Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2016

Tin VOA: Tòa án Mỹ cho phép báo Người Việt tiếp thu SGN

Trong khi đó, tuần báo Sài Gòn Nhỏ, tự nhận là “Tiếng nói của người Việt Nam không Cộng sản”, được thành lập năm 1985 tại thành phố Westminster và được phát hành trên toàn nước Mỹ với lượng phát hành khoảng 70.000 tờ.
Báo Người Việt có thể tiếp thu việc quản lý tờ báo ‘đối thủ’ Sài Gòn Nhỏ để giải quyết số tiền 4,5 triệu đôla mà trước đó tòa án đã buộc báo Sài Gòn Nhỏ phải bồi thường cho Người Việt vì tội vu khống và phỉ báng.
Phán quyết đưa ra hồi tuần rồi của tòa án phá sản liên bang, mà báo Sài Gòn Nhỏ đã lập tức kháng cáo, là diễn biến mới nhất trong vụ kiện kéo dài 3 năm nay giữa hai tờ báo của người Việt ở bang California, Mỹ.
Hồi tháng 12/2014, Tòa thượng thẩm quận Cam đã ra phán quyết rằng Báo Sài Gòn Nhỏ và chủ nhân của tờ này là bà Brigitte Huỳnh (Hoàng Dược Thảo) đã phỉ báng báo Người Việt và chủ nhiệm tờ báo này là ông Phan Huy Đạt khi cáo buộc họ có liên hệ với cộng sản trong một bài bình luận vào năm 2012.
Bài báo năm 2012 của Báo Sài Gòn Nhỏ nói rằng giám đốc điều hành của tờ Người Việt là một điệp viên cộng sản, làm việc cho Việt Nam. Tờ Người Việt sau đó đã kiện Sài Gòn Nhỏ vì cho rằng những tố cáo sai trái trên làm ảnh hưởng tới việc kinh doanh của tờ báo.
Phán quyết của tòa án buộc báo Sài Gòn Nhỏ phải bồi thường cho báo Người Việt 4,5 triệu đôla vì tội vu khống và phỉ báng. Tòa án yêu cầu báo Sài Gòn Nhỏ phải chuyển giao tài sản cho báo Người Việt để giải quyết số tiền bồi thường trên, nhưng bà Huỳnh trước đó đã khai phá sản.
Trong phán quyết tuần rồi, thẩm phán Mark Wallace nói ông sẽ bỏ qua thời gian 14 ngày thông thường dành cho các vụ khai phá sản để báo Người Việt có thể tiếp thu ngay lập tức tờ Sài Gòn Nhỏ. Vị chánh án này viết: “Tòa đặc biệt quan ngại về khả năng có thể có thêm phỉ báng”.
Qua thông báo được luật sư công bố hôm thứ Ba, bà Huỳnh nói bà sẽ tôn trọng phán quyết của tòa án trong khi chờ kháng cáo. Nhưng bà sẽ quyết liệt và kiên trì theo đuổi mục đích phục vụ người yếu thế và bị áp bức.
Báo Người Việt được thành lập năm 1978 với lượng phát hành hàng ngày gần 14.000 tờ.
Trong khi đó, tuần báo Sài Gòn Nhỏ, tự nhận là “Tiếng nói của người Việt Nam không Cộng sản”, được thành lập năm 1985 tại thành phố Westminster và được phát hành trên toàn nước Mỹ với lượng phát hành khoảng 70.000 tờ.

Cô gái gốc Việt có thể làm thay đổi luật tấn công tình dục của Mỹ

Các nghị sĩ đảng Dân chủ vừa trình lên thượng viện Mỹ một dự luật nhằm bổ sung quyền cho các nạn nhân bị tấn công tình dục. Nhà hoạt động đứng sau nỗ lực này là Amanda Nguyen, cô gái 24 tuổi từng bị cưỡng hiếp cách đây hai năm. 
co-gai-goc-viet-co-the-lam-thay-doi-luat-tan-cong-tinh-duc-cua-my
Amanda Nguyen. Ảnh: Guardian
Hai năm trước, Nguyen bị tấn công tình dục và cô đã nộp một bộ bằng chứng y tế lên chính quyền bang Massachusetts, Mỹ, nơi vụ việc xảy ra. Nguyen sau đó cho hay cô được giao cho một cuốn tài liệu nhỏ, trong đó nói rằng bộ bằng chứng sẽ bị hủy nếu cô không nộp đơn "đề xuất gia hạn", nhưng lại không hướng dẫn cụ thể phải thực hiện như thế nào.
Dù có một quy chế cho phép những người sống sót trong các vụ tấn công tình dục có 15 năm để quyết định nộp hay không nộp đơn kiện, cơ quan chức năng vẫn sẽ hủy bộ bằng chứng y tế trên sau 6 tháng nếu các nạn nhân không nộp đơn xin gia hạn. Đó là việc mà Nguyen phải làm 6 tháng một lần.
"Về cơ bản, hệ thống này khiến tôi luôn phải sống cuộc đời của mình theo cái ngày bị cưỡng hiếp", cô nói với Guardian
Nguyen không phải là trường hợp ngoại lệ gặp phải tình cảnh này. Sau khi bị cưỡng hiếp, cô đã thành lập một nhóm hoạt động vì các nạn nhân sống sót trong các vụ tấn công tình dục mang tên Rise.
Nguyen cho biết những trở ngại trong vụ việc của cá nhân đã thôi thúc cô nghiên cứu về chính sách liên quan đến tấn công tình dục của các bang khác và phát hiện ra rằng quyền và quy trình pháp lý chuẩn cho các nạn nhân không được đảm bảo. 
USA Today và các phóng viên đại diện hơn 75 tờ báo và kênh truyền hình cho hay có ít nhất 70.000 bộ bằng chứng y tế về tấn công tình dục đã không hề được kiểm tra tại hơn 1.000 cơ quan cảnh sát.
Nguyen là nhân tố chính soạn ra dự luật về quyền của những người sống sót sau tấn công tình dục, được giới thiệu vào tháng 4/2015. Dự luật này đảm cho các nạn nhân có thể được trợ giúp pháp lý dễ dàng hơn, tiếp cận với các dịch vụ tư vấn và thông tin rõ ràng liên quan đến quy trình pháp lý.
Với các cá nhân đã trình bộ bằng chứng y tế, dự thảo cho họ quyền được biết bằng chứng đang được lưu trữ ở đâu, nó có được kiểm nghiệm hay không và kết quả ra sao.
"Điều tồi tệ nhất là nhận ra rằng hệ thống có trách nhiệm bảo vệ và thực thi công lý đã đỗ vỡ. Hệ thống yêu cầu những người sống sót đến cơ quan chính quyền để nhận sự giúp đỡ. Tôi đã làm điều đó nhưng việc vượt qua hệ thống đã sụp đổ còn tồi tệ hơn chính vụ cưỡng hiếp", Nguyen cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên New York Times. "Chúng tôi đã làm việc rộng khắp với những người từ tất cả các bên để đảm bảo rằng dự luật này bày tỏ được tiếng nói quan trọng của họ".
[Caption]Nguyen meets with Senator Jeanne Shaheen of New Hampshire. (Photo courtesy of Rise)
Amanda Nguyen làm việc với thượng nghị sĩ Jeanne Shaheen của bang New Hampshire, người bảo trợ chính cho dự luật. Ảnh: Rise
Mỗi năm ở Mỹ có khoảng 68% vụ tấn công tình dục không được trình báo đến cảnh sát và cũng chỉ có 7 trong số 100 vụ được báo cáo dẫn đến việc bắt giữ nghi phạm, chỉ hai trong số 100 kẻ cưỡng hiếp bị giam một ngày trong tù.
Dự luật của Nguyen có thể tạo ra nhiều thay đổi cần thiết đối với quy trình trình báo tấn công tình dục ở Mỹ, đảm bảo cho các nạn nhân cảm thấy an toàn và được lắng nghe khi họ công khai vụ việc của mình. Quan trọng nhất là họ có được công bằng và sự bình an mà họ xứng đáng được có.
Dự luật dự kiến nhận được sự ủng hộ của lưỡng viện cũng như các bên liên quan đến việc soạn thảo. 
"Có quá nhiều người sống sót cảm thấy như toàn bộ hệ thống này đã phớt lờ họ", thượng nghị sĩ Jeanne Shaheen của bang New Hampshire, người bảo trợ chính cho dự luật, nói. "Chúng ta cần một bộ quyền cơ bản cho những người bị tấn công tình dục".
Amanda Nguyen hiện là phó liên lạc viên của Nhà Trắng tại Bộ Ngoại giao Mỹ. Tuy nhiên, đích đến của cô là trở thành phi hành gia của Cơ quan Hàng không Vũ trụ NASA. Cô từng là thực tập sinh tại NASA sau thời gian theo học tại đại học Harvard. 
"Lịch trình của tôi đã vươn ra tới Sao Hỏa", cô cười nói.
Nguyen cho hay công việc áp lực của một phi hành gia rất hữu ích cho cô khi làm việc với các nghị sĩ về dự luật tấn công tình dục, giúp cô kiên nhẫn và lạc quan. 
"Chấp nhận bất công hoặc viết lại luật. Tôi chọn viết lại luật", Nguyen nói.
Anh Ngọc (Vnexpress)

Tài xế bị buộc tôi giúp tù trốn ngục xuất hiện tại tòa án

Một số người khác, trong đó có một số bị cáo buộc có quan hệ băng đảng châu Á, và đã bị bắt giữ liên quan đến việc trốn thoát, nhưng các quan chức an ninh cho đến nay mới chỉ công bố cáo buộc với Nguyễn.
Một cư dân ở Costa Mesa bị buộc tội tàng trữ dụng cụ để giúp 3 tù nhân trốn thoát từ nhà tù trung ương của Orange County, đã hiện diện tại tòa án hôm thứ hai về các tội mang tính gia trọng. 

Lộc Bá Nguyễn, 50 tuổi, đã bị buộc tội tàng trữ hơi đốt hoặc một loại vũ khí ở tại tòa, vì đã giúp vụ tẩu thoát, bằng cách cung cấp hoặc chuyển vào nhà tù giúp cho vụ tẩu thoát khỏi nhà tù và gửi tiếp tế dụng cụ cần thiết cho vụ vượt ngục, và sử dụng một vũ khí cá nhân chết người – các tội danh cho vai trò bị cáo buộc mình trong vụ vượt ngục tháng trước dẫn đến một cuộc tìm bắt hung thủ trên toàn quốc.

Hossein Nayeri, 37 tuổi, Bắc Dương, 43 tuổi, và Jonathan Tieu, 20, đã thoát ra khỏi nhà tù vào ngày 22 tháng Giêng. Tất cả ba người đàn ông đã bị bắt trở lại nhà giam trong vòng tám ngày tầm nã.

Các quan chức thi hành pháp luật đã không nói như thế nào Nguyễn đưa các công cụ vào nhà tù hoặc những loại công cụ đã được đưa vào cho Nguyên, sự liên kết với Dương, người cũng bị cáo buộc là đã là người lái xe nơi nghỉ ngơi vào buổi sáng thoát.

Hôm thứ Hai, Nguyễn, mặc một chiếc áo kaki và quần đen, xuất hiện để nghe luận tội tại Tòa Thượng Thẩm Quận Cam cùng với luật sư của ông, Edward Welbourn. Phiên tòa được tiếp tục ngày 17 tháng 3.

Welbourn, một luật sư bào chữa thuộc tổ hợp Newport Beach, từ chối bình luận. Nếu bị kết tội, Nguyễn phải đối mặt với bản án đến 5 năm 4 tháng tù giam.

Một số người khác, trong đó có một số bị cáo buộc có quan hệ băng đảng châu Á, và đã bị bắt giữ liên quan đến việc trốn thoát, nhưng các quan chức an ninh cho đến nay mới chỉ công bố cáo buộc với Nguyễn.

Một người phụ nữ làm việc cũng bị bắt giữ là một giáo sư dạy Anh văn như là loại ngôn thứ 2 thứ hai trong tù, và một người phụ nữ bị cáo buộc lái xe chở ba người trốn tù để tìm kiếm một chiếc xe ô tô cũ để mua.

Liên lạc với các nhà văn: kpuente@ocregister.com

http://www.ocregister.com/articles/nguyen-705249-escape-jail.html

Thứ Tư, 24 tháng 2, 2016

ÁN LỆNH THỰC THỤ VỢ CHỒNG NHA SĨ CHU VĂN CUƠNG & THUỲ LINH VI PHẠM LUẬT ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP DO HỘI ĐỒNG GIÁM ĐỊNH NHA KHOA TEXAS PHẠT VẠ

From: Harry Bosch <hbosch79@gmail.com>
Sent: Sunday, February 21, 2016 9:39 PM
Subject: Fwd: ÁN LỆNH THỰC THỤ VỢ CHỒNG NHA SĨ CHU VĂN CUƠNG & THUỲ LINH VI PHẠM LUẬT ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP DO HỘI ĐỒNG GIÁM ĐỊNH NHA KHOA TEXAS PHẠT VẠ
 
Doc xong những tài liệu giấy trắng mực đen này liệu cư dân khu vực F còn muốn Ông Chu Văn Cuơng làm đại diện dân biểu cho chúng ta nữa không ?  Ông không những vi phạm 1 lần đạo đức nghề nghiệp mà còn tái phạm lần thứ hai nữa, xem chừng ông không coi luật pháp nuớc Mỹ là gì cả ?  Ông tính chơi luật rừng hay sao, bao nhiêu tìền đầy túi mới đủ tham vọng của ông ?

 
 
Vợ Chồng Nha sĩ Chu văn Cuơng và Nha sĩ Phạm Thuỳ Linh
 
Cả hai Nha sĩ đều có những điạ vị cao trong xã hội Cộng Đồng Nguời Việt tại Houston.  Riêng Nha sĩ Chu Văn Cuơng nắm ít nhất là 3, 4 chức vụ trong tay như  Giám Đốc C Vn cho Chủ tịch Cộng Đồng, Chủ tịch Đảng Phục Hưng VN, Phó Chủ tịch Lực Luợng cứu nguy dân tộc. Kiêm Phó Chủ Tịch Nội Vụ của Hội Đồng Điều Hợp Trung Ương. Giám đốc đài phát thanh Đáp Lời sông núi.
 
Nha sĩ Phạm Thuỳ Linh là Hội truởng Hội Âu Cơ Houston.  Riêng Nha Sĩ Chu văn Cuơng, đạo đức nghề nghiệp không những vị phạm lần thứ nhất đã bị phạt vạ cảnh cáo lại cỏn vi phạm lân thứ 2, vậy thì lấy tư cách gì để làm cố vấn cho Chủ tịch Cộng đồng Phan quốc Cuờng, nay là Trần Quốc Anh , hay là cố vấn những gian trá luờng gạt như sư phụ.  Riêng vợ Nha sĩ Cố vấn Cộng đồng Chu văn Cuơng là là Phạm Thuỳ Linh cũng lợi dụng danh nghiã cộng đồng những lần tô chức đốt nến hay 30/4 thì bán aó thung, cờ, cà vạt để gây quỹ cho Hội Phụ nữ Âu Cơ.  Thử hoỉ luơng tâm 2 vị Nha sĩ mang nhiều chức vụ cao trong Cộng đồng này họ làm những điều trái luơng tâm thì họ có áy náy không ? quả là thy sao trò vậy mà.
 
 
 
 
 
                            VỢ CHỒNG NHA SĨ CHU VĂN CUƠNG & THUỲ LINH
 
 
Án lệnh thực thụ Vợ Chồng Nha sĩ Chu Văn Cuơng & Thuỳ Linh vi phạm luật đạo đức nghề nghiệp bị phạt vạ từ Hội Đồng Giám Định Nghề Nghiệp Nha Khoa cuả Tiểu bang Texas
 
 
 
 
Án lệnh riêng phần Nha sĩ Thuỳ Linh:
Ngày phát án thi hành là 8 tháng 8 năm 2014
 
 
Page 1
 
 
Page 2
 
 
 
 
 
Page 4
 
 
 
 
 
Án lệnh của Nha sĩ Chu văn Cuơng gồm có 2 lần vi phạm Luật Đạo Đức nghề nghiệp. 
Lần thứ nhất án lệnh đuợc thi hành lần vi phạm ngày 15 tháng 4 năm 2011. 
Lần vi phạm thứ nhì Án lệnh đuợc thi hành ngày 8 tháng 8 năm 2014.  Số tiền phạt cuả 2 lần vi phạm và những hình phạt kèm theo trong 2 án lệnh này.  Lần vi phạm thứ ba thì Nha sĩ Chu Văn Cuơng sẽ bị treo bằng hành nghề tại tiểu bang Texas vĩnh viễn.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Thứ Bảy, 20 tháng 2, 2016

Thẩm Phán Scalia Muốn Chánh Án Frank Easterbrook Thay Thế Ông & Chính Giới HK: Cựu Thẩm Phán Sandra Day OConnor Có Thể Thay Scalia

TIN WASHINGTON - Nhà báo nhận thấy trong chính giới đang nổi lên đồn đoán về nhân vật thay thế cố thẩm phán Antonin Scalia tại Tối Cao Pháp Viện là bà Sandra Day O'Connor 85 tuổi, từ chức thẩm phán TCPV từ 1 thập niên để chăm sóc phu quân đau yếu.

Bà O'Connor là thành viên nữ đầu tiên tại toà tối cao đuợc TT Reagan bổ nhiệm năm 1981 và đuợc biết như là 1 quan toà bảo thủ, nhưng không có nghĩa rằng bà không hành động phù hợp với đảng CH hiện đại.
1 bài cậy đăng trên báo The Baltimore Sun về khả năng đề cử cựu thẩm phán O'Connor liên quan với thành tích và tuổi tác của bà ghi: các thủ lãnh của đảng CH thường nói tới TT Reagan như là nhân vật biểu tượng – nhưng, kết quả biểu quyết chống lại bà OConnor sẽ là sự thừa nhận thánh bổn mệnh của đảng CH hiện đại không phải là bất khả bại.

Trả lời phỏng vấn, chính bà O'Connor nói rằng ý kiến về TT Obama đề cử để bà phục vụ vài năm là không hợp lý – bà không đồng ý với các nghị sĩ CH để TT kế tiếp chọn người điền khuyết ghế trống tại TCPV. Bà nhấn mạnh “Chúng ta cần có người làm nhiệm vụ tại TCPV vào lúc này”. Bà nói: TCPV trống 1 ghế trong năm tranh cử là không may nhưng không nên vì thế mà gây bế tắc tiến trình chọn người thay thế ông Scalia.

Trong khi đó một bản tin khác từ ABC News hôm Thứ Năm nói rằng Thẩm Phán TCPV Antonin Scalia lúc cón sống đã từng nói trong cuộc hội thảo cuốn sách của ông "Reading Law: The Interpretation of Legal Texts," vào năm 2012 rằng ông muốn người kế tiếp ông tại Tối Cao Pháp Viện là Chánh Án Frank Easterbrook của U.S. Seventh Circuit tại Trung Tây.

Thợ Nail Việt Giúp Cảnh Sát Mỹ Bắt Kẻ Sát Phu

CHARLOTTE -- Fathia Davis, cựu quản đốc y tá, đã bị kêu án 10 năm tù hôm Thứ Năm khi tìm ca'ch thuê cảnh sát chìm ám sát chồng cũ của bà.

Fathia Davis tìm gặp 1 nhân viên làm nail hồi một năm trước, và nói rằng muô'n nhờ tìm người ám sát chồng cũ là Joseph Davis.
Huy Nguyen khai trước tòa rằng anh nói là “tôi không làm thế, nhưng nếu bà muốn tôi sẽ kiếm người khác làm cho bà.”

Huy Nguyen báo cáo cảnh sát.
Hôm 15-2-2015, Nguyen giới thiệu Davis với 2 cảnh sát chìm ở sân đậu xe tiệm làm nail.

Davis gặp và nói đồng ý trả 4,000 USD để sát thủ bắn vào đầu Joseph Davis.

Thứ Ba, 16 tháng 2, 2016

Một nữ thẩm phán gốc Việt có thể được bầu vào TCPV Liên Bang Mỹ?

15/2/2016
Nữ thẩm phán Jacqueline Nguyen được Tổng thống Obama khen ngợi là người tiên phong luôn tận tụy với công việc.
Bà Jacqueline Nguyen là một trong các ứng viên Tổng thống Mỹ Barack Obama có thể cân nhắc lựa chọn cho vị trí thẩm phán tối cao Mỹ, sau khi ông Antonin Scalia qua đời, theo Reuters.
chan-dung-nu-thm-phan-goc-viet-co-the-vao-toa-an-toi-cao-my
Tòa án Tối cao là toà án liên bang cấp cao nhất tại Mỹ, có thẩm quyền trong việc giải thích Hiến pháp và có tiếng nói quyết định đối với các tranh tụng về luật liên bang. Tòa bao gồm 8 thẩm phán và một chánh án (người đứng đầu tòa). Họ được bổ nhiệm trọn đời bởi tổng thống Mỹ và do thượng viện phê chuẩn. Chánh án hiện tại là ông John G. Roberts, Jr., giữ vị trí kể từ tháng 9/2005.
Bà Nguyen sinh năm 1965 ở Đà Lạt, Việt Nam. Bà theo gia đình sang Mỹ định cư khi 10 tuổi. Vào thời học cấp ba, bà từng phụ giúp trong cửa hàng bánh rán (donut) mà gia đình mở ở nam Hollywood.
Năm 1987, bà tốt nghiệp chuyên ngành tiếng Anh tại Đại học Occidental và 4 năm sau đạt được bằng cử nhân luật tại Trường Luật UCLA.
Bà Nguyễn bắt đầu sự nghiệp pháp lý vào năm 1991, khi làm việc cho công ty luật Musick, Peeler & Garrett, chuyên xử lý các vụ tranh chấp thương mại, sở hữu trí tuệ và sai phạm trong xây dựng.
Năm 1995, bà chuyển đến làm việc tại Văn phòng Chưởng lý Mỹ và công tác ở bộ phận chống tham nhũng và gian lận công, trong đó có cả việc giám sát các thủ tục truy tố sai phạm của Bộ Quốc phòng Mỹ.
Tháng 8/2002, bà được bổ nhiệm làm thẩm phán tại Tòa Cấp cao hạt Los Angeles. Thomas Warren, cấp trên cũ của bà, đã nói rằng việc chọn bà là một quyết định đúng đắn. "Bà ấy là sự lựa chọn tuyệt vời cho vị trí thẩm phán", ông Warren nói. "Bà ấy có kinh nghiệm, khả năng ra phán quyết đúng đắn và sự kiên nhẫn cần thiết để làm thẩm phán".
Bà Nguyen là người phụ nữ Mỹ gốc Việt đầu tiên được bổ nhiệm vào Tòa Cấp cao hạt Los Angeles. "Tôi biết rằng tôi có trách nhiệm rất lớn khi làm người tiên phong", bà nói khi nhậm chức. "Việc này mang giá trị biểu tượng lớn lao".
Theo bài viết đăng năm 2002 của Metropolitan News-Enterprise, một trong những thành tích lớn nhất của bà là vụ truy tố Bahram Tabatabai, người bị cáo buộc cung cấp thông tin về nhập cư cho nhóm Mujahedeen Khalq. Đây là vụ truy tố thành công đầu tiên tại Mỹ đối với người bị buộc tội hỗ trợ cho nhóm bị Mỹ coi là tổ chức khủng bố nước ngoài.
Bà cũng từng xử lý vụ điều tra một nhóm tội phạm có tổ chức Nga buôn lậu nô lệ tình dục vào Mỹ từ Ukraine, theo LA Times.
Ngày 31/7/2009, Tổng thống Obama đề cử bà vào Tòa án Quận trung tâm California và quyết định bổ nhiệm bà được thượng viện Mỹ thông qua vào tháng 12 năm này, với 97 phiếu chấp nhận và 0 phiếu phản đối. 
Ngày 22/9/2011, Tổng thống Obama đề cử bà Nguyễn vào Tòa án Phúc thẩm khu vực 9. Bà trở thành người phụ nữ Mỹ gốc Á đầu tiên làm việc cho tòa phúc thẩm liên bang, đồng thời là nữ thẩm phán liên bang gốc châu Á-Thái Bình Dương đầu tiên tại California. "Thẩm phán Nguyen là một người tiên phong, thể hiện lòng tận tụy xuất sắc cho dịch vụ công trong suốt sự nghiệp của mình", ông Obama nói khi đề cử bà. 
Tháng 5/2012, bà chính thức nhận vị trí trên sau khi thượng viện Mỹ phê chuẩn với tỷ lệ bỏ phiếu 91-3. Chồng của bà, Pio Kim, cũng là một công tố viên liên bang, chuyên về tội phạm hình sự và tịch thu tài sản từ gian lận thương mại.
Cùng với bà Nguyen, một số các ứng viên khác cho vị trí thẩm phán tòa án tối cao là Sri Srinivasan, 48 tuổi, gốc Ấn Độ; Paul Watford, 48 tuổi, gốc châu Phi; Jane Kelly, người Mỹ, 51 tuổi, theo Reuters
Theo đánh giá của Vox, tuy nhận được nhiều lời khen ngợi từ tổng thống và đồng nghiệp, bà Nguyen có bất lợi so với các ứng viên khác là bà chưa đưa ra nhiều quyết định lớn trong sự nghiệp công tác. Ngoài ra, bà từng nhận được một số lời chỉ trích từ những người theo chủ nghĩa tự do, khi bà bảo vệ cho một cảnh sát sử dụng súng điện với người vô tội năm 2008.
Phương Vũ

NGƯỜI VIỆT - LUẬT MỸ

Thưa qúi vị,
Chúng ta là những di dân mới tới một vùng đất xa lạ, xa lạ và khác biệt về mọi phương diên. Hôm nay, nhân kết quả vụ kiện giữa tuần báo Saigon nhỏ và nhật báo Người Việt, xin trình bày cùng qúi vị về cái nhìn khác biệt giữa chúng ta và người bản xứ về vấn đề tội phạm.
Có những lời nói, những hành động mà chúng ta cho là bình thường, là chuyện nhỏ, là vô thưởng vô phạt, nhưng đối với người bản xứ và nhất là với luật pháp của họ, thì đó lại là những vi phạm trầm trọng, thậm chí là những tội ác ghê tởm nữa.

 Xin đan cử vài thí dụ:
 
- Hôm 6/6/2011 các cơ quan truyền thông Mỹ đều loan tin về một ông Việt Nam ở Florida. Vườn sau nhà của ông trồng nhiều cây ăn trái và thường bị các con thú hoang tới phá. Một hôm, ông đã bắt gặp một con chồn racoon, đang dẫn một đàn con nhỏ ở sân sau và ông đã cầm xẻng đập cho mẹ con nó một trận nên thân. Hàng xóm Mỹ nghe tiếng những con vật này kêu la nên đã gọi 911 và cảnh sát đã đến còng tay ông VN này dẫn về bót chờ ngày ra toà lãnh án tù về tội hành hạ súc vật. Chưa hết, vì giới truyền thông đã có mặt khi ông này bị bắt, nên chuyện này đã được phổ biến sâu rộng trên các cơ quan ngôn luận của cả nước Mỹ. Nhiều người hàng xóm cũng đã coi đó là một  hành vi mọi rợ, nên có người đã dán hình ảnh và “tội ác” của ông lên các cột đèn trong khu phố, khiến cho mấy đứa con của ông VN này rất xấu hổ nhục nhã với bạn bè.
Luật Mỹ thì như vậy. Nếu mà ở VN ta ngày trước và cả bây giờ nữa, mẹ con bầy Racoon này chắc chắn đã bị đập…chết và cho vào nồi rô ti một cách “vô tư” hợp pháp rồi.
 
- Ở VN, đàn ông thường cho vợ mấy cái tát tai là chuyện cơm bữa, cảnh sát, công an và hàng xóm chả ai thèm quan tâm tới những tiếng kêu khóc của những bà vợ xấu số này. Nhưng mà ở Mỹ, nếu có người gọi 911, người chồng vũ phu này sẽ bị cảnh sát còng tay, đưa chàng về bót, chờ ngày ra toà.
 
- Nghe nói ở Pomona, CA, ít năm trước đây, một ông VN “chán cơm thèm phở” đã dí súng vào đầu vợ để hù dọa, đứa con gái nhỏ của ông sợ bố bắn mẹ thật, nên đã gọi 911 và ông chồng này đã lãnh…15 năm tù.
 
- Rất nhiều người đến Mỹ trước thập niên 90 đều biết “Vụ Án Vườn Cam” ở quận Cam. Cũng là chuyện nhỏ, nếu xảy ra tại VN. Từ ngày xưa, chuyện này cũng là chuyện bình thường, cho nên ngay cả cụ thi sĩ trào phúng Trần tế Xương nữa, cũng đã  từng hãnh diện mà “thành thật khai báo” rằng “Thổ đĩ rặt chơi lường”. Nhưng mà ở Orange County, California, USA, thì nó hoàn toàn không phải là “chơi chạy”, là “bắt bò lạc”, mà lại là … “Hiếp dâm tập thể”. Cho nên các thủ phạm đã bị kết án tổng cộng hơn…100 năm tù.
 
Như vậy, phải chăng nếu đang ở Mỹ, trước khi làm hoặc nói hoặc viết điều gì, chúng ta cũng nên luôn luôn tự hỏi rằng mình đang ở đâu, ở Mỹ hay là ở Việt Nam.
 
Vũ Linh Châu.
Chau Vu <chaulinhvu@yahoo.com>        
 
Phát biểu và chịu trách nhiệm, hoàn toàn với tư cách cá nhân, không liên hệ tới bất cứ một tôn giáo, một nhóm hay một người nào khác.

Thứ Bảy, 13 tháng 2, 2016

Tin VOA-Tòa án Mỹ cho phép báo Người Việt tiếp thu ‘đối thủ’ Sài Gòn Nhỏ

VOA  Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ
12.02.2016
Báo Người Việt có thể tiếp thu việc quản lý tờ báo ‘đối thủ’ Sài Gòn Nhỏ để giải quyết số tiền 4,5 triệu đôla mà trước đó tòa án đã buộc báo Sài Gòn Nhỏ phải bồi thường cho Người Việt vì tội vu khống và phỉ báng.
Phán quyết đưa ra hồi tuần rồi của tòa án phá sản liên bang, mà báo Sài Gòn Nhỏ đã lập tức kháng  cáo, là diễn biến mới nhất trong vụ kiện kéo dài 3 năm nay giữa hai tờ báo của người Việt ở bang California, Mỹ.
Hồi tháng 12/2014, Tòa thượng thẩm quận Cam đã ra phán quyết rằng Báo Sài Gòn Nhỏ và chủ nhân của tờ này là bà Brigitte Huỳnh (Hoàng Dược Thảo) đã phỉ báng báo Người Việt và chủ nhiệm tờ báo này là ông Phan Huy Đạt khi cáo buộc họ có liên hệ với cộng sản trong một bài bình luận vào năm 2012.
Bài báo năm 2012 của Báo Sài Gòn Nhỏ nói rằng giám đốc điều hành của tờ Người Việt là một điệp viên cộng sản, làm việc cho Việt Nam. Tờ Người Việt sau đó đã kiện Sài Gòn Nhỏ vì cho rằng những tố cáo sai trái trên làm ảnh hưởng tới việc kinh doanh của tờ báo.
Phán quyết của tòa án buộc báo Sài Gòn Nhỏ phải bồi thường cho báo Người Việt 4,5 triệu đôla vì tội vu khống và phỉ báng. Tòa án yêu cầu báo Sài Gòn Nhỏ phải chuyển giao tài sản cho báo Người Việt để giải quyết số tiền bồi thường trên, nhưng bà Huỳnh trước đó đã khai phá sản.
Trong phán quyết tuần rồi, thẩm phán Mark Wallace nói ông sẽ bỏ qua thời gian 14 ngày thông thường dành cho các vụ khai phá sản để báo Người Việt có thể tiếp thu ngay lập tức tờ Sài Gòn Nhỏ. Vị chánh án này viết: “Tòa đặc biệt quan ngại về khả năng có thể có thêm phỉ báng”.
Qua thông báo được luật sư công bố hôm thứ Ba, bà Huỳnh nói bà sẽ tôn trọng phán quyết của tòa án trong khi chờ kháng cáo. Nhưng bà sẽ quyết liệt và kiên trì theo đuổi mục đích phục vụ người yếu thế và bị áp bức.
Báo Người Việt được thành lập năm 1978 với lượng phát hành hàng ngày gần 14.000 tờ.
Trong khi đó, tuần báo Sài Gòn Nhỏ, tự nhận là “Tiếng nói của người Việt Nam không Cộng sản”, được thành lập năm 1985 tại thành phố Westminster và được phát hành trên toàn nước Mỹ với lượng phát hành khoảng 70.000 tờ.
Theo OC Register, VOA.

DC Superior Court: án-lệnh tạm-thời (Temporary Restraining Order) do Thẩm-phán Alprin đưa ra ngày 29/12/2015

Washington, ngày 6 tháng 2, 2016
  
Thân quý gởi Các Đạo-hữu Phật-tử Chùa Giác Hoàng,
 
            Trước thềm năm mới, chúng tôi xin được kính gởi những lời chúc ấm áp nhất đến Quý Đạo-hữu cho một năm Bính Thân thân tâm thường an lạc trong niềm vui được kính Phật, kính tăng, kính pháp.
            Như Quý Vị đều biết, từ ngày Hòa-thượng Thích Tâm Thọ nằm xuống, Chùa Giác Hoàng chẳng may đã phải trải qua một mùa pháp-nạn ngoài ý muốn của tất cả chúng ta.  Do một sự tranh chấp mà động-cơ thật khó hiểu, một số người chỉ năm ngày sau tang-lễ của cố Hòa-thượng thượng Tâm hạ Thọ, đã tìm cách mời Thầy Chân Thức phải rời khỏi chùa.
            Đây là một việc làm phi nguyên-tắc nên dù như Luật-sư Thomas W. Vassar đã hơn một lần đưa Thầy ra tòa song chính Tòa Chủ nhà-Người thuê nhà (Landlord-Tenant Court) của DC trong phiên tòa ngày 27 tháng 1-2016 đã bác bỏ yêu-cầu của đối-phương và quyết-định Thầy Chân Thức vẫn được tiếp-tục ở lại Chùa Giác Hoàng, ít nhất cũng đến ngày 8 tháng 6-2016 trong khi chờ đợi Tòa phân xử chuyện phải trái giữa đôi bên tranh tụng.

            Tuy-nhiên, dù như được lưu lại tại chùa, vì án-lệnh tạm-thời (Temporary Restraining Order) do Thẩm-phán Alprin đưa ra ngày 29/12/2015, Thầy vẫn bị giới-hạn một cách oan uổng trong việc giảng pháp tại chùa Giác Hoàng cho đến khi có lệnh mới.  Đây là một thiệt thòi không nhỏ đối với các Đạo-hữu đã từng được nghe pháp từ Thầy cũng như đã được Thầy, với tất cả đức độ của Thầy, lo cho chuyện quan hôn tang tế.
            Là những Phật-tử tôn trọng luật pháp của xứ đón nhận chúng ta, chúng ta có thể buồn lòng nhưng thiết nghĩ chúng ta cần giữ vững lòng tin ở sự Phật độ và các long-thần hộ-pháp luôn ủng-hộ những người chính trực, trong sáng.  Và tòa án Mỹ trước sau gì cũng phải nhìn ra điều này mà thôi.
            Trong khi chờ đợi đến ngày 18 tháng 4 là ngày bà Chánh-án Ronna L. Beck quyết-định sẽ đưa ra phán-quyết cuối cùng về chùa Giác Hoàng và Công-đồng Giáo-hội Phật-giáo VN tại Mỹ (sở-hữu-chủ của chùa Giác Hoàng), chúng ta vẫn có thể đến thăm Thầy Chân Thức tại Chùa Giác Hoàng để tỏ lòng quý mến một vị thầy đức độ của Phật-giáo Việt-nam, một vị thầy mà không ít người trong chúng ta rất kính trọng.
 
            Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
  
Cư-sĩ Tâm Thiện NGUYỄN NGỌC BÍCH
Đêm trước Đêm Giao Thừa

Notice of 8 charges against Tam Nguyen

http://members.calbar.ca.gov/courtDocs/14-O-05978.pdf

Thứ Sáu, 12 tháng 2, 2016

Hai “mặt trận” trong vụ tranh chấp tại Chùa Giác Hoàng * Chuyện riêng hay chuyện chung?

Sơn Tùng và nhóm biên tập Đời Nay
 
Vụ tranh chấp tại ngôi Chùa Giác Hoàng ở Washington DC đến nay đã sang tới tháng thứ tư và đang được dư luận cộng đồng người Việt trong Vùng Hoa Thịnh Đốn đặc biệt quan tâm theo dõi, nhất là sau bài tường trình của chúng tôi trên số báo Đời Nay ra ngày 15.1.2016. Hiển nhiên, vụ tranh chấp này không còn phải là chuyện riêng của Chùa Giác Hoàng mà đã trở thành một vấn đề liên quan đến đời sống và lợi ích của nhiều người, đặc biệt là hàng ngàn Phật tử tại đây.
 
Vụ tranh chấp này hiện không cho thấy sẽ sớm chấm dứt và đang diễn ra trên hai “mặt trận”.
 
“Mặt trận” thứ nhất: Phật đường biến thành đấu trường.
 
Phật đường là nơi tôn nghiêm, thanh cao, nhưng từ mấy tháng nay chùa Giác Hoàng đang là nơi diễn ra sự tranh chấp sôi sục giữa những người có trách nhiệm điều hành trong chùa từ 40 năm qua.
 
Thật vậy, các ông Đỗ Đình Lộc, Nguyễn Ngọc Linh, Nguyễn Ngọc Bích là những người có tên trong “Board of Directors” gồm sáu người từ lúc thành lập Chùa Giác Hoàng năm 1976. Nay, ông Đỗ đình Lộc đang cùng một số người nhân danh Ban Giám Đốc mới của chùa quyết định trục xuất Tỳ Kheo Thích Chân Thức, người được cố Hòa Thượng Thích Tâm Thọ chỉ định truyền thừa. Thầy Chân Thức đã không chấp nhận việc trục xuất này và được ông Nguyễn Ngọc Bích cùng nhiều Phật tử hậu thuẫn chống lại.
 
Do đó, từ tháng 11.2015 đã xảy ra những đụng độ giữa “hai phe” tại Chùa Giác Hoàng. Đã có những sự đe dọa, gây áp lực đòi đuổi Thày Chân Thức ra khỏi chùa, không cho làm lễ, thay khóa đi, đổi khóa lại, dán thông báo cử hai ni cô tạm chủ trì chùa, phao tin đồn nhảm, lời qua tiếng lại được trao đổi giữa những người ủng hộ hai phía đối nghịch.
 
Nhưng, người bên ngoài chỉ biết tới “cuộc chiến” đang diễn ra dưới mái Chùa Giác Hoàng khi ông Tuệ Viên Đoàn Vũ phổ biến trên mạng điện tử một khúc video cho thấy cảnh lộn xộn xảy ra tại chánh điện Chùa Giác Hoàng ngày 20.12.2015 trong buổi giỗ cố Hòa Thượng Thanh Đạm, được ghi chú cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh chỉ trích hành vi “gây rối” của ông  Tâm Thiện Nguyễn Ngọc Bích mà nhiều người đã xem, và ông Bích, dưới bút hiệu Tâm Việt, đã viết bài cũng phổ biến trên mạng điện tử, chỉ trích phe ông Đỗ Đình Lộc, Vũ Đoàn làm nhiều điều sai quấy, trong đó có việc cắt xén cái video nhằm đánh lừa người xem để bêu xấu ông. Ngoài ra ông Bích cũng viết vài bài khác về cuộc tranh chấp tại Chùa Giác Hoàng để lên án đối phương, và đặt nghi vấn về động cơ thực sự của nhóm ông Lộc đã không tôn trọng di ngôn của Hòa Thượng Tâm Thọ và tìm mọi cách trục xuất Thầy Chân Thức nên đã gây ra những xáo trộn trong chùa.
 
Một tuần sau ngày giỗ Hòa Thượng Thanh Đạm, ngày 27.12.2015 là lễ Chung Thất (49 ngày) của Hoà Thượng Tâm Thọ cũng đã có những điều bất thường và đã được bà Bé Bảy thu hình, sau đó được phổ biến trên mạng điện tử cùng với lời tường trình những sự việc diễn ra trước ống kính. Do đó người xem được biết nhóm ông Đỗ Đình Lộc, Vũ Đoàn, Nguyễn Đức Côn đã chiếm chánh điện Chùa Giác Hoàng từ sớm để tụng kinh với mục đích ngăn cản Thầy Chân Thức làm lễ Chung Thất cố Hòa Thượng Tâm Thọ tại đây. Sau khi phật tử xin cho tạm ngưng đọc kinh không kết quả, lễ ChungThất Hòa Thượng Tâm Thọ đã phải cử hành trong một căn phòng nhỏ gọi là Phòng Vong nên trông có vẻ chật chội vì có đông Phật tử tham dự. Trong khi đó tại chánh điện âm thanh được mở lớn hơn dù người tham dự không có bao nhiêu với rất nhiều hàng ghế bỏ trống.
 
Đó là những gì được thấy trước ống kính thu hình. Còn bên ngoài ống kính, không ai biết rõ những gì đã xảy ra, nhưng ai cũng biết là không êm đẹp. Bằng cớ là sau buổi lễ này, ngoài video do bà Bé Bảy phổ biến còn có một video khác không biết do ai thực hiện và đưa lên mạng điện tử với những lời ghi chú thiếu văn hóa nhằm xúc phạm nhân phẩm một nữ Phật tử, nữ ca sĩ Nguyên Thủy.  Nghe nhiều người than phiền về chuyện này, xin trích lời bình của một người trên Net: “…ca sĩ Nguyên Thủy, rất được ái mộ với các bản nhạc đấu tranh chống cộng, khi cô đang năn nỉ ông Đỗ Đình Lộc vui lòng chấm dứt buổi đọc kinh quá dài tại chính phòng để nhường chỗ cho buổi tổ chức thất tuần của TT Thích Tâm Thọ (trong video do Bé Bảy thực hiện) và đã bị một bàn tay ‘lông lá’ nào đó sửa đổi hoàn toàn sự thật bằng những lời dẫn giải phỉ báng và vu khống như sau: ‘Một phụ nữ bán mỹ phẩm, bán phấn buôn hương mời chào hai vị lớn tuổi  ‘chung vô diệm’…” (xin lược bỏ 3 chữ nói lái). Chưa nghe Nữ ca sĩ Nguyên Thủy phản ứng ra sao.
 
Ai là người chủ mưu và gây ra những rối loạn trong Chùa Giác Hoàng từ bốn tháng qua? Và những người đang tự nhận là “Hội đồng Quản trị” ở đâu?
 
Để tìm hiểu sự thật, chúng tôi đã cố liên lạc với những người trong cuộc ở cả hai phía để được phỏng vấn, nhưng chỉ được ông Nguyễn Ngọc Bích và Thầy Chân Thức nhận lời mà chúng tôi đã ghi lại trong bài đăng trên Tuần báo Đời Nay số ra ngày 15.1.2016. Nay, có thêm Pháp sư Giác Đức đồng ý tiếp xúc, và một vị nữa xin ẩn danh.
 
Chúng tôi có gọi tới Chùa Giác Hoàng để xin phỏng vấn thì người nghe điện thoại không hợp tác. Vài ngày sau, chúng tôi được xem cái Video ông Nguyễn Quốc Khải phỏng vấn hai ni cô Nhất Niệm và Đàm Viên tại Chùa Giác Hoàng, mà mục đích được ông Khải cho biết là để minh oan cho cô Nhất Niệm vì đã bị ông Bích nói là về Việt Nam tu 3 năm và ám chỉ cô là Việt cộng. Cuộc phỏng vấn này đã được ông Khải viết thành bài và được phổ biến trên mạng điện tử ngày 24.1.2016.
 
Xem cái video và đọc bài viết của ông Nguyễn Quốc Khải, cùng bài trả lời của ông Nguyễn Ngọc Bích, nhiều người cho rằng vấn đề không sáng tỏ hơn bao nhiêu trong lúc lại có thêm những câu hỏi mới, như:
 
-         Có ai làm chứng cho những lời cô Nhất Niệm nói về các việc cô đã làm trong những lần cô về Việt Nam?
-         Lý do thực sự khiến cô bị từ chối mỗi lần cô muốn xuất gia mà quan trọng nhất là lần thứ ba với Thượng Tọa Thích Thanh Đạm tại Chùa Giác Hoàng?
-         Động cơ thực sự của những người gạt Thầy Chân Thức ra để (tạm) thay bằng hai nữ tu Đàm Viên (90 tuổi) và Nhất Niệm (mới xuất gia sau nhiều lần bị từ chối)?
-         Tại sao “nhà báo” phỏng vấn lại cần có sự chứng kiến của luật sư (Thomas Vassar)?
-         Động cơ và mục đích thật sự của cuộc phỏng vấn ngày 17.1.2016?
 
Trên đây là ý kiến chung của nhiều Phật tử cũng như dư luận trong cộng đồng người Việt Vùng Hoa Thịnh Đốn mà chúng tôi ghi nhận.
 
Một việc khác xảy ra sau đó cũng đã thể hiện sự bất bình của công luận, khi một tấm ảnh “không được đẹp”của ông Nguyễn Ngọc Bích với hàng ghi chú “Ông Nguyễn Ngọc Bích, bị cáo số 1...” đã phải lấy xuống trong một bài của ông Nguyễn Quốc Khải sau khi có phản ứng bất lợi của nhiều người xem.
 
Thật ra, những sự việc trên đây xảy ra trong hay ngoài Chùa Giác Hoàng, là những điều đáng tiếc, không giúp gì vào việc giải quyết vụ tranh chấp mà chỉ càng làm xấu hình ảnh của nhiều người lâu nay được trọng vọng trong chùa.
 
Từ Phật đường, cuộc tranh chấp đã được chuyển sang một “mặt trận” khác khi phe các ông Đỗ Đình Lộc, Vũ Đoàn, Nguyễn Đức Côn đã nhân danh “Công Đồng Phật Giáo Việt Nam ti Mỹ” (Buddhist Congregational Church of America – BCCA), tức Chùa Giác Hoàng, đưa nội vụ ra Tòa mà bị đơn gồm có Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Ngọc Linh, Trương Quang Đại, Phó Hồng Hà, Nguyễn Đức Đạt, Thích Giác Đức (Trần Thanh Hùng) và Thích Chân Thức (Đào Văn Tư).
 
“Mặt trận” thứ hai: Đáo tụng đình.
 
Thụ lý vụ tranh chấp tại Chùa Giác Hoàng là “Superior Court” ở Washington DC. Xin mở một dấu ngoặc tại đây để nói về cái tòa được gọi là “Superior Court”. Vì thấy chữ “Superior” nên nhiều người dịch là “Tòa Thượng thẩm”. Dịch như vậy là không đúng, vìSuperior Court tại Mỹ không phải là Tòa Thượng Thẩm mà là Tòa Sơ Thẩm. Sở dĩ có chữ “Superior” là vì trước kia trong hệ thống tòa án tại Mỹ còn có “Police Court” nằm dưới “Superior Court”. Từ lâu, Police Courtkhông còn nữa nhưng Superior Court vẫn được giữ lại và không đổi tên, dù chỉ là Tòa Sơ Thẩm. Còn Tòa Thượng Thẩm làAppeal Court, tức Tòa Kháng Án. Đóng ngoặc.
 
Như đã được tường trình trong bài trước, trong phiên xử ngày 29.12.2015, tòa đã cho đình nội vụ tới ngày 5.2.2016. sau khi ra một án lệnh hạn chế tạm thời theo thỉnh cầu của luật sư nguyên đơn gọi là “Temporary Restraint Order” (TRO) có hiệu lực tới ngày 5.2.2016.
 
Và thật đáng ngạc nhiên, trong khi chờ phiên xử thứ hai về vụ này tại DC Superior Court, Thày Chân Thức lại nhận được trát đòi ra trước một phiên tòa khác xử về nhà phố gọi là Landlord and Tenant Court vào ngày 8.1. 2016 để bị trục xuất khỏi Chùa Giác Hoàng, nhưng phiên xử đã được đình tới ngày ngày 27.1 rồi lại được đình tới một ngày khác vào tháng 6.2016.
 
Còn phiên xử tại DC Superior Court ngày 5.2.2016 cũng chỉ là một cuộc họp giữa các luật sư hai bên mà kết quả là phiên xử tới được ấn định là ngày 18.4.2016.
 
Hiện nay, phía bị đơn đã có thêm một luật sư là Damon Bernstern, cùng làm việc với Luật sư Aaron Solowkow, cho thấy vụ tranh tụng này sẽ không đơn giản và sẽ tốn kém cho cả hai bên.
 
Nhìn vào nội vụ, chúng tôi thấy có nhiều điều không sáng tỏ, về lý cũng như về tình, và sẽ không dễ cho tòa án để đi đến một quyết định công bằng và công lý. Chưa kể phải nhìn vào động cơ thực sự của cuộc tranh chấp này mà dường như không nằm trong phạm vi tôn giáo và quyền lợi.
 
Muốn tìm hiểu nội vụ, không thể không trở lại lịch sử của ngôi Chùa Giác Hoàng từ ngày mới thành lập vào năm 1976 cho tới ngày nay. Đó là lịch sử của bốn mươi năm với nhiều thay đổi, về nhân sự cũng như sinh hoạt trong chùa.
 
Càng tìm hiểu, chúng tôi càng ngạc nhiên khi thấy những người tị nạn trước đây 40 năm, vừa chân ướt chân ráo thoát khỏi Việt Nam sang Mỹ, đời sống còn bấp bênh, tiền bạc không có, đã một lòng họp lại với nhau dựng lên một ngôi chùa lớn giữa thủ đô nước Mỹ, một ngôi chùa của người Quốc Gia, ngày một phát triển để rồi hôm nay đem nhau ra tòa, tranh chấp với nhau về những điều mà trước đây không hề xảy ra, kể cả vào những lúc còn khó khăn.
 
Qua sự tìm hiểu của chúng tôi, trong số những người này, một bên có ông Đỗ Đình Lộc, đứng trong nhóm nguyên đơn, và bên bị đơn có các ông Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Ngọc Linh,  Phó Hồng Hà, Nguyễn Đức Đạt, Thích Giác Đức (Trần Thanh Hùng).
 
Những người này đã trực tiếp đóng góp công sức vào việc tạo dựng nên ngôi Chùa Giác Hoàng cách đây 40 năm mà công đầu là Hòa Thượng Thích Giác Đức. Từ những nguồn tin khác nhau, chúng tôi được biết vào năm 1975, sau khi có đợt người tị nạn Việt Nam đầu tiên tới Mỹ, Hòa Thượng Thích Giác Đức làm tuyên úy tại trại tị nạn ở Fort Shaffe. Tại đây vào cuối năm 1975, Thầy Giác Đức đã được ông bà Trần Văn Chương, chỗ quen biết lâu năm từ ngày còn ở Hà-Nội, mời tới Washington DC để làm lễ cho bà mẹ ông Vũ Phan vừa mới qua đời. Chính trong dịp này, ý nghĩ thành lập một ngôi chùa tại đây được đưa ra thảo luận mà nhờ duyên may, cùng sự góp sức tích cực của mỗi người, ý nguyện đã thành sự thực.
 
Trước hết là Hòa Thượng Giác Đức, một nhà sư đã xuất gia từ năm lên tám, từng du học  Hoa Kỳ và làm giáo sư tại nhiều trường đại học ở miền Nam VN, kể cả Trường Cao Đẳng Quốc Phòng và Đại Học Chiến Tranh Chính Trị, từng nổi tiếng là một trong những “nhà sư quốc gia”, không như Nhất Hạnh và các nhà sư ăn phải bả VC ở Chùa Ấn Quang.  Có thể nói năm 1976, nếu không có Thầy Giác Đức thì không có ngôi Chùa Giác Hoàng tại thủ đô nước Mỹ.
 
Người thứ hai phải nói tới là LS Trần Văn Chương, nguyên đại sứ VNCH tại Hoa Kỳ, và bà vợ ở lại Washington đã tiếp giúp rất nhiều trong việc lập chùa. Tuy không đóng góp tiền bạc, ông bà Trần Văn Chương đã dùng sự quảng giao trong những năm ông làm đại sứ tại đây để giúp Thầy Giác Đức từ việc tìm nhà đất bán đến việc vay tiền ngân hàng, đặc biết là Mục sư Moon, chủ Diplomat Bank đã dành mọi sự dễ dãi cho việc vay tiền mua căn nhà đầu tiên ở số 533 đường 16 và sau đó mua thêm nhà thờ Tin Lành cũ số 5401 để làm địa chỉ và xây chùa. Cũng nhờ ông Chương giới thiệu Thày Giác Đức với  Rockefeller mà được ông tỉ phú này tặng 15,000 Mỹ kim.
 
Những người đã đóng góp công của lúc đầu để tạo nên ngôi Chùa Giác Hoàng năm 1976 (trừ ông bà Trần Văn Chương) đều có tên trong Ban Giám Đốc (Board of Directors) của Chùa (Buddhist Congregational Church of America) gồm 6 người:
-         Thích Giác Đức
-         Thích Thanh Đạm
-         Nguyễn Ngọc Linh
-         Đỗ Đình Lộc
-         Vũ Phan
-         Nguyễn Ngọc Bích
 
Sau 40 năm, trong sáu người nói trên hai người đã qua đời (Thích Thanh Đạm và Vũ Phan). Nay, bốn người còn lại đang ra tòa trong một vụ tranh tụng mà bên nào cũng nhân danh Ban Giám Đốc của Chùa Giác Hoàng. Chúng tôi được biết sau khi bị kiện, ông Nguyễn Ngọc Bích và những người khác đã nhờ luật sư nạp đơn phản tố, kiện ngược lại phía ông Lộc về hành động tiếm quyền và mạo danh.
 
Qua tiếp xúc với chúng tôi bằng điện thoại viễn liên, Thày Giác Đức cho biết sau khi có vợ và rời khỏi Chùa Giác Hoàng vào năm 1981, chưa bao giờ từ bỏ chức chủ tịch Ban Giám Đốc (Chairman of the Board of Directors) mà chỉ bàn giao cho Hòa Thượng Thanh Đạm chức chủ tịch Ban Chấp Hành (President of the Board of Executive Officers). Thày Giác Đức cho biết thêm thày có vợ và rời Chùa Giác Hoàng không có nghĩa là hoàn tục mà chỉ là chuyển tu để đi Boston, phục hưng một dòng tu khác đã có tại nước ta từ thời Vua Trần Nhân Tôn và hiện đang được hành đạo tại 11 quốc gia, trong đó có Nhật, Nam Hàn, Tây Tạng... Pháp sư Giác Đức cho chúng tôi biết giữa ông và ông Đỗ Đình Lộc đã có sự liên hệ thân thiết lâu năm nhưng đã bị ông Lộc cắt đứt từ ngày Thầy Giác Đức lấy vợ. Pháp sư Giác Đức cũng đã tiết lộ với chúng tôi nhiều chuyện liên quan đến Chùa Giác Hoàng và yêu cầu không viết ra vì sự tế nhị mà chúng tôi nghĩ rằng vào một lúc nào đó, có thể trong vụ tranh tụng, cũng sẽ phải đưa ra ánh sáng.
 
Chuyện riêng hay chuyện chung?
 
Như đã nói, vụ tranh tụng này với nhiều chi tiết phức tạp sẽ không sớm kết thúc trước tòa án, và sẽ ảnh hưởng lâu dài đến sinh hoạt tôn giáo của hàng ngàn Phật tử trong Vùng Hoa Thịnh Đốn. Những ngày gần đây, số người lui tới Chùa Giác Hoàng đã giảm xuống rất nhiều, và một số câu hỏi đang được đặt ra:
 
-         Những người gây ra cuộc tranh chấp này muốn đưa Chùa Giác Hoàng tới đâu và tương lai sẽ ra sao?
-         Tiền trong quỹ Chùa do bá tánh cúng Phật có được dùng để trả thù lao luật sư hay không, và nếu có thì nay đã chi trả bao nhiêu?
 
Chúng tôi nghĩ, qua lịch sử của ngôi Chùa Giác Hoàng, không ai hay phe nhóm nào có quyền coi như của riêng, tự do thao túng, coi thường Phật tử và coi thường dư luận cộng đồng.
 
Đồng thời, chúng tôi cũng nhận thấy có trách nhiệm cảnh giác cộng đồng người Việt tị nạn trong Vùng Hoa Thịnh Đốn, không nên coi vụ tranh chấp này là chuyện riêng của Chùa Giác Hoàng, dù bên nào thắng bên nào thua thì cũng không liên quan tới mình. Chúng ta đã có quá nhiều kinh nghiệm về sự xâm nhập của VC vào các chùa chiền ở Miền Nam VN trước đây, và chúng ta đang chứng kiến những gì xảy ra tại nhiều ngôi chùa ở hải ngoại hiện nay.
 

Virginia, 06.2.2016