Thứ Sáu, 2 tháng 1, 2015

Luật sư của báo Saigon Nhỏ và Bà Hoàng Dược Thảo lên tiếng: "Quyền Tự do Ngôn Luận và Tự do Báo chí đã không được tôn trọng tại Tòa án Orange County"


Little Saigon: ngày 1 tháng 1 năm 2015

Kính thưa Quý Đồng Hương,

Để quý vị nắm vững vấn đề và có thông tin "hai chiều," tôi xin kính chuyển tiếp đến quý vị "Bản Thông Cáo Báo Chí" của Văn Phòng Luật Sư Charles H. Manh và Stone, LLP. đại diện cho Báo Saigon Nhỏ và Bà Hoàng Dược Thảo, liên quan đến vụ kiện. Phần trên là Anh ngữ, và phần dưới là bản dịch Việt ngữ.

Trân trọng,

Ngô Kỷ





Press Release by the Law Firms of Charles H. Manh, P.C. and Morris & Stone, LLP. Represented  Saigon Nho – The Little Saigon News and its owner and publisher, Hoang Duoc Thao 
Freedom of Speech and Freedom of Press
Disregarded in Orange County Court
In July 28, 2012,  Hoang Duoc Thao, writing under the pen name Dao Nuong, published an article in the Saigon Nho newspaper that explored the ownership of another paper, the Nguoi Viet News. The article was a humorous and satirical opinion piece, that made references to fictional martial arts sects and poked fun at Nguoi Viet News for its revolving door of publishers, which changes every time that paper publishes an article that the community perceives as pro-communist.

Nguoi Viet News had published a letter, purportedly from a reader named Son Hao, that was admittedly pro-communist. During a press conference held to apologize for the letter, the latest publisher of Nguoi Viet News, in response to a question about who owned the newspaper, had stated that the paper was owned by the employees pursuant to an employee stock ownership plan. Thao’s article explored that claim.

In response to the article she wrote, the Nguoi Viet News, its CEO and the Assistant to the CEO sued for defamation. The paper asserted that the article was defamatory because, among other things, it falsely claimed that the paper was owned by the CEO, and that the Assistant to the CEO was not qualified to run the paper.

On December 30, 2014, a jury in the Orange County Superior Court awarded Plaintiffs $3 million in damages, and $1.5 million in punitive damages. Saigon Nho and its owner and publisher, Hoang Duoc Thao, were represented by the Law Firm of Charles H. Manh, P.C. and Morris & Stone, LLP.

“The trial can only be described as surreal. At the commencement of the action, the judge stated that he was not familiar with defamation law, and that became very apparent during pre-trial motions and trial”, Aaron Morris said.

“Because of the judge’s erroneous rulings, the jury was able to award damages, even though no evidence of any damages was ever presented or proven. Incredibly, the jury was instructed that they ‘must’ award damages, even though the plaintiffs failed to show that a single person had ever read the article in question, or that if anyone did read the article, they interpreted in the tortured manner that plaintiffs claim made it defamatory,” Morris said.

“In 25 years of practice, I’ve only witnessed this once before, where you just cannot get the judge to understand the many legal issues that come into play in a defamation case. All you can do is ride it out to the bitter end and get the verdict thrown out on appeal, but it’s a shame that the matter can’t be decided correctly in the first instance.”

Morris summarized the errors in the case as follows.

The case was about a single article published by the Saigon Nho newspaper on July 28, 2012. Plaintiffs had wanted to admit other articles and even videos from unknown sources, but a prior judge had concluded that they would not be admitted because they had no relevance. But when the case was transferred to different trial judge, over the strenuous objections of defense counsel, the new judge overruled the other judge and allowed other articles and even the videos to come in as evidence.

Thao, who fled South Vietnam after the 1975 fall of that country to the communists, is staunchly anti-communist. The videos were of events that occurred a year or more after the July 28, 2012 article was published, and the videos were of events that occurred a year or more after the July 28, 2012 article was published, and was maliciously misrepresented what actually happened.  As the plaintiff made believe that my client is seen calling for a boycott of the Nguoi Viet News because of actions that were seen as pro-communist, such as publishing a picture of the South Vietnam flag in a washbasin, and publishing the pro-communist Son Hao letter, my client was actually questioning the presence of Nguoi Viet News at the banquet since the host as well as many attended guests were those signed up to the protest letter against Nguoi Viet News that Little Saigon News was asked to published.  Nguoi Viet News were asked to leave the event even after my client had left the event.  It is worth noting as well that the defendant was not given the chance to present the uncut, unedit version of the video in its defense.  Words and videos taking out of context no longer reflect the real meaning.

She is not alone in these views. The Nguoi Viet News has been picketed on a regular basis since at least 2008, and many community organizations have called for the boycott of the paper. But Plaintiffs used the videos to argue that Thao is trying to put Nguoi Viet News out of business, and that those videos show that what she really meant by her article is that Nguoi Viet News is “owned by Vietnamese communists.” It was no surprise that the jurors could not separate the article that was the basis of the action from all the extraneous and irrelevant evidence that was permitted.

During the action, plaintiffs had conceded and stipulated that they had not suffered any “special damages”, or at least were not going to seek those damages. Special damages include such items as loss of profits; any damages to a business that would naturally flow from defamatory statements. In keeping with their stipulation, Plaintiffs presented no evidence of any special damages, nor did they prove a single item of any other sort of actual monetary damages.
However, during closing arguments, counsel for plaintiffs argued loss of profits and sought damages on that basis. When defense counsel objected, the court overruled the objection and allowed the argument for special damages to continue. Conversely, during defense counsel’s closing argument, when he tried to explain to the jury that they could not award any loss of profits because the plaintiffs had stipulated that they were not seeking special damages, the court sustained an objection and would not permit that argument. The jurors were thus left with the understanding that they could award damages for loss of profits that had never been shown and which plaintiffs agreed they would not seek.

Compounding the problem, the judge rewrote the standard jury instruction on damages. There are two types of damages in a defamation action -- actual and assumed. Actual damages, such as loss of profits, must be proven. But if all the elements of defamation are proven, the jury is permitted to award “assumed damages” for loss of reputation, even with no evidence of a specific dollar amount. It’s akin to pain and suffering in a personal injury action. A person or company’s reputation is assumed to have value, and if that reputation is injured, then the jury can assign a value to that loss. The jury is instructed, “you must award at least a nominal sum, such as one dollar.”

However, assumed damages only come into play if the plaintiff is unable to show actual damages. The jury instruction published by the Judicial Council of California specifically states assumed damages can only be awarded if the jury finds no actual damages. Inexplicably, at the request of Plaintiffs’ counsel, the judge rewrote the accepted jury instruction and verdict form, so that after finding actual damages, the jurors were told that they must also award presumed damages.

The end result was that the jurors were told they could award actual damages for loss of profits that were never shown, and on top of that were required to also award assumed damages.

“And damages only became an issue because the court stripped the defense of one of the primary defenses in a defamation case; opinion.” Morris added. “It is defamation 101 that a defendant cannot be liable for defamation for stating an opinion. Thao had opined that the Assistant to the CEO was not qualified to “operate the paper” because she had no journalistic background. In Thao’s opinion, someone who runs a paper should have experience and skills in reporting and editing. However, the judge refused to instruct the jury on opinion versus fact, stating that he could not see how someone’s qualifications to perform a job could be a matter of opinion.”

“This was doubly surreal, because the Assistant to the CEO testified that she does not operate the newspaper. Thus, Ms. Thao was found liable for offering the opinion that the Plaintiff was not qualified to perform a job she does not even perform.”

“In my opinion, this was just an effort by the Nguoi Viet News to put the competition out of business.” Morris stated. “They demanded 20 million to settle the case, and asked the jury for a total of $13 million in damages during the trial. An award anywhere near those numbers would have put the small Vietnamese newspaper out of business. But the paper will continue to operate, business as usual, and the verdict will undoubtedly be reversed on appeal.”
The Vietnamese Version - Bản dịch tiếng Việt

Quyền Tự do Ngôn Luận và Tự do Báo chí 
đã không được tôn trọng tại Tòa án Orange County

Vào ngày 28-7-2012, bà Hoàng Dược Thảo, viết dưới bút danh Đào Nương, đã đăng một bài trên báo Saigon Nhỏ phân tích, điều tra sự thực về chủ quyền sở hữu của một báo khác, tờ Người Việt. Đó là một bài quan điểm cá nhân có tính hài hước và châm biếm, liên hệ đến những môn phái võ thuật trong tiểu thuyết và chế diễu tờ Người Việt có một cánh cửa xoay vòng cho người chủ nhiệm, cứ thay người đứng tên cho tờ báo mỗi khi tờ báo này đăng một bài viết mà cộng đồng xem là thiên cộng.

Tờ Người Việt đã đăng một bức thư, được nói là của một độc giả có tên là Sơn Hào, hiển nhiên là người theo phe Cộng Sản. Trong một cuộc họp báo được tổ chức để xin lỗi về lá thư này, người chủ nhiệm mới đây nhất của tờ Người Việt, khi trả lời cho câu hỏi ai là chủ tờ báo, ông đã nói rằng tờ báo này là do nhân viên làm chủ theo một chương trình sở hữu cổ phần cho người làm.

Bài viết của bà Thảo tìm hiểu về lời xác định đó.  [vì đây là nhiệm vụ quan trọng nhất của tự do báo chí]

Để trả lời bài báo của bà, tờ Người Việt, Tổng Giám Dốc của tờ báo cùng một phụ tá cho tổng giám đốc đưa đơn kiện về tội lăng mạ.  Một trong những lý do được nêu ra là bài báo có tính lăng mạ bởi vì bài báo nói không có bằng chứng chủ nhân tờ Người Việt là ông tổng giám đốc, và rằng người phụ tá cho tổng giám đốc không có năng lực điều hành tờ báo.

Vào ngày 30-12-20114, một bồi thẩm đoàn của Tòa án của Orange County đã thưởng cho nguyên đơn một khoản 3 triệu bồi thường thiệt hại, cùng 1.5 triệu để trừng trị và làm gương.  Saigon Nhỏ và người sở hữu và chủ nhiệm, bà Hoàng Dược Thảo, được đại diện bởi Văn phòng Luât sư của ông Charles H. Manh, P.C. và Morris & Stone, LLP.

 Ông Aaron Morris có nhận định: “Phiên xử này chỉ có thể mô tả là một chuyện huyễn hoặc, xa vời thực tế.  Ngay khi bắt đầu phiên tòa, ông chánh án đã nói rằng ông không quen thuộc với luật về phỉ báng, và điều này trở nên rõ ràng trong những quyết định của ông trước và trong phiên xử”.

“Bởi vì những phán quyết sai lầm của chánh án, bồi thẩm moi có thể cho nguyên đơn được bồi thường thiệt hại, mặc dù không có chứng cớ gì về thiệt hại được trưng bày hay chứng minh.  Không thể tưởng tượng là bồi thẩm đã được chỉ đạo ‘phải’ cho bồi thường, dù rằng bên nguyên đơn đã không cho thấy bất cứ một ai từng đọc bài báo đó, hay nếu có ai đã đọc, người này phải thật cố gắng, gượng ép để diễn dịch theo cách mà nguyên đơn cho rằng đó là sự phỉ báng.”

“Trong 25 năm hành nghề, tôi chỉ biết có một trường hợp tương tự trước đây, khi không ai có thể giải thích cho thẩm phán hiểu những vấn đề pháp lý áp dụng trong một vụ án về phỉ báng.  Điều có thể làm [trong trường hợp này] là tranh cãi cho đến cùngkhi có một kết cuộc tệ hại và bản án bị hủy bỏ khi có kháng cáo.  Tuy thế, đây là điều đáng tiếc khi vấn đề không được giải quyết ổn thỏa ngay từ lúc đầu”.

Ông Morris tóm lược những sai lầm trong vụ án này như sau:

Vụ án này là về một bài báo duy nhất được đăng trên tờ Saigon Nhỏ vào ngày 28-7-2012.  Nguyên đơn đã muốn đưa ra những bài báo khác và ngay cả các băng video từ những nguồn không xác định, nhưng một quan tòa trước đó đã quyết định không cho phép vì không có liên quan gì đến vụ án.  Nhưng khi vụ án được chuyển cho một chánh án khác, mặc dù có sự phản đối quyết liệt của luật sư bị cáo, chánh án mới đã không tính đến quyết định của chánh án trước đó, và cho phép xét đến những bài báo khác và ngay cả những video như chứng cớ Bà Thảo thoát khỏi Miền Nam Việt Nam sau khi đất nước đó rơi vào tay Cộng Sản năm 1975.  Bà là người chống Cộng triệt để. Những video nói trên thu hình những sự kiện xảy ra một năm hay hơn sau khi có bài báo ngày 28-7-2012, và người ta đã diễn dịch ác ý về những gì xảy ra trong những video đó.  Khi nguyên đơn nói như thể thân chủ của tôi trong video đang kêu gọi tẩy chay tờ Người Việt vì những hành động được xem là thân Cộng, như đăng một lá cờ Miền Nam nằm trong chậu rửa chân, và phổ biến lá thư thân Cộng của Sơn Hào, thực sự thì thân chủ của tôi lúc đó đang đặt câu hỏi về sự có mặt của tờ Người Việt tại cuộc họp đó bởi vì người tổ chức cuộc hội cũng như nhiều khách tham dự là những người đã ký vào một kháng thư lên án tờ Người Việt mà [Cộng Đồng ty nạn Việt Nam Tại Mỹ] đã nhờ tờ Saigon Nhỏ - Little Saigon News đăng tải bức thơ đó. Ngay khi thân chủ của chúng tôi tự động đi khỏi phòng họp, Tờ Người Việt vẫn bị Cộng Đồng yêu cầu rời khỏi cuộc hội.  Đáng ghi nhận rằng bên bị trong tranh cãi bào chữa đã không được cơ hội đưa ra nguyên bản video không bị cắt bỏ, không bị hiệu đính. Những lời lẽ và video được trưng dẫn ngoài bối cảnh của chúng không còn phản ảnh ý nghĩa thực sự.

Bà [Hoàng Dược Thảo] chẳng phải là người duy nhất có nhận định này, [về tương quan của Người Việt và Cộng Đồng ty nạn Việt Nam Tại Mỹ] . Ít nhất là kể từ năm 2008, Cộng Đồng ty nạn Việt Nam đã thường xuyên biểu tình chống tờ báo này, và nhiều tổ chức trong cộng đồng đã kêu gọi tẩy chay tờ báo.
Nhưng nguyên đơn [Nguoi Viet News] sử dụng băng video để lý luận rằng bà Thảo tìm cách buộc tờ Người Việt hết làm ăn, và những video đó cho thấy điều mà bà thực sự có ý muốn nói trong bài của bà là tờ Người Việt “là do Cộng Sản làm chủ”.  Bởi vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi bồi thẩm không thể tách rời bài báo, là lý do chính của vụ kiện [Người Việt chống Sài Gòn Nhỏ], ra khỏi những chứng cớ được chấp nhận cho dù những chứng cớ này chẳng có dính dáng, liên quan gì tới vụ án.

Trong phiên xử, nguyên đơn đã nhìn nhận và phỏng định rằng họ đã không chịu “thiệt hại gì đặc biệt”, hay ít nhất họ cũng chẳng đòi bồi thường.  Thiệt hại đặc biệt bao gồm những thứ như thua lỗ; thiệt hại cho một công ty bình thường phát sinh từ những phát biểu có tính phỉ báng. Theo phỏng định này, nguyên đơn đã không đưa ra chứng cớ có thiệt hại gì đặc biệt, họ cũng chẳng chứng minh bất cứ điểm nào cho thấy có thiệt hại tiền bạc thực sự.

Tuy thế, trong phần tranh luận kết thúc của bên bị, luật sư cho bên nguyên lại nói đến thua lỗ và đòi bồi thường trên căn bản đó. Khi luật sư của bị can phản đối, tòa án lại không nghe và cho phép bên nguyên tiếp tục giải trình về thiệt hại đặc biệt. Ngược lại, trong lý giải kết luận của luật sư bên bị, khi ông cố gắng giải thích cho bồi thẩm hiểu họ không thể cho nguyên đơn được bồi thường vì thua lỗ, bởi vì nguyên dơn đã xác định họ không đòi bồi thường đặc biệt, tòa án lại cho phép bác bỏ luận điểm của bên bị. Bồi thẩm do đó chỉ có thể hiểu là họ có thể cho bên nguyên được bồi thường thiệt hại thua lỗ cho dù người ta không đưa ra bằng chứng thua lỗ và nguyên đơn đã đồng ý không đòi hỏi.

Làm cho vấn đề thêm rối ren phức tạp, chánh án đã viết lại những chỉ dẫn căn bản cho bồi thẩm về bồi thường. Có hai loại thiệt hại trong một hành động phỉ báng – thực sự và giả định. Thiệt hại thực sự, như mất lợi nhuận, phải được chứng minh. Nhưng nếu tất cả những yếu tố phỉ báng được chứng minh, bồi thẩm được phép cho “bồi thường giả định” vì thiệt hại uy tín cho dù không có chứng cớ có một khoản tiền mất mát nào. Nó giống như đau nhức và chịu đựng trong chấn thương cá nhân. Uy tín của một tổ chức hay cá nhân được xem là có một giá trị, nếu uy tín bị tổn thương, bồi thẩm có thể cho một cái giá cho sự tổn thương đó. Bồi thẩm được chỉ dẫn “phải cho một khoản bồi thường ít nhất có tính tượng trưng, một đồng đô-la chẳng hạn”.

Tuy nhiên, người ta chỉ xét thiệt hại giả định khi bên nguyên không có thể cho thấy có  thiệt hại thực sự. Chỉ dẫn cho bồi thẩm mà Hội đồng Pháp
định California đưa ra đã nói rõ chỉ cho phép thiệt hại giả định trong trường hợp bồi thẩm không thấy có thiệt hại thực sự. Chúng ta chẳng thể hiểu được vì sao, theo yêu cầu của luật sư bên nguyên, chánh án lại viết lại lời chỉ dẫn cho bồi thẩm đã được chấp nhận và nội dung bản án, cho nên sau khi đã bàn đến thiệt hại thực sự, các bồi thẩm còn được chỉ đạo cũng phải cho khoản bồi thường giả định.

Cuối cùng, bồi thẩm được chỉ đạo họ có thể cho bên nguyên hưởng bồi thường thật sự cho thua lỗ dù người ta chưa hề cho thấy thua lỗ thế nào, và trên mức đó, bồi thẩm còn phải thưởng cho bên nguyên khoản thiệt hại giả định. Ông Morris nói thêm: “Bồi thường chỉ trở thành vấn đề sau khi tòa án tước bỏ của bị can một trong những luận điểm chính yếu được chấp nhận sơ khởi. Đó là bài học vỡ lòng về luật phỉ báng, không thể xét xử bị can về tội phỉ báng khi bị can nói lên ý kiến của mình. Bà Thảo đã có ý kiến rằng người Phụ tá cho Tổng giám đốc không có khả năng “điều hành tờ báo” bởi vì bà ta không có kinh nghiệm trong nghề. Theo ý kiến của bà Thảo, người điều hành một tờ báo phải có kinh nghiệm và kỹ năng trong thông tin và biên tập. Tuy nhiên, ông chánh án đã không chịu chỉ đạo cho bồi thẩm phải phân biệt giữa ý kiến và sự kiện. Ông nói ông không thể hiểu được tại sao khả năng của một người làm một công việc nào đó lại là một vấn đề về ý kiến”.

“Điều này còn huyễn hoặc, hoang ảo gấp đôi, bởi vì phụ tá cho Tổng giám đốc (báo NV) đã khai rằng bà không điều hành tờ báo. Cho nên, toà cho rằng bà Thảo phải chịu trách nhiệm khi bà đưa ra ý kiến là bên nguyên không có năng lực làm một việc mà bà (nguyên cáo) không làm việc đó”.

“Theo tôi nghĩ, tờ Người Việt nhằm loại trừ một đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh,” ông Morris nhận định. “Họ đòi bồi thường 20 triệu, và trong phiên tòa yêu cầu bồi thẩm cho hưởng một khoản tổng cộng 13 triệu. Một số tiền bồi thường trong khoảng đó hẳn phải làm cho tờ báo tiếng Việt nhỏ bé này ngưng hoạt động. Nhưng tờ báo này [Saigon Nhỏ] sẽ vẫn hoạt động, kinh doanh bình thường, và bản án chắc chắn sẽ phải bị hủy bỏ khi kháng cáo”.