Thứ Ba, 24 tháng 10, 2017

Đây là cảnh báo LỪA ĐẢO từ Văn Phòng Quản Lý bằng (NAIL) của tiểu bang TX (TEXAS DEPARTMENT OF LICENSING AND REGULATION, viết tắt là TDLR).


Đại ý là: có người giả mạo nhân viên của văn phòng gọi điện thoại đến các nhân viên/chủ tiệm Nail để kêu phải trả tiền để học lớp gì gì đó bằng cách chuyển tiền vô thẻ GreenDot MoneyPak, nếu không sẽ bị “mất bằng” hoặc là “tiệm bị đóng cửa”. Đây là LỪA ĐẢO 100% !!

Người gian này có thể sẽ nhắc nhở bạn về những vi phạm (ngành Nail) trong quá khứ của bạn để chứng tỏ là người đó là “nhân viên thực thụ”. Đôi khi người đó tự nhận là cảnh sát nữa..
HÃY NHỚ:
- TDLR không bao giờ yêu cầu bạn chuyển tiền vào thẻ GreenDot MoneyPak.
- TDLR không bao giờ kêu bạn đóng tiền phạt mà không có thông báo qua THƯ BƯU ĐIỆN là bạn bị phạt vì lý do gì.
- nhân viên của TDLR không bao giờ
(Không Được Phép) nhận “tiền mặt” hay là “thẻ gift” khi đến các tiệm để kiểm tra.
Nếu bạn cảm thấy/nghi ngờ bạn bị LỪA GẠT thì nên gọi lên số điện thoại: 800-803-9202 để hỏi lại.
LikeShow more reactions
Comment

Thứ Sáu, 20 tháng 10, 2017

Vợ giúp chồng giả chết - vụ án kỳ lạ vùng Texas

Gia đình Clay Daniels (Mỹ) xác nhận thi thể chết cháy trong chiếc xe bị lửa bao trùm là con trai họ, song sự thật không phải vậy.

Rạng sáng 18/6/2004, tại Texas (Mỹ), người đi đường nhìn thấy một chiếc xe hơi đang bốc cháy dưới vách đá. Khi lính cứu hỏa đến nơi, mọi thứ gần như đã cháy rụi. Cảnh sát tìm thấy một thi thể không thể nhận dạng nổi. Chiếc xe được xác định thuộc sở hữu của đôi vợ chồng trẻ Molly và Clay Daniels, sinh sống tại Leander, Texas. 
Molly Daniels đang ở nhà với lũ trẻ tại thời điểm xảy ra vụ tai nạn. Qua những vật dụng cá nhân còn sót ở hiện trường, thành viên trong gia đình Daniels xác nhận thi thể được tìm thấy là của Clay Daniels.
vo-giup-chong-gia-chet-vu-an-ky-la-vung-texas
Chiếc xe bốc cháy giữa lùm cây.
Clay Daniels, 24 tuổi là thợ cơ khí tự do. Ban đầu, cảnh sát suy đoán rằng anh ta đã uống say sau bữa tiệc nào đó, dẫn đến việc lái xe quá nhanh và mất kiểm soát. Nhưng điều kỳ lạ là người trong gia đình không phải ai cũng đau buồn khi anh ta chết. 
Mẹ của Molly cảm thấy Clay Daniels không xứng với con gái mình bởi không có những phẩm chất của người cha. Những người khác cũng nhận xét tương tự.
Clay Daniels từng bị kết án do có hành vi quấy rối tình dục cháu trai 7 tuổi. Chiếc xe cháy xảy ra hai ngày trước khi anh ta bắt đầu phải thi hành án phạt tù 30 ngày.
Cảnh sát nghi ngờ hai người có liên quan cái chết của Clay Daniels. Đầu tiên là bố của bé trai 7 tuổi do ông này từng rất tức giận với án phạt chỉ 30 ngày dành cho thủ phạm. Người thứ hai là Molly Daniels. Gần đây, cô nói với bạn bè về người yêu mới của mình và nhắc đến khoản tiền bảo hiểm 100.000 USD của Clayton Daniels.
Các nhà điều tra đã phân lập phần tro còn sót lại ở hiện trường để xác định ADN, tuy nhiên phải mất sáu tháng mới có kết quả. Trong thời gian đó, cảnh sát điều tra kỹ hơn hiện trường và nhận ra một vài điểm đáng nghi. Thứ nhất, họ không tìm thấy vết xe trượt trên đường, chứng tỏ Clay Daniels đã không đi chệch đường trước khi xảy ra vụ tai nạn. Thứ hai, hiện trường bờ kè cho thấy chiếc xe đã không rơi xuống vách đá với tốc độ cao, mà được lái xuống hoặc đẩy cho xe lao xuống với tốc độ chậm – bằng chứng là vết cỏ đổ rạp ở đường xe đi qua.
Janine Mather, chuyên gia điều tra các vụ hỏa hoạn, được cử tham gia ban chuyên án khi cảnh sát nghi ngờ đây có thể là vụ giết người có chủ đích. Janine Mather nhận thấy, thông thường khi chết cháy trong xe, các dịch lỏng từ cơ thể sẽ để lại dấu vết trên ghế trước xe. Tuy vậy trong trường hợp này, Janine Mather không tìm thấy bất cứ dấu vết gì còn sót lại chứng tỏ đã có người ngồi trên xe ở khoang lái phía trước.
Janine Mather tiếp tục kiểm tra những nguồn có thể khởi phát vụ cháy: bộ tiếp nhiên liệu, bộ đánh lửa, bộ đề, pin… Điều kỳ lạ là tất cả đều còn nguyên vẹn. Thu thập mẫu tro ở hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm, cô kết luận nguyên nhân của vụ cháy do lượng lớn than củi – chứng tỏ đây là vụ cố ý gây cháy.
Cũng trong thời gian này, các nhà điều tra nghe được câu chuyện kì lạ. Melissa – chị gái của Molly trong một lần đến thăm em gái, khi bước ra từ nhà vệ sinh trong phòng ngủ của Molly đã nhìn thấy một người đàn ông nằm sấp trong tủ quần áo. Phần đầu bị cánh tủ che mất nên Melissa chỉ nhìn thấy từ phần eo trở xuống. Quá hoảng sợ, cô ra phòng bếp và báo với Molly. Khi cả hai chị em quay trở lại phòng ngủ, người đàn ông bí ẩn đã biến mất.
Cảnh sát càng thêm nghi ngờ Molly có thể dính dáng tới cái chết của chồng.
Kết quả ADN bất ngờ
Theo CNBC, năm tháng sau vụ tai nạn, kết quả thí nghiệm ADN đã làm các nhà điều tra bất ngờ. ADN của xác chết không thuộc về Clayton Daniels.
Việc theo dõi Molly càng được tăng lên sau khi có kết quả này. Trong một lần cô ra ngoài ăn trưa với người bạn trai mới tên là Jake Gregg, cảnh sát nhận ra trừ màu tóc, Jake Gregg có ngoại hình giống hệt Clayton.
Làm việc với cảnh sát trong quán, Jake Gregg liên tục phủ nhận mình là Clayton Daniels và thậm chí còn trình thẻ căn cước. Tuy vậy, cả hai vẫn bị áp giải về đồn. Tại đây, Jake Gregg thú nhận chính là Clayton Daniels. Người đàn ông bí ẩn nằm trong tủ phòng ngủ của Molly hôm chị gái nhìn thấy chính là anh ta.
Molly khai rằng cô không biết về việc chồng mình giả chết cho đến một tháng sau vụ tai nạn, anh ta đột ngột xuất hiện và bàn những việc cô phải làm để trục lợi tiền bảo hiểm. Ngoài ra, hai người từ chối cung cấp bất cứ thông tin gì về xác chết bí ẩn ở hiện trường vụ tai nạn.
vo-giup-chong-gia-chet-vu-an-ky-la-vung-texas-1
Một thi thể cháy đen được tìm thấy trong chiếc xe chỉ còn trơ khung sắt.
Tuy vậy, trong thời gian ở tù, Clayton Daniels vô tình kể chuyện với bạn cùng phòng giam rằng lấy trộm một cái xác trong nghĩa trang để làm giả vụ tai nạn. Thông tin này tới tai các nhà điều tra.
Cảnh sát tìm kiếm trong nghĩa địa Pebble Mount - có vị trí gần nhất với hiện trường xảy ra vụ án, và thấy dấu vết bị đào xới của mộ bà Charlotte Davis, 81 tuổi, chết 6 tháng trước khi xảy ra vụ tai nạn. Qua bằng chứng ADN, cảnh sát xác định thi thể được tìm thấy tại hiện trường vụ tai nạn là của bà Charlotte Davis.
Cảnh sát lục soát nhà Molly và tìm thấy trên máy tính làm việc các từ khóa “bằng chứng để lại trên xác chết”, “thi thể cháy”, “cháy xe hơi”, “gây cháy bằng xăng”… được tìm kiếm trước khi xảy ra vụ án. Ngoài ra, họ cũng tìm thấy trong bếp của Molly hai bình chứa than củi. Kết quả phân tích xác định mẫu than củi tìm thấy tại hiện trường chính là mẫu than của bình chứa nằm trong nhà Molly.
Molly bị tuyên phạm tội lừa đảo bảo hiểm và che giấu tội phạm, chịu án phạt 20 năm tù. Clay Daniels kết tội lừa đảo tiền bảo hiểm, cố tình phóng hỏa và xâm phạm xác chết. Anh ta phải chịu mức án 30 năm tù. Đây được cho là một trong những vụ án kỳ lạ nhất lịch sử vùng Texas.
Đặng Hương

Chủ Nhật, 8 tháng 10, 2017

-Rút kinh nghiệm khi du lịch ngoài nước mình đang cư ngụ

Mời cùng đọc để cảnh giác. Việt kiều Mỷ đi du lịch cần nên lưu ý để khỏi phải hối hận về sau.....



-Rút kinh nghiệm khi du lịch ngoài nước mình đang cư ngụ.
Anh Ngô Lâm, ở bên Australia , 63 tuổi, cùng vợ bay qua Cali để họp mặt Các trường Trung Học Nhatrang. Anh đến Seattle, ghé ở nhà một người bạn, kỷ sư, tên là Tôn thất Hồ, để cùng đi Cali. Anh nhậu hơi xỉn, đi xuống thang lầu nhà anh Hồ, bị té chảy máu đầu và gảy xương suờn, anh chị Hồ và chị Lâm đưa anh vô hospital.

Nay đã 1 tuần, anh có bớt,

Bệnh viện charged anh 175 ngàn USD, nằm thêm mỗi ngày trả $7000.

Các con  anh ở Australia đến hãng bảo hiểm xin trả thì họ từ chối vì tai nạn ngoài nuớc Úc.

Các bạn ở Mỹ yêu cầu bảo hiểm của nhà anh Hồ bồi thường. Họ đến xem thấy thang lầu, nhà cửa tốt và đúng tiêu chuẩn nên tuyên bố không có trách nhiệm.

Chủ nhà TT Hồ nói case closed.

Gia đình mua vé hãng Qantas cho anh Lâm về Úc tiếp tục điều trị, hãng máy bay charge 78 ngàn đô, có 2 bác sĩ Mỹ đi theo từ Seattle về Sydney.

Hết. Tùy nghi phán xét.

Lời bàn: ham vui, đi chơi nước ngoài mà không tính chuyện bảo hiểm sức khoẻ là điều rất nguy hiểm.

Sáu vụ án mạng tàn độc, bí ẩn nhất lịch sử

Các vụ án mạng đều khiến cảnh sát sau hàng chục năm vẫn không tìm ra dấu vết thủ phạm.

Giải mã mỗi vụ án giết người đều là thách thức với các nhà điều tra, tuy nhiên với sự phát triển của công nghệ hiện đại, không khó để cảnh sát tìm ra thủ phạm. Tuy vậy trong lịch sử vẫn có những vụ giết người mà đến nay sự thật vẫn chưa được phơi bày, hung thủ là ẩn số không có lời giải đáp.
Tạp chí Time đã thống kê 6 vụ án giết người bí ẩn trong 150 năm qua. Nhiều năm trôi qua mà thủ phạm chưa phát hiện ra hoặc thậm chí không tìm nổi một nghi phạm phù hợp.
1. Jack the Ripper (Jack đồ tể)
Kẻ giết người đã làm rúng động khu vực East End (London, Anh) vào năm 1888 bằng việc sát hại ít nhất năm cô gái mại dâm. Nỗi sợ hãi toàn khu vực tăng lên khi xác chết ngày một nhiều chỉ trong vòng ba tháng. Các nạn nhân đều bị cứa thi thể trước khi bị ném xác ra đường. 
Ban đầu, chính quyền địa phương nghi ngờ thủ phạm là người bán thịt hoặc một bác sĩ do phương pháp giết người và kỹ năng bằng dao chuyên nghiệp.
FBI đã phân tích lại vụ án vào năm 1988 theo yêu cầu của một công ty sản xuất phim và nhận định các nạn nhân đều là gái bán dâm và đều nghiện rượu. Họ bị coi là mục tiêu vì “dễ tiếp cận”, đều bị giết vào đầu giờ sáng.
FBI cho biết thời điểm đó các cuộc điều tra đã bị tạm dừng bởi thiếu công nghệ pháp y và các phương tiện tiên tiến để xác minh.
Cơ quan Lưu trữ Quốc gia đã thu thập được các bức thư trao đổi giữa các lãnh đạo thực thi pháp luật vào năm 1888 trong đó mô tả sự quá tải của các cơ quan cảnh sát lúc đấy. Nhiều nhà sử học và các nhà tội phạm học - cả nghiệp dư và chuyên nghiệp - đã suy đoán nhân dạng của kẻ giết người. Nhưng cuối cùng "Jack the Ripper" vẫn là ẩn số.
2. Xác chết lõa thể của nữ diễn viên trẻ
Năm 1947, người mẹ và cô con gái đang đi trên đường thì bắt gặp cảnh tượng kinh hãi. Xác lõa thể không toàn vẹn của một phụ nữ ở trên vỉa hè, trên người không có máu. Nạn nhân được xác định là nữ diễn viên Elizabeth Short, 22 tuổi, có mái tóc đen và sở thích diện đồ màu đen.
Nhà chức trách xác định, xác Elizabeth Short đã bị chảy đến khô máu trước khi bị ném tại một khu đất trống trong khu dân cư Los Angeles (Mỹ). Một bên ngực của cô bị cắt, cơ thể bị chia nhỏ bởi sự chuyên nghiệp của kẻ sát nhân.
sau-vu-an-mang-tan-doc-bi-n-nhat-lich-su
Vụ án Elizabeth Short được báo giới gọi là "Black Dahlia" vì sở thích màu đen của nạn nhân.  
FBI đã giúp chính quyền địa phương điều tra vào thời điểm đó, cho biết họ đã kiểm tra hồ sơ các nghi phạm tiềm năng và thực hiện các cuộc phỏng vấn trên toàn quốc. Tuy nhiên, thủ phạm vẫn chưa được phát hiện.
Vụ án mạng đã thành chủ đề của cuốn tiểu thuyết trong năm 1987 và dựng thành phim vào năm 2006.
Sở Cảnh sát Los Angeles gần đây nói với Time rằng họ vẫn đang điều tra vụ án này, dù vẫn không có thêm bất kỳ chi tiết nào được cung cấp. "Đây là một vụ án chưa được giải quyết", Giám đốc Sở Cảnh sát Los Angeles cho biết.
3. Tên sát nhân đùa cợt cảnh sát 
Zodiac đã giết 5 người ở miền bắc California (Mỹ) trong vòng một năm từ 1968 đến 1969. Tháng 12/1968, hai thanh thiếu niên bị bắn chết trong bãi đậu xe. Bảy tháng sau đó, hai người khác bị bắn trong chiếc xe đang đậu trong bãi, may mắn một người đã sống sót. Nạn nhân tiếp theo là một nam tài xế taxi, cũng bị bắn chết.
Nhiều ngày sau, Zodiac gửi một mảnh áo chứa đầy máu nạn nhân gần nhất của mình tới tờ Chronicle.
San Francisco Examiner, tờ báo địa phương, bắt đầu nhận được thư từ một người ẩn danh tuyên bố chịu trách nhiệm về các vụ giết người kèm theo những ghi chú bí ẩn giải thích động cơ. "Zodiac đang nói chuyện qua bức thư", hắn viết trong một bức thư gửi vào tháng 8. "Con người là loài động vật nguy hiểm nhất", FBI công bố một phần nội dung bức thư khác.
sau-vu-an-mang-tan-doc-bi-n-nhat-lich-su-1
Một trong số các bức thư được gửi từ Zodiac.
Cảnh sát vẫn chưa xác định ai là nghi can gây án. Sở Cảnh sát San Francisco thông báo việc điều tra vẫn đang diễn ra. Thậm chí, Zodiac còn được cho là chỉ là tên giả.
4-5. Cái chết của rapper Tupac Shakur và The Notorious B.I.G
Thế giới âm nhạc được một phen chao đảo vào cuối những năm 1990 khi hai ngôi sao nhạc rap Tupac Shakur và Notorious B.I.G. lần lượt bị bắn chết trong vòng sáu tháng. Sự việc xảy ra tại thời điểm các hãng thu âm đang ganh đua mãnh liệt. Hai rapper là những nghệ sĩ hàng đầu cho các công ty thu âm của họ. Nhiều người nói rằng những vụ giết người là âm mưu cạnh tranh được đẩy đi quá xa.
Shakur bị giết khi lái xe tại Las Vegas vào ngày 13/9/1996. Vào thời điểm đó, hãng thu âm Death Row của siêu sao 25 ​​tuổi này đang cạnh tranh trực tiếp với đối thủ Bad Boy. Sáu tháng sau, Christopher Wallace của Bad Boy - hay còn gọi là Notorious B.I.G., Biggie Smalls hay Biggie - cũng bị giết trong cách tương tự.
Rapper bị bắn chết trong lần lái xe khi vừa đi ra từ một công ty âm nhạc ở Los Angeles.
sau-vu-an-mang-tan-doc-bi-n-nhat-lich-su-2
Hai ngôi sao này từng là bạn khi cùng ký hợp đồng làm việc dưới tên Bad Boy. Tình bạn trở nên mờ nhạt sau khi Tupac bị giam trong tù vì tội hiếp dâm còn Biggie tiếp tục thăng tiến trong công việc. Tupac sau đó chuyển sang nhóm Death Row.
Cả hai vụ án khiến cảnh sát phải đau đầu, một phần do các nhân chứng không hợp tác. Hàng loạt giả thiết về động cơ gây án được đưa ra nhưng chưa có lời giải thuyết phục, thậm chí có người nghi ngờ cả hai rapper vẫn còn sống và cái chết chỉ là giả.
6. 'Nữ hoàng nhí' chết trong tầng hầm
Một ngày sau giáng sinh năm 1996, JonBenet, cô bé vừa chiến thắng cuộc thi sắc đẹp đươc phát hiện trong tầng hầm nhà tòa Colorado của gia đình cô tại khu phố giàu có ở Boulder, Colorado (Mỹ).
Cảnh sác xác định, cô bé đã bị đánh đập và bóp cổ với băng keo dính đầy trên miệng và cổ họng. Nạn nhân tử vong do nghẹt thở.
Mẹ của JonBenet nói với cảnh sát rằng sáng sớm hôm ấy cô đã dậy sớm để tìm con gái. Cô đã tìm thấy "thư" đòi tiền chuộc dài gần 3 trang giấy với yêu cầu đưa 118.000 USD. 
Gương mặt non nớt của JonBenet Ramsey với nụ cười tươi trải khắp các trang báo và chương trình truyền hình trên khắp đất nước trong các bản tin về vụ án mạng này suốt nhiều tháng. Gia đình Ramseys nằm trong diện tình nghi, nhưng không ai bị buộc tội liên quan đến cái chết của JonBenet. 
20 năm sau, cảnh sát Boulder cho biết cuộc điều tra vẫn còn mở. "Mục tiêu của chúng tôi vẫn là bắt giữ và truy tố thành công", cảnh sát nói.
Đặng Hương

Cô gái bị mẹ sát hại vì mối tình với con đại gia

Sự thật về thủ phạm và nguyên nhân cái chết của nữ trợ lý xinh đẹp đã làm rúng động Ấn Độ.

Ngày 24/4/2012, Sheena Bora, 25 tuổi, làm trợ lý giám đốc bị mất tích. Trước đó, 23/2/2012, người quản lý nhận được đơn từ chức của Sheena đặt trên bàn. Cũng hôm đó, bạn trai của Sheena, Rahul Mukerjea nhận được tin nhắn muốn chia tay từ số điện thoại của cô. Rahul là con trai riêng của Peter Mukerjea, ông trùm truyền hình đã về hưu.
Trong mắt bạn bè, Sheena là cô gái dịu dàng, tốt bụng nhưng hay buồn vì chuyện gia đình phức tạp. Vào ngày Sheena mất tích, bạn trai đã để cô lại gần đại học Quốc gia Bandra, nơi bà Indrani có hẹn sẽ tới đón. Cũng chính anh này khi không thể liên lạc được với bạn gái đã đến cảnh sát báo mất tích. Anh cho rằng tin nhắn chia tay mình nhận được không phải do Sheena gửi, có uẩn khúc gì ở đây.
Bà Indrani khai với cảnh sát rằng, tối hôm đó, bà đã thuê xe tới đón Sheena cùng với chồng cũ là Sanjeev Khanna, trên xe còn có tài xế Shyamwar Rai.
Ngày 21/8/2015, Shyamwar Rai bị cảnh sát bắt vì tàng trữ vũ khí bất hợp pháp. Khi bị thẩm vấn, Rai bất ngờ thú nhận rằng từng giết người với một kế hoạch vô cùng tỉ mỉ với chủ mưu là bà Indrani.
co-gai-bi-me-sat-hai-vi-moi-tinh-voi-con-dai-gia
Nạn nhân (bên trái) và mẹ.
Theo lời khai của Rai, Sheena cùng bà Indrani ngồi ghế sau, ông Khanna ngồi ghế trước. Trước đó, bà Indrani đã chỉ thị cho Rai tìm kiếm địa điểm để có thể xử lý thi thể mà tránh gây sự chú ý. Cuối cùng, họ đã chọn ngôi làng Pen tehsil ở quận Raigad.
Ngay khi Sheena lên xe, bà Indrani cho cô gái uống chai nước pha thuốc đã chuẩn bị sẵn. Khi cô gái bắt đầu thấy chóng mặt, Indrani yêu cầu Rai cho dừng xe ở một khu vực hẻo lánh để siết cổ sát hại. Không đủ sức vật lộn với Sheena, bà Indrani đã nhờ ông Khanna trợ giúp. Sau khi tim Sheena ngừng đập, bà ta cười khểnh: “Giờ thì cô đã có căn hộ ba phòng ngủ rồi đấy”.
Chiếc xe tiếp tục di chuyển tới nhà riêng của bà Indrani ở Worli. Ông Khanna đã xuống xe ở một khách sạn ven đường, trong khi đó, Rai ngủ lại trong xe với xác của Sheena. Đến 4h sáng, họ tới làng Gagode. Để tránh sự kiểm tra của cảnh sát, thi thể Sheena được đặt ngồi ở ghế sau, đầu dựa vào vai bà Indrani, như đang ngủ say. Khi tới làng Pen tehsil, Rai và Indrani đã kéo xác Sheena ra khỏi xe, bỏ vào túi và đốt phi tang. Sau đó, chúng trở lại Mumbai, ông Khanna trở về nhà tại Kolkata.
Một tháng sau, mùi thi thể bốc lên nồng nặc đã buộc người dân trong làng Pen tehsil phải báo cảnh sát. Ngày 25/8/2015, bà Indrani và ông Khanna bị bắt.
Indrani khai là con gái của doanh nhân có tiếng, trải qua hai cuộc hôn nhân đổ vỡ trước khi tiến tới cuộc sống vợ chồng với Peter Mukerjea. Sheena và Mikhail là con gái của Indrani với người chồng đầu tiên.
Indrani khai rằng cảm thấy bị sỉ nhục vì Sheena và Mikhail gọi bà là mẹ. Hơn nữa, Sheena còn đe dọa tiết lộ mối quan hệ mẹ con nếu bà không đáp ứng được một căn hộ ba phòng ngủ cao cấp Pali Hill ở Mumbai, một chiếc xe hơi và một chiếc nhẫn kim cương.
Bên cạnh đó, Indrani cũng cảm thấy không hài lòng với mối quan hệ tình cảm của Sheena và Peter Rahul, con riêng của chồng thứ ba. Bà ta cho rằng nếu họ kết hôn, con gái bà sẽ trở thành con dâu và sẽ dẫn đến nhiều tranh chấp tài sản sau này.
Theo lời khai của Rai, bà Indrani đã định giết chị em Sheena và Mikhail và xử lý hai cái xác cùng một lúc. Trước đó, bà ta từng đầu độc không thành con trai Milkhail khi anh đến Mumbai thăm mẹ.
19/11/2015, Cảnh sát Ấn Độ bắt chồng thứ ba của Indrani, ông Peter Mukerjea với cáo buộc phạm tội "âm mưu giết người, lừa đảo và bắt cóc". Như vợ, ông ta cũng không ủng hộ mối quan hệ của con trai Rahul và Sheena. Dù trong lúc bà Indrani thực hiện hành vi giết người, Peter Mukerjea đang trong chuyến công tác tại London nhưng họ thường xuyên điện thoại cho nhau để cập nhật tình hình. Peter Mukerjea bị coi là đồng chủ mưu vụ án.
Ngày 24/2/2017, 57 tháng sau vụ giết người, tại phiên tòa xét xử xuất hiện nhân chứng phụ và người này tiết lộ thêm các thông tin để đối chiếu với lời khai của Rai. Phiên toà tiếp tục bị trì hoãn để phục vụ cảnh sát điều tra mở rộng.
Phương Thảo

Soi dấu vết siêu nhỏ lật tẩy âm mưu tàn độc vì tiền bảo hiểm

Cảnh sát Mỹ tìm theo nhiều hướng đã lật tẩy "kịch bản hoàn hảo" của gã cha dượng siết cổ đứa trẻ 11 tuổi, đốt nhà tạo hiện trường giả.

Sau ly dị, Bob Wood, nhân viên môi giới bất động sản, cùng con gái Therease 16 tuổi chuyển đến sống tại Newman, Washington, Mỹ. Tại đây, ông gặp và yêu người phụ nữ sống cùng con trai Christopher, 11 tuổi.
Sáng 9/2/1999, như thường lệ, Theresa ra khỏi nhà lúc 8h. Không lâu sau Bob cũng đi làm. Christopher ăn chậm nhất và rời nhà cuối cùng.
Khoảng 8h30, hàng xóm thấy khói phát ra từ cửa sổ nhà Bob Wood, báo tin cho cơ quan phòng cháy chữa cháy. Hiệu trưởng trường tiểu học của Christopher cũng gọi điện báo gia đình sáng hôm đó cậu bé không đến lớp. Lính cứu hỏa tìm cậu bé trong nhà nhưng không thấy dấu vết.

Khi được báo tin, Bob Wood đang trên đường đi làm. Khi ông quay về gần như toàn bộ ngôi nhà đã cháy rụi. Việc đầu tiên ông làm là tìm kiếm Christopher. Bob tin rằng cậu bé đã trốn đi vì lo sợ bị mắng do lỡ gây cháy. Trả lời phỏng vấn của phóng viên địa phương, ông nhắn nhủ: “Con không cần phải lo lắng về ngôi nhà hay những gì đã xảy ra. Con chỉ cần về nhà thôi”. Hàng xóm và cảnh sát đã được điều động để tìm kiếm những khu vực lân cận nhưng cũng không thể tìm thấy Christopher.
Các nhà điều tra cho chó nghiệp vụ đến nhằm tìm kiếm vật liệu gây cháy, nhưng chúng không đem lại kết quả. Tại phòng khách, các nhà điều tra tìm thấy vệt lằn trên tường chứng tỏ chiếc sofa đã đổ sập vào tường và suy đoán nguyên nhân gây cháy bắt nguồn từ sofa. Với tình tiết này, các nhà điều tra nghi ngờ đây là vụ cố ý gây hỏa hoạn.
Hai ngày sau, một tài xế lái xe dọn tuyết tìm thấy xác của Christopher tại con đường vắng cách nhà 15 dặm. Một vết lằn ở cổ chứng minh cậu bé đã bị siết cổ đến chết. Trên nền tuyết chỉ có dấu chân chứ không có dấu vết xô xát nên các nhà điều tra suy đoán cậu bé đã bị giết từ trước đó, mang xác đến đây phi tang.
Qua khám nghiệm tử thi, các nhà điều tra không tìm thấy bằng chứng chứng tỏ cậu bé Christopher là người gây ra hỏa hoạn: Không có muội than trong tay và phổi của cậu bé. Tuy nhiên, các nhà điều tra tìm thấy một chi tiết quan trọng chứng tỏ cậu bé đã bị bắt cóc. Đó là đôi giày bị đeo trái chân.
“Một cậu bé 11 tuổi không thể đi giày trái chân được. Rõ ràng đã có ai đó đã mặc đồ cho cậu bé trong trạng thái bất tỉnh, do quá vội nên đã đi nhầm chiếc giày trái qua chân phải và ngược lại”, một thám tử điều tra nói.
Các nhà điều tra thẩm vấn Bob Wood và Theresa về hành vi của họ vào buổi sáng xảy ra sự việc. Theresa khai cô rời khỏi nhà đến trường vào lúc 8h. Bob khai đi làm vào khoảng 8h20 và khi đó Christopher đang ăn sáng. Bình thường cậu bé sẽ không rời khỏi nhà trước 8h30. Nhưng sáng hôm đó không người hàng xóm nào nhìn thấy cậu bé.
Trước tình tiết sau khi nhận được tin báo về vụ cháy, Bob phải mất tới 2 tiếng mới về đến nhà. Các nhà điều tra nghi ngờ điểm này và đã hỏi kĩ về những gì ông ta làm trong sáng hôm đó. Ngoài ra, các nhà điều tra cũng phát hiện Bob vừa bị sa thải khỏi công ty môi giới bất động sản cách đó vài tuần do đã ăn trộm hơn 100. 000 USD của công ty. Bob còn giữ 3 hợp đồng bảo hiểm của con trai Christopher trị giá 80.000 USD. Điều kì lạ là Bob đã chuyển vali chứa những giấy tờ bảo hiểm cho một người quen trước ngày xảy ra sự việc. Các nhà điều tra nghi vấn Bob là thủ phạm của vụ phóng hỏa giết người này.
Tuy nhiên, cần thêm rất nhiều bằng chứng để chứng minh Bob chính là hung thủ. Các nhà điều tra lục soát gara để xe của gia đình. Bob có thói quen sưu tập xe cũ nên tại gara có đến vài chiếc xe ôtô. Họ tìm thấy trên một chiếc xe thể thao của Bob có một vết dịch dạ dày. Họ cũng tìm thấy một số vết tương tự trong thùng xe bán tải Bob sử dụng buổi sáng hôm xảy ra sự việc. Đáng tiếc, dịch dạ dày là một mẫu sinh học đặc biệt, không thể tìm thấy bằng chứng ADN từ nó vì tính axit của dịch dạ dày sẽ phá hủy ADN.
Mẫu dịch này đã được gửi đến thám tử Bill Schneck – người chuyên điều tra các bằng chứng qua kính hiển vi. Khi kiểm tra, ông phát hiện ra các mảnh rau, yến mạch, bột mì – thành phần thường có của ngũ cốc bữa sáng – đúng với thành phần của ngũ cốc Marshmallow Mateys tìm thấy trong bếp nhà Bob. Ông cũng tìm thấy dịch sinh học tương tự trên chiếc áo Christopher mặc vào sáng xảy ra sự việc. Họ kết luận đây là dịch nôn của Christopher sau khi vừa ăn sáng.
Các nhà điều tra đặt giả thiết Bob dùng xe bán tải hở phía đuôi để đem Christopher ra khỏi nhà. Họ nghi ngờ Bob dùng thùng rác to để che xác Christopher trong quá trình vận chuyển. Họ tìm kiếm thùng rác của nhà Bob và nhận ra chỉ còn lại một chiếc. Tuy vậy, nếu không tìm thấy chiếc thùng rác còn lại, mọi giả thiết sẽ đều chỉ là suy đoán.
Khi thẩm vấn con gái Theresa của Bob, họ phát hiện ra buổi sáng sau khi diễn ra vụ hỏa hoạn, ông ta đã đem xe đi rửa. Họ tìm kiếm khu vực xung quanh nơi hắn rửa xe và tìm thấy một thùng rác bị vứt đi cùng loại với chiếc thùng còn lại nhà Bob. Để có bằng chứng thuyết phục, họ chứng minh vệt sơn trên chiếc thùng rác cùng loại với thùng sơn trong kho nhà Bob. Khi dùng kính hiển vi điện tử để quét các vết có trong chiếc thùng rác tìm thấy, họ thấy vô số vệt nôn của Christopher và các loại sợi rơi ra từ balo của cậu bé.
Cuối cùng, để có thêm bằng chứng buộc Bob vào tội giết người, họ đã kiểm tra định vị cuộc gọi và đúng như dự đoán, ông ta đang ở gần nơi tìm thấy xác Christopher khi nghe cuộc gọi thông báo về vụ hỏa hoạn.
Với những bằng chứng, cảnh sát cáo buộc Bob về tội Giết người cấp độ 1 và cố tình phóng hỏa. Bob được cho là làm vậy nhằm được hưởng tiền bảo hiểm của cậu bé.
Tuy nhiên, Bob đã treo cổ tự vẫn ngay trước ngày diễn ra phiên xét xử. Vụ án kết thúc và là minh chứng rõ ràng về sự phát triển vượt bậc trong ngành khoa học bằng chứng của cảnh sát Mỹ thời bấy giờ.

Đặng Hương

Tội ác bị lật tẩy qua hình dạng các giọt máu ở hiện trường

Phân tích hình dạng vết máu tại hiện trường, cảnh sát Mỹ lật tẩy lời nói dối từ nhân chứng, phát hiện tội tày trời của người mẹ trẻ.

Darin là doanh nhân thành đạt, sống cùng vợ là Darlie Routier có 3 con trai: Devon 6 tuổi, Damon 5 tuổi và Drake 8 tháng tuổi tại vùng ngoại ô của Dallas, Texas (Mỹ). Đêm 9/6/1996, Darin ngủ trên tầng với cậu con 8 tháng tuổi. Dưới tầng một, hai con trai Devon và Damon nằm cùng mẹ trong phòng chung của gia đình với tivi đang mở. 
Darlie khai rằng đêm đó một kẻ đã đột nhập vào nhà, dùng dao đâm hai cậu bé và làm cô thức giấc. Hắn tiếp tục khống chế người mẹ, dùng dao cứa cổ nhưng gặp phải sự chống cự quyết liệt đã đành phải bỏ chạy. Lúc này, Darlie hốt hoảng gọi điện thoại báo cảnh sát. Darlie nói rằng tên trộm đã đánh rơi con dao trên đường chạy ra hướng gara.
Khi nhà chức trách có mặt, một bé đã tử vong, đứa trẻ còn lại chết trên đường đi cấp cứu. Darlie được khâu lại vết thương chỉ cách động mạch cảnh của cô hai cm. 
toi-ac-bi-lat-ty-qua-hinh-dang-cac-giot-mau-o-hien-truong
Người mẹ bị kết tội giết hai con. Ảnh: CNN
Theo lời khai của Darlie, kẻ đột nhập là người đàn ông da trắng, mặc áo phông đen, quần bò và đội chiếc mũ lưỡi trai có hình bóng chày. Cảnh sát nghi ngờ động cơ đột nhập không phải để trộm tài sản. Tại nơi xảy ra vụ việc có 13 cái nhẫn và một chiếc đồng hồ vàng nhưng không hề bị lấy đi. Bằng chứng quan trọng nhất còn lại trong nhà là các vết máu. 
Khi điều tra hiện trường, cảnh sát nghi ngờ kẻ giết người đã đột nhập vào nhà qua chiếc cửa sổ lưới ở gara. Người chồng Dari Routier khai rằng tỉnh dậy khi nghe thấy tiếng cốc vỡ ở dưới nhà.
Trong phòng bếp của gia đình, cảnh sát quan sát thấy trên kệ thiếu một con dao. Con dao gây án chính là con dao được lấy từ phòng bếp của gia đình.
Xét nghiệm ADN vệt máu nằm trên chiếc tất được tìm thấy trong hẻm cách nhà Routier hai dãy nhà, kết quả cho thấy chính là máu của hai cậu bé Devon và Damon. Tuy vậy chó nghiệp vụ của cảnh sát không đánh hơi được mùi của nạn nhân ở gần nơi chiếc tất bị vứt.
Trước tình tiết này, cảnh sát đặt nhiều nghi vấn: “Tại sao một kẻ giết người lại để lại hung khí trong nhà, và lại mang theo một chiếc tất?”. “Tại sao lại vứt tất ở giữa nền cỏ - nơi ai cũng có thể nhìn thấy chứ không phải vào thùng rác?”.
Các nhà điều tra cũng nhận thấy có nhiều điểm bất hợp lý trong lời khai của người mẹ. Darlie khai rằng đã chạy theo kẻ đột nhập xuyên qua bếp và hắn làm rơi chiếc cốc xuống sàn. Tuy nhiên mảnh vỡ thủy tinh lại nằm đè lên các vệt máu trên sàn mà chân của Darlie không có vết thương gây ra bởi mảnh thủy tinh.
Ở phía dưới chiếc máy hút bụi bị đổ là vệt máu của Darlie, có vết máu hằn bánh xe đã bị kéo trượt. Điều đó chứng tỏ Darlie chạy vào phòng bếp trước khi chiếc cốc thủy tinh bị vỡ và trước khi chiếc máy hút bụi bị đổ.
Tay cầm của máy hút bụi có một vệt máu. Xét nghiệm ADN xác định đó là máu của Darlie. Vết máu nhỏ giọt trên tay cầm của máy hút bụi ở góc nghiêng 80 độ như thể khi đó Darlie đang đẩy nghiêng chiếc máy. Trong khi đó Darlie khai với cảnh sát rằng cô đã chạy ngang qua chiếc máy hút bụi và làm đổ nó.
Nhà chức trách nghi ngờ có thể Darlie nhầm lẫn về những việc đã xảy ra trong nhà bếp hoặc biết về tên sát nhân nhiều hơn những gì cô khai báo.
Tom Bever, chuyên gia phân tích vết máu, được cảnh sát cung cấp ảnh chụp, các vết máu tại nhà Routier. Tom Bever cho hay các giọt máu rơi khi đang chạy thường sẽ có hình elip, thường có đuôi về phía ngược lại với hướng di chuyển của vật thể đang chảy máu. Trong khi đó các vết máu rơi trên nền nhà bếp có hình tròn, điều đó chứng tỏ nó bị nhỏ giọt từ người đang đứng yên hoặc đi rất chậm.
Về con dao rơi ở sàn nhà bếp, theo Tom Bevel, con dao dính máu chưa kịp đông khi rơi sẽ để lại vệt máu dài theo cạnh của con dao trên nền sàn. Tuy vậy, nhóm điều tra không thể tìm thấy vết máu nào tương tự tại phòng bếp thể hiện điều này.
toi-ac-bi-lat-ty-qua-hinh-dang-cac-giot-mau-o-hien-truong-1
Con dao gây án bị khuyết trên giá ở bếp.
Barry Dickey, chuyên gia phân tích âm thanh, cho rằng trong khi gọi điện thoại báo cảnh sát Darlie đã di chuyển qua ít nhất ba phòng trong ngôi nhà. Cô ta đã di chuyển giữa các phòng rất nhanh và không ở lại chỗ nào lâu cả. Nếu sự việc là như vậy, một lần nữa lại mâu thuẫn với lời khai của Darlie với cảnh sát.
Khi cảnh sát đến hiện trường, Darlie đang cầm chiếc khăn tắm chặn vào vết máu ở cổ. Cảnh sát nghi ngờ cô có thể dùng khăn tắm để lau một số vết máu khác. Để điều tra, cảnh sát sử dụng luminol – hóa chất sẽ phát sáng tại bề mặt mà vết máu đã bị xóa. Khi sử dụng luminol trong phòng bếp và tắt điện, cảnh sát quan sát thấy dấu chân ở bên cạnh bồn rửa, và nhiều vết máu trên cạnh tủ bếp đã bị lau đi. Vết máu ở bên cạnh bồn rửa cho thấy có người đang chảy máu đã đứng bên bồn rửa một khoảng thời gian khá lâu, Vết máu được tìm ra là vết máu của Darlie. Các công tố viên nghi ngờ đây là nơi Darlie đã tự cắt tay và cổ của mình.
Trên tấm thảm trong phòng khách, cảnh sát phát hiện một vệt máu khả nghi. Đó là vết máu từ hung khí gây án. Vết máu rất đậm ở phía đầu lưỡi dao, chứng tỏ rằng kẻ cầm dao đã chúc mũi dao xuống phía dưới, và kẻ đó cũng đang bị chảy máu khi đang cầm dao. Máu chảy từ phía trên sẽ đi theo cạnh lưỡi dao và dồn về phía đầu dao liên tục dẫn đến việc đầu dao là nơi có vết máu đậm nhất. Trùng hợp, Darlie cũng có một vết cắt ở bên tay phải. Kết quả xét nghiệm ADN cũng chứng minh máu trên dao là của Devon, Damon và Darlie.
Darlie khai rằng cô nhặt con dao từ sàn phòng bếp và để trên kệ bếp, không hề nói rằng đã đem con dao trở lại phòng khách.
toi-ac-bi-lat-ty-qua-hinh-dang-cac-giot-mau-o-hien-truong-2
Vết máu và chiếc cốc bị vỡ trên sàn.
Trong quá trình tìm kiếm, các nhà điều tra không tìm thấy bất cứ một dấu vết gì còn sót lại của “kẻ lạ” nên càng ngày họ càng tin rằng trong buổi tối xảy ra vụ án, không có kẻ đột nhập” nào như lời khai của Darlie.
Trên chiếc dao cắt bánh mì trong bộ dao trong bếp của gia đình Routier, các nhà điều tra tìm thấy một sợi thủy tinh và một chút bụi cao su. Tấm lưới ở cửa sổ gara nhà Routier có cấu trúc là những bó polyvinyl chloride, với lõi là từ các sợi thủy tinh – giống với sợi thủy tinh tìm thấy trên dao cắt bánh mì.
Cảnh sát không tìm thấy bất kì chất liệu nào trong nhà Routier có cấu trúc tương tự. Điều này có nghĩa, nếu thực sự có kẻ đột nhập, hắn sẽ phải đột nhập phòng bếp trước, lấy con dao cắt bánh mì cắt cửa sổ lưới ở gara. Cất dao gọn gàng vào bếp, sát thủ mới đột nhập qua đường cửa sổ vừa cắt lưới. Và điều này là hoàn toàn vô lý.
Theo CNN, trên chiếc áo Darlie mặc đêm đó, các nhà điều tra đã tìm thấy những vết máu thẳng ở phần vai áo. Chúng đều có hướng kéo dài lên trên, giống như bắn ra từ chiếc dao khi hung thủ rút dao ra khỏi vết đâm. Qua giám định, đây là máu của Devon và Damon. 
toi-ac-bi-lat-ty-qua-hinh-dang-cac-giot-mau-o-hien-truong-3
Chiếc máy hút bụi bị đổ và vệt máu ở hiện trường.
Thông qua các bằng chứng, cảnh sát xác định Darlie đã tìm cách lôi kéo hai cậu con trai ngủ dưới tầng một với mình. Vào khoảng 2h sáng, cô ta tỉnh dậy, vào phòng bếp và lấy con dao bánh mì để rạch cánh cửa sổ lưới ở gara, tạo hiện trường như thể có người đã đột nhập qua lỗ hổng này. Darlie quay lại bếp cất con dao bánh mì, lấy con dao to nhất trong bộ dao làm hung khí giết hai con trong phòng khách. Tiếp đó, cô ta quay trở vào phòng bếp, tự cắt cổ và tay mình. Vừa gọi điện cho cảnh sát, người mẹ vừa dàn dựng hiện trường như: làm vỡ cốc thủy tinh, đổ máy hút bụi ở nhà bếp, di chuyển giữa các phòng…
13 ngày sau đêm định mệnh, Darlie bị bắt. Cô ta bị kết án tử hình về tội Giết người.
Về động cơ gây án, công tố viên Greg Davis - người trực tiếp tham gia xét xử đã trả lời với ABC rằng: “Rất khó để giải thích vì sao cô ta có thể làm như vậy. Có vẻ Darlie cho rằng những đứa trẻ đã "ngáng đường", làm phong cách sống của cô ta thay đổi, cản trở tham vọng. Cô ta quyết định không để việc đó xảy ra nữa".
Tuy vậy, cho đến nay, sau hơn 20 năm kể từ khi bị kết án tử, hình phạt với Darlie Rotier vẫn chưa được thực hiện. Cô ta bị giam giữ ở Gatesville, luôn khẳng định mình vô tội và cùng các luật sư tham gia các phiên kháng cáo.
Đặng Hương

Chiếc đồng hồ Rolex vạch mặt ông chủ ném xác nhân viên xuống biển

Kế hoạch giết người của kẻ bị truy nã gắt gao nhất Canada sẽ hoàn hảo nếu hắn không quên tháo đồng hồ ở tay nạn nhân và tắt định vị.

Ngày 28/7/1996, ngư dân khi kéo lưới tại độ sâu 18m ở eo biển Manche, Devon, Anh đã phát hiện một xác chết đang trong quá trình phân hủy. Theo nhận định ban đầu, nạn nhân là nam giới, tuổi 40-50, mặc áo caro xanh trắng, đeo thắt lưng da và quần dài. Người này có các vết bầm tím bên hông trái, chân và một vết thương dài khoảng 10cm phía sau đầu. Khám nghiệm hộp sọ và phổi, cảnh sát cho rằng nạn nhân đã chết đuối chứ không có dấu hiệu đã bị sát hại.
Dựa theo mức độ phân hủy, nạn nhân được xác định đã tử vong khoảng một tuần trước đó. Việc xác định danh tính gặp khó khăn do không có bất cứ giấy tờ nào liên quan. Điều đáng chú ý nhất là chiếc đồng hồ trên tay nạn nhân mang nhãn hiệu hiệu Rolex Oxster Perpetual, đã dừng hoạt động ngày 22/7/1996.
Lần theo số seri trên đồng hồ, cảnh sát xác định nó thuộc sở hữu của người đàn ông tên Ronald J Platt. Cảnh sát tìm đến người em trai của Ronald, được biết khá lâu hai người không liên lạc gì nhưng hình xăm trên tay đã giúp Ronald nhận ra anh mình.
Cảnh sát kết luận nạn nhân là Ronald J Platt, công dân Anh, 50 tuổi, thợ sửa tivi và từng sống ở hạt Essex, cách nơi tìm thấy xác ông 480km.
chiec-dong-ho-rolex-vach-mat-ong-chu-nem-xac-nhan-vien-xuong-bien
Nơi tìm thấy xác nạn nhân.
Cảnh sát tìm kiếm hồ sơ về Ronal và trong một hợp đồng thuê nhà Ronald đề tên người có thể xác nhận thân phận của ông là David Davis. Khi cảnh sát gọi điện thoại tới, David nói rằng không gặp Ronald hơn ba tháng qua.
Cảnh sát tìm tới nơi ở của David để thu thập thêm thông tin, hy vọng sẽ tìm kiếm được những manh mối quan trọng. Trong quá trình này, một viên cảnh sát đã gõ nhầm cửa nhà người hàng xóm, và đó thật sự là một điều may mắn. Người hàng xóm nói rằng họ không biết David Davis là ai và người sống bên cạnh nhà mình chính là Ronald Platt. Cảnh sát cảm thấy khó hiểu và bắt đầu nghi ngờ David.
Việc khám xét gia đình David mang lại những thông tin quý giá. Trong suốt ba năm qua, các hóa đơn của ông ta đều được chi trả dưới cái tên Ronald Platt, và một vài trong số đó còn được thanh toán từ sau khi Ronald chết. Trong ví của Noelle, vợ David, cảnh sát thấy nhiều giấy tờ mang tên Ronald Platt.
Điều tra kĩ hơn về David, các nhà điều tra phát hiện ra ông ta sở hữu một chiếc thuyền chỉ cách nơi Ronald được tìm thấy vài km. Trong khoảng thời gian Ronald tử vong, cảnh sát ghi nhận đươc nhiều cuộc gọi đi từ David tại chỗ đậu thuyền và nhân chứng còn nhìn thấy hai người đi cùng nhau. Ngày 31/10/1996, cảnh sát bắt David khi ông ta đang cố trốn chạy. Cuộc điều tra chuyển sang một giai đoạn mới.
chiec-dong-ho-rolex-vach-mat-ong-chu-nem-xac-nhan-vien-xuong-bien-1
Trong ngôi nhà của David, cảnh sát thấy rất nhiều tiền mặt, vài thỏi vàng và những bức tranh quý. Nhưng vật chứng quan trọng nhất là một mẩu giấy David ghi 7 mặt hàng ông ta mua tại một cửa hàng ở thành phố Dartmouth, tong số đó có một mỏ neo hình lưỡi cày có khối lượng 4,5 kg.
Cảnh sát gặp lại ngư dân John Kopik để hỏi về một chiếc mỏ neo và không ngoài dự đoán, ông ta trao cho họ mỏ neo đã kéo lên cùng xác nạn nhân. Các nhà điều tra cho rằng hung thủ ngoắc mỏ neo vào thắt lưng của nạn nhân và để cho chìm dưới nước. Khi đặt mỏ neo cạnh chân của Ronald, họ nhận thấy nó chính là vật gây nên nhiều vết thương trên chân và hông. Kiểm tra các vết hằn trên thắt lưng bằng kính hiển vi điện tử quét, các nhà phân tích đã thấy xuất nguyên tố kẽm, chính là thành phần chính trên bề mặt mỏ neo mắc vào lưới cùng nạn nhân.
Cảnh sát nhờ một nhà kỹ sư thủy lực tạo mô hình vùng nước nơi họ tìm thấy thi thể rồi thử giắt mỏ neo bên hông, thả cơ thể xuống. Kết quả cho thấy cơ thể người không di chuyển do sức nặng của mỏ neo đã giữ lại, điều đó có nghĩa là vụ án xảy ra chính nơi mà xác nạn nhân chìm xuống.
Kiểm tra du thuyền của David, cảnh sát phát hiện những  sợi tóc trong buồng lái và  túi nylon có tên cửa hàng nơi David mua mỏ neo ở thành phố Dartmouth. Dấu vân tay, tóc cùng được xác định là của Ronald.
Từ những dữ liệu trên cảnh sát cũng chỉ có thể kết luận Ronald đã ở trên tàu của David chứ không thể buộc tội David. Lúc này, một chi tiết quý giá nữa được phát hiện là dữ liệu từ thiết bị định vị toàn cầu GPS trên du thuyền cho thấy David đã tắt nó hôm 20/7/1996 ở vị trí cách nơi xác Ronald nổi lên chỉ khoảng 7 km.
Một lần nữa cảnh sát lại nhớ tới chiếc đồng hồ Rolex. Nếu cơ thể ngừng vận động thì chiếc Rolex sẽ chạy thêm 40 giờ nữa trước khi dừng hẳn. Ngày 22/7/1996, đồng hồ ngừng chạy, có nghĩa ngày 20/7/1996 là ngày Ronald bị sát hại. Đây chính là mảnh ghép cuối cùng khẳng định David Davis chính là hung thủ sát hại Ronald Platt.
chiec-dong-ho-rolex-vach-mat-ong-chu-nem-xac-nhan-vien-xuong-bien-2
Chiếc mỏ neo mắc gài vào người nạn nhân.
Tuy nhiên David Davis lại là tên giả của Albert Johnson Walker, nghi can bị truy nã gắt gao nhất Canada do chiếm đoạt 3,2 triệu USD của một nhà thờ và của các khách hàng. Hắn đã cùng một trong bố người con trốn khỏi Canada và sang Châu Âu.
Tại Anh, hắn gặp Elaine Boyes và mời cô này cùng bạn trai là Ronald Platt làm giám sát cho công ty của hắn.
Năm 1992, Walker điều Ronald và Elaine đến Calgary (Canada) làm việc. Hắn thuyết phục Ronald để lại con dấu chữ ký cho các tài liệu của công ty cùng với giấy phép lái xe, giấy khai sinh và thẻ tín dụng. Ngay khi hai người vừa rời đi, Walker bắt đầu cuộc sống với cái tên mới, Ronald J Platt.
Năm 1996, Walker và vợ chuyển tới Essex và sống dưới danh nghĩa vợ chồng  Ronald và Noelle. Ngoài ra, hắn ta còn sử dụng tên khác là David Davis.
Walker giữ liên lạc với Ronald Platt thường xuyên và thi thoảng nói chuyện với Elaine để nắm tình hình. Elaine sau đó đã chia tay Ronald.
Về phần Ronald, anh cảm thấy không phù hợp với cuộc sống ở Canada được và mong muốn trở lại Anh để định cư gần với Walker. Walker nhận ra vỏ bọc của hắn sẽ bị đe dọa nên nghĩ ra kế hoạch để cho biến mất Ronald “thật” mãi mãi.
Ngày 20/7/1996, hắn rủ Ronald lên thuyền để cùng ra biển rồi đánh bất tỉnh. Walker kéo xác Ronald lên boong, gài mỏ neo vào thắt lưng của nạn nhân rồi đẩy thi thể xuống biển. Sự tính toán đã gần như hoàn hảo nếu hắn không sai lầm khi quên tháo đồng hồ ở tay nạn nhân và tắt thiết bị định vị. Nhờ đồng hồ mà cảnh sát xác định được danh tính nạn nhân, còn thiết bị định vị  GPS đã giúp các nhà điều tra kết luận vụ án mạng xảy ra trên du thuyền.
Ngày 6/7/1998, Walker bị tuyên án chung thân về tội Giết người.
Đặng Hương tổng hợp

Dã tâm hạ độc chồng bằng thuốc của người vợ ngoại tình

FBI cáo buộc để không bị nghi ngờ đã hại chết chồng bằng những viên thuốc có pha chất cyanua, Stella tiếp tục gây án với người bất kỳ.

Susan Snow là phụ nữ thành công trong lĩnh vực ngân hàng và khá có tiếng tăm ở vùng ngoại ô Seattle, Washington, Mỹ. 6h30 ngày ngày 11/6/1986, Susan đang trang điểm để chuẩn bị đi làm. Cô con gái Hayley đi tắm để kịp tới trường. Khi bước ra khỏi nhà tắm, Hayley nhìn thấy mẹ nằm gục trên sàn. Snow chết khi vừa được đưa đến viện.
Việc khám tử thi không tìm thấy chấn thương hay dấu hiệu bệnh tật nào của nạn nhân. Tuy nhiên, một nhân viên trong đoàn khám nghiệm đã cảm nhận được điều bất thường khi thoáng ngửi thấy mùi lạ giống như mùi hạnh nhân trên thi thể nạn nhân.
Họ nhận ra đó có thể là dấu hiệu của ngộ độc cyanua. Mẫu máu của Snow được đưa đi xét nghiệm. Kết quả cho thấy Snow tử vong do nhiễm độc cyanua - một trong những chất độc nhất, nó ức chế quá trình vận chuyển oxy trong cơ thể khiến cho nạn nhân tử vong vì thiếu oxy chỉ sau vài phút.
Trong quá trình điều tra nguyên nhân nhiễm độc, Sarah Snow – người em sinh đôi của Susan đã khai báo với cảnh sát một chi tiết lạ, trước kia cả Sarah và Snow đều dùng loại thuốcExcedrin dạng viên nén. Tuy vậy vào ngày đưa tang, cô tình cờ phát hiện ra lọ thuốc Excedrin của chị ở dạng viên con nhộng.
da-tam-ha-doc-chong-bang-thuoc-cua-nguoi-vo-ngoai-tinh
Thuốc Excedrin dạng viên nhộng bị FBI thu giữ.
Lọ thuốc được lấy đi xét nghiệm và kết quả là có chín viên Excedrin chứa chất độc cyanua. Nytimes đưa tin gia đình nghi ngờ rằng người chồng mới của Snow chính là thủ phạm. Paul là lái xe tải đường dài, từng trải qua ba đời vợ và mới cưới Snow 6 tháng trước. Theo lời khai của gia đình, Snow thậm chí còn phát hiện Paul lén lút liên lạc với người tình cũ ngay trước khi cưới cô.
Paul khai với cảnh sát rằng anh ta chính là người gợi ý cho Snow đổi từ Excedrin dạng viên nén chuyển sang dùng Excedrin dạng viên nhộng, nhưng không hề liên quan đến việc những viên thuốc kia có chứa độc. Anh ta đã đề nghị cảnh sát sử dụng máy kiểm tra nói dối để chứng minh sự trong sạch của mình. Và anh ta đã vượt qua những bài kiểm tra của FBI nên được tạm gạt khỏi danh sách tình nghi.
Dường như ngay lập tức, nhà sản xuất Excedrin bị buộc phải thu hồi toàn bộ các hộp thuốc của họ trên thị trường. Các cơ quan y tế lo ngại rằng cái chết của Susan Snow sẽ không phải là trường hợp duy nhất. Khi thông tin về cái chết của Snow vẫn đang liên tục được đưa tin thì một phụ nữ tên Stella Nickell ở Seatle thông báo với cảnh sát rằng chồng của bà, ông Bruce Nickell, đã qua đời 2 tuần trước đó, cũng từng sử dụng những viên nhộng Excedrin.
Bruce Nickell sau đó được xác định chết do cyanua và chất độc cyanua cũng được tìm thấy trong hai lọ thuốc Excedrin của ông Nickell.
Các nhà điều tra bế tắc vì không tìm ra manh mối nào. Họ lo sợ đây có thể là vụ khủng bố bằng hóa chất. Tất cả các lọ thuốc Excedrin dạng viên nhộng được thu hồi và đem đi kiểm tra bằng máy x-quang. Những viên thuốc nhiễm độc có màu thẫm hơn những viên bình thường.
Máy phát hiện nói dối hoạt động như thế nào?
Cảnh sát phát hiện thêm hai lọ nữa cũng bị nhiễm độc cyanua. Những mẫu bị nhiễm độc đều được gửi đến phòng thí nghiệm của FBI để phân tích. Mỗi viên nhiễm độc chứa đến 700mg cyanua, cao gấp bốn lần liều có thể gây chết người. Họ cũng tìm thấy trong những viên đó các hạt tinh thể nhỏ màu xanh trộn lẫn cùng với cynua. Bằng phương pháp đo khối phổ, những tinh thể màu xanh được xác định tạo thành từ 4 hợp chất: atrazine, dichlone, monuron và simazine.
Theo tìm hiểu của các điều tra viên, hai trong số bốn chất này được sử dụng để diệt rong rêu trong bể cá. Một điều tra viên FBI đã tìm kiếm các cửa hàng bán đồ cá cảnh quanh khu vực mình đang sinh sống. Sau khi kiểm tra hàng trăm sản phẩm thuốc diệt rong rêu, anh tìm ra loại thuốc có thành phần giống như các hợp chất được tìm thấy. Sản phẩm tên là “Algae Destroyer” và được bán dưới dạng viên nén màu xanh lá cây.
FBI không thể giải thích vì sao những chất làm sạch bể cá lại có lẫn trong chất độc cyanua mà nạn nhân đã uống phải. Họ đã báo cáo chi tiết này về cho cơ quan chức năng của Seattle. Tại đây, một thám tử của Sở cảnh sát Seattle tình cờ nhớ ra trong nhà của Stella Nickell cũng có một bể cá cảnh nằm nổi bật giữa phòng khách. Liệu có sự liên quan gì của Stella Nickell với hai cái chết kia hay không?
FBI cử người đi đến 57 cửa hàng cá cảnh quanh khu nhà Stella và một trong những người bán hàng đó nhận ra Stella Nickell từng đến và mua loại thuốc diệt rong rêu như vậy. Người bán hàng còn cho biết thêm, loại thuốc đấy phải nghiền nhỏ trước khi cho vào bể cá bởi khó tan trong nước. Từ đây cảnh sát hướng cuộc điều tra sang Stella Nickell.
Trong quá trình điều tra, cảnh sát phát hiện ra một điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm của Bruce Nickell rằng bà Stella sẽ nhận được thêm 100.000 USD nếu ông Bruce qua đời do tai nạn. Nhà chức trách cũng biết được gia đình Nickell đang gặp vấn đề nghiêm trọng về tài chính. Họ có rất nhiều khoản nợ, thậm chí còn sắp bị thu hồi nhà ở do thế chấp. Năm ngày trước khi Bruce qua đời, Stella đã viết một lá thư cho chủ nợ, trong đó nói rằng bà và chồng đang gặp vấn đề trong hôn nhân và hai người sẽ sớm đường ai nấy đi. Bà ta còn hứa hẹn sẽ trả ít nhất 500 đôla mỗi tháng cho chủ nợ.
da-tam-ha-doc-chong-bang-thuoc-cua-nguoi-vo-ngoai-tinh-1
FBI phân tích chữ ký của nạn nhân để tìm manh mối.
Chuyên gia phân tích chữ viết của FBI kiểm tra hồ sơ bảo hiểm của ông Bruce đã phát hiện những điểm đáng ngờ. Chữ ký của ông ấy không giống như những chữ ký trước đó. Chữ “N” và chữ “K” có sự khác biệt. Bất ngờ hơn khi cách viết ký tự ấy giống với chữ ký của bà Stella Nickell. Các nhà điều tra tin rằng chính Stella đã giả mạo chữ ký của chồng trong hợp đồng bảo hiểm. Nhưng tiền không phải là động cơ duy nhất.
Vợ chồng Nickell có cuộc sống hướng ngoại, thường xuyên đi đến các quán bar và các bữa tiệc. Nhưng kể từ khi Bruce phải tiến hành liệu trình cai nghiện rượu và từ chối đến các quán bar, Stella cảm thấy không được thoải mái như trước nữa. Sự việc càng thêm căng thẳng khi bà ta liên tục tán tỉnh những anh chàng trong quán bar và bắt đầu ngoại tình. Nhân viên điều tra FBI thẩm vấn Cindy - con gái nhà Nickell. Họ đưa ra những chứng cứ chống lại bà Stella Nickel, khẳng định bà là thủ phạm vụ án nhằm khơi gợi lời khai từ Cindy.
Kết quả, Cindy thú nhận mẹ cô từng kể về việc giết Bruce Nickell. Cindy cũng cho biết thêm Stella đã đến một thư viện để tìm hiểu những tài liệu về độc chất. Lần theo hồ sơ theo dõi của thư viện được đề cập, các điều tra viên đã tìm thấy cuốn sách mà Stella mượn có tên “Mùa chết chóc”, trong đó đề cập đến việc đầu độc. Dấu vân tay của Stella được tìm thấy trong những trang sách viết về chất độc cyanua cũng như bách khoa toàn thư về cyanua.
FBI cáo buộc Stella về tội giết chồng. Các công tố viên sau đó cũng đưa ra những lý giải bất ngờ về cái chết tương tự của Susan Snow – người phụ nữ hoàn toàn không liên quan đến gia đình Nickel.
Theo lời khai, mùa xuân năm 1986, Stella gặp rắc rối về tiền bạc và chán nản cuộc sống vợ chồng. Lên kế hoạch giết chồng mình nhằm thu lợi từ tiền bảo hiểm, bà ta tìm kiếm những tài liệu về chất độc trong thư viện và quyết định lựa chọn chất độc cyanua cho kế hoạch của mình.
Stella cho hóa chất vào bát để nghiền nhỏ sau đó nhét vào trong những viên thuốc chữa đau đầu của chồng. Sai lầm của Stella là bà ta sử dụng chính cái bát đã dùng để nghiền chất làm sạch bể cá trước đó, làm cho trong chất độc cyanua lẫn những tinh thể màu xanh. Tuy vậy khi điều tra nguyên nhân cái chết của Bruce, công ty bảo hiểm kết luận đó là một cái chết tự nhiên nên Stella đã không được nhận số tiền bảo hiểm 100.000 USD theo điều khoản về “cái chết do tai nạn”.
Vì vậy, bà ta cần cái cớ để người ta buộc phải điều tra lại cái chết của chồng. Stella quyết định sẽ giết thêm những người khác để gây chú ý rằng đang tồn tại một kẻ giết người bằng cyanua.
Bà ta đặt ba hộp thuốc đã có chất độc vào trong quầy của hai cửa hàng quanh khu vực đó. Và không may, Susan đã mua đúng lọ thuốc có độc. Sáng hôm ấy, Susan uống hai viên thuốc để rồi phải ra đi trong oan ức. Cái chết của Susan là cái cớ hợp lý để Stella Nickell kêu gọi điều tra lại cái chết của chồng.
Cảnh sát không thể tìm thấy chất độc cyanua, chất diệt rong rêu hay cái bát để nghiền bột trong nhà Stella. Nhưng những hạt tinh thể màu xanh lẫn trong chất độc cyanua, chữ ký giả mạo trong hợp đồng bảo hiểm, dấu vân tay tại thư viện cùng với lời thú nhận của con gái, tất cả đã tố cáo Stella. Bà ta bị buộc tội giết 2 người và phải nhận án phạt 90 năm tù.
Đặng Hương

Viên cảnh sát cố tình giết người để 'bẻ lái' cuộc điều tra

Che giấu việc đốt nhà nhằm lấy tiền bảo hiểm, nam cảnh sát Mỹ đã giết người, dựng "kịch bản" về thủ phạm nhằm "bẻ lái" điều tra.

Mathias Bachmeier là cảnh sát có 25 năm kinh nghiệm làm việc tại Sở Cảnh sát quận King (Seattle, Mỹ), được các đồng nghiệp yêu quý và tôn trọng. Khoảng 1h30 ngày 9/7/1996, ngôi nhà nằm ở vùng ngoại ô của gia đình ông bất ngờ bốc cháy. Khi đó, Mathias Bachmeier đang chơi tại khu bowling trong vùng. Khi ngọn lửa được dập tắt, gần như toàn bộ ngôi nhà đã bị cháy rụi.
Các nhà điều tra nhận thấy vụ cháy khởi phát một cách rất khả nghi. Chó nghiệp vụ được điều động đánh hơi chất lỏng và vật liệu gây cháy đã xác định 5 địa điểm khác nhau trong nhà là nơi bắt nguồn vụ cháy: tầng hầm, phòng ăn, hai vị trí trên gác xép và vị trí cuối cùng ở gara.
vien-canh-sat-co-tinh-giet-nguoi-de-be-lai-cuoc-dieu-tra
Sơ đồ năm điểm cháy.
Tại bức tường bên ngoài gara của gia đình ông Mathias Bachmeier, xuất hiện một dòng chữ được viết tay bởi Bachmeier, trong đó từ: Rios lives (Rios còn sống). Guadalupe Rios là người đàn ông đã bị Mathias Bachmeier bắn chết khi đang thực hiện nhiệm vụ cách đây 8 năm.
Mathias Bachmeier kể với đồng nghiệp rằng đã nhận nhiều lời đe dọa từ bạn bè và người thân của Rios nhưng chỉ đơn thuần là dọa dẫm.
Mathias Bachmeier cũng cho hay lấy lời khai của Bradley Wren và người này nói thủ phạm đốt nhà là Pepe Hernandez. Theo đó, tại quán bar, Pepe Hernandez kể với Bradley Wren rằng bị một cảnh sát cướp thuốc và tiền trong một lần đang dùng thuốc. Hắn hỏi Bradley Wren nơi ở của viên cảnh sát đó để lấy lại thuốc và trả thù... Viên cảnh sát mà Pepe Hernandez nhắc tới chính là Mathias Bachmeier.
Bradley Wren đồng ý và đêm đó đã cùng Pepe Hernandez đến lục tung nhà của Mathias Bachmeier. Vì không tìm được thuốc và tiền nên chúng đã trộm các bức tranh và tượng. Bradley Wren còn nghe Pepe Hernandez nói rằng sẽ đốt nhà Mathias Bachmeier. Sau đó Bradley Wren bỏ về và có vẻ như Pepe Hernandez đã thực hiện ý đồ. Khi được hỏi hiện giờ có biết Pepe Hernandez đang sống ở đâu không, Bradley Wren không đồng ý khai tiếp vì sợ bị giết để trả thù.
Mathias Bachmeier cho hay sau khi ghi chép toàn bộ lời khai và lấy chữ ký của Bradley Wren và cho người này ra về. Tuy vậy lời khai đã lộ ra việc Mathias Bachmeier lấy trộm ma túy và tiền, vì vậy ông ta không nộp tờ khai cho cấp trên.
Trong khi đó, Becky Gibbs khi được chỉ định điều tra về vụ hỏa hoạn tại Mathias Bachmeier đã tìm thấy bằng chứng cho thấy có vẻ không phải là một vụ đốt nhà để trả thù. Thủ phạm được xác định dùng “đóm báo hiệu” để bắt lửa xăng trong khi vật này thường cháy với tốc độ rất chậm. Phần lớn các vụ phóng hỏa trả thù sẽ không làm theo cách này, trừ khi người phóng hỏa muốn kéo dài thời gian để tạo chứng cứ ngoại phạm.
vien-canh-sat-co-tinh-giet-nguoi-de-be-lai-cuoc-dieu-tra-1
Đóm báo hiệu được gắn ở bình xăng trong ngôi nhà của Mathias Bachmeier.
Các nhà điều tra nghi ngờ Mathias Bachmeier đã sử dụng cách này để có thời gian đến khu trung tâm bowling nhằm tạo chứng cứ ngoại phạm vào tối hôm đó. Một điểm đáng nghi nữa là tất cả bức tranh, cúp bowling, đồ sứ của Mathias Bachmeier đều còn nguyên vẹn trong kho sau đám cháy.
Cảnh sát Mathias Bachmeier trở thành nghi phạm hàng đầu của vụ hỏa hoạn. Ông phủ nhận tất cả những cáo buộc liên quan việc tự gây cháy nhà. Tuy nhiên khi được yêu cầu tham gia một bài kiểm tra nói dối, ông đã từ chối. Dưới sự nghi ngờ gắt gao, lúc này Mathias Bachmeier đành đưa ra tờ khai của Bradley Wren.
Khi cảnh sát cố gắng liên hệ với Bradley Wren để yêu cầu xác minh lời khai song anh ta mất tích. Các điều tra viên cũng không thể tìm ra hồ sơ tội phạm của người có tên Pepe Hernandez. Cùng với đó, nhà chức trách cũng nghi ngờ quy trình lấy lời khai của Mathias Bachmeier. Biên bản lời khai của Bradley Wren dài 4,5 trang giấy, được ghi chép bởi Mathias Bachmeier song chỉ có chữ ký của Bradley Wren ở 4 trang đầu tiên, nửa trang cuối cùng không có.
Bằng mắt thường, màu mực trên toàn bộ tờ khai đều giống nhau. Tuy nhiên khi phân tích trên máy quang phổ, soi dưới các nguồn ánh sang có bước sóng khác nhau, các điều tra viên nhận ra tờ khai được viết bằng ba loại mực khác nhau. Ngoài ra, trong tờ khai Mathias Bachmeier đã viết tắt từ “you are” thành “your” giống với cách viết từ “your” trong thông điệp đe dọa viết trên tường nhà Bachmeier khi xảy ra vụ cháy.
vien-canh-sat-co-tinh-giet-nguoi-de-be-lai-cuoc-dieu-tra-2
Dòng chữ trên bức tường tại nhà viên cảnh sát.
Các điều tra viên lục soát xe tuần tra của Mathias Bachmeier và tìm thấy vết máu rất mờ ở ghế sau xe. Lúc đầu, họ cũng không nghi ngờ vì vết máu trên một chiếc xe tuần tra của cảnh sát không phải điều quá bất thường. Nhưng khi kiểm tra kĩ hơn, họ thấy vết máu rất lớn ngấm vào phần vải khâu nằm dưới lớp da ghế bên ngoài. Xét nghiệm ADN cho thấy chính là máu của Bradley Wren.
Mathias Bachmeier giải thích rằng đó là máu mũi của Bradley Wren vào buổi chiều anh ta đánh nhau với anh trai. Các nhà điều tra tiến hành một thí nghiệm để xác minh xem liệu đó có thể là máu mũi của Bradley Wren hay không.
Họ sử dụng một chiếc ghế giống với ghế sau của xe Bachmeier. Thử đổ các thể tích máu khác nhau để xác định với lượng thể tích máu là bao nhiêu có thể để lại vết máu với kích thước tương ứng như vết máu được tìm thấy. Kết quả là phải mất đến hai lít máu mới tạo được vết máu lớn như vậy. Ở lượng máu này thì có thể gây chết người.
Các nhà điều tra đang dần tin rằng Bradley Wren thực sự đã chết trong xe tuần tra của Mathias Bachmeier. Tuy vậy nếu không tìm được xác Bradley Wren thì tất cả sẽ đều chỉ là suy đoán.
Không may cho Mathias Bachmeier, bảy tháng sau khi Bradley Wren mất tích, một người đi bộ trong khu vực hạn chế của công viên Cougar ở vùng ven Seattle đã tìm thấy các mảnh xương và sọ người. Do không tìm thấy được đầy đủ, các nhà điều tra chỉ thu hồi về được 20% tổng số xương. Xét nghiệm ADN cho kết quả là xương của Bradley Wren.
Thủ đoạn ranh ma và tính chất phức tạp của vụ án đã làm các điều tra viên hết sức bất ngờ khi biết được động cơ đằng sau đó. Mathias Bachmeier đam mê bowling, một trong những ước mơ là tham gia giải bowling chuyên nghiệp. Các điều tra viên tin rằng Mathias Bachmeier đã tự phóng hỏa đốt nhà, sử dụng thủ thuật làm cháy chậm để có thời gian tạo chứng cứ ngoại phạm.
Mathias Bachmeier dự định sẽ dùng tiền bảo hiểm cho vụ cháy nhà để nộp phí tham gia giải bowling chuyên nghiệp. Khi biết được mình là kẻ tình nghi số một của vụ hỏa hoạn, viên cảnh sát đã lê kế hoạch nhằm chuyển hướng cuộc điều tra. Bradley Wren là kẻ không may bị lựa chọn.
Vào ngày hôm đó, trên đường đưa Bradley Wren đi lấy lời khai, Mathias Bachmeier đã dừng xe, bắt người này ký tên vào biên bản lời khai rồi giết chết.
Máu của Bradley Wren đã ngấm ở phía sau xe của Mathias Bachmeier. Mang xác nạn nhân đến khu vực hạn chế của công viên Cougar cách 30 dặm, viên cảnh sát đã phi tang tội ác. Sau khi trở về nhà, Mathias Bachmeier tự điền lời khai nhưng viết dài đến 4,5 trang chứ không phải 4 trang như dự định ban đầu.
Theo SeattleTimes, Mathias Bachmeier bị buộc tội giết người cấp độ 1 và kết án tù chung thân. Ông ta bị coi là tên tội phạm kỳ lạ nhất trong lịch sử vùng Seattle.
Đặng Hương

Thứ Năm, 5 tháng 10, 2017

Vì sao nước Mỹ không cấm súng?


Nguyễn Hải Hoành
1. Lại một lần nữa cả nước Mỹ kinh hoàng khi biết tin vụ thảm sát làm 12 người chết và 59 người bị thương xảy ra tại rạp chiếu phim Century ở thị trấn Aurora bang Colorado lúc nửa đêm hôm 20/7 vừa rồi. Hung thủ John Holmes mang theo một súng trường AR15 và 3 súng ngắn bỗng dưng đi vào rạp rồi xả súng vào đám đông khán giả đang xem bộ phim Người Dơi. Holmes mới 24 tuổi, đã tốt nghiệp đại học ; hắn giết người không vì thù hận ai mà chỉ vì hoang tưởng mình là anh hề Joker, một nhân vật trong bộ phim này từng xả súng vào khán giả xem phim.
Những vụ bắn giết bừa bãi vô cớ như vậy thường xuyên xảy ra ở nước Mỹ. Năm 2007 tại trường đại học công nghệ Virginia, một sinh viên dùng súng bắn chết 32 người rồi tự tử.
Thường thấy báo đăng những chuyện bi thảm đại loại thế này : vợ chồng nhà nọ đang to tiếng cãi nhau về chuyện có ly dị hay không thì bỗng một tiếng nổ vang lên ở phòng bên ; hai người chạy sang thì thấy cậu con trai đã tự tử bằng súng của ông bố.
Tai họa súng ở Mỹ từng gây rắc rối quan hệ quốc tế. Tại Baton Rouge thuộc bang Louisiana ngày 17/10/1992 xảy ra vụ thảm sát Yoshihiro Hattori một thiếu niên Nhật 16 tuổi sang Mỹ theo chương trình trao đổi học sinh. Đêm ấy Hattori cùng cậu bạn người Mỹ hóa trang làm quỷ sứ đi dự dạ hội ; họ gọi nhầm cửa một gia đình không quen biết, bà chủ nhà khi mở cửa sợ quá hét lên, ông chồng chạy ra nổ súng giết chết Hattori. Cả nước Nhật kinh hoàng không hiểu ra sao. Sau đó chương trình trao đổi học sinh giữa hai nước bị trục trặc một thời gian..
Sáu trong số 44 Tổng thống Mỹ là nạn nhân của các vụ ám sát bằng súng. Nhưng kinh khủng nhất là những vụ xả súng bừa bãi vô cớ giết người hàng loạt như mấy vụ kể trên.
Nước Mỹ đứng đầu thế giới về tai họa do súng gây ra : trung bình hàng năm có khoảng 100.000 người thương vong bởi súng, trong đó chết chừng 30.000 (thí dụ năm 1997 có 32.436 người chết). Tổng số người Mỹ chết vì tai nạn súng trong nước nhiều hơn tổng số lính Mỹ chết trong tất cả các cuộc chiến tranh ở ngoài nước. Tự tử bằng súng là một vấn nạn lớn. Tổng thống Obama thừa nhận cứ 36 giờ thì có 12 người Mỹ trẻ chết vì tội phạm bạo lực.
Những tai họa thảm thương nói trên không thể không liên quan tới việc từ xưa tới nay tất cả các đời chính phủ Mỹ đều để cho dân chúng được quyền sở hữu và mang súng theo người.
Trên thế giới không nước nào dân chúng sở hữu súng với mức độ cao như nước Mỹ. 314 triệu dân Mỹ hiện nay làm chủ hơn 270 triệu súng các loại; bình quân mỗi người lớn có hơn 1 khẩu súng. Tỷ lệ này vượt xa Yemen, một nước do các bộ lạc họp thành chứ chưa phải là quốc gia có bộ máy hành chính tổ chức hiện đại như nước Mỹ.
Dư luận quốc tế ngày càng mạnh mẽ ủng hộ việc cấm súng ở Mỹ. Sau cái chết của Hattori, 1 triệu người Mỹ và 1,65 triệu người Nhật cùng ký vào đơn thỉnh nguyện đòi cấm súng gửi tới Tổng thống Clinton.
Nhưng phần lớn người Mỹ lại nghĩ khác. Họ lên án các vụ bắn giết nhưng sau đó tình hình kiểm soát súng vẫn thế, chẳng có gì thay đổi, mặc dù lâu nay họ bàn cãi nhiều về vấn đề này. Có điều họ chủ yếu bàn cãi chuyện quản lý súng đạn như thế nào chứ không đụng tới chuyện cấm súng. Một điều tra của Viện Gallup cho thấy số người Mỹ phản đối cấm súng tăng lên theo thời gian : năm 1990 là 20%, năm 2010 là 54%. Đây thật là điều khó hiểu đối với người dân các nước khác : chả lẽ người Mỹ chưa « ớn » nạn tự do sở hữu súng, chả lẽ họ không muốn bảo vệ tính mạng mình và con cháu mình ư?
Khi tuyên bố về vụ thảm sát hôm 20/7, hai ứng viên Tổng thống là Obama và Romney cũng không nói gì tới việc phải sửa đổi luật kiểm soát súng cho chặt chẽ hơn. « Quan điểm của Tổng thống là chúng ta có thể tiến hành các biện pháp nhất định để cách ly súng đạn khỏi tay những kẻ không nên có súng dưới các điều luật hiện hành » — người Phát ngôn Nhà Trắng Jay Carney chỉ nói thế khi Obama tới Colorado để tưởng niệm các nạn nhân. Nhưng Obama không nói rõ đó là những biện pháp nào. Romey nói ông tôn trọng quyền người dân mang theo vũ khí.
Tờ Washington Post viết : « Chúng tôi không kỳ vọng vụ thảm sát sẽ dẫn tới sự xiết chặt luật lệ. Chúng tôi hiểu bầu không khí chính trị hiện nay », và kết luận : « Luật súng của Mỹ hiện thật khó chấp nhận ». Bầu không khí tờ báo muốn nói là nếu bây giờ ứng viên Tổng thống nào đề nghị cấm súng thì chẳng khác gì tự sát về chính trị. Trong vụ xả súng tại bang Arizona năm ngoái, nghị sĩ Gabby Giffords của bang này bị thương nặng nhưng chính quyền Arizona đâu có vì thế mà tăng cường kiểm soát súng.
Rõ ràng nước Mỹ không cấm được súng. Vì sao vậy ? Để trả lời câu hỏi này, cần xem xét các yếu tố lịch sử và văn hóa của nước Mỹ.
2. Lịch sử nước Mỹ gắn liền với súng đạn. Những tốp người châu Âu đầu tiên vượt biển tới đây khai phá đất hoang đều phải dùng súng để tự vệ, chống thú dữ, đánh đuổi người bản xứ để chiếm đất, xây dựng nên các vùng đất thuộc địa dưới sự thống trị của thực dân Anh. Luật pháp một số nơi yêu cầu người khẩn hoang phải có vũ khí để cùng mọi người chiến đấu với kẻ địch. Toàn bộ đàn ông các thuộc địa này đều tự vũ trang thành các đội dân quân. Khi nhà cầm quyền thực dân đòi dân quân Mỹ nộp súng, thì họ không nộp, hơn nữa dân Mỹ ở 13 thuộc địa tuyên bố thành lập một quốc gia độc lập với Anh Quốc. Tiếp đó họ tiến hành cuộc chiến tranh Độc lập 1775-1781 chống lại thực dân Anh và giành thắng lợi.
Trong các cuộc Nội chiến tàn khốc 1862-1865 giữa hai miền Nam Bắc, rồi cuộc Tây tiến tranh cướp đất và vàng, mọi mâu thuẫn đều giải quyết bằng súng đạn. Tiếp đó nước Mỹ mạnh dần lên và dùng vũ lực chiếm đất xung quanh, mở rộng lãnh thổ. Như cuộc chiến tranh 1846-1848 buộc Mexico phải nhượng cho Mỹ các vùng đất Texas, California v.v…hoặc cuộc chiến tranh năm 1898 buộc Tây Ban Nha phải nhượng cho Mỹ các lãnh thổ Philippines, Puerto Rico và Guam. 100 năm sau ngày độc lập (1776), diện tích nước Mỹ mở rộng gần 10 lần, đều là kết quả của « ngoại giao súng ống ». Nước này cũng sản xuất nhiều súng đạn nhất thế giới.
Trong cuốn Nước Mỹ vũ trang : Câu chuyện đáng nhớ về việc Vì sao và như thế nào súng trở thành cái bánh Táo của người Mỹ (Armed America: The Remarkable Story of How and Why Guns Became as American as Apple Pie. Bánh táo là loại bánh ngọt người Mỹ rất thích), Clayton Cramer viết : « Súng là cốt lõi của phần lớn lịch sử nước Mỹ, cũng là tiêu điểm của phần lớn các câu chuyện huyền thoại và khủng bố. »
Hiến pháp Mỹ thông qua năm 1789 chỉ có 7 điều nhưng lại có tới 27 điều Bổ sung (Amendment, còn dịch là Tu chính án) ; trong đó 10 điều Bổ sung đầu tiên gọi là Luật về Quyền lợi (Bill of Rights). Điều Bổ sung số II có tiêu đề Quyền giữ và mang vũ khí, được thông qua ngày 15/12/1791 bảo đảm các công dân Mỹ có quyền sở hữu và mang súng. Về sau chính quyền hơn một nửa số bang ở Mỹ tán thành Học thuyết Castle, tức học thuyết chủ trương cho phép cá nhân được tự vệ chính đáng kể cả sát thương thay vì rút lui khi bị tấn công, và thể hiện nó bằng luật Stand your Ground (Đứng nguyên tại chỗ, nếu không tôi sẽ bắn), tức luật cho phép nổ súng khi bị đe dọa.
Trên vấn đề ủng hộ hay phản đối kiểm soát súng, người Mỹ đang có sự chia rẽ rõ ràng Trong thực tế số người muốn cấm súng là thiểu số, mà ở nước Mỹ hầu như cái gì cũng quyết định theo đa số.
Những người phản đối cấm súng nói : thông thường cảnh sát chỉ đến hiện trường sau khi đã xảy ra hành động phạm tội, vì thế mang theo súng là cách tự vệ tốt nhất của người dân khi đối mặt với hung thủ. Nếu tước quyền mang súng của những công dân tôn trọng pháp luật thì sẽ không thể ngăn chặn được tội ác. Một số bang thi hành lệnh cấm súng đã làm cho mức độ phạm tội tăng lên.
Tuy vậy vẫn có không ít người Mỹ đòi hỏi phải kiểm soát súng thật chặt chẽ, sao cho súng không lọt vào tay những kẻ xấu, người tâm thần. Đảng Dân chủ ủng hộ quan điểm tiến bộ này. Nhưng phe bảo thủ gồm NRA và đảng Cộng hòa phản đối việc cấm súng. Hai bên tranh cãi mãi về hàm nghĩa không rõ ràng của Điều Bổ sung số II.
Điều Bổ sung này có hai vế : vế đầu nói Dân quân được quản lý tốt là cần thiết cho sự an toàn của bang tự do ; vế sau nói không được xâm phạm quyền mọi người giữ và mang vũ khí (A well regulated Militia being necessary to the security of a free State, the right of the people to keep and bear Arms shall not be infringed). Có hai cách giải thích khác nhau về nội dung đó.
Phái tiến bộ giải thích hai vế này có quan hệ nhân quả : vế đầu là tiền đề của vế sau, chỉ ai tham gia dân quân mới được có vũ khí, tức quyền sở hữu súng là sở hữu tập thể, Hiến pháp không quy định người nào cũng được có súng. Nói cách khác là nên cấm súng.
Phái bảo thủ giải thích hai vế đó không có quan hệ nhân quả mà là quan hệ ngang hàng ; vế sau mới là quan trọng nhất ; Hiến pháp không hề nói không được vi phạm quyền người tham gia dân quân giữ và mang vũ khí. Phái này lập luận : Cấm súng không giải quyết được vấn đề ; Na Uy cấm súng thế nhưng vẫn xảy ra vụ hôm 22/7/2011 kẻ cực hữu Anders Behring Breivik nổ bom và xả súng giết chết 77 người đấy thôi.
Sau nhiều năm né tránh cuộc tranh cãi này, tháng 11/2007, Tòa Tối cao Mỹ đồng ý thụ lý vụ chính quyền đặc khu Washington DC bị kiện vì đã ra lệnh cấm súng lục. Đây là lần đầu tiên trong 70 năm Tòa Tối cao thụ lý vụ việc liên quan súng, cũng là lần đầu tiên Tòa ra phán quyết rõ ràng về quyền có súng của người dân.
Tòa có 9 thẩm phán thì 5 vị nói sở hữu súng là quyền của cá nhân ; giữ súng là để tự vệ, để săn bắn, để hoạt động thể thao ; dĩ nhiên cũng có liên quan tới việc tham gia dân quân.
4 vị có tư tưởng tự do thì nói không nên xét theo câu chữ mà nên xem xét ý định của các nhà lập pháp nêu ra cách đây hơn 200 năm : hồi ấy Quốc hội đưa Điều Bổ sung số II vào Hiến pháp là do Quốc hội e ngại chính phủ Liên bang có thể vi phạm quyền lực của các bang ; để tự bảo vệ thì mỗi bang phải tự xây dựng lực lượng dân quân (tên chính thức là Đội cảnh vệ quốc dân) ; vì thế quyền sở hữu súng nói ở đây là quyền tập thể chứ không phải quyền cá nhân.
Ngày 26/7/2008, Tòa Tối cao ra phán quyết trên cơ sở biểu quyết của 9 thẩm phán. Kết quả phái bảo thủ thắng phái tự do với tỷ số 5 : 4 — nghĩa là Tòa không cấm quyền cá nhân sở hữu súng. Tòa Tối cao đã phán như thế thì chẳng ai dám nói cấm súng nữa, kể cả Tổng thống.
Nhìn chung các Tổng thống Dân chủ đều cố gắng tìm cách đưa ra luật lệ để tránh súng lọt vào tay kẻ tội phạm hoặc tâm thần.
Ngày 13/9/1994, Tổng thống Clinton ký lệnh cấm súng tấn công (là loại có thể sát thương nhiều người cùng một lúc), nhằm mục đích giảm thương vong do các tai nạn súng, quy định việc buôn bán 19 loại súng tấn công quân dụng và hộp đạn trên 10 viên là bất hợp pháp. Nhưng lệnh có kèm một điều là chỉ có thời hạn 10 năm, sau đó nếu Quốc hội không ủy quyền kéo dài thời hạn thì lệnh cấm này tự động hết hiệu lực. Năm 2004 (thời Tổng thống Bush con), dưới sức ép của NRA, Quốc hội Mỹ không tuyên bố kéo dài thời hạn thi hành lệnh trên, như vậy nghĩa là lệnh cấm đó thất bại. Hậu quả là những loại súng như AK-47, súng lục TEC-9 là những vũ khí tấn công vốn chỉ cảnh sát mới được dùng, nay cũng được bán cho dân.
3. Luật pháp Mỹ quản lý súng lỏng lẻo « không bằng quản lý đồ chơi của trẻ em ». Nhiều người Mỹ tự hào với quyền tự do sở hữu súng được Hiến pháp bảo đảm. Họ thấy việc công dân có súng là chuyện rất bình thường. Hầu như không ai để ý tới một sự thật là trong số họ có những kẻ điên rồ ngu xuẩn hoặc tâm thần có thể dùng súng để giết mình hoặc đồng loại. Chính quyền một nửa số bang cho phép dân được mang súng tại các nơi công cộng, cho phép được bắn người khi tính mạng mình bị đe dọa.
Người nước ngoài đến Mỹ đều vô cùng ngạc nhiên khi thấy súng đạn được bày bán khắp nơi như một mặt hàng bình thường. Người mua chỉ cần có đủ các điều kiện về tuổi quy định, không có tiền sử phạm tội hoặc bệnh tâm thần và được cảnh sát cho phép thì có thể được mua súng và cấp Giấy phép sở hữu súng. Người mua chỉ cần tự khai vào một biểu mẫu. Người bán gửi bản khai đó cho cảnh sát ; sau khi đối chiếu với hệ thống hồ sơ lưu trữ toàn quốc về nhân thân của công dân Mỹ, cảnh sát sẽ trả lời có cho phép mua súng hay không (mọi liên lạc đều qua mạng) ; nếu thấy có vấn đề, cảnh sát lập tức đưa người đó về đồn thẩm tra. Nơi bán súng thường có bãi thử súng. Ai chưa biết cách dùng súng thì không được mua súng. Người mua súng phải qua sát hạch tương tự khi lấy bằng lái xe : sát hạch lý thuyết rồi sát hạch thực tế khả năng dùng súng. Có giấy phép rồi hàng năm phải trình xét.
Quản lý súng không nghiêm như vậy là kết quả các cuộc vận động lobby của Hội Súng toàn quốc Mỹ (National Rifle Association of America, NRA) vốn là một tổ chức ôn hòa do những thợ săn và người thích súng lập ra năm 1871, theo kiểu một tổ chức tương tự của người Anh.
Có tới 8 Tổng thống Mỹ từng là thành viên RFA : GrantTheodore RooseveltEisenhowerKennedyNixon,ReaganGeorge H. W. Bush. Ông Bush con (George W. Bush) được coi là Tổng thống thân thiện nhất với súng.
Thời xưa, khi việc dân có súng chưa gây ra lắm rắc rối thì NRA chủ yếu mở các khóa huấn luyện cách sử dụng súng an toàn, kỹ thuật bắn súng và săn bắn. Từ thập niên 60 thế kỷ XX trở đi, khi nhiều người Mỹ đòi kiểm soát súng thì NRA đã từ vai trò câu lạc bộ những người yêu súng trở thành đoàn thể chính trị phản đối việc cấm súng.
Ngày nay NRA có 4,3 triệu hội viên và là đoàn thể có thế lực nhất nước. Họ đã chi 10 triệu USD cho cuộc tranh cử Tổng thống năm 2008. Tờ Washington Post cho biết trong lần bầu cử Quốc hội gần đây, 4/5 ứng viên do NRA ủng hộ đều trúng cử. Vì thế các chính khách rất ngại chống lại NRA. Năm ngoái, khi từ chối thảo luận với Tổng thống Obama về vấn đề kiểm soát súng, Phó Chủ tịch NRA là Wayne LaPierre nói: “Vì cớ gì mà tôi hoặc NRA lại có thể ngồi cùng với nhóm người bỏ cả đời họ để tìm cách hủy diệt Điều Bổ sung số II của Hiến pháp Mỹ nhỉ? »
Sau vụ xả súng ở Colorado, Steve Schmidt một chiến lược gia của đảng Cộng hòa nói tại chương trình Meet the Press của công ty NBC rằng « Mọi người sẽ không phản đối NRA đâu. Đó là nhóm lợi ích có quyền thế nhất ở Washington. » Cũng tại chương trình ấy, bà Carolyn McCarthy nghị sĩ đảng Dân chủ nói : « Rất nhiều chính khách hiểu rằng đấu tranh cứu tính mạng người dân là đúng. Nhưng bây giờ họ đã không còn thẳng lưng nữa. Ai cho họ tiền thì họ theo người ấy. » ; chống lại NRA sẽ cứu được tính mạng của người Mỹ. Nghị sĩ Cộng hòa Louie Gohmert lập luận : Nếu khán giả trong rạp chiếu bóng Century đêm 20/7 ấy có mang súng và bắn lại hung thủ thì có lẽ số thương vong sẽ bớt đi. Nhưng một cựu Cảnh sát trưởng lại phát biểu James Holmes toàn thân trang bị chống đạn, rất khó có thể bắn hạ được hắn.
Có điều kỳ quặc là sau thảm họa ấy, số người mua súng ở bang Colorado lập tức tăng vọt; những người mua nói bây giờ họ thấy cần có súng để tự vệ.
4. Sẽ là thiếu sót nếu nói nước Mỹ không thể cấm súng chỉ là do Hiến pháp Mỹ có Điều Bổ sung số II và do Hội Súng toàn quốc Mỹ NRA tích cực hoạt động chống cấm súng.
Thực ra ở đây còn có tác động của văn hóa bạo lực — một đặc điểm của nước Mỹ. Người Mỹ ưa phiêu lưu mạo hiểm, ưa thích những mẫu người dũng cảm, tài trí vượt trội, trong đó có tài bắn giết. Các siêu nhân như vậy trở thành mẫu người lý tưởng của giới trẻ. Bộ máy văn hóa khổng lồ của nước Mỹ, từ giới nhà văn cho tới giới điện ảnh, truyền thông hầu như tất cả đều cổ súy cho « típ » người như thế. Trước những vụ thảm sát hàng loạt xảy ra tại Mỹ, dư luận không thể không đặt câu hỏi liệu đây có phải là cái giá phải trả cho vô vàn tiểu thuyết, bộ phim và trò chơi máy tính đầy rẫy cảnh bạo lực hay không. Đúng là người Mỹ thích các tác phẩm văn hóa như vậy nhưng không thể nói là họ thích hành động bạo lực. Thực ra hầu hết họ yêu người yêu vật, yêu cộng đồng, yêu nước, yêu công bằng chính nghĩa. Các phim và trò chơi đều có kết thúc rất nhân văn ; những cảnh bạo lực hầu như chỉ để thu hút khán giả, để làm cho họ khoái trá trước tài tưởng tượng và dàn dựng của tác giả.
Nhưng không thể phủ nhận một sự thực là không ít thanh thiếu niên có tâm lý không vững vàng đã chịu ảnh hưởng sâu sắc từ nền văn hóa bạo lực ấy. Đa phần hung thủ trong các vụ thảm sát đều là thanh thiếu niên mê xem phim hoặc chơi game bạo lực. John Holmes nói với cảnh sát rằng hắn là Joker, kẻ thù của Người Dơi Batman ; Joker từng xông vào rạp hát, ném lựu đạn hơi cay, giết sạch người xem phim ; bây giờ Holmes cũng làm hệt như vậy. Nhân thân của Holmes không có gì đáng ngờ : tốt nghiệp đại học khoa Thần kinh học, không có tiền sử phạm tội và không có liên hệ với các nhóm khủng bố. Nhưng hắn mê chơi game bạo lực và có lẽ do chịu ảnh hưởng của phim Người Dơi đầy cảnh bạo lực, hắn đã mắc bệnh hoang tưởng, muốn trở thành nhân vật Joker.
Một nguyên nhân nữa làm giảm số người ủng hộ kiểm soát súng là do văn hóa chính trị ở Mỹ luôn có xu thế : quan điểm bảo vệ các quyền lợi cá nhân bao giờ cũng lấn át tiếng nói đòi nêu cao trách nhiệm xã hội. Xu thế này tồn tại đã lâu trong đời sống người Mỹ, nhưng từ các biến đổi xã hội hồi thập niện 60 trở đi lại càng mạnh lên, nó xóa nhòa sự bất đồng giữa hai phái tả và hữu. Trào lưu xã hội cổ súy công chúng ủng hộ hôn nhân đồng giới và hợp pháp hóa sử dụng ma túy cũng khuyến khích họ hiểu Điều Bổ sung số II của Hiến pháp Mỹ theo một nghĩa rộng hơn — ủng hộ tự do cá nhân. Dân Mỹ ưa tự do dân chủ vốn có xu hướng không tin vào kẻ cai trị, tức chính quyền ; họ luôn cho rằng từng cá nhân phải tự quyết định số phận mình là chính, chớ nên trông mong vào chính quyền, kể cả việc bảo vệ mạng sống của mình và gia đình.
Điểm chung của tất cả các vấn đề nói trên là chủ nghĩa cá nhân ở nước Mỹ vốn đã rất mạnh, nay lại ngày càng mạnh lên. Trong mọi cuộc tranh luận, quan điểm đề cao quyền lợi cá nhân đều lấn át các quan điểm đạo đức và chính trị. Những người chủ trương bảo lưu quyền sở hữu súng cổ súy cho quyền lợi của « các công dân tôn trọng pháp luật ». Điều đó chẳng khác gì đề xướng quyền tự do của « những người lớn tự giác tự nguyện » trong phong trào ủng hộ quyền của những người luyến ái đồng giới. Tổng thống Obama cũng ủng hộ quyền ấy.
Tóm lại, văn hóa bạo lực, văn hóa súng và văn hóa chủ nghĩa cá nhân đã trở thành các bộ phận trong nền văn hóa đa nguyên ở nước này. Như mọi người đều biết, cái gì đã trở thành văn hóa thì rất bền vững, khó thay đổi.
Từ các trình bày ở trên có thể thấy còn lâu nước Mỹ mới cấm được súng hoặc kiểm soát súng một cách nghiêm ngặt hơn. Đây là bi kịch của nền chính trị và văn hóa Mỹ./.