối và lý do là người thừa hưởng làm ly dị giả. Tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ vẫn quyết định trả hồ sơ về cho Sở Di Trú dù rằng là người chồng cũ của người thừa hưởng đã có vợ khác và đã có con với người vợ đó và người thừa hưởng đã cung cấp những chứng từ đó cho tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ. Khi hồ sơ được trả về cho Sở Di Trú, trên thông báo của Sở Di Trú cho rằng người thừa hưởng đã ly dị giả vì lý do đó hồ sơ bảo lãnh diện vợ chồng không hợp pháp. Nhưng tôi chưa nêu một chi tiết quan trọng, người bảo lãnh trong hồ sơ đó là người cha có quốc tịch Hoa Kỳ bảo lãnh cho người con độc thân chứ không phải hồ sơ bảo lãnh theo diện vợ chồng. Tuy rằng chúng tôi nêu sự sai lầm đó cho Sở Di Trú nhưng họ không chú tâm vào sự sai lầm đó và vẫn thu hồi sự chấp thuận. Chúng tôi kháng cáo lên Tòa Kháng Cáo Di Trú và tòa đã phán rằng hồ sơ được trả về cho Sở Di Trú và yêu cầu Sở Di Trú tái xét hồ sơ vì hồ sơ là hồ sơ bảo lãnh diện con độc thân của công dân Hoa Kỳ chứ không phải là hồ sơ bảo lãnh theo diện vợ chồng. Lần này Sở Di Trú lại nêu một lý do khác không dính líu gì đến hồ sơ. Và một lần nữa chúng tôi lại phải trả lời và nêu ra những sai lầm của Sở Di Trú với những lý do hoàn toàn khác biệt với lần đầu và kèm theo tất cả chứng từ chứng minh rằng người chồng cũ đã có vợ khác và đã có con với người vợ đó. Lần này thì Sở Di Trú chịu thua và tái chấp thuận hồ sơ và gửi lại cho tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ để cấp chiếu khán.
Trong hai điển hình trên, chúng tôi đều phải nộp những chứng từ mà đương sự đã có những bản sao sau khi đã nộp vào cho tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ. Nhưng vì Sở Di Trú không có những chứng từ đó và chúng tôi muốn Sở Di Trú có đầy đủ những chứng từ đó trước khi họ quyết định từ chối hay tái chấp thuận hồ sơ bảo lãnh. Dù Sơ Di Trú có từ chối hồ sơ bảo lãnh, chúng tôi cũng đã nộp những chứng từ đó vào và những chứng từ đó sẽ được chuyển qua cho Tòa Kháng Cáo Di Trú khi chúng tôi kháng cáo.

Bản tin chiếu khán

Theo sự yêu cầu của quí bạn đọc, sau đây là bản thông tin chiếu khán cho tháng 10 năm 2014.
Ưu Tiên 1 - priority date là ngày 22 tháng 5 năm 2007, tức là ưu tiên được dành cho những người con trên 21 tuổi chưa có gia đình của công dân Hoa Kỳ.
Ưu Tiên 2A - priority date là ngày 1 tháng 2 năm 2013, tức là ưu tiên được dành cho Vợ, Chồng, hoặc Con độc thân dưới 21 tuổi của thường trú nhân.
Ưu Tiên 2B - priority date là ngày 1 tháng 11 năm 2007, tức là ưu tiên được dành cho Con độc thân trên 21 tuổi của thường trú nhân.
Ưu Tiên 3 - priority date là ngày 1 tháng 12 năm 2003, tức là ưu tiên được dành cho Con đã có gia đình của công dân Hoa Kỳ.
Ưu Tiên 4 - priority date là ngày 22 tháng 1 năm 2002, tức là ưu tiên được dành cho Anh, Chị hoặc Em của công dân Hoa Kỳ.
Quí vị có thể tự theo dõi bản thông tin chiếu khán cho hàng tháng tại website của Tổ Hợp Luật Sư Nguyen & Luu, LLP tại: http://www.nguyenluu.com/vn/vnbulletin/2014-10%20luatditru_banchieukhan_dienthannhan.html

Mọi thắc mắc xin liên lạc: Luật Sư Darren Nguyễn Ngọc Chương hoặc Luật Sư Lưu Trọng Cẩm Thương của Tổ Hợp Luật Sư Nguyễn & Lưu, LLP địa chỉ số 1120 Roosevelt, Irvine, CA 92620. Website www.NguyenLuu.com. Ðiện thoại (949) 878-9888.

Thứ Năm, 9 tháng 10, 2014

Luật bảo vệ tài sản: Một vài mẫu kế hoạch thông dụng - Luật Sư LyLy Nguyễn


Luật Sư LyLy Nguyễn
Luật Sư LyLy Nguyễn chuyên về Luật Khánh Tận Chương 7, 11, 13 cho cá nhân và cơ sở thương mại, xóa hết các loại nợ, tranh tụng trước Tòa Khánh Tận và khai phá sản hủy bỏ nợ thuế. Về Hoạch Ðịnh Tài Sản, Luật Sư LyLy chuyên thảo di chúc và tín mục (trust), ủy quyền điều hành tất cả tài sản, dặn dò săn sóc y tế khi bất lực và hoạch định kế nghiệp. Về Luật Thuế, Luật Sư LyLy đại diện cho thân chủ trường hợp bị kiểm thuế, xin ngưng tịch thâu tài sản vì thiếu thuế, đại diện biện hộ trước Tòa Án Thuế và điều đình xin giảm nợ thuế. Về Luật Thương Mại, Luật Sư LyLy giúp thành lập công ty và tổ hợp hùn hạp. Ngoài ra Luật Sư LyLy còn rất giàu kinh nghiệm về thuế lợi tức cá nhân, thuế trả nhân công, thuế mua bán và thuế tài sản ở hai cấp liên bang và tiểu bang. Luật Sư LyLy Nguyễn được chứng nhận hành nghề tại Supreme Court of California, United States District Court, United States Court of Appeals for the Ninth Circuit và United States Tax Court. Nếu cần tham khảo riêng xin liên lạc với Luật Sư LyLy Nguyễn tại văn phòng ở 10221 Slater Avenue, Suite 223, Fountain Valley, California 92708. Ðiện thoại: (714) 531-7080.
Bất kể vốn liếng tài sản ít nhiều từ giai cấp tỷ phú cho đến giới trung lưu, triết lý chính vẫn là “những gì cần che chở là những gì không muốn mất.” Vì vậy nếu quí vị có tốn chút thì giờ gặp luật sư chuyên môn để bàn luận về việc lập kế hoạch bảo vệ những gì mình có là một điều đáng làm.

Mỗi người trong chúng ta đều có mức tài sản khác nhau nên thực sự không có một kế hoạch mẫu mực tổng quát nào bao che được đủ mọi trường hợp hay tình huống có thể xảy ra để đối phó với đủ mọi thành phần nguyên đơn thưa kiện hoặc chủ nợ. Nói cho đúng một kế hoạch bảo vệ tài sản hữu hiệu cần đặt biện pháp thích đáng giữa sự kiện nên bảo vệ những gì và bảo vệ bằng cách nào. Vì vậy có trường hợp chỉ cần lập một kế hoạch đơn giản nhưng phần lớn phải khai triển một kế hoạch phức tạp hơn với đôi ba biện pháp hỗ tương khác nhau để có khả năng che chở đủ mọi mặt phòng ngừa bất kỳ đe dọa khác nhau chẳng khác gì xây một thành lũy kiên cố như Vạn Lý Trường Thành bao che tứ phía. Dĩ nhiên khác biệt giữa mỗi kế hoạch bảo vệ tài sản là do những yếu tố thay đổi tùy thuộc theo sở hữu chủ thí dụ như nghề nghiệp cùng những thứ mà người thắng kiện hay chủ nợ có thể dùng án tòa để xiết lấy đi. Ngoài ra còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố quan trọng khác có hay không như sau: nghề nghiệp thuộc loại dễ bị kiện, tài sản trị giá trên $500,000 dễ bán đi để lấy tiền đền, đứng kinh doanh hùn hạp, kết hôn, v.v...

Trước tiên phải kiểm kê tất cả các nguồn tài sản để xác định những thứ nào thuộc loại có giá trị và dễ bán, chính đó là những mục tiêu mà kẻ thắng kiện hay chủ nợ chắc chắn sẽ bám sát để xiết lấy, thông dụng nhất là nhà cửa đất đai, xe cộ tàu thuyền, nữ trang hay đồ cổ sưu tầm, các trương mục hiện kim, tiết kiệm, tiền dành cho con vào đại học, tiền hưu trí hay bảo hiểm nhân thọ, tiền hùn buôn bán kinh doanh,v.v... Sau đó xếp hạng tùy theo tính chất từng loại món nào có khuynh hướng bị nguy cơ từ cao trở xuống thí dụ như cơ sở thương mại hay chung cư cho thuê mướn chắc chắn sẽ là mục tiêu dễ bị mất nhất trong các vụ kiện tụng.

Tùy từng tiểu bang nơi cư ngụ mỗi nơi đều có điều luật bảo vệ ấn định khác nhau theo đó kẻ thắng kiện hoặc chủ nợ chỉ được xiết tới một giới hạn nào đó, hoặc ngăn cấm không cho đụng tới một vài khoản đặc biệt thí dụ như ngôi nhà đang cư ngụ, tiền để dành hưu trí, trị giá tiền mặt bảo hiểm nhân thọ, hoặc tài sản riêng của chồng hoặc vợ người bị kiện.

Ðể sáng tỏ quan niệm đa dạng trong việc thiết lập kế hoạch bảo vệ tài sản chúng tôi lấy một thí dụ giả tưởng sau đây dựa trên một vài chuyện có thật. Một cặp vợ chồng ở Orange County là ông Thái và bà Bình kết hôn được hơn 20 năm và có với nhau bốn con. Ông bà Thái Bình là sở hữu chủ một căn nhà trị giá $700,000 mua mười năm trước nay đã trả dứt nợ, một trương mục chứng khoán đầu tư với hiện giá $200,000 và một ngân quỹ hiện kim $40,000 để dành trả chi phí cho các con khi lên đại học. Tuy không nợ nần ai cả nhưng muốn được lợi điểm miễn thuế và để bảo vệ những món tài sản này nên ông bà Thái Bình nhờ một luật sư chuyên môn thảo giấy tờ tự thiết lập ra “Tổ Hợp Hữu Hạn Gia Ðình Thái Bình” rồi chuyển chủ quyền ngôi nhà, trương mục chứng khoán và quỹ tiền học vào tổ hợp này. Theo văn bản điều lệ tổ chức Tổ Hợp Thái Bình, ông bà tự chỉ định chính mình làm “tổng hội chủ” (general partners) mỗi người nắm 40% trị giá tài sản tổ hợp đồng thời hai người đứng quản lý chung để điều khiển tổ hợp đặc biệt nắm quyết định liên hệ tới ngôi nhà, trương mục đầu tư và quỹ tiền học. Các hội viên trong tổ hợp gồm bốn người con, mỗi người được chia sở hữu 5% (tổng cộng thành 20% còn lại). Ông bà dự định theo thời gian mỗi năm sẽ sang thêm $11,000 là mức được miễn thuế cho mỗi con tới khi trưởng thành mỗi người con sẽ nắm trọn chủ quyền phần cha mẹ cho.

Làm như vậy trong bước đầu ông bà Thái Bình đã khôn ngoan đi đúng đường, tuy nhiên tài sản vẫn chưa được che chở hoàn toàn vì dù ông bà có chuyển quyền tư hữu cá nhân vào tổ hợp nhưng chỉ bảo vệ phần nào chủ quyền tài sản cá nhân ông bà mà thôi. Hơn nữa mọi sang nhượng vẫn còn phải lệ thuộc vào mức giới hạn miễn thuế ấn định cho việc quyên tặng. Yếu điểm của tổ hợp nằm trong phần 80% phần sở hữu ngôi nhà và trương mục chứng khoán của hai người “tổng hội chủ” vẫn còn dính dáng trách nhiệm liên đới với các hội viên. Giả sử cậu Ðức - một người con trai 16 tuổi của ông bà Thái Bình - mới biết lái xe đi học.

Nếu rủi ro chẳng may cậu bất cẩn gây tai nạn đụng vào xe khác khiến có người bị thương nặng thì ông bà Thái Bình vẫn bị kiện liên đới bồi thường cho nạn nhân. Dĩ nhiên bảo hiểm chỉ đền tới mức nào đó, phần còn lại tòa nhắm vào 80% trị giá phần sở hữu của “tổng hội trưởng.”

Ðể đề phòng và muốn bao che yếu điểm đó luật sư đề nghị lấy 80% phần hùn của ông bà trong Tổ Hợp Thái Bình để lập ra một công ty có tên là “Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thịnh Vượng.” Công ty Thịnh Vượng nay trở thành “tổng hội chủ” của Tổ Hợp Thái Bình với 1% sở hữu tài sản. Ông bà Thái Bình vẫn tiếp tục điều khiển cả công ty Thịnh Vượng lẫn Tổ Hợp Thái Bình. Với tư cách là cha mẹ liên đới trách nhiệm trong trường hợp thua kiện phải bồi thường cho nạn nhân tai nạn xe cộ do cậu Ðức gây ra thì ngôi nhà của ông bà đã được luật pháp hoàn toàn bảo vệ không ai đụng chạm tới được. Hơn nữa ông bà Thái Bình thi hành đúng theo luật lệ ấn định thủ tục thiết lập công ty trách nhiệm hữu hạn tách riêng hẳn với tổ hợp trách nhiệm hữu hạn do gia đình quản lý, do đó công ty Thịnh Vượng hoàn toàn không bị liên lụy hậu quả nếu có vụ cậu Ðức gây thương tích tai nạn xe cộ xẩy ra thật sự.

Mặt khác ông bà Thái Bình đồng thời cũng hoạt động kinh doanh và hiện làm chủ một tiệm giặt ủi sấy hấp có tên là “Thai Binh Cleaners.” Làm sao ông bà Thái Bình có thể bảo vệ được phần tài sản liên hệ đến thương mại? Ðể có giải pháp cho thí dụ này trong bài báo tới chúng tôi sẽ trình bày thêm vài kế hoạch khác có tác dụng hỗ tương trong nhiệm vụ bảo vệ trọn vẹn tài sản của ông bà Thái Bình khiến họ được an tâm trọn đời không sợ bị hao hụt suy chuyển mảy may nào tới toàn bộ tài sản mà ông bà đã nhọc công tạo dựng một đời.

Cũng như thường lệ người viết xin xác nhận nội dung của những loạt bài tìm hiểu luật pháp này chỉ hoàn toàn được sử dụng với tính cách thông tin (information) giúp quí độc giả một vài kiến thức tổng quát căn bản về luật pháp Hoa Kỳ mà thôi và không thể coi như liên hệ của luật sư với thân chủ (attorney-client relationship). Do đó nếu có vấn đề liên quan đến luật, quí độc giả vẫn cần phải thảo luận với một luật sư chuyên môn về trường hợp của quí vị.
Nếu cần tham khảo riêng xin liên lạc với Luật Sư LyLy Nguyễn tại văn phòng ở 10221 Slater Avenue, Suite 223, Fountain Valley, California 92708, điện thoại (714) 531-7080.

Thứ Sáu, 12 tháng 9, 2014

Khi một cặp vợ chồng quyết định ly thân

Khi một cặp vợ chồng quyết định ly thân, điều cần thiết là phải đưa ra quyết định liên quan đến việc phân chia tài sản và nợ nần. Ðiều này có thể đặc biệt khó khăn khi có dính dáng tới con cái, khi bất cứ người cha nào có trách nhiệm cũng cần thu xếp đời sống của con cái khi chia tay với người vợ.



(Hình minh họa: Bill Pugliano/Getty Images)
Một cách lý tưởng, những người sống chung hoặc phối ngẫu cũ sẽ tự quyết định làm thế nào để thương lượng việc phân chia tài sản của họ, kể cả căn nhà của gia đình. Nếu không thể đi tới một vụ phân chia công bằng, bước kế tiếp sẽ là yêu cầu việc phân xử tại tòa án gia đình để quyết định những khoản thanh toán cho người phối ngẫu và việc phân chia tài sản.
Với điều này trong tâm trí, vấn đề trở nên rõ ràng là các hệ thống định giá truyền thống cho các mục tiêu sở hữu nhà không phải luôn luôn là phương pháp thích hợp nhất để nhận định giá trị của một căn nhà. Tòa án gia đình ý thức được sự khác biệt này và tin rằng việc định giá cổ phiếu dựa trên các giao dịch kinh doanh giả tưởng trong vài trường hợp có thể không thực tế.
Với điều này trong tâm trí, vấn đề trở nên rõ ràng là các hệ thống định giá truyền thống cho các mục tiêu sở hữu nhà không phải luôn luôn là phương pháp thích hợp nhất để nhận định giá trị của một căn nhà. Tòa án gia đình ý thức được sự khác biệt này và tin rằng việc định giá cổ phiếu dựa trên các giao dịch kinh doanh giả tưởng trong vài trường hợp có thể không thực tế.
Theo các tình trạng do sự phân ly tạo ra, vị thẩm phán phải xem xét từng trường hợp riêng rẽ và đưa ra một quyết định dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Khi sử dụng một đường lối linh hoạt, vị thẩm phán có thể đưa ra những quyết định dựa trên hoàn cảnh cá nhân của những người trước đây từng là những người bạn đời.

Ðường lối này được coi như một phương pháp thực tế để làm căn bản cho mỗi vụ dàn xếp. Các nhà chuyên môn, khi tìm cách xác định trị giá tài sản dựa trên các phương pháp truyền thống có tính cách kinh doanh, được khuyến khích nên để cho các tòa án quyết định những gì được coi như công bằng và bình đẳng trong các tình huống đặc biệt.

Những quan hệ kết thúc bằng ly dị hoặc ly thân về mặt pháp lý, có liên quan đến quyền sở hữu nhà, không bao giờ giản dị. Ngoài những quan tâm về tình cảm, những hậu quả tài chánh có thể tốn kém. Các chuyên viên pháp lý có một sự hiểu biết vững chắc về bản chất phức tạp của những hoàn cảnh như vậy có thể giúp lượng định trị giá đích thực của căn nhà. (n.n.)
Theo các tình trạng do sự phân ly tạo ra, vị thẩm phán phải xem xét từng trường hợp riêng rẽ và đưa ra một quyết định dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Khi sử dụng một đường lối linh hoạt, vị thẩm phán có thể đưa ra những quyết định dựa trên hoàn cảnh cá nhân của những người trước đây từng là những người bạn đời.
Ðường lối này được coi như một phương pháp thực tế để làm căn bản cho mỗi vụ dàn xếp. Các nhà chuyên môn, khi tìm cách xác định trị giá tài sản dựa trên các phương pháp truyền thống có tính cách kinh doanh, được khuyến khích nên để cho các tòa án quyết định những gì được coi như công bằng và bình đẳng trong các tình huống đặc biệt.

Những quan hệ kết thúc bằng ly dị hoặc ly thân về mặt pháp lý, có liên quan đến quyền sở hữu nhà, không bao giờ giản dị. Ngoài những quan tâm về tình cảm, những hậu quả tài chánh có thể tốn kém. Các chuyên viên pháp lý có một sự hiểu biết vững chắc về bản chất phức tạp của những hoàn cảnh như vậy có thể giúp lượng định trị giá đích thực của căn nhà. (n.n.)
Ðường lối này được coi như một phương pháp thực tế để làm căn bản cho mỗi vụ dàn xếp. Các nhà chuyên môn, khi tìm cách xác định trị giá tài sản dựa trên các phương pháp truyền thống có tính cách kinh doanh, được khuyến khích nên để cho các tòa án quyết định những gì được coi như công bằng và bình đẳng trong các tình huống đặc biệt.
Những quan hệ kết thúc bằng ly dị hoặc ly thân về mặt pháp lý, có liên quan đến quyền sở hữu nhà, không bao giờ giản dị. Ngoài những quan tâm về tình cảm, những hậu quả tài chánh có thể tốn kém. Các chuyên viên pháp lý có một sự hiểu biết vững chắc về bản chất phức tạp của những hoàn cảnh như vậy có thể giúp lượng định trị giá đích thực của căn nhà. (n.n.)
Những quan hệ kết thúc bằng ly dị hoặc ly thân về mặt pháp lý, có liên quan đến quyền sở hữu nhà, không bao giờ giản dị. Ngoài những quan tâm về tình cảm, những hậu quả tài chánh có thể tốn kém. Các chuyên viên pháp lý có một sự hiểu biết vững chắc về bản chất phức tạp của những hoàn cảnh như vậy có thể giúp lượng định trị giá đích thực của căn nhà. (n.n.)


Quyết định một cuộc dàn xếp
Trước hết, nên nói chuyện với nhau và quyết định sự dàn xếp nào cho đời sống sẽ tốt nhất cho cả hai người. Quyết định ai là người sẽ ở lại căn nhà với con cái. Vì không có cặp vợ chồng nào giống cặp nào, sự phân chia tài sản sẽ tùy thuộc vào nhu cầu của các cá nhân liên hệ. Không có quy tắc duy nhất nào thích hợp trong việc đánh giá căn nhà của bạn cho phù hợp với luật gia đình. Mặc dù trong vài trường hợp, có những hướng dẫn cụ thể. Gán một trị giá tiền bạc cho bất động sản của bạn khi bán đấu giá, giá thị trường, phí tổn bảo hiểm, và trị giá để thay thế, thường có tính cách chủ quan.
Tài sản và nợ thế chấp
Những đánh giá xem xét trị giá thị trường đối với một người mua tưởng tượng. Tuy nhiên, người mua tương lai không phải luôn luôn nhận được một lợi ích trực tiếp. Do đó, khi ly thân, ý tưởng đằng sau “giá trị đối với người chủ” của căn nhà sẽ được xét tới. Một sự đánh giá chính xác món thế chấp không phải luôn luôn có thể xác định dễ dàng đối với người phối ngẫu duy trì việc sở hữu căn nhà. Các vấn đề liên quan đến những gì xảy ra cho căn nhà trong vụ ly thân hoặc ly dị thường liên quan đến người phối ngẫu và những người con tiếp tục sống ở đó. 
Giá trị đối với người chủ
Sự hợp lý đằng sau “giá trị đối với người chủ” tạo ra một sự khác biệt cần thiết mà các tòa án thường xem xét. Bởi vì việc sở hữu căn nhà có thể tiếp tục với một trong hai bên, những phương pháp đánh giá này áp dụng cho nhiều hoàn cảnh khác nhau liên quan đến việc phân chia tài sản.