Cát Linh, phóng viên RFA
Nói về sắc lệnh hành chính dẫn đến việc tạm ngưng cho người Hồi Giáo tại 7 quốc gia Trung Đông được vào nước Mỹ, trong đó có cả những người đang giữ thẻ xanh, nghĩa là thường trú nhân hợp pháp của Hoa Kỳ, Chi Lan Vũ, một bạn trẻ tham gia nhiều hoạt động trong cộng đồng người Việt hải ngoại ở Virginia, Washington D.C cho biết cô không tán đồng, cũng không ủng hộ.
“Khi người nào làm một điều gì đó là có lý do. Nếu mình muốn sửa thì mình tạm thời ngưng. Khi tạm thời ngưng không có nghĩa là bác bỏ. Người ta dùng thời gian đó để coi chương trình đó như thế nào, tốt hay xấu chứ không phải là bác bỏ vĩnh viễn. Có nhiều người Chi Lan thấy là hơi vội vã. Tổng thống Trump chỉ mới vào tuần thứ 2 làm việc của ông ta. Và ông ta muốn cải tổ thì phải tạm ngưng. Nếu không tạm ngưng mà cứ đi tiếp thì sẽ đi quá xa và sau đó mất thời gian để sửa nữa.”
Em không tán thành vì hành động của ông không có gọi là tình yêu nhân loại.Cathy Hằng Ngô, một bạn trẻ sinh ra và lớn lên tại miền Nam California, nơi được gọi là cái nôi của người Việt tỵ nạn có cái nhìn hoàn toàn khác.
- Cathy Hằng Ngô
“Em không tán thành vì hành động của ông không có gọi là tình yêu nhân loại.”
Tờ Washington Post hôm Thứ hai đăng tải trong một bài viết những người thuộc Đảng Cộng hòa bày tỏ sự giận dữ và buộc tội ông đã không trao đổi với họ trước về những sắc lệnh lẽ ra cần phải có sự bàn luận.
Tuy nhiên, Chi Lan cho rằng theo ý của cô, những sắc lệnh mà Tân tổng thống đưa ra không vội vã.
“Nó không có vội vã đâu. Ông ấy đã thấy những gì mà tổng thống Obama đã làm. Ông muốn sửa lại cho nhanh. Bằng cách nào? Phải chặn lại trước đã, phải ngừa cái đã. Khi ngừa thì mình sẽ thấy những cách giải quyết, rồi khi đó mình áp dụng.”
Đặt câu hỏi liệu những sắc lệnh được Tân tổng thống Mỹ đưa ra có vi hiến hay không, Chi Lan Vũ cho biết theo quan điểm của cô thì “một người làm chính trị cần phải có cái đầu sắc lạnh”, và mọi người nên chờ xem ông ấy sẽ làm gì kế tiếp. Người mà cô muốn nói ở đây là Tổng tư lệnh Donald Trump.
“Làm người lãnh đạo không phải dễ, tại vì phải qua kinh nghiệm. Ông Trump chưa bao giờ làm 1 người chính trị gia cả. Ông là một thương gia thôi, mà đổi qua chính trị gia là phải đổi qua 1 đường hướng khác, ông cần nguyên 1 team, mà team của ông ấy thì slowly getting together (kết hợp với nhau khá chậm), chưa ‘ready to run’ (sẵn sàng làm việc).”
“Ông ta hứa những gì thì ông ta làm. Trong khi ông ra ứng cử ổng có nói trong 100 ngày đầu tiên ổng sẽ cut evalution.
Nói về vấn đề tị nạn, Chi Lan cũng là người tỵ nạn. Nhưng nếu tỵ nạn đó giúp cho một xã hội, đưa xã hội về nơi tốt hơn thì nên cho. Trong tỵ nạn có nhiều thành phần khác nhau như du học, lao động…thì tốt cho một quốc gia. Nhưng Chi Lan không muốn thấy 1 cái như 911 xảy ra trên thế giới. Nếu mình không ngăn chặn từ bây giờ thì khi nào mình mới ngăn chặn? Ông Trump khác tất cả những tổng thống khác, là ổng nói mà ổng làm. Mà ổng làm là ổng quật 1 đòn rất mạnh nhưng hãy coi trong những ngày kế tiếp ổng sẽ làm thế nào. Ổng có 4 năm lận. Mọi người hơi nóng lòng.
Phải chặn lại trước đã, phải ngừa cái đã. Khi ngừa thì mình sẽ thấy những cách giải quyết, rồi khi đó mình áp dụng.Nước Mỹ là những người immigration và refugee. Ngay cả bà vợ ổng cũng thế. Ổng không nói là ổng ‘cut’ luôn. Ổng nói chỉ tạm thời thôi. Khi mình làm chính trị thì mình phải cứng và dứt khoát. Khi mình cứng và dứt khoát thì có thể không khôn khéo như ông Obama. Ông Trump lớn tuổi hơn thì ổng làm và ổng đánh 1 đòn rất nặng so với giới trẻ mà không thể tưởng tượng được.”
- Chi Lan
Ý kiến ghi nhận từ Cathy Hằng Ngô thì ngược lại, khi cô nói về số người bị ảnh hưởng bởi sắc lệnh được ông Donald Trump ban hành ngày thứ Sáu 27 tháng Giêng vừa qua.
“Đó là quá tàn nhẫn vì họ không có làm gì sai. Họ là công dân Mỹ, họ chỉ là đạo Hồi thôi. Đâu phải cứ ai là đạo Hồi là có tội. Họ cũng là nạn nhân như ngày xưa Việt Nam chúng ta cũng đi tỵ nạn, đi tìm tự do, không chịu chế độ của thời đó.”
Khác với Cathy khi có sự liên tưởng lại với cuộc di tản bằng thuyền của người Việt 40 năm trước, Chi Lan không cho đó là sự so sánh hợp lý.
“Chi Lan không đồng ý, vì thứ nhất là thời điểm nó khác. Hồi đó chưa có social media, tin tức bị delay. Ngày nay tin tức nhiều quá đến nỗi có nhiều tin tức mà nó không đúng mà người ta cũng đi tuyên truyền. Người ta không biết tin nào thật, giả.
Họ cũng là nạn nhân như ngày xưa Việt Nam chúng ta cũng đi tỵ nạn, đi tìm tự do, không chịu chế độ của thời đó.Hai giai đoạn thời gian khác và hai vị tổng thống khác nhau. Nên Chi Lan nói nó như lấy trái táo so sánh với trái cam. Nếu muốn so sánh thì hãy so sánh trái táo với trái táo, trái cam với trái cam.
- Cathy Hằng Ngô
Một cái đã là dĩ vãng, một cái đang ở trước mắt. Mình đang ở hiện tại và hãy nhìn về tương lai. Đó là quan điểm của Chi Lan.”
Theo bạn trẻ Chi Lan, những người (bị cấm nhập cảnh Hoa Kỳ) ấy vẫn đang ‘hearing’ (trong thời gian chờ đợi). Cô cho rằng mọi người không nên vội vã đưa ra phán xét thời điểm này. Thay vào đó hãy tiếp xúc với các dân biểu là những người đại diện của mỗi thành phố hoặc tiểu bang để thúc đẩy họ lên tiếng với Quốc hội. Theo cô, “nếu mình vội, hấp tấp quá thì sẽ đi đến 1 cái sai khác.”
Trong sắc lệnh mới về di trú được ban hành bởi tân tổng thống Hoa Kỳ, có đề cập đến một nội dung ảnh hưởng đến chính sách di dân tỵ nạn. Ngày 31 tháng 1 vừa qua, một gia đình người Việt tỵ nạn ở Thái Lan phải huỷ bỏ vé máy bay sau khi tổng thống Mỹ ban hành sắc lệnh hoãn việc nhập cư đối với tất cả người tỵ nạn và cấm nhập cảnh vô thời hạn đối với công dân từ 7 quốc gia Hồi giáo.