Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2012

Police Expose Crime Ring Dealing in Stolen Tide

By Pat Collins / Thursday, Jul 12, 2012 | Updated 8:56 PM EDT

Five nail technicians were arrested and charged with theft for allegedly exporting stolen Tide.

Police raided the Star Nails salon in Capitol Heights, Md., Thursday, busting what they say was a crime ring dealing in stolen Tide detergent and other items.
Five nail technicians were arrested and charged with theft. Investigators say the suspects knowingly bought stolen products and then resold them to people running stores in Vietnam.
The raid interrupted a number of women in the midst of getting manicures. A customer said the police came in and told everyone to get on the ground.
Investigators found piles of packaged razor blades, fragrances, and lots and lots of Tide in the back room. Police say the suspects were diluting the Tide with water to increase their profits.
In addition to the nail salon, police raided homes in Lanham and Alexandria, and searched three vehicles, where they uncovered more evidence.
The operation was conducted by a special unit of Prince George's County Police that focuses on organized retail crime.
Stolen Tide has been a hot commodity, but this appears to be the first time it's turned into an export business.
Since at least 2011, thieves have been loading up shopping carts with up to 20 bottles of Tide at a time, and just rolling out of the store without paying.
One Safeway reported losing $15,000 per month in stolen Tide last year. And in August 2011, a man was arrested at a Bowie Safeway with a car full of Tide and $96,000 in the bank.
The latest plot unraveled when undercover officers listened in on phone conversations in Vietnamese. "They would talk about selling to the 'store back home," said Julie Parker of Prince George's County Police.
Police say it's not over yet -- expect more investigations, more searches, and more arrests.

Thứ Năm, 19 tháng 7, 2012

Làm gì khi nhận giấy phạt speeding ticket?

Lời khuyên này được gửi đi từ một đại-diện công ty bảo hiểm State Farm đã về hưu.
Cách thức đã được thử và có công hiệu ở từng mỗi tiểu bang.

Khi bạn bị giấy phạt vì chạy quá tốc độ (Speeding Ticket) hoặc vượt đèn đỏ, hoặc nhiều trường hợp khác, bạn sẽ bị điểm xấu trên bằng lái và tiền bảo hiểm sẽ tăng lên;

ĐÂY LÀ PHƯƠNG PHÁP GIÚP BẠN KHÔNG-BỊ-ĐIỂM-XẤU:

Khi nhận được giấy phạt, hãy gửi ngay check để trả tiền phạt.
Thí dụ tiền phạt là $79.00, hãy viết và gửi đi $82.00, một số tiền nhỏ cao hơn giá phạt.
.
Hệ thống computer sẽ gửi lại bạn số tiền cách biệt bạn đã trả dư.

Tuy nhiên đây là cái mánh bạn phải theo:

ĐỪNG CASH TẤM CHECK REFUND NÀY!

Điểm xấu chỉ được đưa vào bằng lái khi những thủ tục trong hệ thống kế toán được hoàn tất.
Vì bạn không “Cash” tấm check này, cho nên thủ tục kế toán không được hoàn tất, trong khi hệ thống đã nhận được đủ tiền rồi, nó đã thỏa mãn, và không làm phiền gì bạn nữa, mà cũng không thêm điểm xấu vào bằng lái.

Tin tức này được tiết lộ từ một công ty ẩn danh đã trang bị cho hệ thống dữ kiện được dùng trong mỗi tiểu bang.

Wow! Hy vọng họ không đổi, vì chúng ta thật cần dài dài.


WHAT TO DO IF YOU GET A TRAFFIC TICKET

This advice was sent by a retired State Farm
agent! This system has been tried and it works in
every state.

If you get a speeding ticket or went through a
red light, or whatever the case may be, you're
going to get points on your license and a surcharge on your auto insurance.
This is a method to insure that you DO NOT get
the points. When you get your fine, send in a check to pay
for it. If the fine is $79.00 make the check out for
$82.00, some small amount over the fine. The system will then have
to send you back a check
for the difference. However, here is the trick:
DO NOT CASH THE REFUND CHECK! Throw it away!

Points are not assessed to your license until
all Financial Transactions are complete. If you do not cash
the check, then the transactions are NOT complete. The system
has received its money and is satisfied and will no longer bother you.

This information comes from an unmentionable
computer company that sets up the standard databases
used by every state.

Send this to everyone you know. You never know
when they may need a break.

Thứ Tư, 18 tháng 7, 2012

Án mạng tại khu Eden, Virginia: 2 người Việt thiệt mạng

 
Hà Giang/Người Việt

FALLS CHURCH, Virginia (NV) - Khuya Thứ Bảy vừa qua, một vụ nổ súng xảy ra trong bãi đậu xe của trung tâm thương mại Eden, thành phố Falls Church, Virginia, gây tử thương cho một người đàn ông Việt Nam.
Khu thương mại Eden. (Hình: AFP/Getty Images)

Trong khi đang điều tra sự việc, cảnh sát Falls Church khám phá thêm một người đàn ông khác, đã chết vì vết thương do chính mình tự bắn vào mình.

Theo tin của tờ Washington Post, thoạt đầu cảnh sát thông báo là họ đang điều tra “một vụ giết người rồi sau đó tự tử,” nhưng sau đó kết luận là chưa thể quyết đoán chắc chắn là người tự tử chính là kẻ sát nhân, mà phải chờ thêm kết quả giảo nghiệm.

Tiếp xúc với phóng viên nhật báo Người Việt, bà Susan Finarelli, phát ngôn nhân sở cảnh sát Falls Church cho biết một cảnh sát đi tuần ở gần, tạt xe vào trung tâm Eden Center sau vụ nổ súng thì thấy xác của nạn nhân nằm trên bãi đậu xe gần VIP Bistro, cách nhà hàng Việt Star khoảng 90 mét.

Cũng theo lời bà Finarelli, khi cảnh sát Falls Church kéo đến Eden Center để điều tra và truy lùng kẻ sát nhân, thì tìm thấy một người đàn ông khác ngồi chết ở ghế tài xế, do một vết thương tạo ra vì đạn bắn vào người. Cảnh sát tìm thấy trong xe có một khẩu súng, trông tương tự như khẩu súng đã dùng để bắn người ở bãi đậu xe khu VIP BISTRO.

“Chưa thể xác quyết 100% người chết trong xe là kẻ sát nhân, và chúng tôi cũng chưa có thêm tin gì mới, ngoài việc đang tiếp xúc với gia đình các nạn nhân và tiến hành điều tra.” Bà Finarelli nói.

Hiện cảnh sát chưa cho biết danh tánh của hai nạn nhân, tuy nhiên theo tờ Washington Post, một số nhân chứng có mặt tại hiện trường cho biết nạn nhân là ông Phan Tài, 51 tuổi, dân cư Annandale, Virginia. Ông Tài là một người chơi đàn bass guitar, làm việc bán thời gian tại nhà hàng Việt Star, đang cùng một đồng nghiệp chơi guitar khác tên là Hải Trần, trên đường đến nhà hàng cho kịp chương trình văn nghệ bắt đầu 10 giờ tối.

Ông Hải kể với tờ Washington Post rằng ông Tài lái xe vào đậu gần nhà hàng Việt Star, vào lúc 9:55PM, và khi bước ra khỏi ghế hành khách, ông nghe tiếng súng nổ.
“Tôi nghe hai tiếng súng, đoàng đoàng, cúi rạp người xuống, rồi sau đó không nghe thấy tiếng súng nào nữa. Sau khi tôi vào trong nhà hàng, thì hai người đàn ông khác bước vào nói có người đang đi lùng bắt Tài.”

Sự kiện súng nổ và hai người chết vừa qua, là một đòn giáng mạnh vào hình ảnh của trung tâm Eden Center, trung tâm thương mại sầm uất của người Mỹ gốc Việt quanh vùng Hoa Thịnh Ðốn, nơi khoảng 80 ngàn người Mỹ gốc Việt đến mua sắm, sinh hoạt và giải trí.

Theo nguồn tin của nhật báo Người Việt, gia đình người tự tử trong xe “có hoàn cảnh tài chánh rất khó khăn,” và đang được một thân hữu huy động sự trợ giúp từ bạn bè.
“Nạn nhân mới về Việt Nam cưới vợ cách đây hơn một năm, và khi trở qua Mỹ thì bị thất nghiệp dài hạn.”

Vẫn theo nguồn tin trên, hiện gia đình của nạn nhân “hết sức sửng sốt, không hiểu tại sao con mình tự tử, và cũng không muốn phát biểu gì”.

Trong khi đó, bà Finarelli bày tỏ với phóng viên Người Việt rằng sở cảnh sát Falls Church biết đây là một vụ án mà cộng đồng người Mỹ gốc Việt rất quan tâm, và hứa sẽ tiếp tục cập nhật khi có thông tin mới.
___
Liên lạc tác giả: hagiang@nguoi-viet.com

Nổ súng tại khu Eden-TB Virginia-Mỹ, hai người Việt thiệt mạng

Cảnh sát đang điều tra vụ nổ súng được cho là giết người rồi tự sát tại trung tâm mua sắm Eden của người Việt ở thành phố Falls Church, bang Virginia.
Một cửa hàng của người Việt tại trung tâm thương mại Eden. Ảnh: Fallschurch

Khoảng 22h ngày 14/7, cảnh sát Falls Church nhận được thông báo có vụ nổ súng tại trung tâm thương mại Eden của cộng đồng người Việt với một người đàn ông VN bị bắn. Theo thông tin của cảnh sát, người này tử vong ngay tại VIP BISTRO còn một người đàn ông khác được phát hiện chết ở gần đó.

Đến hôm qua, cảnh sát đã thông báo danh tính hai người thiệt mạng trong vụ việc. Người thứ nhất tên là Tài "Peter" Phan, 49 tuổi, một nhạc công guitar bass, là người bị bắn. Phan cố gắng bỏ chạy nhưng kẻ bắn súng tiếp tục nổ súng vào anh.

Khoảng một tiếng sau, các nhân chứng cho biết nhìn thấy một người đàn ông chết trong chiếc xe ô tô tại bãi đỗ xe. Cảnh sát xác nhận người này tên là The Vu, 39 tuổi, tử vong do một viên đạn bắn vào đầu, dường như là tự sát.

Cảnh sát nói Phan và Vu bị bắn bởi cùng một một loại vũ khí và đang xác minh xem có phải từ cùng một khẩu súng hay không. Các đặc điểm nhận dạng của Vu phù hợp với mô tả của các nhân chứng và hai người có quen biết nhau. Nhà chức trách đang tiếp tục điều tra nguyên nhân vụ việc.

Trách Nhiệm Khi Co-Sign Hồ Sơ Bảo Trợ Tài Chánh

Disclaimer: bài viết này chỉ cung cấp thông tin chung và không nhằm tư vấn cho một cá nhân nào. Mọi thắc mắc xin liên lạc luật sư Nguyễn Lê Thiên Trang tại (713)789-8010 hoặc email: Info@PhamNguyenLaw.com

Hầu hết trong những hồ sơ bảo lãnh thân nhân hoặc di dân theo diện việc làm sang Hoa Kỳ, một trong những điều kiện cần thiết đó là người bảo lãnh phải bảo trợ tài chánh để chứng minh rằng người được bảo lãnh sẽ không thành gánh nặng của xã hội khi di dân đến Hoa Kỳ. Thông thường, người làm đơn bảo trợ chứng minh rằng mình có đủ nguồn thu nhập và tài sản để bảo trợ cho người được bảo lãnh. Bộ đơn bảo trợ tài chánh là một khế ước giữa người ký giấy bảo trợ và chính quyền Hoa Kỳ. Trong nhiều trường hợp người bảo lãnh không đủ income, việc một người đứng ra "co-sign" (hay còn gọi là "Joint sponsor") là cần thiết.

Người ký đơn bảo trợ thông thường phải từ 18 tuổi trở lên và là công dân Mỹ hoặc thường trú nhân đang sinh sống tại Hoa Kỳ. Để hội đủ điều kiện, người bảo trợ phải chứng minh nguồn tài chánh (thu nhập, tài sản) phải ít nhất 125% Federal poverty guideline cho mỗi gia đình. Tùy theo tổng cộng thành viên trong mỗi gia đình, con số này thay đổi khác nhau (xem bản guideline dưới đây*). Số người trong mỗi gia đình bao gồm người bảo lãnh, vợ/chồng, con cái dưới 21 tuổi hoặc người được list là "dependent" trong hồ sơ khai thuế (ví dụ như bố mẹ, ông bà, cháu, v.v.), cùng với số người đươc bảo lãnh.

Luật Sư Nguyễn Lê Thiên Trang
Trong những trường hợp người bảo lãnh không đủ income, một người có thể đứng ra "co-sign" (hay còn gọi là "Joint sponsor"). Người "joint sponsor" này không nhất thiết phải có quan hệ bà con với người bảo lãnh hoặc người được bảo lãnh. Một điều đáng chú ý là, dù cho có người đứng ra "co-sign", người nộp đơn bảo lãnh vẫn phải chịu trách nhiệm về tài chánh song song với người joint sponsor. Theo bộ luật di dân và nhập tịch, trách nhiệm này sẽ tiếp tục kéo dài cho đến khi một trong bốn trường hợp sau đây xảy ra:

1) Người được bảo lãnh trở thành công dân Mỹ;

2) Người được bảo lãnh đã đi làm và đóng thuế đủ 40 quarters (thông thường tương đương với 10 năm làm việc tại Mỹ);

3) Người được bảo lãnh qua đời; hoặc

4) Người được bảo lãnh bị trục xuất ra khỏi Hoa Kỳ.

Trong những trường hợp người bảo lãnh ký hồ sơ bảo trợ, việc li dị không có nghĩa người bảo lãnh sẽ hết trách nhiệm với chính quyền Hoa Kỳ về vấn đề tài chánh. Như vậy, nếu người vợ/chồng cũ trở thành gánh nặng cho xã hội Mỹ, chính phủ có thể yêu cầu người bảo trợ bồi thường số tiền mà người được bảo lãnh đã nhận. Tương tự, trong những trường hợp người

được bảo lãnh đã li dị, người "joint sponsor" không thể "rút đơn" vì không còn muốn "giúp" nữa vì quý vị vẫn còn sự ràng buột với chính phủ Hoa Kỳ ngay từ khi ký bản "hợp đồng" bảo trợ tài chánh.

Trong những hồ sơ bảo lãnh mà chẳng may người bảo lãnh đã qua đời, một người khác có thể đứng ra bảo trợ về tài chánh thế (substitute sponsor). Người "bảo lãnh thế' phải có quan hệ với người được bảo lãnh như: vợ/chồng, bố/mẹ, bố mẹ vợ, bố mẹ chồng, anh chị em, con cái, anh rể, chị dâu, ông bà nội/ngoại, cháu nội/ ngoại, v.v...

Hồ sơ bảo trợ tài chánh bao gồm copy federal tax returns của 3 năm cuối, thơ xác nhận việc làm, bằng chứng tiền lương, giấy tờ chứng minh tài sản (nhà, xe, bank statements, đất đai.v.v.) và những giấy tờ khác như giấy quốc tịch/thẻ xanh, bằng lái xe, thẻ an ninh xã hội, v.v. Mội điều cũng không kém quan trọng là người đồng bảo trợ có trách nhiệm thong báo với sở Di Trú nếu có sự thay đổi chổ ở để tránh bị phạt về vấn đề dân sự.

Khi đứng ra giúp đỡ cho bạn bè hoặc người thân, quý vị nên cân nhắc vì ngoài việc những thông tin cá nhân (ngày sanh, số an ninh xã hội và những thông tin cá nhân khác) bị tiết lộ, trách nhiệm của người bảo trợ có thể kéo dài ít nhất từ 3-10 năm, chưa kể có lúc phải bị "bồi thường" lại cho chính phủ Hoa Kỳ những lợi ích mà người đươc bảo lãnh đã nhận đươc từ trợ cấp xã hội.

Dĩ nhiên, những ai may mắn được đến Hoa Kỳ trước và có nguồn thu nhập ổn định cũng nên trợ giúp cho những người kém may mắn hơn mình. Việc quyết định đứng ra bảo trợ, hay đồng bảo trợ, cần sự cân nhắc giữa quan hệ của quý vị và "uy tín", cùng với niềm tin trước khi ký tên vào bản "hợp đồng" này, vì "bút sa là...gà chết", bạn nhé!

*2012 HHS Poverty Guidelines

Số người trong gia đình 125% of HHS Poverty Guidelines
(thu nhập của người bảo trợ phải ít nhất là)
2 $18,912.00
3 $23,862.00
4 $28,812.00
5 $33,762.00
6 $38,712.00
7 $43,662.00
8 $48,612.00 (Cộng thêm $4,950 cho mỗi người).

Thứ Hai, 16 tháng 7, 2012

Maryland man wanted in double shooting at nail salon

Published July 15, 2012
Associated Press

ELLICOTT CITY, Md. – Howard County police are searching for a Beltsville man accused of shooting his estranged girlfriend and another man at an Ellicott City nail salon.

Thirty-five-year-old Tuan Minh Pham has been charged in a warrant with multiple counts of attempted murder, assault and gun offenses.

Police say the female victim, 34-year-old Lan Phan of Silver Spring, had an active protective order against Pham.

Police say Pham arrived at the Nail and Hair Care Spa Saturday evening and got into a fight with 40-year-old Phuong Thanh Do, a friend of Phan's from Florida. Police say Pham shot Do and chased him into the salon, where he then shot Phan before fleeting.

Police say Do and Phan remained in critical condition Sunday.

Two Dead in Eden Center Shooting

By FCNP.com /
Sunday, July 15 2012 09:06:17 AM

Two men are dead after a shooting Saturday night at Falls Church's Eden Center.
One male (named Ta`i Tra('ng-a guitar bass player) was pronounced dead when paramedics arrived on scene, and a second man was pronounced dead by a self-inflicted gunshot wound, according to a City of Falls Church news release.

The Eden Center is a Vietnamese shopping center located on the 6700 block of Wilson Blvd.
The City of Falls Church Police Department is still investigating the shooting, and asks that those with information about the incident call City Police at 703-248-5053.

Thứ Ba, 10 tháng 7, 2012

Obamacare: Lắt Léo Của Thể Chế Dân Chủ

Tác giả : Vũ Linh
...đánh thuế 100% hay tịch thu hết tài sản của các triệu phú Mỹ, cũng vẫn không đủ...

Quyết định của Tối Cao Pháp Viện (TCPV) về luật Cải Tổ Y Tế (CTYT) là một quyết định “để đời” chẳng những vì đã duy trì một bộ luật có tính “để đời” của TT Obama, mà cũng vì đã đưa ra ánh sáng những cái oái ăm của chính trị Mỹ. Ở đây, có khá nhiều vấn đề mà nếu lạc quan, ta có thể gọi là lý thú, nhưng nếu bi quan thì ta phải coi như tiêu biểu cho mặt trái không mấy hoàn hảo của dân chủ “Made in America”.

VẤN ĐỀ HỢP HIẾN

Trước hết, hãy nhìn vào quyết định của TCPV. Quyết định này hoàn toàn bất ngờ, không ai có thể biết trước được. Dĩ nhiên nhiều người từ trước đến giờ vẫn lớn tiếng quả quyết “TCPV không thể nào thu hồi luật CTYT được”, mặc dù những người này cũng là những người có khi luật lưu thông cũng chưa hiểu rõ chứ đừng nói đến luật Hiến Pháp.

Đại cương, vấn đề được đưa ra trước TCPV vì 26 thống đốc theo khuynh hướng bảo thủ Cộng Hòa cho rằng luật CTYT khi áp đặt việc phải mua bảo hiểm sức khỏe lên tất cả mọi công dân trên toàn 50 tiểu bang nếu không sẽ bị phạt, là một lạm quyền của chính quyền liên bang. Chính quyền Obama lập luận việc mua bán bảo hiểm là một giao dịch thương mại, do đó, thuộc phạm vi luật Thương Mại Liên Tiểu Bang và người dân khi vi phạm luật này, có thể bị phạt. Các thống đốc cho rằng quốc hội không thể bắt buộc người dân tham gia vào một sinh hoạt thương mại, đóng tiền phạt nếu không tham gia vào giao dịch đó. Nói nôm na ra, họ cho rằng quốc hội không có quyền lôi người dân ra khỏi nhà, bắt họ phải ra đường, để rồi phạt họ nếu họ ngồi trong nhà không chịu ra đường.

Lý luận của khối bảo thủ là loại lý luận bất cứ người dân bình thường nào trong một xứ tự do cũng có thể hiểu và chấp nhận được, trong khi lập luận của chính quyền Obama có tính cưỡng chế theo mô thức thường thấy trong mấy xứ độc tài XHCN. Hiển nhiên là chính quyền đã với tay ra quá xa, vi phạm những bảo đảm về tự do cá nhân cũng như quyền hành giới hạn của liên bang so với quyền hạn của tiểu bang.

Cuối cùng, TCPV chấp nhận luật CTYT. Mà chấp nhận bằng một lý luận hết sức lắt léo, không thuyết phục được các chuyên gia về luật Hiến Pháp.

Theo các thẩm phán bảo thủ, luật CTYT nếu chiếu theo luật Thương Mại Liên Tiểu Bang như chính quyền Obama viện dẫn, đúng là vi phạm Hiến Pháp như các thống đốc khiếu nại. Chủ Tịch TCPV, thẩm phán John Roberts đồng ý với khối thẩm phán bảo thủ ở điểm này, đưa đến biểu quyết với số phiếu 5/4 chống luật CTYT. Nếu như ngừng tại đây, thì có nghiã là luật CTYT sẽ phải bị thu hồi như mọi người đã nghĩ.

Nhưng ông Roberts quyết định đi xa hơn một bước. Ông cho rằng dù vậy thì luật CTYT vẫn có thể duy trì mà không cần thu hồi vì dưới một góc cạnh khác, luật này hoàn toàn hợp Hiến. Lần này, ông Roberts nhẩy qua phe các thẩm phán cấp tiến và biểu quyết cũng với số phiếu 5/4, việc nộp tiền phạt nếu không mua bảo hiểm là một hình thức đóng thuế, và như vậy thì hoàn toàn nằm trong thẩm quyền của quốc hội liên bang, vì quốc hội đó có quyền ra luật thuế và áp đặt lên tất cả công dân trên 50 tiểu bang.

Cái oái ăm là đây chính là lập luận ngay từ đầu của đảng Cộng Hoà khi họ tố cáo bắt nộp phạt là một hình thức đánh thuế dân. TT Obama và khối cấp tiến bác bỏ lý luận này một cách mạnh mẽ, nhấn mạnh đây không phải là thuế gì hết mà là một hình thức phạt (penalty). Bây giờ ông Roberts khẳng định đúng là thuế như phe Cộng Hòa đã chỉ trích. Nhưng chính tại vì là thuế nên luật này trở thành hợp Hiến, có thể được áp dụng.

Nhiều người trong phe bảo thủ đã cho rằng ông Roberts “xé rào” biểu quyết cùng khối cấp tiến vì đã khuất phục trước áp lực chính trị của TT Obama khi tổng thống đã đe dọa nếu TCPV thu hồi luật, ông sẽ mang vấn đề TCPV phe đảng để hạ uy tín TCPV. Ông Roberts đã vặn vẹo luật để tìm cách cho thông qua luật của TT Obama. Nhiều người khác thuộc phe cấp tiến thì cho rằng ông Roberts đã sáng suốt nhìn thấy một khiá cạnh phức tạp của luật Hiến Pháp. Chúng ta không phải là luật gia nên không có khả năng bàn luận về lập luận của ông Roberts. Bỏ qua một bên sự tranh cãi này, ta sẽ thấy cái oái ăm của chính trị Mỹ.

Kết quả cuối cùng, TT Obama hoan hô quyết định “hợp Hiến" của TCPV nhưng vẫn cãi không phải là thuế. Một mâu thuẫn vĩ đại. Phe Cộng Hoà đả kích quyết định của TCPV nhưng lại hô hoán đúng là thuế. Một mâu thuẫn không kém vĩ đại. Cái tài “xuất chúng” của ông thẩm phán Roberts là cài cả hai bên vào thế ... há miệng mắc quai. Bên Dân Chủ nếu cứ khẳng định tiền phạt không phải là thuế thì sẽ làm mất lý do tồn tại của luật CTYT; trong khi bên Cộng Hoà nếu khăng khăng cho đây là thuế thì phải chấp nhận tính hợp Hiến của luật CTYT. Đưa đến tình trạng cả hai bên đều muốn cho câu chuyện trôi qua, chuyện CTYT không còn là đề tài số một của cuộc tranh cử nữa. Tình trạng này có lợi cho TT Obama khi đa số dân Mỹ vẫn chống luật này, nhưng lại có lợi cho TĐ Romney hơn khi ông bớt phải bối rối giải thích tại sao ông lại chống luật cải tổ mà chính ông đã là cha đẻ, cho dù Romneycare không hoàn toàn giống Obamacare.

Quyết định của ông bảo thủ Roberts chẳng những đi ngược lại quan điểm bảo thủ trong vấn đề CTYT, mà quan trọng hơn nữa, ông đã lập ra một tiền lệ cho chính quyền liên bang. Lấy ví dụ nếu chính quyền liên bang muốn cả nước ăn cải xanh, chỉ cần ra luật ai không ăn cải xanh sẽ phải nộp phạt. Thế là tiền phạt trở thành thuế mà quốc hội có thể áp đặt được. Và cả nước phải ăn cải xanh. Và đây là điều khối bảo thủ lo sợ nhất.

BẮT BUỘC MUA BẢO HIỂM

Mấu chốt trong quyết định của TCPV là điều khoản áp đặt mọi người phải mua bảo hiểm (individual mandate). Ở đây, ta sẽ thấy một ngược ngạo nữa của chính trị Mỹ.

Những năm 2007-08, bà Hillary Clinton tranh cử tổng thống với đề nghị cải tổ hệ thống y tế, bắt buộc tất cả mọi người đều phải mua bảo hiểm. Bà đã từng giúp TT Clinton làm chuyện này năm 1993 nhưng thất bại vì không được hậu thuẫn ngay trong đảng Dân Chủ. Ứng viên Barack Obama kịch liệt chống đối và tố cáo đề nghị này là quá thiên tả (leftist), sẽ đưa đến tình trạng cưỡng bách tất cả mọi người phải mua bảo hiểm, là không hợp với những giá trị văn hoá Mỹ, lấy đi quyền tự do quyết định của mỗi người, và sẽ gia tăng chi phí y tế cho tất cả. Ý định của ứng viên Obama rõ ràng là muốn đưa ra một quan điểm ôn hoà để lấy phiếu của khối cử tri Dân Chủ ôn hòa đồng thời chụp cái mũ thiên tả cực đoan lên đầu bà Hillary. Bây giờ chính TT Obama lại là người chủ trương và làm đúng những gì bà Hillary đề nghị.

Trong khi đó, TĐ Romney, là người khai sanh ra mô thức bắt buộc mọi người phải mua bảo hiểm nếu không sẽ bị phạt khi ông ra luật CTYT của tiểu bang Massachusetts. Khi đó ông cũng bị chỉ trích là đã khai sanh ra một loại thuế mới, và ông đã khẳng định đó là tiền phạt chứ không phải thuế, y như TT Obama hiện nay đang xác định. Bây giờ TT Obama áp dụng mô thức bắt buộc mọi người mua bảo hiểm nếu không sẽ bị phạt, tức là áp dụng mô thức Romney, nhưng TĐ Romney lại là người nặng nề chỉ trích TT Obama và quả quyết sẽ hủy bỏ điều luật này nếu ông đắc cử tổng thống. TĐ Romney bây giờ cũng lại khẳng định tiền phạt chính là thuế.

TĐ Romney ủng hộ chuyện áp đặt mua bảo hiểm khi là thống đốc của tiểu bang cấp tiến nhất Mỹ, bây giờ ra tranh cử trong một đảng bảo thủ, bắt buộc phải đổi lập trường. Vì chuyện này, TĐ Romney bị TT Obama đả kích là “chao đảo” (flip-flop) không có lập trường nhất định. Nhưng chính TT Obama cũng chao đảo không thua gì. Ứng viên Obama chống chuyện áp đặt mua bảo hiểm để đánh bà Hillary lấy phiếu của khối ôn hòa. Thắng cử rồi, ông thay đổi ngay quan điểm, cổ võ cho việc áp đặt mua bảo hiểm để giữ phiếu của khối cử tri cấp tiến.

Nhìn vào những chuyện sàng xê này, người ta chỉ có thể nhận định chính trị coi dzậy mà chẳng bao giờ là dzậy. Quan điểm của các chính khách có thể thay đổi như chong chóng tùy theo nhu cầu chính trị mà vẫn chẳng sao vì họ đều có sẵn những cách giải thích, phân trần, trong khi các cử tri “đệ tử” của họ đều nhắm mắt hò hét theo. Chúng ta càng nghiến răng nghiến lợi sống chết cho một chính khách thì lại càng chứng tỏ mình đã bị vào xiếc của họ, hay đã trở thành con rối cho tham vọng cá nhân của họ.

CẢI TỔ Y TẾ GIÚP NGƯỜI NGHÈO

Đây chính là lập luận “câu phiếu” của TT Obama. Ông quảng bá cải tổ của ông sẽ giúp những người nghèo vì sẽ cho họ cơ hội được bảo hiểm y tế, đồng thời cũng sẽ giảm chi phí các dịch vụ y tế như tiền nhà thương, bác sĩ, thuốc men... Đối với những người nghèo thì cải tổ của ông sẽ khiến Nhà Nước giúp đỡ họ nhiều hơn, như trợ cấp tiền mua bảo hiểm, tăng tiền medicare và medicaid...

Sự thật đây vẫn chỉ là một lời hứa của một chính khách, không hơn không kém.

Với ba chục triệu người được bảo hiểm y tế, trong đó có nhiều người bị bệnh nặng mà tiền chữa trị rất cao tại xứ Mỹ này, gánh nặng chi tiêu của các hãng bảo hiểm bắt buộc phải tăng rất cao, chắc chắn như hết ban đêm thì mặt trời sẽ mọc. Vì cách biệt cung cầu, tiền nhà thương, tiền bác sĩ, tiền thuốc cũng sẽ phải tăng. Mặt khác, gánh nặng trợ cấp của Nhà Nước sẽ tăng, để rồi trước sau gì Nha Nước cũng bắt buộc phải tìm cách bù đắp, hoặc là bằng cách tăng thuế, hoặc là bằng cách cắt chi tiêu tức là cắt trợ cấp.

Trong tình trạng đó thì câu hỏi đặt ra là ai sẽ là thành phần nạn nhân của sự tăng giá? Nhà Nước Obama khẳng định phí tổn của cải tổ y tế sẽ do giới nhà giàu gánh chịu qua việc tăng thuế họ. Nếu có vị độc giả nào đồng ý thì vị độc giả đó có lẽ đang ngủ mơ. Vẫn tưởng tăng thuế nhà giàu là phép màu có thể giải quyết được tất cả những vấn đề trên cõi đời ô trọc này, từ khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp, thâm thủng ngân sách, công nợ chồng chất, chi phí y tế, quốc phòng, giáo dục, ... Cứ tăng thuế nhà giàu là có tiền làm đủ mọi chuyện. Thực tế, với những chi tiêu theo mô thức Obama thì có đánh thuế 100% hay tịch thu hết tài sản của các triệu phú Mỹ, cũng vẫn không đủ.

Mấy ông bà nhà giàu luôn luôn dư thừa tiền bạc để mua bảo hiểm tốt nhất, đi nhà thương sang trọng nhất, kiếm bác sĩ chuyên môn giỏi nhất, và mua đủ loại thuốc hữu hiệu nhất, bất kể có luật cải tổ hay không. Luật CTYT chẳng có ảnh hưởng gì đến lối sống của họ hết. Chi phí y tế nói chung có tăng thì cũng chỉ là... muỗi đốt gỗ đối với họ. Vấn đề nữa là mấy ông bà nhà giàu không ngớ ngẩn ngồi chờ Nhà Nước đến tịch thu tài sản của họ. Họ dư tiền bạc để thuê chuyên gia giúp họ trốn thuế qua các kẽ hở của luật lệ, hay qua sự thông đồng với các chính khách hay công chức tham ô. Cùng lắm thì họ mang tiền và doanh nghiệp ra ngoài nước.

Ngược lại, luật cải tổ y tế sẽ ảnh hưởng mạnh nhất trên khối trung lưu, là khối lừng chừng ở giữa, không dư tiền như các nhà giàu để có thể gánh chịu những tăng giá trong dịch vụ y tế, không có khả năng lách thuế, nhưng cũng không đủ nghèo để được Nhà Nước chu cấp.

Giới nhà nghèo cũng không thoát. Ta chỉ cần làm tính cộng trừ nhân chia sơ đẳng cũng thấy phần trợ cấp medicare và medicaid của mỗi người sẽ giảm mạnh trong mười năm tới, hay xa hơn nữa nếu Nhà Nước không có giải pháp nào để lật ngược tình thế. Trong tương lai, những người phải xếp hàng hàng giờ, hàng ngày, hay hàng tháng để được phục vụ cũng sẽ là dân nghèo và trung lưu, chứ không có ông bà triệu phú nào phải xếp hàng chờ bác sĩ hay chờ đi mổ.

Nói trắng ra, luật CTYT có cái giá phải trả. Những nhà giàu sẽ chẳng bị ảnh hưởng gì hết. Nhưng giới trung lưu và giới nhà nghèo chính là những khối chịu gánh nặng nhiều nhất. Những lời quảng bá đẹp đẽ của TT Obama và phe cấp tiến, phụ họa bởi truyền thông dòng chính, chỉ là nói ra một nửa sự thật. Nói như một ông chính khách Tây, một nửa ổ bánh mì vẫn là bánh mì, một nửa sự thật không còn là sự thật nữa.

Trước TT Obama, đã có nhiều tổng thống muốn cải tổ y tế toàn diện, gần đây nhất là TT Clinton, nhưng không ai làm vì cái giá phải trả quá lớn. Chỉ có TT Obama là người quyết tâm thực hiện bảo hiểm toàn dân bất chấp cái giá phải trả. Đúng hay sai là chuyện lịch sử sẽ phán xét.

Trong một thế giới hoàn hảo, cải tổ y tế như TT Obama đã làm là chuyện cần thiết vì đó là chuyện nhân đạo giúp cho xã hội bớt mâu thuẫn và xung đột, nhưng các chính khách cũng cần đủ can đảm và lương thiện để nói cho dân biết cái giá phải trả, bao nhiêu, và ai sẽ trả. Đúng như người Mỹ vẫn nói, không có bữa cơm nào miễn phi hết (theres no free lunch). Nhưng làm như vậy thì dĩ nhiên mấy chính khách đó sẽ sớm về vườn ngay trong kỳ bầu cử tới. Mặt trái của dân chủ Mỹ chính là nó chỉ khuyến khích các chính khách hứa cuội, nói láo, và các cử tri trở nên dễ tin, sống trong hy vọng hão huyền của các lời hứa. (8-7-12)

Vũ Linh

Ghi chú: Để làm sáng tỏ một phản biện của một độc giả, luật CTYT không phải chỉ ảnh hưởng lên các công ty với dưới 50 nhân viên, mà sẽ tác động trên tất cả mọi công ty. Ngay cả các công ty lớn, đặc biệt trong ngành bán lẻ (Walmart, Target, Sears…) sẽ tìm mọi cách tránh né luật, sẽ giới hạn việc thuê nhân viên, đặc biệt bằng cách chỉ thuê nhân viên làm bán thời, dưới số giờ tối thiểu để khỏi phải trả tiền bảo hiểm và để trả lương tối thiểu. Nói chung luật CTYT không phải là nguyên nhân gây trì trệ kinh tế, nhưng sẽ có tác dụng kéo dài trì trệ, vì sẽ kéo dài nạn thất nghiệp, nhất là trong khối dân nghèo.

Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2012

Luật Cải Tổ Y Tế: Hợp Hiến

Vũ Linh
...bảo hiểm cho 30 triệu người hiện không có bảo hiểm... xẩy ra tình trạng thiếu nhà thương, thiếu bác sĩ, thiếu thuốc...
Bộ luật quan trọng nhất TT Obama đã cho ra đời là luật Cải Tổ Y Tế. Ông đã dành phần lớn thời giờ, công sức, tiền bạc, và nhất là vốn liếng chính trị của ông trong nhiệm kỳ đầu để thông qua luật này, bất chấp những ý kiến chống đối cho rằng thời điểm đó chưa phải là lúc lo vấn đề dài hạn là cải tổ chế độ y tế, mà phải là lúc lo giải quyết khủng hoảng kinh tế cùng với vấn nạn thất nghiệp.

Dưới một khiá cạnh, cố gắng của TT Obama hoàn toàn có thể hiểu được. Không ai chối cãi y tế Mỹ có vấn đề và cần phải được cải tổ. Đây là sự thật tất cả mọi người đều đồng ý, bất kể bảo thủ hay cấp tiến, Cộng Hòa hay Dân Chủ. Từ nửa thế kỷ nay, tổng thống hay quốc hội nào,  dù Cộng Hoà hay Dân Chủ, cũng muốn sửa đổi. Nhưng chưa một ai làm được gì nhiều, mà chỉ cải tổ từng bước nhỏ. TT Obama, với tham vọng cực lớn, đã muốn “làm chuyện để đời” dựa trên cái vốn liếng chính trị vĩ đại mà dân Mỹ đã cho ông khi bầu ông với số phiếu nhiều nhất lịch sử Mỹ, cũng như đã cho đảng Dân Chủ đa số tuyệt đối tại cả hai viện quốc hội. Cơ hội ngàn vàng ông không thể bỏ qua. Cải tổ y tế là chuyện để đời cần phải làm ngay khi có cơ hội, trong khi thất nghiệp là chuyện nhất thời theo chu kỳ kinh tế, trước sau gì vài năm nữa cũng sẽ hết. Và ông đã thành công, thông qua được bộ luật dày gần 3.000 trang với hơn 470 điều khoản.

Sự thành công này, TT Obama đã phải trả một giá thật đắt. Đây là bộ luật lớn tạo tranh cãi nhiều nhất lịch sử Mỹ. Bộ luật được quốc hội thông qua tuyệt đối theo lằn ranh đảng phái, phản bác ngay chủ trương đại đoàn kết mà TT Obama hô hào khi còn tranh cử. Cũng là bộ luật bị chống đối nhiều nhất khi 60% quần chúng muốn thu hồi một phần hay trọn vẹn bộ luật này. Vì bỏ hết công sức vào luật này, nênTT Obama đã không đặt ưu tiên vào chuyện giải quyết khủng hoảng kinh tế, đưa đến tình trạng kinh tế vẫn èo uột trong gần hết nhiệm kỳ đầu của ông. Tùy cách nhìn của thiên hạ, luật này đã trở nên thành quả vĩ đại nhất hay thảm họa lớn nhất TT Obama để lại cho hậu thế.

Một cách tổng quát, luật mới dựa trên năm điểm chính:
- Tất cả mọi người đều bắt buộc phải mua bảo hiểm y tế, nếu không sẽ bị phạt tiền khá nặng.
- Nhà Nước sẽ trợ cấp tiền mua bảo hiểm cho những người không có lợi tức hay lợi tức thấp.
- Tất cả các công ty có 50 nhân viên trở lên đều phải mua bảo hiểm tập thể chonhân viên.
- Hãng bảo hiểm bắt buộc phải chấp nhận khách hàng, dù người đó đang có bệnh nặng,mà không được tính bảo phí cao hơn.
- Bảo hiểm của cha mẹ phải bao gồm luôn tất cả con cái tới 26 tuổi còn đang sống chung.
.Theo TT Obama, với luật này, chẳng những tất cả mọi người đều có an toàn y tế,mà chi phí bảo hiểm và dịch vụ y tế cũng sẽ giảm toàn diện, tức là có lợi trên phương diện xã hội và kinh tế luôn. Thực tế, tất cả những điều trên đều tốt trên khiá cạnh nhân đạo và xã hội, nhưng ảnh hưởng kinh tế lại rất tai hại.
Phiá Cộng Hoà còn một lo ngại nữa. Hai mươi sáu thống đốc Cộng Hòa truy tố luật Cải Tổ Y Tế ra tòa vì vi phạm Hiến Pháp, đi quá thẩm quyền của chính quyền liênbang khi áp đặt luật lên cả nước. Các tòa dưới đã có những quyết định không thuần nhất, chỗ thì đồng ý với các thống đốc, chỗ thì chấp nhận luật. Đi đến Tối CaoPháp Viện (TCPV). Để rồi TCPV ngày 28/6 đưa ra quyết định tối hậu: luật Cải Tổ Y Tế không vi phạm Hiến Pháp. TCPV dĩ nhiên không nhận định vấn đề cải tổ tốt hay xấu, có lợi hay hại, ở điểm nào, mà chỉ cứu xét tính hợp hiến hay không thôi. Trừ phi luật này bị khối bảo thủ thu hồi lại bằng cách nào đó, còn khôngthì TT Obama đã thành công để lại cho hậu thế một bộ luật “để đời” với nhữngthay đổi vĩ đại trong hệ thống y tế Mỹ.

Đây là lần thứ hai trong một tuần mà TT Obama đã đạt được thắng lợi lớn tại TCPV. Hai ngày nắng liền sau cơn mưa ngâu kéo dài hai tháng trời.

Đầu tuần, TCPV cũng đã biểu quyết về một vấn đề quan trọng khác, luật Di Trú của tiểu bang Arizona. TT Obama truy tố bộ luật này ra tòa vì cho rằng luật này đã đi quá quyền hạn của tiểu bang. TCPV đã đồng ý với TT Obama, vấn đề di dân thuộc thẩm quyền chính phủ liên bang, chứ tiểu bang không có quyền gì.

Cả hai thắng lợi này đều là những bất ngờ khi truyền thông đều nhất loạt tiên đoán TCPV sẽ có quyết định bất lợi cho TT Obama.

Quyết định về luật Cải Tổ Y Tế đã nổi bật vì có tới hai điểm bất ngờ.
1. TCPV từ mấy thập niên qua đã khá cân bằng về khuynh hướng chính trị: bốn thẩm phán cấp tiến chủ trương nới rộng quyền hạn liên bang, bốn thẩm phán bảo thủ chủtrương bảo vệ quyền lợi của tiểu bang, và một trung dung, lập trường có thể tả hay hữu, không nhất định, là thẩm phán Anthony Kennedy, là người bảo thủ, bổ nhiệm bởi TT Reagan. Ông này thường là tiếng nói quyết định. Trong hai cuộc chất vấn về luật Di Trú và luật Cải Tổ Y Tế, ông Kennedy đã đặt những câu hỏi hóc búa nhất, khiến các chuyên gia đoán ông sẽ biểu quyết theo khối bảo thủ, tức làsẽ bất lợi cho TT Obama. Cuối cùng thì truyền thông đã tiên đoán đúng một phần:trong cả hai quyết định, ông Kennedy biểu quyết theo khối bảo thủ thật. Nhưngđiều truyền thông không tiên đoán được là trong cả hai trường hợp, Chủ Tịch TCPV (Chief Justice), ông bảo thủ John Roberts do TT Bush con bổ nhiệm lại là người “xé rào”, bầu theo bên cấp tiến (liberal), đưa đến chiến thắng cho TT Obama. Lý do về sự xé rào của ông Roberts sẽ đi vào lịch sử như một trong những bí mật quan trọng mà không ai có lời giải thích thỏa đáng.
2. Thẩm phán Roberts giải thích quyết định của khối đa số trong TCPV: việc bắt mọi người mua bảo hiểm y tế, nếu không mua sẽ bị phạt, không phải là một giao dịch thương mại liên tiểu bang bị chi phối bởi luật Thương Mại Liên Tiểu Bang (Inter-State Commerce Law), như chính quyền Obama khẳng định. Nếu thật sự là một giao dịch thương mại thì luật Cải Tổ Y Tế đã vi phạm Hiến Pháp như các thống đốc Cộng Hoà khiếu nại. Theo ông Roberts với sự đồng ý của các thẩm phán cấp tiến,bắt buộc mua bảo hiểm và phạt tiền thật sự là một loại thuế đánh trên người dân, và do đó hợp Hiến vì quốc hội có quyền ra luật bắt dân đóng thuế.

Kèm theo quyết định trên, TCPV cũng đã bác điều khoản cho phép chính quyền liênbang cắt trợ cấp medicaid cho các tiểu bang nào không chấp hành luật mới. TCPVnhư vậy đã quyết định giới hạn quyền hạn của liên bang, sẽ được khối bảo thủhoan nghênh và sẽ có hậu quả rất lớn trong vấn đề phân ranh quyền hạn liên bangvà tiểu bang trong tương lai.

Quyết định của ông Roberts đã được truyền thông bàn luận rất nhiều, với phe bảo thủ cho rằng ông đã có những tính toán chính trị, muốn bảo đảm TCPV không bị mang tiếng phe đảng để giữ uy tín cho TCPV và cho cá nhân ông, trong khi phe cấp tiến –kể cả TT Obama- trước đây sỉ vả ông phe đảng thì bây giờ ca tụng ông là Bao Công tái thế. Ông đã tìm được giải pháp không ai nghĩ đến để vừa giới hạnquyền hành của chính quyền liên bang để thoả mãn khối bảo thủ, vừa không phảithu hồi luật Cải Tổ Y Tế để thoả mãn khối cấp tiến.
Đáng chú ý là vấn đề “thuế”. Ở đây, ông Roberts chỉ nhìn vấn đề hợp Hiến hay không, chứ không quan tâm đến các hậu quả kinh tế. Thẩm phán Roberts đã viết rấtrõ, TT Obama do dân chúng bầu lên và trao cho quyền quyết định chính sách, TCPV không có trách nhiệm bảo vệ dân chúng chống những hậu quả của sự lựa chọn chínhtrị của họ.
Ngay từ đầu, phe bảo thủ Cộng Hoà đã khẳng định như TCPV phán quyết, việc bắt mua bảo hiểm và đóng tiền phạt là một hình thức thuế. Tiền phạt là tiền đóngcho Nhà Nước để Nhà Nước có phương tiện cung cấp dịch vụ y tế cho mọi người. Đó là thuế, cũng không khác gì thuế lợi tức, thuế nhà, thuế rác… Nhưng TT Obama đã khẳng định đây không phải là thuế. Bây giờ thì TCPV xác nhận dựa theo địnhnghiã của Hiến Pháp, đây chính là một hình thức “thuế”. Một là TT Obama đã không nói thật với dân, tăng thuế mà không chịu nhận là tăng thuế, hai là ônglà một luật sư giảng dậy về luật Hiến Pháp (Constitutional Law) mà không biết gì về luật này.

Điều tai hại cho TT Obama là ông đã từng cam kết chỉ tăng thuế nhà giàu, mà bâygiờ, qua luật Cải Tổ Y Tế, ông đã tăng thuế, mà tăng rất mạnh, trên những người nghèo nhất. Đối với các đại gia thì chuyện mua bảo hiểm là chuyện nhỏ, nhưng đối với dân nghèo, mua bảo hiểm, nhất là trong những ngày tháng tới khi các hãng bảo hiểm bị bắt buộc phải tăng bảo phí, là một xa xi phẩm mà nhiều người không gánh chịu nổi. Bây giờ thì theo luật, họ bị bắt buộc phải đóng thuế cho Nhà Nước Obama nếu không mua bảo hiểm.
Quyết định của TCPV là một chiến thắng lớn của TT Obama, nhưng chỉ giải quyết được một vấn đề: đó là tính hợp hiến thôi. Còn những hậu quả kinh tế xã hội của luật cải tổ y tế vẫn không có gì thay đổi.
Ngay từ đầu, luật Cải Tổ Y tế, gọi là Obamacare, đã bị chống đối vì nhiều lý do quan trọng:
1. Bắt các hãng bảo hiểm phải nhận tất cả mọi người dù đã có bệnh nặng từ trước,và không được tính bội phí đối với những người có bệnh này, sẽ đưa đến tình trạngchi phí quá lớn cho các hãng bảo hiểm, và họ sẽ phải tăng phí bảo hiểm đồng loạtcho tất cả mọi người, kể cả những người không có bệnh. Chi phí này sẽ trở thànhquá lớn, nhất là cho giới trẻ là giới vẫn cho rằng mình không có nhu cầu bảo hiểm,và mua bảo hiểm chỉ là hành động bỏ tiền mua một món hàng cho người khác xài–các người già có bệnh-. Giới này thà chấp nhận đóng thuế phạt chứ không mua bảo hiểm. Kết quả là vẫn sẽ có một số lớn dân không có bảo hiểm.
2. Nhận tất cả những người có bệnh nặng từ trước và cung cấp bảo hiểm cho 30 triệu người hiện không có bảo hiểm sẽ đưa đến tình trạng mức cầu tăng nhanh quámức cung, sẽ xẩy ra tình trạng thiếu nhà thương, thiếu bác sĩ, thiếu thuốc chotất cả mọi người. Mà thiếu có nghiã là phẩm chất dịch vụ y tế sẽ suy giảm,trong khi giá cả lại tăng theo đúng luật kinh tế thị trường. Tức là tiền bảo hiểm,tiền thuốc, tiền bác sĩ, tiền nhà thương sẽ đều tăng hết chứ không thể giảm như TT Obama hứa hẹn.
3. Nhà Nước trợ cấp chi phí bảo hiểm y tế cho những người lợi tức thấp sẽ trầm trọng hoá thâm thủng ngân sách và mức nợ công, đến quá tầm tay của Nhà Nước. Tình trạng thâm thủng ngân sách và công nợ quá mức đến lúc nào đó bắt buộc phảigiải quyết, hoặc là bằng tăng thuế, hoặc là bằng cắt chi tiêu, tức là cắt trợ cấp. Có thể lúc đó, mười năm nữa, Mỹ sẽ rơi vào tình trạng Hy Lạp, nhưng Obama đã không còn là tổng thống nữa.
4. Các chuyên gia ước lượng phần lớn số người mới được cung cấp bảo hiểm sẽ ởtrong tình trạng có thể được Medicare hay Medicaid (hay Medical ở tiểu bangCali), do đó, những trợ cấp dành cho mỗi người sẽ bị cắt giảm mạnh vì số ngườinhận tăng mạnh trong khi ngân sách lại bị cắt bớt. Cái bánh nhỏ đi mà lại cónhiều người ăn hơn nên phần của mỗi người bắt buộc phải nhỏ đi nhiều. Một sốkhá lớn dân tỵ nạn sống dựa vào medicare và medicaid.
5. Chi phí bảo hiểm sẽ là một gánh nặng chi tiêu cho các công ty, nhất là các công ty nhỏ, đưa đến tình trạng các hãng nhỏ sẽ không thuê quá 49 người hay sẽ sa thải bớt nhân viên, xuống dưới mức 50 nhân viên. Tăng chi phí chỉ tăng nhữngkhó khăn tài chánh trong thời buổi kinh tế suy xụp hiện nay, tạo áp lực sa thảibớt nhân viên, giới hạn việc thuê thêm nhân công, cắt lương, cắt giờ làm, đổichương trình bảo hiểm, hay tăng giá bán đưa đến lạm phát. Toàn là những giảipháp không mấy hấp dẫn vì chỉ trầm trọng hoá nạn thất nghiệp và trì trệ kinh tế. Hầu hết các cơ sở kinh doanh của dân tỵ nạn ta đều là công ty nhỏ.
Quyết định của TCPV sẽ ảnh hưởng như thế nào lên cuộc bầu cử tổng thống sắp tới?
Bình luận gia không phải là thầy bói mù tiên đoán thời cuộc nên kẻ viết này không đoán mò kết quả bầu cử. Chỉ có thể nghĩ rằng thất bại này của khối bảo thủ sẽ kích động họ tích cực đi vận động và bầu cho TĐ Romney và các dân cử Cộng Hoà vì chỉ có bầu TĐ Romney và các dân cử Cộng Hòa thì mới có hy vọng thu hồi được luật Cải Tổ Y Tế của TT Obama. Trong vòng vài tiếng đồng hồ sau khi TCPV công bố quyết định, TĐ Romney đã nhận được ngay hơn một triệu đô tiền yểm trợ qua trang mạng của ông. Tuy vậy, muốn thu hồi luật, Cộng Hòa cần phải lấy lại Tòa Bạch Ốc, giữ đa số tại Hạ Viện, và chiếm đa số tại Thượng Viện. Không dễ chút nào.

Nếu luật Cải Tổ Y Tế không thu hồi được, thì chúng ta sẽ phải chuẩn bị để hứng chịu hậu quả, khi luật có hiệu lực toàn diện vào năm 2014. Thầy bói mù nào cũng tiên đoán được trong ngắn hạn, kinh tế tiếp tục trì trệ và thất nghiệp vẫn cao vì các hãng xưởng sẽ không thuê thêm nhân công để tránh trả tiền bảo hiểm; và trong dài hạn, chi phí bảo hiểm và dịch vụ y tế sẽ tăng, trợ cấp medicare và medicaid sẽ giảm, thời gian chờ đợi đi khám bác sĩ hay đi mổ hay đi vào nhà thương sẽ ngày càng dài.
Dù sao thì yếu tố quyết định trong cuộc bầu cử tới vẫn là vấn đề phục hồi kinh tế và giảm tỷ lệ thất nghiệp như cột báo này đã khẳng định từ lâu. TT Obama thựchiện được chuyện này thì bảo đảm sẽ tái đắc cử, nếu không thì vẫn sẽ gặp rắc rốito. Có job thì chẳng ai thắc mắc chuyện bảo hiểm sức khỏe hay tiền bác sĩ.(1-7-12)

Vũ Linh


Trợ Cấp Y Tế

 Sơn Điền Nguyễn viết Khánh.

Tối Cao Pháp Viện Mỹ tuần trước đã chấp thuận phần lớn luật bảo trợ Y tế của Tổng ThốngBarack Obama. Số phiếu Pháp viện là 5-4, với lá phiếu của Chủ tịch Pháp viện làJohn Roberts, cùng với 4 Chủ tịch có tư tưởng tự do hơn.
Quyết định này là một thắng lợi của TT Obama và các dân biểu, nghị sĩ đảng Dân Chủ,xác nhận một đạo luật cột trụ của thời TT Obama và đảng Dân Chủ. Đạo luật nàyđòi hỏi những người có trách nhiệm phải để cho hầu hết người dân Mỹ được huởng bảo trợ Y tế, nếu không sẽ bị phạt.

Chánh án Roberts viết:” Đạo luật Trợ Cấp Y tế  đòi hỏi một cá nhân nào đóphải đóng tiền phạt, coi như đóng thuế nếu không cho người dân hưởng trợ cấp Ytế. Roberts viết vì  đại đa số dư luận và Hiến pháp cho phép thâu tiền phạtđó coi như đóng thuế. Ông còn viết:: “Hiến pháp coi đó như thuế, nên chúng takhông có nhiệm vụ cấm đoán, hay phán xét đó là khôn ngoan hay công bằng”.
Các quan tòa Tối  Cao Pháp viện bác bỏ lập luận cho rằng chính phủ đã làmáp lực rất mạnh để được sự ủng hộ đạo luật, và vai trò của cá nhân đã được chứngminh bởi quyền lực của  Quốc hội  điều khiển các mối thương mại giữacác tiểu bang.

Tổng Thống Barack Obama đã hoan nghênh cuộc biểu quyết tại Tối Cao Pháp Viện.Ông nói quyết định hôm nay là một thắng lợi cho dân chúng toàn quốc sau khi quyếtđịnh của Tối Cao Pháp viện được công bố,

Những người của đảng Cộng Hòa đã từng có ý định ưu tiên là bác bỏ đạo luật “Trợ Cấp Y Tế”, nay tiếp tục lên tiếng chống đối. Mitt Romney, người ra tranh cử TổngThống kỳ tới nói: “Trợ cấp Y tế của Obama là chính sách xấu hôm qua, hôm nay nóvẫn xấu”.
Tại Hạ viện Mỹ dân biểu Cộng Hòa chiếm đa số, có dự định vào tháng tới sẽ có cuộcbiểu quyết chống đối đạo luật của Obama. Chủ tịch Hạ Viện John Boehner, vốn làngười của đảng Cộng Hòa nói: ”Quyết định thực sự của ngày hôm nay là tăng cườngquyết tâm của chúng tôi bác bỏ đạo luật đó”.
Một đa số của Pháp viện lập luận rằng tiền trừng phạt cá nhân do Sở Thuế vụ dựliệu thi hành từ năm 2015 là tiền thuế chớ không có gì sai trái với Hiến Pháp.Bốn nhân vật tự do tại Pháp viện nói rõ là họ bất đồng với Chủ tịch Pháp việnRoberts vì quan điểm của ông này về khoản thương mại.
Trong một sự bất đồng khác, một thẩm phán của Tối cao Pháp viện là bà Tòa Ruth Bader Ginsburg, nói riêng cho bà và các vị Tòa Stephen Breyer, Sonya Sotomayorvà Elena Kagan, rằng điều khoản của Tòa về Thương mại có ghi một bước thoái bấtngờ là không được nắm quyền hành nữa.
Chính phủ Obama cho đến nay chủ trương việc nắm quyền đó vẫn cần thiết. Nhiều việc bất ngờ có thể còn xẩy ra.  Nhưng bất chấp chuyện gì, chúng tôi nghĩTT Barack Obama sẽ giữ thêm một nhiệm kỳ nữa. Đó là một di sản quý giá ông lưulại hậu thế.
Tạp chí Time tuần này ghi: ”Đây là điều chúng tôi biết chắc chắn: Cải cách trợcấp Y tế của Obama là Hợp Hiến. Quốc hội không thể bắt các tiểu bang làm contin để thỏa mãn sự ngông cuồng của mình.”

Job Openings for Lawyers-Attorneys

http://powermarketers.jobcoin.com/

Đề xuất luật của thiếu nữ Việt được QH Mỹ thông qua

Sau 4 năm kiên trì, đề xuất luật về an toàn xe buýt của thiếu nữ gốc Việt Le Yen Chi sẽ được Tổng thống Barack Obama ký duyệt vào tuần tới.

Thiếu nữ gốc Việt Le Yen Chi. Ảnh: Khou11

Nhìn bề ngoài trông Le Yen Chi không có điểm gì giống với một người vận động hành lang, và có vẻ như cô cũng không muốn trở thành người như thế. Cô đến với chính trị một cách tình cờ, đúng hơn là sau một tai nạn. "Lý do khiến tôi quyết tâm theo đuổi là vì tôi không muốn cái chết của mẹ tôi trở nên vô ích", cô nói.

Mẹ của Le Yen Chi, bà Catherine Tuong So Lam, qua đời trong một tai nạn xe buýt vào tháng 8/2008 ở Sherman, bang Texas. Vụ tai nạn cũng cướp đi sinh mạng của 16 hành khách khác trên xe và khiến hàng chục người bị thương. Vụ tai nạn xảy ra khi đang trên đường từ một nhà thờ ở Houston đến bang Misouri, người lái xe bị mất tay lái khiến chiếc xe bị lật nhào và lao vào bên đường.

"Tôi chưa bao giờ đến Washington trước khi tai nạn kinh hoàng đó xảy ra. Và một tháng sau khi mẹ mất, tôi quyết định sẽ đến thành phố này", đài truyền hình KHOU-11 dẫn lời Yen Chi nói.

Cuộc đấu tranh đòi thông qua luật thắt dây an toàn trên xe buýt của Yen Chi kéo dài suốt 4 năm. Trong quãng thời gian đó, cô phải đi tới Washington tới 20 lần. Cách đây 2 năm, dự luật này được Hạ viện Mỹ thông qua, nhưng rồi lại bị Thượng viện bỏ phiếu chống. Mãi cho đến ngày 29/6 vừa qua, luật Motorcoach Safety Act của Yen Chi mới chính thức được lưỡng viện thông qua.

Sự kiên trì của Yen Chi cuối cũng đã được đền đáp. "Tôi cần phải làm tất cả những gì có thể, dù có mất bao lâu đi chăng nữa, để đảm bảo rằng điều tồi tệ đó sẽ không xảy đến với những gia đình khác nữa", Yen Chi tâm sự.

Theo luật mới, trong ba năm tới, xe buýt sẽ phải có thắt dây an toàn, mái chống bẹp, cửa kính chống vỡ và hệ thống kiểm soát áp lực của bánh xe. Những đặc điểm này từng được Bộ An toàn giao thông quốc gia đề xuất vào năm 1968, rất lâu trước khi Le Yen Chi chào đời.

Yen Chi cho biết đây là điều tuyệt vời nhất mà cô làm được từ trước đến nay, và là một bài học cho tất cả những ai đang hy vọng có thể tạo nên sự thay đổi.

Tổng thống Mỹ Obama sẽ ký duyệt dự luật này trong tuần tới.

Phan Tâm

Thứ Tư, 4 tháng 7, 2012

Tin Capitol Hill - Hạ Viện Mỹ sẽ thông qua tu chính án cấm vận động cho chính phủ nước ngoài


Dân biểu Hạ Viện Hoa Kỳ Frank Wolf
Dân biểu Hạ Viện Hoa Kỳ Frank Wolf tin tưởng rằng một tu chính án hạn chế cựu giới chức chính phủ không được vận động hành lang cho một số nước ngoài sẽ sớm trở thành luật.
Hôm thứ Sáu, ông Wolf nói với đài VOA rằng các quốc gia như Trung Quốc, Ả Rập Xê-út, Sudan, Iran, và nhiều nước khác, cần phải được nhắc nhở rằng những chính sách của chính phủ nước họ, hay những vi phạm nhân quyền trái phép, sẽ không được nhân dân Mỹ chấp nhận.

Ông nói rằng đã có những trường hợp các cựu thành viên Hạ Viện, các cựu trưởng cơ sở CIA và các cựu viên chức Hoa Kỳ khác đã vận động hành lang cho các quốc gia này sau khi họ rời nhiệm sở.
Một thí dụ điển hình để thấy tại sao lệnh cấm này cần thiết, ông Wolf đã nêu lên trường hợp cựu trưởng cơ sở tình báo tại Miến Điện, người đã rời khỏi cơ quan chính phủ nhiều năm trước và làm việc cho một xí nghiệp ở vùng thủ đô Hoa Kỳ có thân chủ là tập đoàn quân nhân cầm quyền tại Miến Điện. Tin tức báo chí cho biết, ông ta đã kiếm được khoảng 5.000 đô la một tháng khi thuyết phục các giới chức Hoa Kỳ chấp nhận một chính sách thân hữu hơn với chế độ đàn áp cũ của Miến Điện.
Ông Wolf nói rằng dự luật này sẽ ngăn ngừa những hoạt động như vậy và sẽ áp dụng cho các chính phủ có thành tích nhân quyền tệ hại, đặc biệt như Sudan.

Ông Wolf nói rằng, dự luật này sẽ áp dụng cho các quốc gia bị đặt trong danh sách quan tâm đặc biệt (CPC) của Bộ Ngoại Giao. Trung Quốc bị đặt trong danh sách này vì thành tích đàn áp nhân quyền và tự do tôn giáo.
Ông Wolf, một dân biểu thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện tiểu bang Virginia, nói rằng, Ả Rập Xê-út nằm trong danh sách này vì sách giáo khoa chính thức của họ đầy rẫy những thông điệp thù ghét chống lại các tôn giáo thiểu số khác trong nước như Do Thái Giáo và Cơ Đốc Giáo và hình thức Hồi Giáo cực đoan của họ được dạy tại một số đền thờ và các trường tôn giáo.
Ông Wolf nói thêm vào với các chính phủ nước ngoài, lệnh cấm này cũng có thể ảnh hưởng tới các doanh nghiệp do chính phủ nước ngoài bảo trợ.
Tu chính án của ông Wolf đã được Ủy ban Chuẩn y Ngân sách Hạ Viện chấp thuận và ông cho biết, chưa nghe thấy phản đối nào về việc tu chính án này sẽ được thông qua thành luật vào năm tới.

Hạ Viện Mỹ biểu quyết Bộ trưởng Tư pháp xem thường Quốc hội

Hạ Viện Hoa Kỳ biểu quyết là Bộ trưởng Tư pháp Eric Holder xem thường Quốc hội
Hạ Viện Hoa Kỳ hôm thứ Năm biểu quyết cáo buộc Bộ trưởng Tư pháp Eric Holder là miệt thị quốc hội vì không chịu trao cho Hạ Viện những hồ sơ về một âm mưu chuyển lậu súng bất thành giữa Hoa Kỳ và Mexico.
Cuộc biểu quyết này nói chung là dựa theo phe đảng với 255 dân biểu ủng hộ và 67 phiếu phản đối.
Nhưng hầu hết các dân biểu thuộc Đảng Dân Chủ đã rời bỏ phòng họp, khước từ tham gia biểu quyết. Các dân biểu này nói cuộc biểu quyết chỉ là một mánh lới để lôi kéo sự chú ý của mọi người khỏi những vấn đề quan trọng hơn nhiều.
Tòa Bạch Ốc cũng gọi cuộc biểu quyết là một màn kịch chính trị và khẳng định ông Holder là một bộ trưởng tư pháp xuất sắc.
Một tuyên bố của Tòa Bạch Ốc nói Bộ Tư pháp đã chuyển giao 7.600 trang hồ sơ cho các nhà điều tra Hạ Viện và không có bằng chứng nào cho thấy ông Holder can dự vào âm mưu chuyển lậu súng này.
Nhiều dân biểu Đảng Cộng Hòa nói họ tin là Tòa Bạch Ốc giữ lại những thông tin quan trọng về vụ chuyển lậu súng và các giới chức cao cấp của Bộ Tư Pháp đã nói dối về những gì họ biết.
Ông Holder là bộ trưởng đương nhiệm đầu tiên bị cáo buộc là miệt thị quốc hội. Ông gọi cuộc biểu quyết là đáng tiếc, và bị hướng dẫn sai lạc. Ông nói vụ chuyển lậu súng đã khởi sự dưới thời chính phủ trước của Tổng thống George W. Bush và ông đã chấm dứt chuyện đó khi biết sự thật.
Kế hoạch bị thất bại được biết tới với tên “Fast and Furious,” qua đó, các nhân viên công lực liên bang đã cho phép đưa lậu súng vào Mexico với hy vọng số vũ khí này sẽ dẫn họ tới gặp trực tiếp những kẻ buôn lậu súng.
Nhưng nhân viên công lực Hoa Kỳ đã mất dấu tích các võ khí này khi chúng được đưa qua Mexico. Chẳng những thế, âm mưu này gặp tác dụng dội ngược khi hai trong số các khẩu súng vừa kể đã được sử dụng để giết chết một nhân viên bảo vệ biên giới Hoa Kỳ.

Tòa phúc thẩm Mỹ giữ nguyên án tù 10 năm của luật sư trong vụ án khủng bố

Bà Lynne Stewart
Một tòa phúc thẩm liên bang ở Mỹ đã giữ nguyên án tù 10 năm của một luật sư bị rút phép hành nghề từng giúp cho thân chủ là một phần tử khủng bố chuyển lời nhắn cho những người ủng hộ.
Thẩm phán đoàn 3 người ở New York hôm thứ 5 cho biết luật sư Lynne Stewart vẫn không chịu hiểu tính chất nghiêm trọng của tội mà bà đã phạm.
Bà Stewart, 72 tuổi, thoạt đầu bị tuyên án 28 tháng tù vào năm 2006 và đã bày tỏ sự khinh mạn đối với tòa án khi tuyên bố với các nhà báo rằng bà có thể đi bằng đầu trong lúc thọ án.
Các công tố viên liên bang đã nộp đơn kháng án vì cho rằng bản án quá nhẹ và một tòa án đã tuyên án lại cho bà Stewart vào năm 2010.
Luật sư của bà nói rằng bà bị đau yếu và bản án nhiều năm này gây phương hại cho tự do ngôn luận.
Bà Stewart từng làm luật sư cho Sheik Omar Abdel-Rahman, giáo sĩ Hồi giáo người Ai Cập bị mù hiện thọ án tù chung thân vì tội hoạch định những vụ tấn công khủng bố ở thành phố New York.

Ngoại trưởng Mỹ ca ngợi các nhà hoạt động Nga

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton ca ngợi công việc của các nhà hoạt động nhân quyền và dân sự, bất chấp những trở ngại do chính quyền Nga đưa ra.
Hôm thứ Sáu, bà Clinton đã gặp một số nhà hoạt động Nga tại tư gia của Tổng lãnh sự Mỹ ở St. Petersburg, thành phố lớn thứ nhì của Nga.
Bà nói người Nga chịu khó lao động và xứng đáng được có một chính quyền phục vụ lợi ích tốt nhất của họ và tôn trọng các quyền của họ.
Chính quyền Nga đã từng chỉ trích Hoa Kỳ và các nước Tây Âu hay khuấy động bất mãn tại Nga.
Quốc hội Nga đang định soạn bộ luật có nội dung xếp loại các tổ chức phi chính phủ nhận tài trợ của nước ngoài là “đặc vụ của nước ngoài.”
Bà Clinton nói bà thấu hiểu những khó khăn mà các nhà hoạt động Nga đang đối mặt.
Buổi họp với các nhà hoạt động Nga diễn ra trước khi bà gặp Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov để tìm thỏa thuận liên quan đến Syria.

Nhà thầu Mỹ nhận tội giúp Trung Quốc chế tạo trực thăng tấn công

Một công ty con của công ty United Technologies ở Mỹ hôm thứ năm đã nhận tội đối với các cáo trạng hình sự cho rằng họ bán thiết bị cho Trung Quốc để giúp nước này chế tạo một loại máy bay trực thăng tấn công.
Bộ Tư pháp truy tố công ty Pratt & Whitney Canada, công ty con ở Canada của United Technologies, về tội vi phạm Luật Kiểm soát Xuất khẩu Vũ khí qua việc bán thiết bị mà Trung Quốc dùng cho loại trực thăng Z-10.
United Technologies, cùng với Pratt & Whitney Canada và một công ty con khác ở Mỹ, đã đồng ý nộp phạt cho chính phủ Mỹ hơn 75 triệu đô la như một phần của thỏa thuận nhận tội.
Một phần của khoản tiền phạt này là cho tội khai man với nhân viên chính phủ Mỹ. Các nhà thầu này nói rằng họ tưởng là họ giúp cho Trung Quốc chế tạo máy bay dân dụng.
Hoa Kỳ cấm các công ty bán thiết bị quân sự cho Trung Quốc kể từ khi xảy ra vụ thảm sát những người biểu tình đòi dân chủ ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989.

Cái Chết Không Ngăn Cản Việc Di Dân Sang Hoa Kỳ

Tác giả : Luật sư Nguyễn Lê Thiên Trang
(Disclaimer: bài viết này chỉ cung cấp thông tin chung và không nhằm tư vấn cho một cá nhân nào. Mọi thắc mắc xin liên lạc luật sư Nguyễn Lê Thiên Trang tại (713)789-8010 hoặc email: Info@PhamNguyenLaw.com.)

Trong quá khứ, khi một người công dân Mỹ hoặc thường trú nhân bảo lãnh cho thân nhân chẳng may qua đời khi hồ sơ còn đang trong giai đoạn chờ đợi, những bộ đơn này thường coi như hủy bỏ và lý do nhân đạo là con đường duy nhất cầu mong được cứu xét. Tuy nhiên, từ ngày 28 tháng 10 năm 2009, dưới bộ luật Di trú section INA 204(l), những bộ hồ sơ bảo lãnh này vẫn được tiếp tục xem xét, và người được bảo lãnh vẫn có thể di dân sang Hoa Kỳ nếu đạt được những tiêu chuẩn mà bộ luật này đề ra.

Section 204(l) của bộ luật Di trú áp dụng trong những hồ sơ bảo lãnh thân nhân và con cái ăn theo, những hồ sơ di dân theo công việc làm (employment-based) T & U visa và những hồ sơ tị nạn chính trị. Dưới bộ luật mới này, những người được bảo lãnh và con cái ăn theo vẫn được cứu xét visa di dân và chấn chỉnh tình trạng di trú như thể người đứng đơn bảo lãnh chưa qua đời.

Riêng đối với người được bảo lãnh là phối ngẫu của công dân Mỹ, nếu người bảo lãnh qua đời, Section 204(l) không áp dụng nhưng hồ sơ sẽ tự động chuyển sang loại hồ sơ đăc biệt (I-360) vào thời điểm người bảo lãnh qua đời. Tương tự, người được bảo lãnh sang Mỹ dười dạng K-1 visa (fiancé) cưới người bảo lãnh trong vòng 90 ngày và người bảo lãnh qua đời, người K-1 vẫn được xin thẻ xanh như thể chồng/vợ của họ chưa qua đời.

Luật sư Nguyễn Lê Thiên Trang
Tuy nhiên, dưới Section 204(l) INA, những người sau đây sẽ tiếp tục xét hồ sơ di dân mặc dù người bảo lãnh đã qua đời trong thời gian xét đơn:

- vợ/chồng và con cái của một thường trú nhân
- con dưới 21 tuổi của một công dân Mỹ
- con trên 21 tuổi chưa lập gia đình của một thường trú nhân
- con của một công dân Mỹ và cháu ngoại/nội
- Ba Mẹ của một công dân Mỹ
- Anh chị em của một công dân Mỹ và con em ăn theo
- Người ăn theo trong hồ sơ di dân theo diện việc làm (nếu người được bảo lãnh qua đời)
- Vợ/chồng và con cái của người tị nạn chính trị (nếu người được bảo lãnh qua đời)
- Người ăn theo dưới tình trạng "T" hoặc "U" visa không di dân.

Muốn được hồ sơ được tiếp tục cứu xét, người được bảo lãnh phải chứng minh được rằng họ đang sống tại Mỹ vào thời điểm người bảo lãnh qua đời; và họ tiếp tục sống ở Mỹ cho đến ngày được xét đơn. Section 204(l) không yêu cầu những người được bảo lãnh phải ở Mỹ hợp lệ (lawfully). Chẳng hạn như một người sang du lịch và du học ở Mỹ quá hạn (bất hợp pháp) vẫn có thể tiếp tục ở lại Mỹ chờ xét đơn khi người bảo lãnh đã qua đời. Hơn nữa, trong những hồ sơ bảo lãnh mà có nhiều người ăn theo, chỉ cần một người được bảo lãnh đang sống tại Mỹ thì cũng hội đủ điều kiện cho những người còn lại.

Một điều quan trong cần chú ý là, mặc dù những người được bảo lãnh và con cái ăn theo vẫn được cứu xét visa di dân khi người đứng đơn bảo lãnh đã qua đời, quý vị vẫn phải đạt những điều kiện khác, chẳng hạn như Affidavit of Support (bảo trợ tài chánh). Dĩ nhiên, những người được bảo lãnh phải tìm người "bảo lãnh thế" ("substitute sponsor") để giúp mình tiếp tục hồ sơ. Người "bảo lãnh thế" có thể là vợ/chồng, ba mẹ, ba mẹ chồng/vợ, con, con rể, con dâu, chị dâu, anh rể, ông bà ngoại/nội, cháu ngoại/nội, v.v.

Trong những trường hợp người được bảo lãnh còn sống ở Việt Nam (hoặc nước ngoài) khi người đứng đơn bảo lãnh qua đời vẫn có thể trình đơn xin cứu xét theo lý do nhân đạo (humanitarian reinstatement) nếu đơn xin bảo lãnh được chấp thuận (approved) trước khi người đứng đơn bảo lãnh đã qua đời.

Trước khi section INA 204(l) được ban hành, thủ tục cứu xét với lý do nhân đạo có thể kéo dài hàng năm, có khi không nhận được tin tức gì từ USCIS. Ngày nay với section INA 204(l), người được bảo lãnh đã có thêm hy vọng được di dân sang Hoa Kỳ dẫu người thân bảo lãnh mình có thể đã/ sẽ qua đời trong tương lai. Dĩ nhiên, người được bảo lãnh có thể xin cứu xét theo hai hình thức: (1) lý do nhân đạo và (2) nếu hội đủ diều kiện dưới section INA 204(l). Cơ qua Di trú và nhập tịch (USCIS) có thể xét cả hai yêu cầu cùng một lúc. Nếu bị từ chối dưới lý do nhân đạo, người được bảo lãnh có thể xin cứu xét dưới section INA 204(l) nếu đạt được những tiêu chuẩn mà bộ luật này đề ra.

Thứ Ba, 3 tháng 7, 2012

Tứ đại quân sư của tổng thống Obama

Từ cuộc gặp với 4 vị tiền nhiệm tại White House (Nhà Trắng) trước khi nhậm chức, sau 4 năm, ông Obama có quan hệ tốt với các cựu tổng thống và được họ "quân sư" nhiều điều để điều hành nước Mỹ. Ngày 7/1/2009, nửa tháng trước lễ nhậm chức, Tổng thống đắc cử của Mỹ, Barack Obama, đã có một dịp may hiếm hoi khi cùng lúc được diện kiến 4 vị tiền nhiệm tại Phòng Bầu dục . Họ tập hợp lại để chuẩn bị làm "quân sư" hậu trường cho vị tân tổng thống sắp đăng quang. Obama đã xây dựng mối quan hệ với cả 4 vị ấy như thế nào và mỗi người đã dành cho ông những lời khuyên, những sự hỗ trợ gì?

Bức ảnh chụp 5 đời Tổng thống Mỹ tại buổi họp mặt đặc biệt ở Phòng Bầu dục ngày 7/1/2009. Từ trái sang: Bush-cha, Obama, Bush-con, Clinton, Carter. Ảnh: Time

Khi không còn nắm chức vụ nữa, các cựu tổng thống Mỹ đã tìm cách hàn gắn rạn nứt và xóa bỏ ranh giới đảng phái. Đối với họ chính trị không còn là điều quan trọng, và họ sẵn sàng ra tay giúp đỡ vị tổng thống đương nhiệm trong bất cứ chuyện gì, không cần biết vị tổng thống đương nhiệm thuộc đảng nào. Chẳng hạn như cựu Tổng thống Gerald R. Ford từng giúp ông Bill Clinton vượt qua cuộc luận tội tại Quốc hội do vụ bê bối Monica Lewinsky năm 1998.

Ngay khi có tin chiến thắng của Obama, tất cả 4 vị tiền nhiệm đã đồng loạt gọi điện chúc mừng, đưa ra những lời khích lệ, nhắn nhủ và những lời khuyên. Ông Obama nảy ra một sáng kiến muốn mời tất cả các thành viên Câu lạc bộ Tổng thống cùng họp mặt. Vì thế, ông đã nhờ cựu Tổng thống Bush (con) đứng ra tổ chức buổi tiệc đặc biệt đó, mời tất cả các vị cựu tổng thống còn sống đến dự vào ngày 7/1/2009.

Có một trục trặc nhỏ khi các nhân viên của Tổng thống Bush (con) chuẩn bị cho buổi họp mặt là việc phải mời cựu Tổng thống Jimmy Carter - người mà bản thân ông Bush không hề thích vì luôn luôn chê bai, phê phán tất cả những việc làm của ông trong suốt 8 năm. Tuy nhiên, để chiều lòng Obama, ông Bush đành phải gác lại hiềm khích riêng tư để thực hiện điều đặc biệt nhất.

Thư mời được gửi đi, tất cả cùng có mặt: 5 vị tổng thống của cả ba thời, quá khứ - hiện tại - tương lai, tại Phòng Bầu dục Nhà Trắng. Họ nói chuyện với nhau suốt một tiếng đồng hồ, chủ đề là những chuyện liên quan đến cách quản lý nhân viên trong Nhà Trắng, điều kiện sinh hoạt, ăn ở, cho con cái học hành và quan trọng hơn cả là việc bảo đảm an ninh cho cá nhân và gia đình tổng thống.

Tất cả những chuyện như thế được 4 vị "quân sư" truyền đạt cho Obama một cách khéo léo để ngài tân Tổng thống không cảm thấy mình bị nhồi nhét, giáo huấn.

George W. Bush: Phần thưởng là… không chỉ trích


Ông Obama và George W. Bush. Ảnh: Time

Khác với những vị tiền nhiệm khác, Bush chẳng có "bí kíp" gì cụ thể để truyền đạt cho Obama, mà chỉ là những lời khuyên nhủ mang tính chất "giáo huấn" của một nhà tiên tri.

Đó là năm 2005, Obama có dịp đến thăm Nhà Trắng vào chiều hôm trước khi làm lễ tuyên thệ nhậm chức Thượng nghị sĩ, và chính Bush đã đưa ra những lời khuyên nhủ đầu tiên: "Ông có một tương lai tươi sáng, rất tươi sáng. Nhưng tôi là người đã ngồi vào vị trí này được một thời gian rồi, vậy để tôi nói cho ông biết, nó có thể vất vả lắm đấy". Bush cảnh báo: "Khi ngôi sao của ông đang lên nhanh, người ta sẽ bám theo ông từ mọi phía. Vì thế hãy cẩn thận".

Đúng như vậy, 4 năm trước khi Obama chính thức ngồi vào chiếc ghế quyền lực cao nhất nước Mỹ, thậm chí bản thân ông còn chưa biết được liệu mình có đi đến được cái đích vinh quang đó hay không, vậy mà Bush đã đưa ra những lời nói như thể ông nhìn thấy trước một Tổng thống tương lai - người sẽ kế nhiệm mình. Và Obama đã bước vào Nhà Trắng ở độ tuổi trẻ nhất kể từ thời John F. Kennedy và ít kinh nghiệm chính trường nhất kể từ thời Eisenhower.

Obama không có được cái "vía" áp đảo thần hồn người khác, nhưng bù lại, ông đại diện cho sự đổi mới, chịu khó học hỏi tất cả những cái hay và cả những sơ suất của người đi trước.

Từ khi bàn giao quyền hành lại cho Obama, ông Bush bỗng mất hút trên chính trường, nhưng không phải ông lui về ở ẩn đâu đó, không quan tâm đến chính trị nữa. Dù rất ít liên lạc, nhưng ông vẫn theo dõi từng bước đi hàng ngày của Obama, không bỏ sót một sự kiện nào. Chỉ có điều, ông chỉ "xem" mà không "nói".

"Ông ấy đáng nhận được sự im lặng của tôi. Tôi không muốn phí thì giờ chỉ trích ông ấy. Tôi nghĩ đã đến lúc người tiền nhiệm nên vui vẻ lui vào hậu trường, nhường chỗ cho người đương nhiệm thử tài xử lý các vấn đề của thế giới" , ông Bush nói với tạp chí Time.

Cựu tổng thống Bush có cách ủng hộ Tổng thống Obama hoàn toàn tích cực, và là một trong những thành viên đảng Cộng hòa ít chỉ trích Obama nhất.

George W.H. Bush: Như một người cha đáng kính


Ít tiếp xúc với George W. Bush (Bush con), nhưng Obama đối với Bush cha lại khác. Trong chiến dịch tranh cử năm 2008, Obama đã không tiếc lời khen ngợi Bush (cha). Và sau khi đã nhậm chức, Bush (cha) là người đầu tiên Obama đến thăm tại trang trại riêng ở bang Texas vào đầu năm 2009.

Tháng 10/2009, Obama lại đến thư viện của Bush (cha) đặt bên trong khuôn viên Đại học Texas A&M để đọc bài phát biểu ca ngợi công lao phục vụ nước Mỹ của ông.

"Ông George W.H.Bush không chỉ là một tổng thống, người tôn vinh đạo đức công vụ từ rất lâu, ông ấy còn là một công dân mang sẵn trong mình đạo đức phục vụ đó. Ông ấy có thể dễ dàng chọn lựa cho mình cuộc sống tiện nghi và hưởng thụ đặc quyền, nhưng thay vì thế, ông ấy luôn luôn tìm kiếm cơ hội để phục vụ", Obama phát biểu.

Đối với Obama, việc ca ngợi một trong số ít nhân vật được nhiều người kính trọng là điều rất nên làm, vì nó rất có ích về mặt chính trị. Và Obama cũng không bỏ lỡ cơ hội để được đối đãi ân cần với Bush (cha) khi ông này có dịp đến Washington. Đó là vào đầu năm 2010, khi Bush (cha) và con trai là Jeb Bush - cựu Thống đốc bang Florida đến Washington dự một lễ hội.

Khi Obama nghe tin Bush và con trai đăng ký nghỉ qua đêm tại ngôi nhà Câu lạc bộ ở số 716 khu Jackson Place, ông đã mời cha con nhà Bush đến dùng cà phê, và sáng sớm hôm sau, khi tuyết còn bay trắng xóa ven đường, chiếc Limousine sang trọng chở cha con Bush đã tiến đến khu vực cánh tây Nhà Trắng. Vài phút sau, Bush và Obama đã cùng nhau vừa nhâm nhi ly cà phê buổi sáng vừa kể chuyện "đời xưa" ở Phòng Bầu dục. Vài ngày sau, Obama gửi cho Bush cha tấm ảnh ghi lại buổi uống cà phê hôm đó.

Cách đối xử của Obama dành cho Bush cha quả nhiên đã thuyết phục được cả gia đình nhà Bush, và tất cả đều thừa nhận với bạn bè, thân hữu rằng họ quý trọng cách đối xử đó của Obama.

Jimmy Carter - Chuyên gia gỡ rối


Vào cái ngày ông Obama nhận được quyết định đề cử đại diện đảng Dân chủ ra tranh cử với ứng cử viên đảng Cộng hòa, một sự kiện khác cũng đánh dấu một cột mốc nho nhỏ: ông Jimmy Carter trở thành cựu tổng thống sống lâu nhất trong lịch sử nước Mỹ, với 31 năm, 7 tháng, 19 ngày, vượt qua kỷ lục cũ của ông Herbert Hoover (qua đời năm 1964).

Ông Jimmy Carter chỉ giữ chức tổng thống trong một nhiệm kỳ, thất bại khi tái tranh cử vào năm 1980, lúc ông mới 56 tuổi. Phải hai năm sau thất bại đó, J.Carter mới bắt đầu hoạt động trở lại trong vai trò một "chuyên gia gỡ rối" toàn cầu.

Ông bắt đầu những chuyến công tác nước ngoài thường xuyên, thực hiện các công việc như giám sát bầu cử, chống ô nhiễm sông ngòi, chống các dịch bệnh, xóa mù chữ, đàm phán với các lãnh chúa... Với tất cả các công việc đó, Carter được nhận Giải Nobel Hòa bình năm 2002. Ngay cả bản thân ông J.Carter cũng phải thừa nhận mình làm cựu tổng thống hay hơn khi còn đương nhiệm!

Hoạt bát, quyết đoán, nghiêm trang, cộng với các mối quan hệ rộng rãi và khả năng "nói chuyện" được với tất cả các chế độ "thù địch" của Mỹ và phương Tây khiến cho Carter trở thành nhân tố không thể thiếu đối với tất cả các tổng thống sau ông. Kể từ Bush (cha), Clinton rồi đến Bush (con) đều biệt phái Carter đi thực hiện những nhiệm vụ nhạy cảm nhất.

Nhưng ông cũng là một đồng minh phức tạp ngay cả với các tổng thống cùng đảng Dân chủ. Carter có xu hướng hay nói chuyện với báo chí trước khi nhiệm vụ hoàn thành và đôi khi ông chống lại cả những yêu cầu cấp bách của tổng thống.

Thế nhưng khi thực hiện nhiệm vụ cho Obama, tình hình bỗng đổi khác. Tháng 8/2010, Carter thực hiện chuyến đi đến CHDCND Triều Tiên để tìm cách giải thoát cho một công dân Mỹ tên là Aijalon Mahli Gomes bị bắt 7 tháng trước đó vì tội xâm nhập trái phép.

Chuyến đi trước đó một năm của Clinton đến Bình Nhưỡng được báo chí, truyền hình đưa tin rùm beng, nhưng chuyến đi của ông Carter lại diễn ra trong âm thầm, lặng lẽ cho đến khi kết thúc. Hóa ra, điều đó đã có chủ ý từ trước. Trước khi ông lên đường làm nhiệm vụ, các trợ lý của Tổng thống Obama đã buộc ông ký vào bản thỏa thuận gồm 12 điểm, trong đó có cam kết "không tiết lộ với báo chí" về nhiệm vụ của mình. Rồi Carter đến Bình Nhưỡng và đưa Aijalon Mahli Gomes trở về. Kết thúc nhiệm vụ, ông không hé môi lấy nửa lời.

"Huấn luyện viên danh dự" Bill Clinton


Obama và ông Clinton. Ảnh: Time

Bill Clinton là một trường hợp khá đặc biệt, vì phải trải qua một bài kiểm tra "thử lòng trung thành" trước khi được Obama chấp nhận cho làm "quân sư". Nhưng cái cách kiểm tra của Obama đối với Clinton mới thật là đặc biệt.

Obama chọn bà Hillary Clinton làm Bộ trưởng Ngoại giao, và theo quy định của luật pháp thì buộc lòng ông Clinton phải công khai danh tính của những người đã từng quyên góp ủng hộ tổ chức từ thiện của ông, những bài phát biểu của ông phải thông qua các quan chức khác nhau, và thôi yêu cầu các quốc gia đóng góp cho các quỹ từ thiện của ông.

Với cách kiểm tra này, người khác có thể sẽ nghĩ lại việc có nên chấp nhận đề nghị đó hay không, nhưng Clinton thì chấp nhận. "Tôi sẽ làm bất cứ điều gì họ yêu cầu. Giờ đến lượt Hillary rồi", Clinton nói.

Điều mỉa mai ở chỗ, bộ máy nhân sự Nhà Trắng của Obama lại chứa đầy những con người của thời Clinton, có người đã từng giữ vị trí đó đến 12 năm. Trong khi ông Obama luôn chê các thành tựu của ông Clinton là "nhỏ nhặt", là "hình thức", thiếu chiều sâu, và cho rằng các kế hoạch, chương trình của mình lớn lao hơn nhiều.

Những "kế hoạch lớn" của Obama là gì? Đó là một chiến thắng áp đảo trong bầu cử, việc thông qua gói kích thích kinh tế khổng lồ và được Quốc hội thông qua dự luật y tế. Thế nhưng sau hơn ba năm ngồi trong Phòng Bầu dục, các "kế hoạch lớn" ấy đã lần lượt được Obama gọt cho nhỏ dần, Obama bắt đầu biết "thỏa thuận" và tìm kiếm thỏa hiệp để đạt mục tiêu đề ra.

Obama cũng bắt đầu đối mặt với khoảng cách quá lớn giữa lời hứa và thực hành. Hồi còn tham gia tranh cử ông Obama không cần quan tâm đến cựu tổng thống Clinton, nhưng ba năm sau, thật khó có thể phân biệt sự khác nhau giữa Clinton và Obama.

Gần đây, Clinton còn trở thành một "huấn luyện viên danh dự" cho Obama, xuất hiện trong đoạn phim video dài 17 phút để giúp Obama vận động tranh cử và công bố kế hoạch tham gia vận động gây quỹ tranh cử giúp Obama.

Trong một lần trả lời báo chí, ông Clinton nói rằng: "Tổng thống và tôi không nói chuyện về chính trị khi cùng nhau chơi golf. Cả hai chúng tôi đều mệt mỏi… Khi Tổng thống triệu tập, tôi đến ngay và chúng tôi chơi golf". Đó cũng là một nhiệm vụ đối với một thành viên Câu lạc bộ Tổng thống.

Thứ Hai, 2 tháng 7, 2012

Một lá phiếu cứu Obamacare - Ngô Nhân Dụng




Người Mỹ chờ đợi phán quyết của Tối Cao Pháp Viện về Luật Cải Tổ Y Tế của Tổng Thống Barack Obama cũng hồi hộp không khác gì người coi trận chung kết giải Euro 12.
Hồi hộp tới phút chót; năm phút chót. Theo tin trong giới cá độ (InTrade) thì có 70% người ta tin là các thẩm phán sẽ bác bỏ đạo luật vì nó vi hiến. Ðơn thưa kiện của 26 tiểu bang nói rằng đạo luật Obama bắt buộc mọi người dân Mỹ phải mua bảo hiểm y tế (nếu không sẽ bị phạt tiền) là vi hiến. Phía chính quyền biện hộ rằng điều này nằm trong quyền của Quốc Hội dựa theo Ðiều khoản Thương mại trong hiến pháp Mỹ; nó cho phép Quốc Hội liên bang làm luật điều hành việc thương mại liên tiểu bang.
Trong phần đầu bản văn dài 59 trang được công bố Chủ Tịch John Roberts đã nêu ý kiến nói rằng việc bắt buộc trên “không thể coi là phù hợp với Ðiều khoản Thương mại”. Những người chống đạo luật cười hân hoan. Phải năm phút sau Thẩm Phán Roberts mới nêu ra ý kiến khác, nói rằng Quốc Hội có quyền đánh thuế những người không mua bảo hiểm y tế; mà thứ tiền mà trong đạo luật gọi là tiền phạt chính là một thứ thuế, nằm trong thẩm quyền của Quốc Hội! Những người ủng hộ đạo luật lúc đó mới bật lên mừng rỡ!


Có lẽ trong năm phút mong manh đó, các đài CNN và Fox News đã cố giành cái vinh dự loan tin sớm nhất. Họ cho tin lên đài: “Tối Cao Pháp Viện bác bỏ luật bắt cá nhân mua bảo hiểm y tế vì vi hiến!”
Từ hai năm nay cả bên, phe chống lẫn phe bênh đạo luật, không ai dùng đến lý luận về thuế má cả. Hồi Tháng Ba, mục Bình Luận này đã đặt câu hỏi tại sao hai năm trước Tổng Thống Obama không mô tả việc đóng tiền phạt này là một thứ thuế, để tránh cho đạo luật khỏi bị kiện là vi hiến. Không ngờ chính Thẩm Phán Roberts đã dùng lối giải thích này để giữ lại đạo luật.
Những người theo khuynh hướng bảo thủ ở Mỹ thường không muốn cho chính quyền liên bang nới rộng thêm quyền hành, lấn áp các tiểu bang hoặc xâm phạm vào quyền quyết định của các cá nhân. Bốn vị phẩm phán bảo thủ (Kennedy, Scalia, Thomas và Alito), do các vị tổng thống Cộng Hòa đề cử, đều nói Ðiều khoản Thương mại không cho phép Quốc Hội liên bang nhiều quyền như trong đạo luật đạo luật Obamacare. Bốn vị có khuynh hướng cấp tiến (Ginsburg, Sonia Sotomayor, Stephen G. Breyer và Elena Kagan) nghĩ ngược lại. Cả hai bên đều dựa trên Ðiều khoản Thương mại; đưa ra những bản ý kiến riêng bổ túc cho phán quyết. Chánh Thẩm John Roberts đồng ý là Ðiều khoản Thương mại không cho phép Quốc Hội bắt dân mua bảo hiểm. Ông đã bỏ lá phiếu quyết định giữ đạo luật, nhưng dùng lý luận dựa trên quyền đánh thuế của Quốc Hội Mỹ.
Ông John Roberts được cựu Tổng Thống Georges W. Bush (Cộng Hòa) đề cử làm chánh thẩm Tối Cao Pháp Viện. Ông đã cứu một công trình lập pháp quan trọng nhất của đảng Dân Chủ trong vòng nửa thế kỷ nay; trong lúc toàn thể đảng Cộng Hòa chống lại đạo luật đó.
Bài học thứ nhất là khi các vị thẩm phán có vai trò độc lập thì quyền của họ rất lớn. Các thẩm phán cấp liên bang ở Mỹ đều được bổ nhiệm suốt đời (các thẩm phán cấp dưới thì do dân bỏ phiếu định kỳ). Ðó là một cách bảo vệ tính độc lập của các thẩm phán; khiến họ không phải chiều theo ý kiến của đảng phái chính trị.
Tính độc lập của các thẩm phán đã bị nhiều người Mỹ nghi ngờ, vì khi các ông tổng thống đề cử ai thì cũng chọn những người cùng quan điểm với mình về các nguyên tắc pháp luật. Năm 2000, phán quyết 5-4 của Tối Cao Pháp Viện Mỹ chỉ kết luận là cuộc kiểm phiếu ở Florida là hợp pháp, có thể kết thúc. Nhưng lá phiếu thứ 5 trong phán quyết đó đã đưa tới hậu quả, là Tổng Thống Georges W. Bush đắc cử.
Lá phiếu thứ 5 của Chánh Thẩm Roberts vừa rồi khiến người Mỹ thấy rõ tính độc lập của quyền tư pháp. Trước đây, các đơn kiện đạo luật Obamacare ở tòa án cấp dưới cũng đưa tới những kết quả bất ngờ. Ở cấp tòa địa hạt, các vị thẩm phán gốc Dân Chủ thường phán là đạo luật chỉ áp dụng Ðiều khoản Thương mại; trong khi các thẩm phán gốc Cộng Hòa thì thấy đạo luật vượt quá quyền hạn của điều khoản đó. Khi lên đến cấp tòa phá án, thì ngược lại, chính vị thẩm phán được ông tổng thống đảng Dân Chủ đề cử lại bác bỏ đạo luật này, còn một vị thẩm phán Cộng Hòa thì lại phán là nó đúng luật.

Cho nên có thể rút ra một bài học khác, là việc giải thích luật pháp và hiến pháp không giản dị, rất khó đoán. Trước khi tòa án tối cao xét xử, nhiều luật gia đoán rằng Thẩm Phán Kennedy sẽ ủng hộ Obamacare, vì trong quá khứ ông đã nhiều lần bỏ phiếu cho chính quyền liên bang thêm quyền hành dựa theo Ðiều khoản Thương mại. Ông Kennedy lại là người viết bản ý kiến dị biệt của các thẩm phán không đồng ý với phán quyết, với những lời lẽ rất cứng rắn và sắc bén. Nhưng Chánh Thẩm Roberts đưa ra lý luận sắc bén nhất về vấn đề áp dụng Ðiều khoản Thương mại. Theo ông hiến pháp cho phép Quốc Hội điều tiết các hoạt động mua bán liên bang, nhưng không có nghĩa là họ cũng có quyền trên những người không mua gì cả. “Nhân danh Ðiều khoản Thương mại để giữ lại đạo luật Y tế này tức là cho Quốc Hội quyền viết luật trên những gì người dân không làm. Các nhà Lập hiến (nước Mỹ vào thế kỷ 18) biết phân biệt giữa hoạt động và không hoạt động gì cả. Họ cho Quốc Hội quyền quy định về hoạt động thương mại, chứ không cho quyền bắt người dân phải dự vào các hoạt động thương mại.”
Năm 2005, khi điều trần trước Thượng Viện Mỹ để được phê chuẩn làm Chánh Án Tối Cao Pháp Viện, ông Roberts đã ví: “Nhà thẩm phán cũng giống các trọng tài. Trọng tài không làm ra các luật giao đấu, họ chỉ áp dụng. Vai trò của một trọng tài, cũng như một thẩm phán là bảo đảm mọi người giao đấu theo đúng luật; một vai trò rất giới hạn. Không ai đến sân banh để xem ông trọng tài cả.”
Nhưng trong trận đá bóng Luật Cải Tổ Y Tế vừa qua, trọng tài John Roberts đã biểu diễn rất ngoạn mục. Một mặt, ông bác bỏ ý kiến của chính quyền Obama, nói đạo luật theo đúng Ðiều khoản Thương mại. Một mặt ông giữ nguyên đạo luật đó, dựa trên một lý luận mà chính quyền không nghĩ đến để dùng khi tự vệ: Quyền đánh thuế. Cuối cùng, có thể nói ông Roberts đã đá trái banh Cải tổ Y tế sang một sân chơi khác, cho các nhà chính trị hai đảng đấu với nhau trong năm tháng tới, bằng cuộc vận động tranh cử.

Ứng cử viên Mitt Romney đã kêu gọi những người chống đạo luật hãy bầu cho ông làm tổng thống, ông hứa sẽ xin cho Quốc Hội bãi bỏ đạo luật ngay khi nhậm chức. Ðảng Cộng Hòa có thể dùng vấn đề này như một đề tài tranh cử tổng thống và Quốc Hội. Một cuộc nghiên cứu dư luận gần đây cho thấy chỉ có 24% dân Mỹ nghĩ là Tối Cao Pháp Viện nên giữ lại đạo luật; 27% nghĩ là nên xóa bỏ điều khoản bắt buộc mua bảo hiểm; và 41% cho là nên xóa tất cả đi. Sau khi Tòa Tối Cao công bố phán quyết, trong một giờ đảng Cộng Hòa đã nhận được 200,000 đô la tiền ủng hộ tranh cử. Trong vòng 24 giờ, Thống Ðốc Romney đã được 43,000 người ủng hộ qua Internet đóng góp cho ông 4.3 triệu đô la để giành lấy ngôi vị tổng thống!
Nhưng ông Romney cũng báo trước những người ủng hộ ông là không nên dồn hết sức vào việc tấn công đạo luật Cải tổ Y tế. Trong dư luận cử tri Mỹ, khi hỏi vấn đề nào là mối quan tâm lớn nhất, chỉ có 5% nói về đạo luật Cải tổ Y tế. Còn 50% các cử tri coi những vấn đề kinh tế, như công việc làm mới là quan trọng nhất.

Lá phiếu của Chánh Thẩm John Roberts sẽ thay đổi đời sống của hàng chục triệu người dân Mỹ, hoặc nhiều hơn. Có tờ báo kể câu chuyện anh Eric Richter ở Ohio. Hai vợ chồng anh đi làm, lợi tức góp lại được 36,000 đô la một năm. Lợi tức đó khá cao, anh không được hưởng Medicaid; nhưng mua bảo hiểm y tế thì tốn kém nên anh quyết định không mua vì ở tuổi 39 không mấy khi bệnh tật. Tháng Tư vừa qua bác sĩ phòng cấp cứu cho biết anh phải mổ một cái bứu nguy hiểm. Vợ anh đi tìm mua bảo hiểm, không nơi nào bán vì anh đã có bệnh rồi. Bà vợ phải quyết định bỏ việc làm, để lợi tức xuống thấp, đủ điều kiện được hưởng Medicaid.

Phán quyết của Tối Cao Pháp Viện cho tiếp tục thi hành luật Obamacare. Ðiều khoản “Bắt buộc bảo hiểm” sẽ được áp dụng vào năm 2014. Sẽ có thêm trên 30 triệu người Mỹ được bảo hiểm y tế. Ai cũng phải mua bảo hiểm, nếu thiếu tiền sẽ được chính phủ trợ cấp. Người nào không mua sẽ phải đóng tiền phạt, bằng 1% lợi tức, đến năm 2016 sẽ tăng lên tới 2.5%. Các công ty bảo hiểm không được phép giới hạn số tiền chi cho mỗi bệnh nhân trong một đời. Những người đang bị bệnh cũng vẫn mua được bảo hiểm, các công ty không được từ chối. Eric Richters sẽ mua được bảo hiểm dù đang bị bệnh. Gia đình anh, với lợi tức $36,000 sẽ phải đóng khoảng 200 đô la bảo hiểm mỗi tháng. Từ năm 2015, các bác sĩ sẽ được trả thù lao dựa trên kết quả việc trị liệu bệnh nhân, thay vì được trả công từng hành động chẩn đoán hoặc chữa trị.
Người dân Mỹ bình thường sẽ không lo bị mất bảo hiểm y tế khi kinh tế suy yếu, hãng xưởng đóng cửa, bị mất việc làm. Không ai lo khi bị tai nạn, hay bất ngờ bị bệnh như Eric Richters, có thể sạt nghiệp vì chi phí chữa trị, hoặc phải tự giảm bớt lợi tức và tài sản để được hưởng Medicaid. Tòa án Tối cao đã bác bỏ một phần điều khoản về Medicaid (Medi-Cal ở California), không cho phép chính phủ liên bang “phạt” các tiểu bang bằng cách rút bớt tiền góp vào quỹ này. Nhưng chương trình Medicaid sẽ được mở rộng thêm trên toàn quốc. Ðiều kiện dễ dàng hơn sẽ giúp khoảng 5 triệu người Mỹ nghèo hoặc quá tật bệnh nhận được Medicaid. Các thống đốc tiểu bang có quyền thi hành điều khoản này theo tốc độ nhanh hay chậm. Dân chúng các tiểu bang sẽ quyết định họ muốn luật được thi hành nhanh hay chậm qua lá phiếu. Cũng như dân Mỹ sẽ bỏ phiếu vào tháng 11 tới; khi bầu cho Romney hay Obama, họ sẽ quyết định cả đạo luật Cải tổ Y tế có nên giữ hay không.

Trước khi Tòa Tối Cao công bố phán quyết, Tổng Thống Barack Obama có lúc than phiền rằng những người không được dân bầu (các thẩm phán) có quyền bác bỏ một đạo luật do các vị dân cử (tổng thống và Quốc Hội) làm ra! Ông Obama từng làm giáo sư về Luật hiến pháp; lời tuyên bố trên khiến nhiều người kinh ngạc. Nếu hiến pháp nước Mỹ ấn định như vậy, tại sao một ông tổng thống còn thắc mắc? Nay thì nhờ Thẩm Phán Roberts, Tổng Thống Obama không còn thắc mắc nữa! Chính trị là chuyện nhất thời. Quy tắc tam quyền phân lập có giá trị lâu dài hơn, nếu không nói là vĩnh viễn!

Tin phiên xử bà Liên Trần, chủ nhân tiệm Venus and Mars Spa, Falls Church, Virginia.

Hà Giang/Người Việt

FALLS CHURCH, Virginia (NV) - Tin phiên xử bà Liên Trần, chủ nhân tiệm Venus and Mars Spa, Falls Church, Virginia, bị cảnh sát cáo buộc tội hành nghề xoa bóp (massage) không giấy phép gây nhiều ngạc nhiên cho những ai quan tâm.


Khu thương xá Eden Center (Hình: Ðỗ Dzũng/Người Việt)

Tiếp xúc với phóng viên nhật báo Người Việt qua điện thoại, bà Susan Finarelli, phát ngôn viên Sở Cảnh Sát Falls Church, cho biết phiên xử “đã được chính luật sư của bà Liên Trần xin hoãn đến 22 Tháng Tám.”

Ngoài ra, bà Finarelli nói rằng, “không thể bình luận bất cứ gì, vì mọi việc đang trong vòng điều tra và chờ phiên xử.”

Phiên xử này trước đây được ấn định vào ngày 11 Tháng Tư, nhưng bị dời đến 27 Tháng Sáu, do yêu cầu của bên công tố, trước sự phản đối của Luật Sư Trần Hậu Duệ, bào chữa cho bà Liên. Lúc đó, luật sư xin tòa cho một ngày xử sớm hơn, với lý do là trong khi chờ đợi phiên xử, một phần của tiệm Venus and Mars Spa bị đóng cửa, không thu được lợi tức, nhưng thân chủ ông vẫn phải trả tiền thuê nhà.

 Chiến lược

Trả lời câu hỏi về lý do xin hoãn phiên xử mà trước đây ông đã yêu cầu tòa xử sớm, luật sư này giải thích rằng thực ra càng trì hoãn phiên tòa thì việc làm ăn của Venus and Mars Spa càng bị cản trở, gây tổn thất tài chánh cho chủ nhân, nhưng ông “bắt buộc phải xin hoãn” vì: “Vào ngày 22 Tháng Sáu, một tuần trước ngày xử, cảnh sát bất thình lình cho nhân viên công lực mặc thường phục đến bố ráp Venus and Mars Spa, tra hỏi thân chủ tôi mà không hề nói chuyện tôi, luật sư đại diện của bà.”

Ông giải thích: “Cảnh sát Falls Church cố tình tìm tòi chứng cớ để buộc bà Liên tội hành nghề xoa bóp không giấy phép vì họ biết trong tay họ hiện không có bằng chứng gì để buộc tội bà. Họ hành xử như thế là trái phép!”

Việc cảnh sát mặc thường phục đến tiệm để điều tra, được ký giả Tom Jackman của tờ Washington Post tường thuật trong bài “Falls Church police run sting on Vietnamese spa owner just before her trial on license violations” đăng ngày 22 Tháng Sáu, ngay sau khi sự việc xẩy ra.

Ký giả Tom Jackman viết: “Một người quen của bà Trần đưa ra một nhận xét khá thú vị về phiên xử tuần tới, cáo buộc bà Trần là hành nghề xoa bóp trái phép. Ngày bà Trần bị cáo buộc phạm tội là ngày 28 Tháng Giêng, chính ngày mà bà gọi cảnh sát để khai báo là bà bị một người đàn ông dí dao tấn công tình dục.”

Bài báo trên cũng tường thuật chuyện một cảnh sát mặc thường phục giả làm khách hàng vào Venus and Mars Spa cho dịch vụ xoa bóp bấm huyệt (reflexology massage), qua đó ông được xoa bóp cánh tay, cổ tay, bàn tay, bắp chân, bàn chân và cổ chân. Sau khi trả tiền, người khách quay trở lại với điều tra viên Sonya Richardson. Ông Richardson tranh cãi với bà Liên là “tuy nói là ở đây không có dịch vụ xoa bóp, nhưng xoa bóp bấm huyệt vẫn là xoa bóp.”

Cũng theo tường thuật của ký giả Tom Jackman, lúc đó bà Liên đã hỏi ông Richardson là “có phải ông gài bẫy chúng tôi?” và ông xác nhận là “đúng.”

Luật Sư Duệ không coi sự kiện trên là gài bẫy, ông gọi đây là hành động bố ráp, tra hỏi thân chủ của ông, và vì thế, với ông, việc xin hoãn phiên tòa là “một chiến lược.”

Ông đặt vấn đề: “Nếu hôm 22 Tháng Sáu, cảnh sát mặc thường phục của Falls Church có bằng cớ là bà Liên hành nghề xoa bóp ở Venus and Mars Spa thì tại sao họ không truy tố bà? Còn nếu họ không đưa ra được bằng chứng nào thì điều đó chứng tỏ là họ cố tình sách nhiễu và gây khó khăn cho bà Liên cũng như chủ nhân của nhiều cơ sỏ thương mại gốc Việt khác.”

“Vì thế tôi phải xin hoãn phiên xử để xem cảnh sát Falls Church sẽ hành xử ra sao!” Luật Sư Duệ kết luận.

Trước bối cảnh thương xá Eden Center, một khu buôn bán phồn thịnh mùa Hè năm ngoái, vụ bà Liên bị cáo buộc hành nghề xoa bóp trái phép được nhiều người trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt cho là có thành kiến với thương gia người Việt và cố tình gây khó khăn cho họ.

Nạn nhân thành bị cáo

Trong bài viết khá dài có tên “Falls Church Vietnamese community protests handling of sexual assault report,” đăng trên nhật báo Washington Post ngày 18 Tháng Tư, ký giả Tom Jackman, nhà báo theo dõi sự kiện Eden, tường thuật: “Vào cuối Tháng Giêng, bà Liên gọi cảnh sát để khai báo là bị một khách hàng dùng dao cưỡng dâm ngay trong tiệm của mình. Theo lời khai của bà, hệ thống thu hình của tiệm ghi rõ hình ảnh của người đàn ông này. Sở dĩ bà Liên mở cửa cho người đàn ông này vào tiệm là vì ông ta muốn dịch vụ xoa bóp ngắn khoảng 15 phút. Bà Liên nói tiệm của bà chỉ có dịch vụ bấm huyệt (reflexology), chứ không có dịch vụ xoa bóp.

Bốn ngày sau, cảnh sát đến tiệm với trát tòa cáo buộc bà Liên hành nghề xoa bóp không giấy phép. Dù bà Liên bác bỏ cáo buộc này, thành phố Falls Church vẫn lập tức tịch thu giấy phép thương mại của bà và phần dịch vụ xoa bóp bị chấm dứt.

Vẫn theo bài báo trên, người Mỹ gốc Việt, nhất là chủ nhân các cơ sở thương mại tại Falls Church, hiện còn bị ảnh hưởng và “rất bất bình” vì họ cho là nạn nhân của vụ cưỡng dâm bỗng biến thành một bị cáo. Việc phiên xử ngày 11 Tháng Tư, qua đó bà Liên hy vọng sẽ được tòa cho mở cửa tiệm lại, bị phía công tố xin hoãn đến ngày 27 Tháng Sáu, tạo thêm khó khăn tài chánh cho bà, và cũng tạo nhiều bất mãn.

Cáo buộc cảnh sát “đối xử bất công và kỳ thị” thân chủ của mình, Luật Sư Duệ nói: “Ðây là một việc đàn áp quyền công dân, chỉ vì bà ấy là người gốc Việt!”

––

Liên lạc tác giả: HaGiang@nguoi-viet.com