Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013

Tin:trưởng phòng cấp Visa HK ăn hối lộ để cấp visa cho hơn 500 người Việt nhập nội Hoa Kỳ

Xin chuyển đến Quý Vị, Quý NT và CH...

Bản tin về cô
Võ Châu Hồng, ở Colorado, cùng với những thân nhân tại Saigon, kết nối với Michael T. Sestak,
trưởng phòng cấp Visa không định cư của tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Saigon, (ông này cũng đã bị tống giam , và không được tại ngoại hầu tra), ăn hối lộ để cấp visa cho hơn 500 người Việt nhập nội Hoa Kỳ... Được biết những người này không hội đủ một tiêu chuẩn hay điều kiện nào cả....chỉ có tiền...và nứơc mách nước có thể ở lại....Hoa Kỳ ...luôn (!!!!)

Dường dây làm ăn phi pháp này đã bị phát giác cách đây mấy tháng...

Qua thời gian điều tra giới chức hửu trách liên bang đã tịch thu hơn hai triệu dollars tiền hối lộ..và tiếp tục truy tầm những người nhập cư qua đường dây bất hợp pháp...

Cô Võ Châu Hồng hiện đang bị giam giử và không được đóng tiền bail...

Xin mời Qúy Vị xem bản tin và video clip ở dưới để tường , theo dỏi và thẩm định..
 BMHWashington, D.C
Xin xem bản tin original ở link dưới đây:



Võ Hồng.jpg

Võ Hồng 1.jpg
Võ Châu Hồng


MS.jpg

Michael Sestak

Multi-million dollar Vietnam visa scam tied to Colorado.

DENVER - Federal prosecutors call it a multi-million dollar global scheme with strong ties to Colorado.
A University of Denver graduate is in federal custody, accused of helping hundreds of Vietnamese citizens enter the United States illegally.
Federal prosecutors say the scheme yielded millions of dollars in bribes.
They arrested one of the key players here in Denver, but say the criminal activity was happening 8,400 miles away in Ho Chi Mihn City, Vietnam.
Prosecutors say more than 500 people paid thousands of dollars to sneak into the U.S. using fraudulent visas and many of those people may now be hiding out in our country.
Federal prosecutors say there were two sides to Hong Vo.
The 27-year-old has a marketing degree from DU and no criminal record.
"She's a very bright, intelligent, ambitious woman," Lam Vo said.
Vo shares a last name with Hong Vo but they're not related.
He says her arrest shocked Vo's friends in Colorado's close-knit Vietnamese community.
He says there is a lot of concern in that community that this case could have a negative impact on honest people trying to come to the U.S. the legal way.

Vo is now in federal custody without bond.

"First of all, it is illegal. Second of all, it is unethical," Lam Vo said.
Hong Vo is an American citizen from Denver accused of conspiring with her Vietnamese relative Tranh Huynh.
Prosecutors say the cousins teamed up with a U.S. Foreign Service Officer in Ho Chi Mihn City, Michael Sestak. The 28-page criminal complaint from the U.S. Attorney's Office for the District of Columbia says Vo and Huynh recruited customers who could not legally enter the U.S.
Customers paid between $20,000 and $70,000 for Sestak to approve each fraudulent visa.
The affidavit says those Vietnamese citizens were told they could easily "overstay their visas and disappear into the United States."
Sestak served as best man in an elaborate Vo family wedding that reportedly cost more than $300,000.
The U.S. Attorney's Office for the District of Columbia says their investigation has seized more than
$2 million in bribes so far.
They're working to track down more than 500 people entered our country illegally.
"These 500 people I hope that we can find them," DU law professor Ved Nanda said.
Nanda says U.S. authorities need to be vigilant.
"The concern is terrorism," Nanda said. "And all those issues of national security."
Those who came to the United States illegally paid tens of thousands of dollars, a small fortune in communist Vietnam, where the average worker earns about $150 a month.
"Who is behind that money? Who is the one who has asked them to come? To do what? That is the potential harm. That is the unknown. That is the one that we are to be worried about," Nanda said.
Before her arrest, Vo lived with her parents, in an upscale Denver neighborhood.
A woman who identified herself as Vo's mother had no comment when reached at her home Tuesday evening.
Vo's attorney in Washington, DC Robert Feitel issued a statement to 9Wants to Know on behalf of his client which reads in part:
"Our client, Hong Vo, entered a plea of not guilty in this case and we continue to assert her innocence to these charges. The government has received information from a witness which supports her claim of innocence. This witness provided the information under a grant of immunity which means that the witness had no motive to lie."
All three defendants are being held without bond.
Feitel says he plans to appeal that at Vo's next court hearing on September 13.
9Wants to Know is still seeking comment from attorneys for the other two defendants in the case.

(KUSA-TV © 2013 Multimedia Holdings Corporation)

Thứ Hai, 19 tháng 8, 2013

Hàng trăm nghệ sĩ Việt Nam sẽ được bảo vệ tác quyền ở mạng Youtube

Hàng trăm nghệ sĩ Việt Nam sẽ được bảo vệ tác quyền ở mạng Youtube. Đây là một bước tiến tốt đẹp, sẽ bảo vệ quyền lợi và khuyến khích sức sáng tác của nghệ sĩ. Vì làm gì, sáng tác những gì hay, những gì đẹp, mà cứ bị chôm thì lấy gì mà sống nổi.

Báo Dân Việt kể rằng, đã có hơn 100 nghệ sĩ Việt Nam được YouTube bảo vệ tác quyền.

Bản tin ghi lời bà Vĩnh Hạnh - Quản lý dự án YouTube, cho hay tại cuộc họp báo chiều ngày 30.5 tại Hà Nội, rằng đã có hơn  100 ca sĩ, nghệ sĩ Việt Nam đã đăng ký bản quyền và sẽ được bảo vệ tác quyền trên YouTube,

Theo đó những ca sĩ như Mỹ Tâm, Đàm Vĩnh Hưng, Tuấn Hưng, Đan Trường…có quyền gỡ bỏ những file nhạc, video mà người dùng chưa xin phép mình khỏi YouTube.

Theo bà Vĩnh Hạnh, tháng 8.2011, POPS Worldwide đã ký kết dự án hợp tác bản quyền hoá nội dung nhạc Việt Nam trên YouTube với YouTube (thuộc tập đoàn Google). Kể từ thời điểm này, những nội dung nhạc Việt Nam dưới hình thức video clip do người dùng YouTube đưa lên hệ thống website www.youtube.com được chính thức đăng ký bản quyền và bảo vệ bản quyền.

Tuy nhiên, có một kỹ nghệ khác tại Việt Nam vẫn còn chưa được bảo vệ kỹ: luộc sách. Và đây cực kỳ nguy hiểm vì di hại cho nhiều đời sau, khi người đời sau dựa vào các bản sách này để tìm hiểu văn hóa thời nay.

Bởi vì bảo vệ tác quyền nghệ thuật ở YouTube có thể làm thiệt hại ngành âm nhạc trong giai đoạn này, và có thể làm chậm hay làm thiệt hại đà sáng tác của nghệ sĩ thế hệ này.

Nhưng luộc sách sẽ làm các thế hệ sau có những thông tin sai, những đánh giá nhầm lẫn về người và việc hiện nay.

Một trong những trường hợp thê thảm tai tiếng quốc tế là khi một giảng viên Việt Nam “luộc” sách của giáo sư Hàn Quốc. Như thế là ra ngoài phạm vi đóng cửa nói với nhau rồi.

Lúc đó là năm 2010, báo Người Lao Động kể:

“Từ điển ngữ pháp tiếng Hàn, một cuốn sách phổ biến được rất nhiều học viên, sinh viên tiếng Hàn sử dụng, đứng tên tác giả Lý Kính Hiền - trưởng ngành Hàn Quốc học, Khoa Đông phương học Trường ĐH KHXH&NV (ĐH Quốc gia TPHCM) thực ra là một cuốn sách “đạo”...”

Sách của tác giả Lý Kính Hiền giống 99,9% so với cuốn sách Từ điển ngữ pháp tiếng Hàn cho người nước ngoài của GS. Beak Bong Ja, Trường ĐH Jonsei (Hàn Quốc).

Vậy mà suốt 4 năm sách  của Lý Kính Hiền bán ở VN rồi mới bị lộ, là bị dịch và bán mà không có ý kiến của tác giả “chính chủ” là GS. Beak Bong Ja.

Còn chuyện các nhà văn trong nước bị luộc đã trở nên bình thường.

Nhà văn nghèo hơn ca sĩ rất nhiều, còn bị luộc sách, có khi cũng chẳng muốn đi thưa kiện vì thấy tốn kém mà chẳng tới đâu.

Câu hỏi là, nếu, thay vì giống 99,9%, mà chỉ giống 50% thì sao? Nhiều bài thơ, nhiều truyện ngắn, nhiều bài bút ký, nhiều tập biên khảo địa dư chí tại Việt Nam có trường hợp này.

Hãỹ hình dung: Truyện Kiều hay Đoạn Trường Tân Thanh của cụ Nguyễn Du bị một cụ đồ Nho lúc đó luộc 50% và hấp lại thành Truyện Nàng Kiều hay Tiếng Lòng Đứt Ruột, và rồi 300 năm sau, có khi chúng ta lại khóc nhầm, lại vinh danh nhầm, và có khi UNESCO của Liên Hiệp Quốc lại phong chức Danh Nhân Thế Giới nhầm người vậy.

Làm sao mời gọi mọi người sống  lương thiện ở đây nhỉ? Tại sao trước 1975 mình chưa từng nghe, chưa từng đọc, chưa từng thấy hiện tượng luộc sách, luộc nhạc?

Hội Nghị Toàn Quốc Luật Sư Mỹ Gốc Việt, NCVAA-2013

LAS VEGAS (NV)- Hội Nghị Toàn Quốc Luật Sư Mỹ Gốc Việt, NCVAA, kéo dài hai ngày 16 và 17 Tháng Tám, vừa được tổ chức tại khán phòng của khách sạn Encore, thành phố Las Vegas, với khoảng một trăm người đến từ khắp các tiểu bang.
"Không giống như các hội nghị của các nhóm luật sư khác của Mỹ, ở NCVAA của luật sư gốc Việt, hầu hết người tham dự là dưới 40 tuổi," LS Hà Trần Lapple, một người tham dự, nhận xét. Đúng như lời cô, trẻ và giỏi là ấn tượng đầu tiên mà người đối diện thấy được từ các thanh niên gốc Việt thuộc thế hệ thứ hai này.

GS Joseph Trần, 40 tuổi, giảng dạy về Hiến Pháp tại Đại học Oklahoma, nói chuyện với các luật sư khác. (Hình: Thiên An/Người Việt)


Sau 38 năm tại Hoa Kỳ, cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ nay có ít nhất 2,000 người theo ngành luật khắp các tiểu bang, từ luật sư, giáo sư luật, đến các vị thẩm phán, chánh án cấp tiểu bang và liên bang. Tuy không ít, con số này nhỏ hơn nhiều so với cộng đồng các sắc dân khác. Bốn nơi có luật sư đoàn của người gốc Việt là Bắc California, Nam California, thủ đô Washington, và Louisiana, với thành viên thuộc địa phương mình.
Theo lời các luật sư tham dự NCVAA, đây là hội nghị duy nhất quy tụ tất cả những người gốc Việt làm việc trong ngành luật trên toàn Hoa Kỳ. Vậy là, chỉ từ bảy năm trở lại đây, họ mới có một hoạt động chung ở cấp quốc gia.
LS Tita Nguyễn, chủ tịch NCVAA 2012-1013, cho biết, "Hội Luật Sư Gốc Việt Bắc California là những người đầu tiên muốn liên kết tất cả các người gốc Việt trong ngành luật lại với nhau. Bắt đầu là ở California, lúc đó có khoảng 1,000 người. Đến nay, chúng tôi vẫn còn rất mới, và trong quá trình phát triển."
Hội nghị NCVAA có  tôn chỉ hoạt động: “thúc đẩy sự phát triển của người Mỹ gốc Việt trong lĩnh vực làm luật, ủng hộ giáo dục và nghiên cứu về các vấn đề luật pháp ảnh hưởng đến cộng đồng người Mỹ gốc Việt, và cung cấp một cầu nối giữa người gốc Việt để trao đổi kinh nghiệm, sáng kiến liên quan đến ngành luật.” Hội nghị từng được tổ chức tại California và Washington, nơi có nhiều luật sư gốc Việt hoạt động, lần này tại Las Vegas, và năm tới sẽ ở Florida.

Hội thảo về cách giành chiến thắng trước toà án, do hai thẩm phán tối cao và một luật sư làm chủ toạ. (Hình: Thiên An/Người Việt)


Năm nay là lần thứ bảy của hội nghị thường niên NCVAA, với chủ đề “Breaking Barriers”, nhắm về việc phá bỏ các định kiến về người gốc Á nói chung và người gốc Việt nói riêng, trong giới luật sư và thẩm phán tại Hoa Kỳ.
Tại hội nghị, người tham dự có thể bắt gặp nhiều gương mặt tên tuổi nhất trong giới, như Thẩm phán liên bang Jacqueline Hong-Ngoc Nguyễn, thẩm phán liên bang đầu tiên là phụ nữ, gốc Á, Thẩm phán tối cao John Trần của quận Fairfax, Virginia, người gốc Việt đầu tiên trong chức vụ này, Thẩm phán tối cao Nathan Mihara của Địa hạt Sáu, California, hay Giáo sư Joseph Thái của đại học Oklahoma...
Mở đầu cho chương trình Thứ Sáu là bữa tiệc khai mạc. Người tham dự được chào mừng bởi ban tổ chức NCVAA và đại diện giám đốc khách sạn. Tờ chương trình được trao từng người cung cấp thông tin về các tiết mục, hội thảo, kèm theo thư chúc mừng do các hội đoàn lớn trong ngành luật gửi đến NCVAA.

Các luật sư trẻ chụp hình kỷ niệm cùng các luật sư tên tuổi, thẩm phán, và giáo sư luật gốc Việt. (Hình: Thiên An/Người Việt)


Thứ Bảy, NCVAA có gần 100 người tham dự. Giáo sư Joseph Thái là vị diễn giả chính cho buổi sáng hôm đó. Ông trình bày về việc chính phủ Hoa Kỳ theo dõi dân chúng là đối nghịch với sự tự do mà Điều 4 Hiến Pháp dành cho người dân. Những thính giả trẻ ngồi phía dưới theo lõi chăm chú phần diễn giải của vị giáo sư cũng rất trẻ. Các cánh tay liên tục đưa lên, trao đổi với người đang trình bày từ bục chủ toạ.
Sau buổi trưa, bốn cuộc hội thảo của NCVAA bắt đầu.
Hội thảo “The Art of Wining at Trial and on Appeal” do Thẩm phán tiểu bang Nathan Mihara, Thẩm phán liên bang  Jacqueline Hong-Ngoc Nguyễn, Luật sư Daniel Polsenberg làm chủ tọa. Đề tài xoay quanh các điều mà luật sư cần biết để thắng trong các vụ kiện cáo và khiếu nại. Hội thảo “Protecting Innovation Beyond Our Borders” bàn về luật bản quyền, một trong các lĩnh vực chủ chốt hiện nay của các luật sư tại Hoa Kỳ, một quốc gia mạnh về kỹ thuật và công nghệ. Tiến sĩ hóa sinh Liz Bùi cùng ba luật sư gốc Việt trình bày những điều cần lưu ý khi đăng ký bản quyền và thương hiệu tại Hoa Kỳ và các quốc gia khác, các điểm giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho thân chủ... Hội thảo “The Poker Face: Negotiation and Mediation Strategies” do năm luật sư làm chủ tọa, giới thiệu các cách thương thuyết với phía đối nghịch trong một vụ kiện. Cuối cùng là hội thảo “ Risks and Rewards: The Nuts and Bolts of Starting and Running a Successful Small Firm” do bốn vị luật sư trình bày, về cách mở một văn phòng luật tư nhân.
Sau phần hội thảo, ban tổ chức NCVAA giới thiệu về chương trình Mentoring Program, tạo điều kiện cho các sinh viên luật hay các luật sư trẻ mới ra trường có cơ hội học hỏi kinh nghiệm từ bậc đàn anh đàn chị gốc Việt. Luật sư Bill Phạm, người giúp thành lập chương trình mới này của NCVAA, nói: “Ban đầu, tôi chỉ mong có khoảng 30 người tình nguyện làm người hướng dẫn cho các em, nhưng sau đó được sự ủng hộ nhiệt tình khắp nơi."

Ban tổ chức NCVAA vinh danhThẩm phán liên bang Jacqueline Hong-Ngoc Nguyễn (thứ hai từ phải). (Hình: Thiên An/Người Việt)


Bữa tiệc bế mạc chiều hôm Thứ Bảy có phần nói chuyện của chủ tịch NCVAA 2012-2013, LS Tita Nguyễn, cám ơn sự có mặt của người tham dự, Thẩm phán liên bang Jacqueline Hong-Ngoc Nguyễn và Thẩm phán tiểu bang John Trần của Virginia, nói về hành trình đạt được các thành công hiện tại, và LS Nguyễn Vũ nhận chức vụ chủ tịch NCVAA cho nhiệm kỳ mới.
LS Nguyễn Vũ, đến từ Washington D.C. và sẽ là chủ tịch NCVAA 2013-2014, chia sẻ: “Làm một người Việt là một thử thách lớn trong ngành luật, với tính cách khiêm nhường, ít nói của chúng ta. Gặp gỡ các đồng nghiệp đồng hương khác từ khắp Hoa Kỳ là điều giữ tôi vào NCVAA. Thấy những anh chị đã vượt qua những khó khăn giống mình, và thành đạt, có ý nghĩa rất nhiều. Tôi sẽ cố gắng để tiếp tục sự phát triển của NCVAA.”
Nhiều người tham dự NCVAA năm nay đánh giá tích cực về chương trình.
LS Andy Nguyễn, một luật sư đến từ San Jose ra trường vào năm ngoái, nói về hội thảo chỉ cách mở phòng luật tư, “Tôi học được nhiều thứ rất thú vị.” LS Thuý Hằng Nguyễn, từ Dallas, Texas, tương tự nói: “Tôi rất hào hứng khi thấy những nét mặt quen thuộc của người Việt Nam. Có rất nhiều luật sư (gốc Việt) ở Texas, nhưng hoạt động rất riêng biệt. Đến đây, mọi người đoàn kết, giúp đỡ nhau, và hiểu nhau.”