From: khai Q. nguyen <khaiqnguyen@yahoo.com>
To: Khai Nguyen <khaiqnguyen@yahoo.com>
Sent: Tuesday, April 30, 2019, 10:04:26 PM CDT
Subject: TỔNG THỐNG TRUMP RÕ RÀNG CẢN TRỞ CÔNG LÝ
TỔNG THỐNG TRUMP RÕ RÀNG CẢN TRỞ CÔNG LÝ
Nguyễn Quốc Khải
24-04-2019
Sau nhiều năm điều tra, sau cùng báo cáo Mueller dầy hơn 400 trang đã được phổ biến công cộng vào 18-4 vừa qua. Hai chủ đề chính của báo cáo này gồm (1) Nga can thiệp vào cuộc bầu cử 2016 như thế nào và (2) Tổng Thống Donald Trump có cản trở cuộc điều tra Nga hay không?
Báo
cáo Mueller đã cho thấy sự can thiệp của Nga sâu rộng và có hệ thống.
Toán điều tra Mueller tìm thấy những móc nối giữa những cá nhân liên hệ
mật thiết với chính quyền Nga và những cá nhân cộng tác với chiến dịch
tranh cử của Ông Trump, nhưng chứng cớ không đủ để đúc kết thành tội
phạm.
Báo
cáo Mueller tìm thấy nhiều bằng chứng Tổng Thống Trump cản trở công lý,
nhưng đã không công bố thẳng như vậy bởi vì nhiệm vụ của Văn Phòng Công
Tố Viên Đặc Biệt (CTVĐB) là làm cố vấn cho Bộ Tư Pháp và theo Ông
Mueller, một tổng thổng tại chức không thể bị khởi tố.
NGA CAN THIỆP MẠNH MẼ VÀ RẤT SỚM VÀO CUỘC BẦU CỬ
Về
điểm (1), không một ai nghi ngờ rằng Nga đã can thiệp vào cuộc bầu cử
tổng thống ở Hoa Kỳ vào 2016. Toán điều tra Mueller quan sát thấy rằng
chiến dịch tranh cử và nhân viên đặc vụ Nga đôi khi làm những công tác
tương tự cùng một lúc, nhưng không tìm thấy chứng cớ có sự thông đồng
giữa chiến dịch tranh cử của Donald Trump và Nga.
Cơ
Quan Nghiên Cứu Internet (Internet Research Agency - IRA) của Nga đặt
tại St. Petersburg đã mở những chiến dịch tạo ảnh hưởng trên cuộc bầu cử
qua mạng Internet. Sự kiện này đã được dẫn chứng đầy đủ bằng những tài
liệu trước khi báo cáo Mueller được phổ biến. Vào đầu năm 2018, Bộ Tư
Pháp Hoa Kỳ đã kết án Yevgeny Prigozhin, một người thân cận với Tổng
Thống Nga Vladimir Putin, và 12 nhân viên của IRA.
Báo
cáo Mueller tiết lộ rằng IRA đã phát động hàng chục cuộc tập họp chính
trị ngay ở Hoa Kỳ từ cuối năm 2015 và vẫn tiếp diễn sau khi cuộc bầu cử
chấm dứt. IRA cũng đã liên lạc trực tiếp với những người thân cận với
Tổng Thống Trump bắt đầu vào tháng 6, 2016 bao gồm những vấn đề như tiếp
liệu, bích chương, biểu ngữ và những vật liệu cần cho những cuộc tập
họp biểu tình.
Tính
đến khi cuộc bầu cử 2016 chấm dứt, IRA đã có khả năng tiếp cận hàng
triệu công dân Hoa Kỳ qua các chương mục mạng xã hội. IRA tạo dựng và
kiểm soát những nhóm Facebook và Instagram với hàng trăm ngàn thành viên
người Mỹ. IRA tạo dựng và kiểm soát hàng chục ngàn chương mục Twitter
bao gồm cả những nhân vật chính trị Hoa Kỳ.
Báo
cáo Mueller tìm thấy rằng cơ quan tình báo Nga GRU đã nhắm vào hơn 300
người liên hệ đến nhiều tổ chức của Đảng Dân Chủ và chiến dịch tranh cử
của Bà Hillary Clinton. Trước ngày 12-4-2016, GRU đã xâm nhập vào khoảng
29 máy computer khác nhau của Ủy Ban Chiến Dịch Tranh Cử Quốc Hội của
Đảng Dân Chủ (Democratic Congressional Campaign Committee – DCCC) và
đánh cắp hàng trăm ngàn điện thư, sau đó cho phổ biến trên Internet qua
những địa chỉ giả mạo như Guccifer 2.0 và DCLeaks.
Tại
một cuộc họp báo nhân dịp có một cuộc tập họp tranh cử lớn vào ngày
27-7-2016, Ông Trump kêu gọi Nga tìm kiếm giùm 30,000 điện thư của Bà
Clinton. Ông nói “Russia, if you’re able to find the 30,000 emails that
are missing, I think you will probably be rewarded mightily by our
press.” Báo cáo Mueller tiết lộ rằng sau lời kêu gọi của Ông Trump
trong cùng ngày GRU đã xâm nhập vào 15 chương mục điện thư nối kết với
văn phòng riêng của Bà Clinton. Khi làm bộ trưởng ngoại giao dưới thời
Obama, Bà Clinton đã sử dùng hệ thống computer cá nhân để gửi 60,000
điện thư. Nhân viên Bộ Ngoại Giao đã xóa một nửa số điện thư có tính
cách riêng tư. Đây chính là số điện thư mà Ông Trump tìm kiếm và là mục
tiêu tấn công Bà Clinton liên tục của Ông Trump và Đảng Cộng Hòa.
Tuy
nhiên chính lời kêu gọi Nga giúp đỡ tìm 30,000 điện thư của Ông Trump
đã bị dư luận chỉ trích dữ dội vì nó được xem như một hành động mời gọi
nước ngoài can thiệp vào nội tình Hoa Kỳ. Tôi cho đây cũng là dấu hiệu
ấu trĩ của Ông Trump về vấn đề an ninh quốc gia. Ông thật sự đặt quyền
lợi cá nhân trên quyền lợi của đất nước: “Trump First, America Last.”
Bộ
Tư Pháp Hoa Kỳ đã kết án 12 sĩ quan tình báo Nga vào tháng 7, 2018. Báo
cáo Mueller cũng cho biết rằng chính Ông Trump liên tục yêu cầu những
viên chức của chiến dịch tranh cử bao gồm cả Ông Michael Flynn, tìm kiếm
30,000 điện thư của Bà Clinton, nhưng không thành công.
VIỆC CẢN TRỞ CÔNG LÝ CỦA TRUMP RÕ NHƯ BAN NGÀY
Về
điểm (2), báo cáo Mueller cho thấy rõ ràng là Tổng Thống Trump đã cản
trở công lý dựa trên sự kiện thực tế. Ông Trump đã toan tính can thiệp
vào cuộc điều tra của Toán CTVĐB và trong nhiều trường hợp ông đã ra
lệnh cho các phụ tá thân cận nói dối, ngấm ngầm phá hoặc cản trở những
điều tra viên. Một lần ông đã cách chức Giám Đốc FBI, một lần cách chức
tổng trưởng Tư Pháp và một lần chỉ thị luật sư của Nhà Trắng cách chức
chính Ông Mueller nhưng không thành công.
Một
trong những hành động cản trở công lý đầu tiên của Ông Trump là việc
ông áp lực Giám Đốc FBI lúc đó là James Comey hủy bỏ cuộc điều tra Cố
Vấn An Ninh Quốc Gia Michael Flynn. Ông này từng nói dối nhân viên FBI
cũng như một số viên chức hành pháp về việc tiếp súc với Đại Sứ Nga
Sergy Kislyak. Theo báo cáo Mueller, Ông Trump tin rằng chấm dứt Ông
Flynn sẽ chấm dứt toàn bộ cuộc điều tra Nga vì cuộc điều tra Ông Flynn
có liên hệ đến cuộc điều tra Nga rộng lớn hơn. Sau khi sắp xếp cho Ông
Flynn từ chức vào 14-2-2017, Ông Trump đã tìm cách mua chuộc lòng trung
thành của Ông Flynn khi nói rằng “Chúng tôi sẽ lo cho ông.” Chính CTVĐB
cũng xác nhận rằng hành động này là một trường hợp ngăn cản công lý.
Báo
cáo Mueller cho rằng việc Tổng Thống Trump cách chức Giám Đốc FBI James
Comey vào tháng 5, 2017 chỉ vì Ông Comey không muốn tuyên bố rằng cá
nhân Tổng Thống không bị điều tra theo ý của Ông Trump. Theo tôi, còn
một số yếu tố khác quan trọng hơn liên hệ đến việc cách chức Ông Comey.
Ông Trump muốn FBI hủy bỏ cuộc điều tra Ông Michael Flynn liên hệ với
Nga. Trái lại Ông Trump lại muốn FBI điều tra Bà Clinton về việc sử dụng
máy computer cá nhân cho việc công và sau này ông Trump cũng muốn điều
tra cả Ông Comey về việc dò rỉ tin bí mật. Ít nhất cho đến cuối năm
2018, Ông Trump vẫn còn theo đuổi dự định này. Do đó, việc cách chức
giám độc FBI không giản dị và có liên hệ đến việc cản trở cuộc điều tra
Nga lúc đó đang tiến hành.
Vào
ngày 17-6-2017, sau khi được biết rằng CTVĐB Robert Mueller đang điều
tra mình về việc cản trở công lý, Tổng Thống Trump đã yêu cầu Cố Vấn Nhà
Trắng lúc đó là Ông Donald McGahn cách chức Mueller, nhưng Ông McGahn
không thi hành. Ông McGahn khai với Toán điều tra Mueller rằng Tổng
Thống Trump nói với ông ít nhất hai lần rằng “Mueller phải ra đi.” Vào
ngày 17-6-2017, Tổng Thống Trump bảo Ông McGahn gọi cho Ông Rod
Rosenstein, Phụ Tá Bộ Trưởng Tư Pháp, cách chức CTVĐB Mueller, một lần
nữa Ông McGahn từ chối không thi hành. Sau này Ông McGahn còn tự nguyện
hợp tác với CTVĐB Mueller chống lại Tổng Thống Trump. Vào cuối năm 2018,
McGahn đã từ chức cố vấn Nhà Trắng.
Không
cần phải giải thích thêm, rõ ràng toan tính cách chức CTVĐB Mueller
nhắm cản trở công lý. Lệnh của tổng thống ban ra, dù phụ tá không thi
hành vì thấy phi lý, cũng đủ để kết tội tổng thống.
Vào
ngày 19-6-2017. hai ngày sau khi chỉ thị Cố vấn McGahn cách chức CTVĐB
Mueller, Tổng Thống Trump chỉ thị chủ tịch chiến dịch tranh cử Corey
Lewandowski gặp Bộ Trưởng Tư Pháp lúc đó là Ông Jeff Sessions để yêu cầu
ông này đặt cuộc điều tra Mueller trở vào quyền hạn của bộ trưởng tư
pháp để có thể giới hạn cuộc điều tra của CTVĐB và chỉ cho phép Ông
Mueller điều tra những vụ can thiệp vào các cuộc bầu cử trong tương lai,
không được điều tra về cuộc bầu cử 2016. Ông Lewandowski đã không thi
hành chỉ thị của Tổng Thống. Theo báo cáo Mueller, nhiều lần Ông Trump
đã yêu cầu Bộ Tư Pháp điều tra về Bà Hillary Clinton. Vào tháng 7, 2017,
Tổng Thống Trump chỉ thị Ông Reince Priebus, Tham Mưu Trưởng Nhà Trắng
lúc đó, cách chức Bộ Trưởng Tư Pháp Sessions. Ông Priebus đã không thi
hành yêu cầu của Ông Trump sau khi tham khảo với Cố Vấn Nhà Trắng
McGahn.
Về
những sự việc đã xẩy ra như vừa trình bầy, báo cáo Mueller nhận định
rằng “Tổng Thống tin rằng một Bộ Trưởng Tư Pháp giám sát cả toán điều
tra Mueller sẽ đóng một vai trò bảo vệ và có thể che chở Tổng Thống khỏi
cuộc điều tra Nga đang tiếp diễn.”
Toan tính hạn chế cuộc điều tra của CTVĐB và cách chức bộ trưởng tư pháp rõ ràng là những hành động trắng trợn cản trở công lý.
Mặc
dầu những sự việc trình bầy trên đây đã xẩy ra, Tổng Thống Trump sau
này nhiều lần lại chỉ thị Cố Vấn Nhà Trắng McGahn nói dối rằng Tổng
Thống không yêu cầu ông cách chức CTVĐB Mueller. Ông Trump kết tội Ông
McGahn đã nói thật với những điều tra viên trong toán Mueller. Làm theo
lệnh của Tổng Thống Trump, thư ký của Nhà Trắng Rob Porter đã yêu cầu Cố
Vấn McGahn viết một tuyên bố rằng ông ta không bao giờ được yêu cầu
cách chức CTVĐB - nếu không chính McGahn sẽ bị cách chức. Ông McGahn đã
không thi hành.
Tổng Thống chỉ thị phụ tá nói dối đích thực là một hành vi cản trở cuộc điều tra tìm sự thật, tức là cản trở công lý.
Báo
cáo Mueller còn dẫn chứng rằng Tổng Thống Trump từng bênh vực cựu chủ
tịch chiến dịch tranh cử Paul Manafort cũng như là cựu luật sư Michael
Cohen. Ông Trump công khai phao tin ân xá cho cả hai người này nếu họ bị
kết án để mua chuộc lòng trung thành của họ. Đây cũng chính là những
hành vi cản trở công lý.
Về
trường hợp ông Manaford, báo cáo Mueller nhận định nguyên văn như sau
“Trump chủ đích làm cho Manaford tin rằng ông này sẽ được ân xá, do đó
sẽ làm cho việc cộng tác với chính phủ để giảm án không cần thiết. Chúng
tôi khảo sát toan tính của Tổng Thống khi công khai tuyên bố những điều
về Manafort vào lúc bắt đầu xử án và khi bồi thẩm đoàn đang cân nhắc.
Bằng chức xác nhận rằng Tổng Thống toan tính, ít nhất một phần, tạo ảnh
hưởng đối với bồi thẩm đoàn.”
Về
trường hợp ông Michael Cohen, báo cáo Mueller nhận xét rằng “Tổng Thống
đã dùng thông điệp tích cực để thuyết phục ông Cohen không hợp tác [với
toán điều tra] và khi ông Cohen hợp tác, Tổng Thống đã quay sang tấn
công và hăm dọa để cản trở việc cung cấp thông tin hoặc làm giảm uy tín
của Ông Cohen.”
KẾT LUẬN
Trái
với tuyên bố của Bộ Trưởng Tư Pháp Willam Barr rằng bằng chứng của
CTVĐB không đủ để kết tội Tổng Thống cản trở công lý, báo cáo Mueller đã
phanh phui những hành vi cản trở công lý của Tổng Thống Trump từ việc
nhẹ như nói dối về dự án Trump Tower ở Moscow cho đến nhữviệc nghiêm
trọng như cách chức Giám Đốc FBI James Comey và toán tính sa thải CTVĐB
Robert Mueller. Những chứng cớ trình bầy trong báo cáo Mueller cho thấy
rằng Tổng Thống Trump đã cản trở công lý một cách không thể chối cãi.
Báo
cáo Mueller kết luận Tổng Thống Trump không phạm một tội ác nào nhưng
cũng không trắng án. Theo ông Mueller, CTVĐB không ở vị trí thích hợp để
xác định Tổng Thống có ngăn cản công lý hay không kể cả việc ông Trump
muốn phá hủy cuộc điều tra Mueller. Báo cáo Mueller nói rằng Quốc Hội có
quyền xem xét những hành động của Ông Trump có vi phạm hiến pháp hay
không. Vậy Quốc Hội nên tiếp tục cuộc điều tra như CTVĐB đã khuyến cáo một cách cụ thể và tiến hành thủ tục luận tội để bảo vệ công lý và nền dân chủ của Hoa Kỳ.
oo0oo
"When Journalists are silenced, people are silenced" Anonymous.