Thứ Ba, 25 tháng 7, 2017

Sự thật về điểm nóng Đồng Tâm - Viet Nam

Đáng chú ý, từ giữa tháng 2/2017 đến nay, khi Viettel tổ chức triển khai việc thi công dự án A1 thì số công dân khiếu kiện tại địa bàn tổ chức nhiều hoạt động gây mất ANTT tại địa bàn và khu vực đất quốc phòng trên

Hôm nay (ngày 25/7/2017), sau bao ngày chờ đợi thì kết luận thanh tra sẽ được công bố. Những thắc mắc liên quan đến vấn đề đất đai ở Đồng Tâm sẽ được giải quyết và bộ mặt thật của những người đang đứng đằng sau kích động người dân gây rối an ninh trật tự sẽ lộ rõ. Bài viết cung cấp thông tin một cách khách quan, toàn cảnh vụ việc cho bạn đọc hiểu dễ hơn và rõ ràng hơn về "điểm nóng" Đồng Tâm, cụ thể như sau:

Từ cuối năm 2016 đến nay, tình hình nội bộ nhân dân tại xã Đồng Tâm diễn biến phức tạp, liên quan chủ yếu đến việc số công dân khiếu kiện và tổ chức các hoạt động "đòi đất quốc phòng". Mặc dù các nội dung khiếu nại, tố cáo của số công dân xã Đồng Tâm liên quan đến diện tích đất quốc phòng tại khu vực Đồng Sênh đã được cơ quan chức năng của huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội, Bộ quốc phòng giải quyết và khẳng định diện tích đất đai tại khu vực Đồng Sênh là đất quốc phòng, tuy nhiên số công dân khiếu kiện vẫn không đồng tình và tổ chức nhiều hoạt động gây phức tạp tại địa phương, nhất là khi Viettel nhận bàn giao diện tích đất trên để thi công dự án quốc phòng.

Đáng chú ý, từ giữa tháng 2/2017 đến nay, khi Viettel tổ chức triển khai việc thi công dự án A1 thì số công dân khiếu kiện tại địa bàn tổ chức nhiều hoạt động gây mất ANTT tại địa bàn và khu vực đất quốc phòng trên (với tính chất phức tạp ngày càng tăng), cụ thể như:

Ngày 15/2/2017, ông Lê Đình Kình cùng thành viên tổ Đồng Thuận đã tổ chức người dân ngăn cản các đơn vị quốc phòng cắm biển, chăng dây xác định các mốc giới diện tích đất quốc phòng, tự ý thu giữ số dây phản quang và nhổ biển báo "khu vực quân sự" tại khu vực này, Sau đó, số đối tượng này tiếp tục đưa máy móc, thiết bị, vật tư nông nghiệp vào khu vực đang thi công để canh tác, dựng lều, nhà, bếp trái phép, đổ đá mạt làm đường, căng ba băng rôn tại các điểm ranh giới đất Đồng Sênh với nội dung "Đất từ đây trở xuống là đất nông nghiệp của xã Đồng Tâm"...

Đặc biệt trong các ngày 1-3 và 7-3-2017, số công dân khiếu kiện tại địa bàn đã tổ chức tập trung đông người tại trụ sở UBND xã Đồng Tâm khi các đoàn công tác của huyện đến thực hiện nhiệm vụ; có nhiều hành vi như: gây mất trật tự tại phòng họp nơi đoàn công tác đang làm việc; sử dụng hệ thống loa phóng thanh (tự chế) để lăng mạ, xúc phạm các thành viên tổ công tác trong khu vực UBND xã và trước của phòng họp của Tổ công tác huyện ủy Mỹ Đức. Ngoài ra, các đối tượng còn bao vây, đóng cổng UBND xã không cho các phương tiện của đoàn công tác của Huyện rời khỏi trụ sở UBND xã; khi lực lượng công an huyện thực hiện nhiệm vụ đảm bảo ANTT thì các đối tượng ngăn cản, tung tin bịa đặt "xe công an đâm chết người" gây kích động cho quần chúng...
Trước các hành vi gây rối và lấn chiếm trái phép đất quốc phòng trên địa bàn xã Đồng Tâm. Ngày 30-3-2017, Công an TP đã ra quyết định khởi tố vụ án "gây rối trật tự công cộng" theo điều 245, Cục điều tra hình sự Bộ Quốc phòng đã ra quyết định khởi tố vụ án "chống người thi hành công vụ" theo Điều 257 và vụ án "Vi phạm các quy định về sử dụng đất đai" theo điều 173 BLHS 1999. Mặc dù, Công an TP đã ba lần triệu tập các công dân có liên quan lên làm việc nhưng họ cố tình không chấp hành, tiếp tục tổ chức, thực hiện các hoạt động chống đối, vu cáo, xuyên tạc vụ việc, thách thức cơ quan chức năng.

Ngày 15/4/2017, công an TP đã tiến hành bắt bốn đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật để điều tra vụ án gây rối trật tự công cộng tại xã Đồng Tâm theo điều 245 BLHS 1999.
Ngay sau khi công an TP triển khai bắt giữ các đống tượng trên, số đối tượng còn lại tại xã Đồng Tâm đã kích động, tập trung đông người bao vây, không cho 06 xe tô của các lực lượng làm nhiệm vụ ra khỏi địa bàn xã Đồng Tâm; giữ, đập phá 5 xe ô tô của lực lượng chức năng (gồm 1 xe chở quân, 3 xe con, 1 xe cứu thương); bắt, giữ trái phép 38 cán bộ huyện Mỹ Đức và cán bộ, chiến sĩ Công an TP Hà Nội tại Nhà văn hóa thôn Hoành.
Ngay sau đó, các đối tượng cầm đầu đã kích động người dân trên địa bàn tiến hành phong tỏa các lối vào thôn. Họ lập các chốt chặn bằng gạch, đá, cây gỗ lớn, dây thép gai, thậm chí cả tủ lạnh, bàn ghế cũ; phân công nhiều người, chủ yếu là nam thanh niên canh gác ở các chốt và đường làng nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của người lạ.
Trước tình hình trên, Lãnh đạo TP Hà Nội đã trực tiếp tuyên truyền, vận động với số cầm đầu, quá khích, giải thích rõ việc bắt giữ người là hành vi vi phạm pháp luật; yêu cầu họ thả cán bộ, chiến sĩ bị bắt giữ trái pháp luật. TP Hà Nội đã tổ chức hai tổ công tác trực tiếp xuống địa bàn tuyên truyền, vận động quần chúng, tuy nhiên các đối tượng không hợp tác, ném cát sỏi, đá và các tổ công tác làm một số cán bộ, chiến sĩ công an TP bị thương.
Ngày 18/4, 4 người bị bắt hôm 15/4 được cơ quan chức năng trả tự do. Cùng thời điểm này, người dân địa phương cũng đã thả 15 người trong số những cán bộ, chiến sĩ bị giam giữ, ngoài ra 3 cán bộ cũng đã tự giải thoát. Ngày 21/4, người dân Đồng Tâm tiếp tục thả đồng chí Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Mỹ Đức
Chiều 20/4, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cùng các ban, ngành thành phố với UBND xã Đồng Tâm, UBND huyện Mỹ Đức đã chủ động tổ chức buổi đối thoại với người dân ngay tại Huyện ủy Mỹ Đức, cách thôn Hoành (xã Đồng Tâm) khoảng 20km, nhưng số đối tượng trên không đến dự. Số đối tượng trên muốn đối thoại trực tiếp với Chủ tịch Nguyễn Đức Chung tại thôn Hoành.
Sáng 22/4, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung đã về xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội) để ghi nhận, tiếp thu 8 nội dung được người dân kiến nghị bằng văn bản gửi lãnh đạo UBND TP và lắng nghe 9 ý kiến phát biểu của bà con với tổng hợp 21 vấn đề. Đến 14h30 chiều cùng ngày, sau khi biên bản làm việc được thông báo, toàn bộ 19 cán bộ, chiến sĩ bị giữ trái pháp luật đã ra khỏi cổng nhà văn hóa thôn Hoành, xã Đồng Tâm.

Từ đó đến nay: Mặc dù đã công bố dự thảo kết luận thanh tra những vấn đề liên quan đến Đồng Tâm nhưng ông Kình và thành viên tổ Đồng Thuận tiến hành các hoạt động kích động người dân, tung tin sai sự thật, và thậm chí còn câu kết với các đối tượng xấu để "lập lời" đánh đồng các vụ việc diễn ra ở Đồng Tâm từ trước đến nay là 1 vấn đề duy nhất, khiến dư luận hiểu sai vấn đề như:
Ông Bùi Viết Hiểu 02 lần đọc văn bản chứa những lời kích động, xuyên tạc vụ việc, vu cáo chính quyền; Ông Lê Đình KÌnh có các hoạt động tiếp xúc và nhận tiền từ các đối tượng "dân chủ" (Hoàng Thị Hồng Thái là thành viên của tổ chức khủng bố Việt Tân); Ông Lê Đình Kình trả lời các đài, báo "lề trái", các đối tượng phản động theo hướng sai lệch vấn đề gây hiểu nhầm trong dư luận; đăng tải những bài viết, video bịa đặt, sai sự thật về kết luận dự thảo thanh tra và xuyên tạc, nói xấu, hạ uy tín Chủ tịch Hà Nội (Ông Nguyễn Đức Chung).....

Việc làm của một số công dân xã Đồng Tâm lợi dụng hoạt động khiếu kiện, liên tục lôi kéo, kích động người dân có các hành vi vi phạm pháp luật với mức độ vi phạm ngày càng nghiêm trọng; xâm chiếm đất quốc phòng; gây rối an ninh, trật tự trên địa bàn; cản trở các hoạt động bình thường, sinh hoạt của quần chúng nhân dân; chống người thi hành công vụ và bắt, giữ người trái pháp luật.
Từ những thông tin trên mong rằng người dân sẽ có những nhận thức khách quan, đúng đắn về vụ việc trên. Hãy bình tĩnh và cảnh giác trước những luận điệu xuyên tạc, sai trái của các đối tượng xấu, chống đối nhằm gây gây xáo trộn, hoang mang tư tưởng, chia rẽ nội bộ nhân dân. Đồng thời, mong rằng cơ quan chức năng cần có biện pháp trừng trị đối với những kẻ chủ mưu, cầm đầu đứng đằng sau kích động, gây rối hay lừa bịp người dân./.

Nguồn: Việt nam thời báo

Bác sĩ gốc Việt lĩnh án tù chung thân vì hiếp dâm bệnh nhân

Một bác sĩ ở Las Vegas bị kết án tù chung thân sau khi tấn công tình dục bệnh nhân bất tỉnh.

Các công tố viên nói rằng Binh "Ben" Chung, bác sĩ gốc Việt 43 tuổi tại Las Vegas, đã quay lại cảnh anh ta quan hệ tình dục với ba phụ nữ vô thức và một thiếu nữ bị chuốc thuốc, theo Las Vegas Review Journal.
Chung nói trong phiên toà hồi tháng ba rằng anh ta được sự đồng thuận của một trong những phụ nữ nói trên. Chung giải thích thêm rằng cô này thực ra tỉnh táo nhưng đang diễn vai "Công chúa ngủ trong rừng". Chung thừa nhận anh ta có sở thích quan hệ tình dục với người bất tỉnh. 
Tòa án ngày 10/7 kết luận Chung phạm 11 tội danh, trong đó có việc quay phim khiêu dâm với trẻ vị thành niên, bắt cóc, uy hiếp với ý định tấn công tình dục và tấn công tình dục. Chung bị kết án tù chung thân, có thể được phóng thích sau 50 năm nếu cải tạo tốt.
"Tôi không thể tưởng tượng được anh ta là một con quái vật", nạn nhân của Chung nói. "Tôi không thể tin có người lại làm ra việc tồi tệ đến vậy".
Phương Vũ

 

Thứ Hai, 24 tháng 7, 2017

Trịnh Vĩnh Bình kiện chính phủ VN đòi bồi thường 1 tỷ USD


Tác Giả: Huỳnh Bá Hải
- …Tổ hợp luật sư của ông Trịnh Vĩnh Bình kỳ này cũng là các luật sư từng giúp cho tỷ phú dầu mỏ của Nga là ông Khodorkovsky. Thuận lợi cho ông Bình và tổ hợp Luật sư của ông là chính Tòa án Quốc tế này đã tuyên án chính phủ Nga phải có nghĩa vụ bồi thường 50 tỷ USD cho ông Khidorkovsky. Lần này cùng với các hiệp ước thương mại giữa Việt Nam và Hoà Lan cùng với án lệ có sẵn thì phía Việt Nam thua kiện là rất cao (?)…
trinh binh
*
Một nguồn tin thân cận cho chúng tôi biết là ông Trịnh Vĩnh Bình chính thức đưa chính phủ Việt Nam ra Tòa án Trọng tài Quốc tế ở Den Haag-The Hague (Tiếng Anh) hay La Hay (Tiếng Pháp) – Hoà Lan.
Vụ kiện chính thức khởi hành vào tháng 1.2015. Ngày 30.4.2015 phía Tòa án Quốc Tế đã chính thức gởi lệnh thông báo đến nhà nước Việt Nam vào đúng ngày đảng cộng sản ăn mừng 40 năm cưỡng chiếm Miền Nam. Người đứng tên là ông Trịnh Vĩnh Bình, mang quốc tịch Haà Lan. Nội dung đòi chính phủ Việt Nam với các liên can trực tiếp là Bộ kế hoạch đầu tư và UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu phải bồi thường cho ông 1 tỷ USD vì đã trắng trợn vi phạm cam kết mật giữa ông và phía chính phủ Việt Nam vào năm 2005.
Ông Trịnh Vĩnh Bình sinh năm 1947. Ông đến Hoà Lan tỵ nạn  và vào năm 1987 ông đã đem 3,5 triệu USD về Việt Nam đầu tư. Ban đầu ông đã rất thành công và nâng tổng số tài sản đầu tư lên đến 30 triệu USD. Tuy nhiên, sau đó nhà nước Việt Nam đã tịch thu tài sản của ông và đem ông ra xét xử 2 cấp sơ thẩm kết án 13 năm tù qua phúc thẩm giảm xuống 11 năm tù. Sau khi bị giam tù ông tìm cách trốn qua Cambodia và về Hoà Lan kiện ra một Trung tâm trọng tài quốc tế tại Stockholm, Thụy điển đòi bồi thường 100 triệu USD vào năm 2005. Cầm chắc thất bại nên phía Việt Nam chọn hòa giải ngay với các cam kết:
A. Phía Việt Nam có các nghĩa vụ:
1. Bồi thường cho ông Trịnh Vĩnh Bình 15 triệu (mười lăm triệu) USD là tiền chi phí đi kiện số tiền này giao ngay trong năm 2005
2. Phía Việt Nam trao trả toàn bộ tài sản ở VN cho ông Trịnh Vĩnh Bình bao gồm phân xưởng, nhà kho, đất đai bất động sản. Việc trao trả tài sản chậm nhất vào năm 2012.
3. Phía Việt Nam cho ông Trịnh Vĩnh Bình ra vào Việt nam tự do để làm từ thiện.
B. Phía ông Trịnh Vĩnh Bình:
Có nghĩa vụ giữ kín cam kết mật nói trên không được tết lộ cho bất cứ cơ quan truyền thông nào.
Cho đến hết năm 2014 thì phía Việt Nam chỉ thực hiện được 2 việc là trả 15 triệu USD tiền mặt cho ông Bình. Không như nhiều nguồn tin nói là trả 150 triệu. Và cho ông vào ra Việt Nam làm từ thiện ở bãi biển tại Tuy Hòa- Phú Yên. Còn chuyện trao trả tài sản thì chưa trả bất cứ động sản hay bất động sản nhà kho phân xưởng nào cho ông Trịnh Vĩnh Bình.
Thấy việc cam kết ban đầu bị vi phạm ông Trịnh Vĩnh Bình lần này nhờ đến một Tòa án quốc tế can thiệp.
Tổ hợp luật sư của ông Trịnh Vĩnh Bình kỳ này cũng là các luật sư từng giúp cho tỷ phú dầu mỏ của Nga là ông Khodorkovsky.
Thuận lợi cho ông Bình và tổ hợp Luật sư của ông là chính Tòa án Quốc tế này đã tuyên án chính phủ Nga phải có nghĩa vụ bồi thường 50 tỷ USD cho ông Khidorkovsky. Lần này cùng với các hiệp ước thương mại giữa Việt Nam và Hà Lan cùng với án lệ có sẵn thì phía Việt Nam thua kiện là rất cao.
Không như giải pháp im lặng như cam kết bị Việt Nam trắng trợn vi phạm. ông Trịnh Vĩnh Bình có hứa dùng 90% tiền được sau khi trừa các chi phí vụ kiện sẽ được dùng từ thiện, hoạt động nhân đạo hay giúp các nạn nhân của chế độ cộng sản đi kiện ra các tòa án quốc tế đòi bồi thường, việc hỗ trợ bao gồm tư vấn cả tiền bạc nhằm giúp cá nạn nhân lấy lại công lý cho mình. Không loại trừ khả năng một số tiền sẽ được giúp các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam.
Ban đầu tổ hợp Luật sư muốn ông Bình khóa toàn bộ vụ việc cho họ nhưng ông chọn phương án đồng hành cùng họ.
Chuẩn bị cho tiến trình vụ kiện có thể lâu dài hay bị nhà nước Việt Nam cho người đi ám sát ông Trịnh Vĩnh Bình thì ông Bình cũng đã hoàn tất lập chúc thư thừa kế vụ kiện cho các thừa kế của ông ngõ hầu theo đuổi vụ việc đến cùng. Nguồn tin cho hay là ông Bình được chính Tòa án quốc tế khuyến cáo không nên quay về Việt Nam lúc này, ông cũng tuyên bố sẽ không về Việt Nam cho đến khi công lý thực thi hoàn toàn cho ông.
Trong vài ngày tới các cơ quan truyền thông tại Hòa Lan và EURO-zone sẽ thông báo tin này trên các phương tiện truyền thông nhằm khuyến cáo Việt kiều cân nhắc khi về Việt Nam đầu tư làm ăn.
Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi vụ kiện khi nó bị nhà nước Việt Nam chà đạp trắng trợn các cam kết do chính họ đặt bút ký kết.

Vụ Kiện Năm 2005
Giải quyết ra sao vụ Trịnh Vĩnh Bình kiện đòi bồi thường hàng trăm triệu USD?

Theo Báo Thanh Niên – 23 June 2005
http://www.thanhnien.com.vn/phap-luat/giai-quyet-ra-sao-vu-trinh-vinh-binh-kien-doi-boi-thuong-hang-tram-trieu-usd-210195.html

Trịnh Vĩnh Bình – một người Hà Lan gốc Việt, trước đây đã từng bị kết án tù hình sự và bị tịch thu tài sản tại VN đã tiến hành khởi kiện nhà nước VN tại nước ngoài, đòi bồi thường thiệt hại với số tiền lên tới hàng trăm triệu USD. Đây là một vụ kiện hy hữu chưa từng có với nhiều tình tiết pháp lý phức tạp. Luật sư Mai Lương Việt, người đã nhiều năm hành nghề tư  vấn tại các công ty luật nước ngoài tại VN đã cho biết một số vấn đề xung quanh vụ kiện này.
Vào đầu thập niên 1990, ông Bình (khi đó đã có quốc tịch Hà Lan) về nước đầu tư vào nhiều dự án tại TP.HCM và một số tỉnh phía Nam, thông qua 2 công ty trong nước. Sau đó, vào năm 1998, ông Bình bị TAND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu kết án tù về tội đưa hối lộ và vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai, bị phạt tiền, đồng thời tịch thu toàn bộ tài sản có tại Việt Nam. Sau khi rời khỏi Việt Nam, ông Bình đã nhiều năm tiến hành khiếu nại, yêu cầu Nhà nước Việt Nam bồi thường thiệt hại. Luật sư của ông Bình đã chính thức nêu vấn đề từ cuối năm 2003 nhưng các cuộc thương lượng giữa 2 bên đã không đạt được kết quả.
Phiên tòa quốc tế nhằm giải quyết vụ tranh chấp này sẽ khởi sự vào tháng 12/2005 tại Stockholm (Thụy Điển). Vụ xét xử này, dự kiến sẽ kéo dài cả năm và số tiền tốn kém về án phí có thể lên tới hàng trăm triệu USD
Cá nhân nhà đầu tư được kiện nhà nước?
* Ông đánh giá thế nào về vụ kiện này?
- Luật sư Mai Lương Việt: Ông Bình đã khởi kiện với tư cách là một nhà đầu tư nước ngoài bị mất tài sản tại Việt Nam. Trong bối cảnh Việt Nam đang tập trung thu hút đầu tư nước ngoài, kêu gọi sự đóng góp xây dựng đất nước của người Việt Nam ở nước ngoài cũng như tăng cường nỗ lực xây dựng hệ thống pháp luật và tiến hành cải cách tư pháp phục vụ cho quá trình hội nhập quốc tế. Diễn biến và kết quả của vụ kiện này chắc chắn sẽ được sự quan tâm đặc biệt, nhất là từ phía các nhà đầu tư nước ngoài và từ nhà đầu tư có nguồn gốc Việt Nam.
* Được biết trước đây ông Bình đã bị kết án do phạm tội hình sự và tài sản của ông ta cũng bị tịch thu vì lý do đó, nay căn cứ vào đâu ông ta có thể khởi kiện nhà nước Việt Nam ra tòa án trọng tài để đòi bồi thường?
- Tôi chưa được đọc hồ sơ của vụ kiện nhưng được biết ông Bình, với tư cách là một nhà đầu tư có quốc tịch Hà Lan, đã viện dẫn các quy định của Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư mà Việt Nam đã ký kết với Hà Lan vào năm 1994 để tiến hành khởi kiện. Như vậy, có khả năng cái đích mà ông Bình đang nhắm tới là có được phán quyết trọng tài cho rằng bản án hình sự chống lại ông ta tại Việt Nam trước đây chỉ là cái cớ để Chính phủ Việt Nam tiến hành tước đoạt quyền sở hữu đối với tài sản của ông ta, tức là theo ông Bình, Chính phủ Việt Nam đã vi phạm thỏa thuận tại hiệp định nêu trên và phải bồi thường cho ông ta.
Trọng tài nào sẽ xử?
* Nơi nào sẽ xét xử vụ này, thưa ông?
- Ông Bình đã tiến hành khởi kiện theo thủ tục tố tụng trọng tài và thông tin có được cho thấy nơi tiến hành xét xử là Stockholm (Thụy Điển).
* Ông có biết tòa án trọng tài trong vụ này là thuộc tổ chức nào và trọng tài sẽ tiến hành xét xử theo quy chế nào?
- Tôi chưa được biết chi tiết hơn. Có thể biết được về cơ chế lựa chọn trọng tài và nguyên tắc xét xử vụ này khi xem quy chế giải quyết tranh chấp tại Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Hà Lan.
Tuy nhiên, đa phần các hiệp định về bảo hộ đầu tư mà Việt Nam đã ký với nước ngoài đều quy định một trong hai hình thức xét xử trọng tài là trọng tài Ad-hoc (trọng tài vụ việc) hoặc trọng tài thường trực. Trọng tài thường trực được lựa chọn thường là của Trung tâm Quốc tế giải quyết các tranh chấp liên quan tới đầu tư (viết tắt bằng tiếng Anh là ICSID), là tổ chức có liên hệ mật thiết với Ngân hàng thế giới, được thành lập và hoạt động theo Công ước về giải quyết các tranh chấp liên quan tới đầu tư giữa các quốc gia và kiều dân của các quốc gia khác (hay còn gọi là Công ước Washington năm 1965). Điều kiện để đưa tranh chấp ra giải quyết tại trung tâm này là cả 2 quốc gia có liên quan phải là thành viên của Công ước. Tuy nhiên, trung tâm cũng có thể tham gia giải quyết tranh chấp trong trường hợp có một quốc gia không phải thành viên Công ước thông qua việc sử dụng quy tắc bổ sung của trung tâm được thông qua vào năm 1978. Việt Nam hiện chưa tham gia Công ước Washington, vì vậy nếu trung tâm nêu trên hiện đang giải quyết vụ việc này thì sẽ phải áp dụng quy tắc bổ sung. Trụ sở chính của ICSID được đặt tại Washington D.C nhưng các bên tham gia vụ kiện có thể thỏa thuận chọn địa điểm tiến hành xét xử tại bất kỳ nơi nào khác.
* Vậy còn trọng tài Ad-hoc thì sao?
- Trong trường hợp này, thông thường các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư quy định việc giải quyết bằng trọng tài theo quy tắc trọng tài của Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Luật thương mại quốc tế (UNCITRAL).
Việt Nam nên dự hay không?
* Theo quan điểm của ông, nhà nước Việt Nam có bắt buộc phải tham gia vụ kiện không khi cho rằng tòa án Việt Nam đã có quyết định chính xác trường hợp của ông Bình?
- Tôi nghĩ rằng trong trường hợp này, Chính phủ Việt Nam cần tập trung mọi nguồn lực để giải quyết vụ việc một cách thận trọng nhất. Không nên nghĩ rằng trọng tài quốc tế hay tòa án nước ngoài là “cái gì đó” rất xa vời, rằng phán quyết của trọng tài hay bản án của tòa án nước ngoài khó có thể đem thi hành đối với cơ quan hay tổ chức của Việt Nam.
Thực tế cho thấy kể cả trường hợp tin chắc là mình đúng cũng phải tham gia để chứng minh và cung cấp chứng cứ nếu không muốn rằng đối thủ sẽ tìm cách đơn phương chứng minh là họ đúng và tòa án hay trọng tài sẽ xem xét, ra phán quyết vắng mặt bị đơn.
Tôi được biết, Chính phủ Việt Nam đã thuê một trong những hãng luật lớn nhất của Pháp tư vấn và giúp trong quá trình tranh tụng. Đây là một quyết định đúng đắn và kịp thời, nhất là khi phía nguyên đơn cũng đã thuê hãng luật Covington & Burling nổi tiếng của Mỹ.
* Thưa ông, đặt giả thiết phán quyết lần này bất lợi cho phía Việt Nam thì việc thi hành phán quyết đó sẽ như thế nào?
- Thông thường phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực bắt buộc đối với các bên kể từ thời điểm được thông báo và luật pháp quốc tế cũng như quốc gia của đa số các nước không cho phép kháng án một phán quyết trọng tài như trên, trừ một số trường hợp ngoại lệ rất hạn chế. Ví dụ trong trường hợp trọng tài không có thẩm quyền xét xử, việc chỉ định hoặc thành phần trọng tài không hợp lệ, vi phạm quyền của các bên được giải trình, có sự đối xử thiếu bình đẳng hoặc có sự không phù hợp với trật tự công cộng.
Trong trường hợp một bên từ chối thi hành phán quyết trọng tài, bên kia có thể tiến hành thủ tục yêu cầu công nhận và cho thi hành phán quyết theo quy định tại Công ước New York 1958 về công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài. Bên muốn thi hành phán quyết có quyền tiến hành thủ tục yêu cầu thi hành không chỉ ở nước của bên kia mà còn ở tại tất cả các nước đã tham gia Công ước New York 1958. Hiện nay, số nước thành viên Công ước đã lên tới hơn 130 nước, trong đó bao gồm cả Việt Nam.
* Cuối cùng, ông có điều gì muốn nhắn nhủ đến cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nhân vụ kiện hy hữu này không?
- Vụ kiện này một lần nữa cho thấy Việt Nam đã và đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giớ và quá trình hội nhập này sẽ làm phát sinh nhiều tình huống phức tạp. Việc kiện tụng, nhất là kiện liên quan tới tranh chấp về thương mại sẽ xảy ra ngày càng nhiều cùng với tốc độ hội nhập quốc tế ngày càng tăng của Việt Nam. Tình hình đó đòi hỏi không chỉ các doanh nghiệp mà cả Chính phủ và các cơ quan nhà nước phải có được sự chuẩn bị kỹ càng để đối phó với các tình huống phức tạp đó và bảo vệ quyền lợi của mình.
Xin cám ơn ông.

Chủ Nhật, 23 tháng 7, 2017

Cơ quan An Sinh Xã Hội cảnh cáo những cú ‘điện thoại giả’

                                                                                       
http://www.baocalitoday.com/wp-content/uploads/2017/07/An-sinh-696x392.jpg
CNN – Cơ quan An Sinh Xã Hội của Hoa Kỳ (ASXH) đang cảnh cáo là có những tên giả mạo nhân viên của ASXH gọi vào nhằm mục đích ăn cắp các phúc lợi nhận được của người bị gọi.
Cơ quan Office of the Inspector General hôm thứ tư 19/7 trên trang mạng của mình cho hay: “Có nhiều người nhận được những cú gọi đến từ mã số vùng là 323. Kẻ gọi tự nhận là nhân viên ASXH và trong một số trường hợp, báo cho người được gọi là họ phải trả 1.7% phần tăng COLA của phúc lợi ASXH của họ”
Thông báo cho hay ‘những kẻ gian tà này cố thu thập thông tin cá nhân của người được gọi, nhằm thu đoạt trương mục direct deposit của họ, kể cả số địa chỉ và số điện thoại, rồi sau đó dùng tất cả những chi tiết này liên lạc báo về cơ quan ASXH để sang đoạt phúc lợi’
Nếu kẻ gian có được các thông tin này, bọn chúng sẽ sử dụng thông tin đó để chỉnh sửa thông tin về trương mục ngân hàng của nạn nhân, để rồi sẽ ‘hướng dẫn’ phần phúc lợi mà nạn nhân nhận được rót về trương mục ngân hàng của chúng.
Cơ quan nói trên của ASXH nói rõ: “Thỉnh thoảng các nhân viên thật sự của ASXH cũng bắt liên lạc với các công dân Mỹ, nhưng chỉ với mục tiêu về phẩm chất phục vụ ra sao, chứ họ không bao giờ yêu cầu chủ nhân đọc cho họ các thông tin tế nhị qua điện thoại cả”
Cơ quan ASXH cho hay nếu có ai nhận được một cú điện thoại có vẻ khả nghi thì nên gọi về văn phòng Office of the Inspector General của ASXH ở số 1-800-269-0271, hay liên lạc trên online. ASXH cảnh báo có nhiều ‘chiêu lừa đảo tinh vi’ qua điện thoại vì thế người thụ hưởng ASXH cần rất cẩn thận.
Trường Giang

Thứ Tư, 19 tháng 7, 2017

Tin Capitol Hill: Ông McConnell sẽ không có đủ phiếu để hủy bỏ và thay thế ObamaCare

  
Photo Credit: AP
Fox News – Thượng Nghị Sĩ tiểu bang Kentucky – ông Rand Paul đã lên tiếng hôm Chủ Nhật rằng ông nghĩ ông McConnell đã không có đủ phiếu để thông qua dự luật hủy bỏ và thay thế ObamaCare, nhưng ông cho rằng vì Phe Cộng Hòa đang chiếm đa số trong Thượng Viện nên họ có thể thông qua một số dự luật bảo thủ hơn.

“Tôi không nghĩ ông ấy sẽ có đủ phiếu ủng hộ. Chúng tôi đã chiến thắng 4 cuộc bầu cử để hủy bỏ ObamaCare nhưng đây sẽ không là một trong số đó.” Ông Paul – Thượng Nghĩ Sĩ Phe Cộng Hòa và Đảng Trà (Tea Party) bảo thủ đã phát biểu như thế trên Fox News ngày hôm nay Chủ Nhật.

Ông Paul là một trong hai Thượng Nghị Sĩ Phe Cộng Hòa đã lên tiếng chỉ trích công khai dự luật mới này, ông nhận định rằng việc điều chỉnh này sẽ cung cấp một khoản lớn tiền trợ cấp cho các công ty bảo hiểm.
Thượng Nghị Sĩ tiểu bang Kentucky – ông Rand Paul. Photo Credit: AP
 
“Quan điểm của Phe Cộng Hòa không phải là mang tiền thuế của dân đổ vào các tập đoàn tư nhân.” Ông Paul, một nhà bác sĩ, đã nhận xét về “quỹ ổn định tạm thời” 200 tỉ Mỹ kim trong dự luật.
Hôm thứ Bảy, Ông McConnell đã dời cuộc bỏ phiếu lại vì Thượng Nghị Sĩ tiểu bang Arizona – ông John McCain tuyên bố rằng ông đang nghỉ dưỡng bệnh sau khi phải phẫu thuật để cắt bỏ một cục máu đông ở gần mắt của mình và cần thời gian để hồi phục.

Nếu không có phiếu ủng hộ từ ông McCain thì ông McConnell sẽ không có đủ 50 phiếu “đồng ý” trong số 52 Thượng Nghị Sĩ Phe Cộng Hòa để thông qua dự luật này.
“Tôi vẫn cho rằng 52 người chúng tôi [Thượng Nghĩ Sĩ Phe Cộng Hòa] có thể thống nhất và thông qua một điều gì đó cụ thể hơn.” Ông Paul đã đề nghị lập một điều khoản trong một dự luật riêng biệt mà các Thượng Nghị Sĩ Phe Dân Chủ có thể ủng hộ.
Ông Paul phát biểu vào Chủ Nhật rằng: “Tôi không chấp thuận thay đổi MediCaid để nhằm có lợi cho các công ty bảo hiểm. Tôi nghĩ Phe Cộng Hòa không nên thực hiện dự luật này… Đây là một chiến thuật chính trị tồi tệ và không giải quyết được vấn đề.”

Thượng Viện Hoa Kỷ đồng ý quyết nghị Biển Đông

Ngày 10/7, với toàn bộ phiếu thuận, Thượng viện Mỹ đã nhất trí thông qua Nghị quyết mang mã số S.RES.412 về Biển Đông yêu cầu Trung Quốc quay lại nguyên trạng trước ngày 1/5/2014.
(theo tin TTXVN/Vietnam+)
Tàu cá ĐNa 90152 bị tàu Trung Quốc tấn công đâm chìm trên vùng biển Việt Nam. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)

Ngày 10/7, với toàn bộ phiếu thuận, Thượng viện Mỹ đã nhất trí thông qua Nghị quyết mang mã số S.RES.412 về Biển Đông yêu cầu Trung Quốc quay lại nguyên trạng trước ngày 1/5/2014.

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Nghị quyết S.RES.412 được một số thượng nghị sỹ có ảnh hưởng bảo trợ như Chủ tịch thường trực Thượng viện Patrick Leahy; Thượng nghị sỹ John McCain; Thượng nghị sỹ Robert Menendez; Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Thượng viện Benjamin Cardin; Thượng nghị sỹ James Risch; Thượng nghị sỹ Marco Rubio; Thượng nghị sỹ Dianne Feinstein và Thượng nghị sỹ John Cronyn.

Nghị quyết khẳng định sự ủng hộ của chính phủ Mỹ đối với quyền tự do hàng hải, sử dụng các vùng biển và không phận ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương theo đúng quy định của luật pháp quốc tế.

Nghị quyết nêu rõ mặc dù không phải là một bên có yêu sách ở Biển Đông nhưng Mỹ là một cường quốc châu Á-Thái Bình Dương, có lợi ích quốc gia trong việc khuyến khích và ủng hộ các quốc gia trong khu vực hợp tác với nhau để giải quyết các tranh chấp bằng con đường ngoại giao và hòa bình; phản đối việc cưỡng bức, hù dọa, đe dọa hoặc sử dụng vũ lực.

Nghị quyết nhấn mạnh tầm quan trọng sống còn của tuyến hàng hải qua Biển Đông, cho rằng việc gia tăng các hoạt động tuần tra và đưa ra các quy định đối với các vùng biển và không phận có tranh chấp ở Biển Đông đang làm gia tăng căng thẳng cũng như nguy cơ đối đầu.

Nghị quyết S.RES.412 liệt kê một loạt hành động của Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS).

Cụ thể, ngày 1/5 vừa qua, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC), với sự tháp tùng của hơn 25 tàu, đã hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) tại lô 143, cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý.

Sau đó, Trung Quốc điều động thêm hơn 80 tàu, trong đó có 7 tàu quân sự, và sử dụng máy bay trực thăng, vòi rồng để ngăn chặn hoặc có những hành động đe dọa, nhiều lần cố tình đâm húc tàu của Việt Nam. Trung Quốc cũng thiết lập vùng bất khả xâm phạm xung quanh giàn khoan Hải Dương-981…

Nghị quyết cho rằng các yêu sách lãnh thổ và hành động trên đây của Trung Quốc là không thể biện minh theo luật pháp quốc tế như đã được nêu rõ trong UNCLOS và là một hành động đơn phương nhằm thay đổi nguyên trạng bằng vũ lực, vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc đã ký với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 2002.

Nghị quyết cũng lên án việc cưỡng chế, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực gây cản trở các hoạt động hàng hải, hối thúc chính phủ Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương-981 cùng các lực lượng ra khỏi các vị trí hiện nay, ngay lập tức trả mọi việc trở về nguyên trạng trước ngày 1/5/2014.

Liên quan đến căng thẳng ở biển Hoa Đông, Nghị quyết S.RES.412 chỉ trích việc Trung Quốc đơn phương áp đặt Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở vùng biển này từ ngày 23/11/2013, coi đây là hành động vi phạm công ước về hàng không dân dụng, gây căng thẳng quan hệ với các nước trong khu vực như Nhật Bản và Hàn Quốc.

VỀ BỘ LUẬT HÌNH SỰ VN 2015: CẦN BỔ SUNG QUY ĐỊNH VỀ TÌNH TIẾT “TÁI PHẠM NGUY HIỂM”.

“Tái phạm nguy hiểm” là thuật ngữ pháp lý quy định trong các Bộ luật Hình sự (BLHS) của VN được sử dụng trong hai trường hợp:
- Là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, định khung tăng nặng hình phạt.
- Vì là tình tiết làm xấu tình trạng của người phạm tội nên BLHS nào cũng quy định việc áp dụng rất chặt chẽ. Nếu “Tái phạm nguy hiểm” là tình tiết định tội, định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng và ngược lại.
Kế thừa Điều 49 BLHS năm 2009, điểm 2 Điều 53 BLHS năm 2015 quy định những trường hợp sau là tái pham nguy hiểm:
a) Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
b) Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.
Từ thực tiễn áp dụng luật và khảo sát ngẫu nhiên tại Trại giam Quyết Tiến, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang với những người bị áp dụng tình tiết tái phạm nguy hiểm, người viết nhận thấy hầu hết diện đã “tái phạm” nằm ở các tội: giết người, tội phạm về ma túy, cướp tài sản, hiếp dâm trẻ em… Với những người bị phạt tù chung thân, lần phạm tội này thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng nhưng trước đó họ đã 3 lần bị kết án.
Theo ý kiến của nhiều người đã từng tiến hành tố tụng và cán bộ quản lý trại giam cho rằng: Với những người đã bị kết án về tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý và những người phạm tội thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng nhưng trước đó họ đã bị áp dụng tình tiết định khung “tái phạm nguy hiểm” thì cần nâng cấp lên thành “Tái phạm rất nguy hiểm”. Điều này là cần thiết bởi lẽ, tính nguy hiểm với những người đã bị kết án về tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý là đối tượng rất coi thường pháp luật. Với họ, hàng chục năm chấp hành hình phạt chưa “ngấm”, họ phụ bạc khi được hưởng chính sách nhân đạo, như giảm án, đặc xá, nhiều người được giảm án từ tử hình xuống tù chung thân, từ chung thân xuống tù có thời hạn, ra tù chưa được bao lâu lại thực hiện hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
Hiện tại BLHS coi “tái phạm nguy hiểm” là yếu tố định khung hình phạt ở 57 như các Điều 93, 104, 111, 112; 133 , 142, 153, 158, và 251… và BLHS năm 2015 cũng quy định ở những tội này.
Thực tiễn áp dụng luật sẽ không công bằng về hậu quả pháp lý nếu:
- Bị áp dụng tình tiết định khung đối với người phạm tội đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi về tội phạm rất nghiêm trọng cũng giống như người đã bị kết án về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
- Đã tái phạm, (rất nhiều trường hợp hai lần phạm tội này đều thuộc tội ít nghiêm trọng) chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý (áp dụng cho cả bốn trường hợp: Tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng).
Chưa có sự phân hóa đối với những người đã “tái phạm nguy hiểm”, chưa được xóa án lại phạm tội, nếu phải xử lý họ cũng chỉ là “Tái phạm nguy hiểm”.
Từ thực trạng trên trên chúng tôi đề xuất
Điều 53 BLHS năm 2015 có tên gọi: Tái phạm, tái phạm nguy hiểm, tái phạm rất nguy hiểm và câu trúc như sau:
-Khoản 1 giữ nguyên.
-Khoản 2 những trường hợp sau là tái phạm nguy hiểm:
a) Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý;
b) Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.
- Khoản 3 những trường hợp sau là “Tái phạm rất nguy hiểm”.
a) Đã bị kết án về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
b) Đã “Tái phạm nguy hiểm” chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý.
Với đề xuất đặt ra chế định “Tái phạm rất nguy hiểm” và cấu trúc điều luật nếu được chấp thuận sẽ liên quan đến việc điều chỉnh khung tăng nặng của nhiều điều luật, song nếu nhìn toàn diện thì không phải là “Hình sự hóa” trái lại, nó góp phần đảm bảo tính công bằng, phân hóa được các khung hình phạt, vì vậy chỉ nên đưa tình tiết “Tái phạm rất nguy hiểm” vào làm tình tiết định khung đối với các tội có hình phạt từ hai mươi năm, chung thân và tử hình.
Ví dụ như Điều 123 BLHS năm 2015 quy định: Tội giết người.
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.
Nếu có tình tiết “Tái phạm rất nguy hiểm” thì Điều luật sẽ là
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm,
a) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ từ hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình
a) Giết 2 người trở lên;
a) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
b) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
c) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
d) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
đ) Có hai tình tiết quy định ở khoản 1
e) Tái phạm rất nguy hiểm
Khoản 2, 3 và 4 giữ nguyên.
Ngoài nội dung trên xét thấy để đảm bảo tính thống nhất trong việc chia khung hình phạt của BLHS vì theo Điều 44 Hiến pháp năm 2013 quy định:
“Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc. Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất”. Đây là tội phạm duy nhất được quy định cụ thể trong Hiến pháp, tội nặng nhất là tội có khung hình phạt nghiêm khắc nhất khi xây dựng BLHS, không có tội nào vượt qua thế nhưng:
Tội phản bội Tổ quốc quy định tại Điều 108 ở khoản 1 khung tăng nặng là”… bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình”.
Mức hình phạt này cũng giống như khoản 1 các tội: Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân- Điều 109; Tội gián điệp- Điều 110; Tội giết người- Điều 123, không chỉ quy định bằng mà một số điều luật có khung hình phạt từ hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình như vậy còn nặng hơn Tội Phản bội Tổ quốc. Ví dụ: khoản 4 Điều 142 Tội hiếp dâm người dười 16 tuổi; Khoản 4 Điều 251 Tội mua bán trái phép chất ma túy; Khoản 4 Điều 353 Tội tham ô tài sản…
Việc BLHS quy định như vậy là chưa tuân thủ khoản 1 Điều 8 Hiến pháp năm 2013 và khoản 1 Điều 5 Luật Ban hành văn bản Quy phạm pháp luật được công bố ngày 6-7-2016.
Để khắc phục sự thiếu thống nhất trên chỉ cần sửa khoản 1 Điều 108 như sau:
1. Công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh, thì bị phạt tù chung thân hoặc tử hình.
Các khoản 2, 3 giữ nguyên
(Theo QĐND, ngày 31.5.2017)

Thứ Hai, 17 tháng 7, 2017

Pháp luật tố tụng hình sự VN: Quy định chứng cứ là lời khai của bị can, bị cáo

Quy định chứng cứ là lời khai của bị can, bị cáo

Pháp luật tố tụng hình sự đã quy định thế nào là chứng cứ, chứng cứ được xác định ở những nguồn cụ thể. Việc sử dụng chứng cứ ở nguồn luật định phải chấp hành nghiêm chỉnh theo những quy định của pháp luật tố tụng. Đặc biệt khi sử dụng các lời khai của người tham gia tố tụng ở các tư cách khác nhau phải tuân theo đúng những quy phạm trong Bộ luật tố tụng hình sự. Để tìm hiểu rõ và lý giải quy định này, Công ty Luật Tiến Đạt xin đưa ra phân tích như sau:
Tại khoản 2 Điều 72 BLTTHS quy định khi sử dụng lời khai của bị can, bị cáo làm chứng cứ thì phải hết sức thận trọng vì “ …Lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ, nếu phù hợp với các chứng cứ khác của vụ án”, “không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kết tội”. Sở dĩ pháp luật có quy định trên bởi, lời khai bị can, bị cáo phụ thuộc vào ý chí chủ quan. Mà trách nhiệm hình sự của bị cáo phụ thuộc vào sự thật khách quan của vụ án hay phụ thuộc vào hành vi của bị cáo chứ không phải là “thái độ”, quan điểm chủ quan của họ. Vì vậy, chỉ có thể coi lời khai của bị can, bị cáo là chứng cứ khi nó phù hợp với các chứng cứ khác của vụ án.
Việc nhận tội của bị can, bị cáo không được coi là chứng cứ duy nhất để kết tội. Bởi, việc thu thập chứng cứ phải tuân thủ nguyên tắc khách quan toàn diện và đầy đủ. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng chỉ được sử dụng những chứng cứ đã được phát hiện, thu thập theo đúng quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
Nói như vậy không có nghĩa lời khai của bị can, bị cáo trong mọi trường hợp được thu thập sai quy định, trình tự pháp luật tố tụng hình sự. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận hoàn toàn việc này, bởi trên thực tế có rất nhiều người không phạm tội nhưng do trong quá trình lấy lời khai, bị “ép cung”, những bị can, bị cáo này buộc phải nhận tội.
Như vậy, nếu cho phép sử dụng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kết tội thì thực tế sẽ xảy ra rất nhiều “vụ án oan”, tòa án sẽ đưa ra bản án, quyết định không đúng người, đúng tội. Do đó, quy định này của pháp luật nhằm đảm bảo tính khách quan, toàn diện trong tố tụng hình sự.
Hy vọng những thông tin trên đây của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề sử dụng chứng cứ là lời khai của bị can, bị cáo trong Bộ luật Tố tụng hình sự.

Tin San Jose' - MỘT “ĐĨ ĐỰC” GỐC VIỆT LỪA TÌNH, LỪA TIỀN MẤY BÀ… BỊ RA HẦU TÒA !


SAN JOSE – Đầu tuần này, một ông gốc Việt đã bị đưa ra tòa vì từng lường gạt những phụ nữ sống trong vùng Nam San Francisco. Ông thường giả danh là con nhà giàu, đẹp trai (xem hình biên bản thì biết), sẵn sàng viết check giúp những cô mà ông cặp bồ. Đến khi nạn nhân bị “dính câu,” ông ta bất chợt hỏi mượn tiền mặt vì có chuyện khẩn cấp gì đó, và sau đó ông ta biến mất… cho đến khi bị cảnh sát bắt.
Theo các cơ sở truyền thông địa phương, Joel Huỳnh, 41 tuổi, còn có tên là Nguyễn Phước, đã bị buộc tội tại San Jose hôm thứ Ba, 12 tháng Bảy, 2016 với các tội danh trộm cắp và viết ngân phiếu không tiền bảo chứng để lấy hơn $200,000 Mỹ kim của bảy phụ nữ. Tất cả nạn nhân đều là người Mỹ gốc Việt, sáu người từ San Jose và một người từ Milpitas cũng trong vùng Nam San Francisco.
Joel Huỳnh gặp các nạn nhân thông qua các trang web hẹn hò Việt và Facebook, và khi gặp họ ông ta luôn tỏ ra là một người đàn ông có “công việc tốt, niềm nở và đặc biệt hào phóng,” theo Georg Behrens, Phó Biện Lý Quận Santa Clara cho biết.
Ông Behrens nói rằng trong các mối quan hệ chóng vánh này, bị cáo sẽ viết một ngân hiếu phiếu cá nhân cho phụ nữ để giúp họ trả hết tiền học hoặc hỗ trợ gia đình của họ. Sau đó Joel Huỳnh khuyến khích họ bỏ ngân phiếu vào trương mục trong ngân hàng. Thế rồi trong một thời gian ngắn sau đó, có khi ngay sau khi nạn nhân vừa mới đưa ngân phiếu vào nhà băng, Joel Huỳnh bỗng cho biết người thân của ông có chuyện khẩn cấp về tài chánh hoặc y khoa và cần tiền mặt ngay lập tức. Và những phụ nữ này bị thuyết phục rút tiền mặt từ trương mục của họ để đưa cho ông ta, số tiền có thể là từ vài ngàn đến hàng chục ngàn Mỹ kim. Sau khi cầm được tiền, Joel Huỳnh nhanh chóng biến mất, tắt máy, thay số điện thoại, đóng tài khoản trên mạng hẹn hò “tìm bạn bốn phương,” và cắt đứt mọi liên lạc với các nạn nhân.
Joe Nguyễn, hay Nguyễn Phước, 41 tuổi, đã thực hiện những vụ lừa đảo tại Hạt Santa Clara từ tháng Ba 2014 đến tháng Tám năm ngoái. Nhà chức trách kêu gọi công chúng phải cẩn thận, nhất là trong trường hợp trao đổi ngân phiếu cá nhân với tiền mặt. Ngân phiếu thường phải mất vài ngày kiểm tra trước khi tiền được chuyển, trong khi tiền mặt đã vào tay kẻ gian là bay đi ngay lập tức.
Joe Huỳnh đã xuất hiện trước tòa ở San Jose vào trưa thứ Ba với sự trợ giúp của một thông dịch viên. Thẩm phán Thomas Hastings ấn định tiền thế chân $150,000. Vào ngày 21 tháng Bảy, Joe Huỳnh sẽ trình diện trước tòa để bị xét xử.
Nhà chức trách kêu gọi những ai từng là nạn nhân hay biết gì thêm về Joel Huỳnh, hay Nguyễn Phước, thì hãy gọi điều tra viên Richard Fong của sở cảnh sát Santa Clara theo số (408) 792-2983, để họ bổ túc hồ sơ truy tố nhân vật “tìm bạn bốn phương” để lường gạt này.
(source from VD Daily News/Mercury News) – CHRIS PHAN… thực hiện

Thứ Sáu, 14 tháng 7, 2017

Những khác biệt của truyền thống pháp luật Common Law với truyền thống pháp luật Việt Nam


Hệ thống Common Law (hay thông luật) bắt nguồn từ Vương quốc Anh, “bắt đầu từ khi Guillaume le Conquérant, Công tước xứ Normandie, lên ngôi Hoàng đế nước Anh năm 1066” [1] và phát triển tại đây từ khoảng một thiên niên kỷ trước; về sau nó được sử dụng ở Hoa Kỳ và các quốc gia từng là thuộc địa của Anh (mặc dù ngày nay đã có những sự khác biệt nhất định). Hệ thống Common Law được đặc trưng bởi pháp luật Anh - Mỹ, có tư cách là một họ pháp luật lớn trên thế giới.
 
Việt Nam là quốc gia có lịch sử lập quốc lâu đời, song pháp luật Việt Nam không phải là một hệ thống pháp luật riêng biệt. Trải qua hàng nghìn năm bị đô hộ bởi Trung Hoa, sau này là Pháp, rồi trở thành một thành viên trong khối xã hội chủ nghĩa, pháp luật Việt Nam lần lượt bị ảnh hưởng bởi pháp luật của các triều đại Trung Hoa, của Pháp, sau cùng bị ảnh hưởng đặc biệt bởi truyền thống pháp luật xã hội chủ nghĩa bắt nguồn từ Liên Xô. Ngày nay, hệ thống pháp luật Việt Nam có đặc trưng của hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa kết hợp những yếu tố ngoại lai do quá trình hội nhập kinh tế với phương Tây kể từ thời kỳ đổi mới [2].
Như vậy, so sánh hai hệ thống pháp luật này là so sánh giữa một nền pháp luật đặc trưng, lâu đời với một nền pháp luật du nhập ảnh hưởng bởi các cuộc cách mạng xã hội. Trong bài viết này, chúng tôi xin đưa ra sự so sánh dựa trên một số tiêu chí như sau:
Thứ nhất, quan niệm về pháp luật
Quan niệm pháp luật của truyền thống Common Law nằm ở trong chính thuật ngữ Common Law (tức là án lệ). “Nước Anh không bao giờ tiếp thu quan điểm của Cách mạng Pháp cho rằng quyền lực của thẩm phán phải được kìm hãm, rằng họ cần bị hạn chế nghiêm ngặt chỉ áp dụng pháp luật mà cơ quan lập pháp công bố” [3]. Nước Anh có vị trí địa lý là một hòn đảo tách biệt khỏi lục địa Châu Âu, do phải đối mặt với những thách thức từ khí hậu tự nhiên, cuộc sống trên đảo nhiều bất ổn đã dẫn đến tư duy pháp lý linh hoạt, coi trọng việc giải quyết các vấn đề từ thực tiễn cuộc sống. Do vậy, tất cả các quy phạm được Tòa án công nhận và áp dụng đều được xem là nguồn của pháp luật. Pháp luật sinh ra từ chính cuộc sống và được thể nghiệm bởi các thẩm phán.
Ở Việt Nam và các nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa, lấy học thuyết Mác - Lênin làm nền tảng phát triển cho toàn xã hội, trong đó có lĩnh vực pháp lý. Pháp luật là sự thể chế hóa đường lối của chính trị, công cụ của giai cấp thống trị dùng để đảm bảo cho lợi ích kinh tế và giữ vững nền chuyên chính. Trong quan điểm này, luật không thể sinh ra từ khu vực “tư”, đó là một luận điểm của Lênin. Khẳng định theo Lênin rằng: “Mọi pháp luật đều là luật công, đó chỉ là một phương thức khác thể hiện tư tưởng: Mọi quan hệ pháp lý đều tuân theo tư tưởng chính trị và quy phạm pháp luật không thể là sự phản ánh cho những nguyên tắc công lý tiêu biểu cho chúng” [4]. Bị ảnh hưởng sâu sắc bởi hệ tư tưởng trên, pháp luật Việt Nam là sự thể chế hóa các chính sách của Đảng cộng sản cầm quyền.
Thứ hai, các đặc trưng pháp lý
- Cơ quan ban hành luật
Nhiều luật gia cho rằng, hệ thống thông luật bao gồm những điều luật bất thành văn do thẩm phán lập ra; nhưng nói thông luật là luật bất thành văn thì không đúng. Ở Hoa Kỳ ngày nay, phần nhiều luật pháp được lập ra bởi cơ quan lập pháp. Cũng cần lưu ý rằng, nhiều đạo luật ở Hoa Kỳ là sự pháp điển hóa từ những tiền lệ pháp trước đó. Bản thân những phán quyết của Tòa án giải thích cho Hiến pháp và cho các đạo luật của cơ quan lập pháp cũng trở thành nguồn luật. Quan niệm hệ thống pháp luật Common Law bao gồm những điều luật của thẩm phán làm ra cũng có phần đúng. Những lập luận trên cho thấy, vai trò thiết yếu của các thẩm phán trong việc thiết lập nên hệ thống quy phạm Common Law.
Việc ban hành Hiến pháp và các đạo luật ở Việt Nam thuộc thẩm quyền của Quốc hội (Điều 70 Hiến pháp năm 2013). Bên cạnh đó, các cơ quan khác như Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án cũng có quyền ban hành những văn bản có tính chất luật (được quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008). Điều này có căn nguyên bởi cơ chế tập quyền Quốc hội, là nơi tập trung quyền lực lớn nhất (về nguyên tắc) sẽ có quyền thiết lập hệ thống pháp luật cho quốc gia và áp dụng các đạo luật do Quốc hội ban hành là yêu cầu bắt buộc đối với thẩm phán trong quá trình xử án.
- Thủ tục xét xử
Tư tưởng linh hoạt và thực tế khiến thủ tục xét xử của hệ thống Common Law coi trọng việc tranh tụng tại phiên tòa. Nó trái ngược với hệ thống xử án của Việt Nam coi trọng tính thẩm vấn (xét - hỏi). Các thẩm phán của Anh - Mỹ không tham gia vào việc xét hỏi trên phiên tòa, việc tranh tụng là do các luật sư của Nhà nước và luật sư bào chữa cho thân chủ của họ thực hiện, sau cùng các thẩm phán và bồi thẩm đoàn sẽ ra phán quyết dựa trên những chứng cứ và lập luận của hai bên. Ở Việt Nam, việc xét - hỏi do thẩm phán thực hiện, cáo buộc người phạm tội (các tội hình sự) là do Viện kiểm sát (đồng thời là cơ quan kiểm sát tư pháp), các luật sư chỉ thực hiện tranh tụng dựa trên cơ sở những chứng cứ tự thu thập được.
- Nền pháp chế
Dựa trên nền tảng tư duy rất khác biệt, các quy tắc pháp lý ra đời nhằm cung cấp các giải pháp cho các trường hợp cụ thể. Đối với truyền thống của người Anh, họ luôn coi trọng kinh nghiệm, ít giáo điều và tin vào tiền lệ. Các quy tắc của Common Law được hình thành từ các quy tắc xã hội, cũng có sự vận động khi thực tiễn thay đổi thông qua các giải thích của Tòa án. Về căn bản, nền pháp chế của Common Law dựa trên sự coi trọng tiền lệ pháp, thông qua ý thức hệ. “Luật không phải được làm ra mà được phát biểu bởi những người quen biết với tập quán và hiểu biết tập quán trong một lãnh thổ nhất định” [5]. Do vậy, hệ thống Common Law được đặc trưng bởi án lệ và tập quán dân sự.
Nền pháp chế của Việt Nam được gọi tên “Pháp chế xã hội chủ nghĩa”, coi trọng việc lấp đầy các lỗ hổng pháp lý bằng quy phạm pháp luật do cơ quan lập pháp ban hành. Nguyên tắc pháp chế đòi hỏi sự thống nhất cao độ hay tính pháp điển của hệ thống các quy phạm thành văn. Cơ quan thực thi pháp luật và xét xử bắt buộc phải tuân thủ các quy tắc pháp lý định sẵn, do vậy tính sáng tạo trong các cơ quan này rất hạn chế. Sau cùng, nó đòi hỏi tất cả công dân và các cơ quan nhà nước đều phải tuân thủ nền pháp luật được làm ra bởi cơ quan lập pháp. Nền pháp chế Việt Nam mang đặc trưng lý tưởng của nền pháp chế xã hội chủ nghĩa, nhưng bị khập khiễng bởi tư duy lập pháp hay thay đổi cộng với nền tư pháp thiếu độc lập.
Thứ ba, nguồn của luật
Common Law là hệ thống pháp luật được tạo nên bởi các thẩm phán, là người giải thích và tuyên bố luật, đồng thời xác định đâu là nguồn của luật. Bản thân Common Law cũng là nguồn trong hệ thống Common Law. Căn bản tư duy dựa trên kinh nghiệm thực tiễn và tập quán, Common Law coi trọng luật được làm ra từ Tòa án. Ngoài ra, Luật (luật văn bản lập pháp) cũng có vai trò bổ sung đối với hệ thống pháp luật sẵn có; các nguồn pháp luật khác như các học thuyết pháp lý, nguyên tắc công bằng (equity) cũng được ghi nhận và áp dụng khi cần thiết. Việc ban hành các văn bản lập pháp thuộc thẩm quyền của Nghị viện; ngoài ra Nghị viện có thể ủy quyền lập pháp cho nhà vua, các bộ trưởng, chính quyền địa phương. Việc ủy quyền lập pháp phải nằm trong các giới hạn mà luật định. Với tư cách là nguồn gốc của pháp luật nước Anh, tập quán vẫn được coi trọng trong Common Law nhưng không bị bắt buộc áp dụng. Trong quá trình áp dụng, tập quán phải thể hiện tính chắc chắn, được nhiều người khẳng định và tin cậy, sau cùng phải đạt sự hợp lý trong điều kiện mỗi địa phương. Các học thuyết pháp lý ít được coi trọng trong Common Law, tuy nhiên tùy từng trường hợp nó có thể được trích dẫn bởi tính hấp dẫn và sự sâu sắc của các luật gia.
Dựa trên nền tảng của hai yếu tố: “Công hữu hóa tư liệu sản xuất và sự thiết lập chính quyền nhân dân” [6], pháp luật xã hội chủ nghĩa thiết lập các hình thức pháp luật thông qua kỹ thuật lập pháp. Pháp luật Việt Nam cũng bị chi phối bởi nền tảng trên để xây dựng nguồn pháp luật của mình. Hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay về nguyên tắc chỉ coi văn bản quy phạm pháp luật là nguồn duy nhất và “là hình thức pháp lý tiến bộ nhất” [7] so với các loại nguồn luật khác. Có thể dẫn ra mấy lý do như sau: Một là, sự coi trọng nguyên tắc tập trung quyền lực vào Quốc hội dẫn đến thiết lập thẩm quyền tối cao về lập pháp cho cơ quan này; Hai là, bị ảnh hưởng bởi truyền thống pháp luật xã hội chủ nghĩa không công nhận án lệ là một nguồn chính thức; Ba là, năng lực của các thẩm phán không hội đủ điều kiện để xây dựng nguồn luật từ án lệ.
Như vậy, ngoài những đặc thù của chế độ chính trị, việc Việt Nam không coi luật án lệ là một nguồn luật cũng bắt nguồn từ những nguyên nhân thực tế của một nền tư pháp ít được tin cậy. Hệ thống văn bản do Quốc hội và các cơ quan khác ban hành vẫn chiếm lĩnh một vị trí trọng yếu trong hệ thống pháp luật Việt Nam thời gian tới.
Thứ tư, vai trò của tư pháp
Không chỉ Common Law coi trọng việc xây dựng hệ thống tư pháp mạnh và độc lập, các quốc gia khác theo truyền thống Civil Law như Pháp, Đức cũng tập trung cho một cơ quan tư pháp mạnh, đủ đáp ứng được nhu cầu cũng như sức ép từ các thế lực khác. Mặc dù áp dụng thể chế tam quyền phân lập cứng (Hoa Kỳ) hay mềm dẻo (Vương quốc Anh) thì tư pháp vẫn được đáp ứng các điều kiện để có thể độc lập trong các phán quyết của mình. Tại Hoa Kỳ, kể từ sau phán quyết của John Marshall năm 1803 về vụ Marbury kiện Madison, ông đã thiết lập sự cân bằng trên thực tế của tư pháp với hai ngành quyền còn lại, khẳng định Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ hiến pháp và kiểm soát hành vi của Chính phủ. Theo truyền thống phương Tây, quyền tư pháp được giao cho các thẩm phán độc lập (quy định tại Điều III Hiến pháp Liên bang năm 1787). Theo truyền thống Common Law, thẩm phán không phải là thẩm phán chuyên nghiệp, không nhất thiết thẩm phán phải được bổ nhiệm từ những luật gia, thẩm phán giữ chức vụ suốt đời. Như vậy, người Mỹ đã vận dụng cả việc phân lập cấu trúc bộ máy lẫn việc tuyển lựa kỹ càng các thẩm phán để tạo ra một cơ chế xét xử độc lập cao với chính quyền và cả dư luận.
Ở nước Anh ngày nay không tạo lập một cơ chế phân quyền cứng như Mỹ, hệ thống tư pháp ở Anh có hai đặc điểm nổi bật: Một là, đội ngũ cán bộ tư pháp thống nhất, các luật gia và thẩm phán đều được đào tạo như nhau. Hai là, cơ chế phân chia Tòa án sơ cấp và Tòa án cao cấp, chỉ các Tòa án cao cấp mới có thẩm quyền xét xử chung và được hưởng một quy chế đặc biệt đảm bảo sự độc lập và uy tín của thẩm phán; từ những năm 1990 thì thẩm quyền chung đã được trao cho một số Tòa án sơ cấp. Thẩm phán của các Tòa án cao cấp chỉ bị bãi miễn khi có yêu cầu của cả Thượng viện và Hạ viện, thẩm phán của các Tòa sơ cấp chỉ bị bãi miễn trong trường hợp phạm lỗi nghiêm trọng [8].
Hệ thống tư pháp ở Việt Nam được đặc trưng bởi hai cơ quan là Tòa án (cơ quan xét xử) và Viện kiểm sát (cơ quan công tố và giám sát tư pháp). Cả Tòa án và Viện kiểm sát đều được tổ chức dựa trên sự phân cấp lãnh thổ hành chính. Có Tòa án tối cao và Tòa án cấp cao cho toàn quốc gia, Tòa án cấp tỉnh và Tòa án cấp huyện tương ứng với các cấp hành chính, ở cấp hành chính thấp nhất (cấp xã) không tổ chức Tòa án. Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án tối cao theo nhiệm kỳ của Quốc hội; chế độ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và nhiệm kỳ của thẩm phán, chế độ bầu cử và nhiệm kỳ của Hội thẩm do Luật Tổ chức tòa án quy định. Khoản 2 Điều 103 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Việt Nam cũng ghi nhận về yêu cầu độc lập của tư pháp trong cả Hiến pháp, nhưng thực tế tổ chức bộ máy tư pháp và cách tuyển lựa thẩm phán hiện nay dẫn đến tư pháp là một ngành vừa yếu, lại vừa thiếu, do đó, yêu cầu về sự độc lập của tư pháp chỉ minh chứng trên quy định.
Sự khác biệt lớn giữa Common Law và hệ thống pháp luật Việt Nam là đảm bảo một thiết chế tư pháp độc lập, đây là căn nguyên của một hệ thống pháp luật có chất lượng. Bởi bản thân các đạo luật sẽ không thể trở thành luật và không đem lại công bình nếu không thông qua sự phán quyết của các vị quan tòa công minh.
Thứ năm, vấn đề bảo hiến
Bảo hiến không đơn thuần là kiểm tra xem một văn bản pháp luật có trái với Hiến pháp không? Thông qua việc kiểm hiến sẽ kiểm soát các hành vi của Chính phủ, thậm chí là hành vi của nhà lập pháp. Việc bảo hiến hiệu quả sẽ bảo vệ được dân chúng trước hành vi lạm dụng quyền lực của chính quyền cũng như tạo được hệ thống các văn bản thống nhất, đảm bảo quyền lợi của các bên trong quan hệ pháp luật. Hướng đến một cơ chế kiểm hiến hiệu quả là hướng đến một hệ thống pháp luật đề cao pháp quyền, đề cao các giá trị con người và một nhà nước hiệu quả.
Ở Việt Nam hiện không có tố tụng hiến pháp, mặc dù có một vài thiết chế kiểm soát pháp luật từ Quốc hội nhưng không phát huy tác dụng. Một hệ thống pháp luật có số lượng văn bản khá đồ sộ, khoảng 13.500 văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực thi hành [9] và được bổ sung hàng ngày bởi tất cả các cơ quan có thẩm quyền ban hành luật. Việc thiếu một cơ chế kiểm hiến vì bất cứ lý do gì cũng đang làm cho trật tự pháp lý gặp phải những bất cập như truyền thông đưa tin, tạo nên những phản ứng không tốt từ phía xã hội. Việt Nam đã xây dựng quy trình tố tụng trong các lĩnh vực về dân sự, hình sự, hành chính, kinh tế, lao động, nhưng tố tụng Hiến pháp thì vẫn chỉ là kết quả nghiên cứu của các nhà luật học. Việc ban hành chồng chéo hay lẫn lộn về thẩm quyền vẫn đang hàng ngày diễn ra mà không hứa hẹn sẽ được chấm dứt khi nào là một thiệt hại rất lớn cho xã hội, cả về phương diện tư duy lập pháp.
Hiến pháp ở Anh là sự tổng hợp tất cả các yếu tố pháp lý có tính ổn định cao, cộng với một cơ chế tố tụng chặt chẽ đã giúp cho hệ thống pháp luật hiệu quả và dân chủ. Hoa Kỳ là một hình mẫu về cơ chế kiểm hiến, chức năng kiểm hiến được trao cho Tòa án các cấp, việc kiểm hiến được đặc trưng bởi các vụ việc cụ thể và đảm bảo thi hành phán quyết của Tòa án nghiêm minh.
Sự khác biệt đặc trưng giữa Common Law và truyền thống pháp lý Việt Nam không nằm ở việc có thiết lập Tòa án Hiến pháp hay không, mà ở tư duy tôn trọng trật tự pháp lý và thiết lập cơ chế tố tụng hiệu quả bởi bộ máy tư pháp độc lập, nghiêm minh. Đem ra vài sự so sánh trên đây để hy vọng sự thay đổi và sự cải cách mạnh mẽ của toàn xã hội trong một tương lai gần.
Nguyễn Quang Đức
Khoa Luật - ĐH Quốc gia Hà Nội
Chú thích:
[1] Michel Fromont, Các hệ thống pháp luật cơ bản trên thế giới, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2006, tr.130.
[2] Đổi mới là một chương trình cải cách kinh tế và một số mặt xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng vào thập niên 80. Chính sách đổi mới được chính thức thực hiện từ Đại hội Đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 6, năm 1986. Như vậy, thuật ngữ đổi mới trong bài viết có thể được hàm nghĩa về thời gian là năm 1986.
[3] Peter J. Messitte, Hệ thống thông luật so với hệ thống luật Châu Âu lục địa, Phương thức hoạt động của Tòa án Hoa Kỳ, Nxb. Văn hóa - Thông tin, tr.42.
[4] Réne David, Những hệ thống pháp luật chính trong thế giới đương đại, Nxb. TP. Hồ Chí Minh, tr.208.
[5] Bài giảng của PGS.TS. Ngô Huy Cương, Khoa Luật - ĐHQG Hà Nội.
[6] Réne David, Những hệ thống pháp luật chính trong thế giới đương đại, Nxb. TP. Hồ Chí Minh, tr.166.
[7] Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật, Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2008, tr.83.
[8] Michel Fromont, Các hệ thống pháp luật cơ bản trên thế giới, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2006, tr.137.
[9] Cơ sở dữ liệu luật Việt Nam, Trung tâm tin học Văn phòng Quốc hội.

HOA KỲ: PHÁ SẢN THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT DUY NHẤT Ở TÒA ÁN LIÊN BANG

Xin mạn phép trình bày những thông tin dưới đây do Leonidas Ralph Mecham, Giám đốc Văn phòng Hành chính các Tòa án Hoa Kỳ đã đưa ra trong tài liệu “Hiểu biết về các Tòa án Liên bang” được xuất bản cách đây 10 năm và đang có hiệu lực ở Hoa Kỳ.

Thẩm quyền chung của tòa án liên bang Hoa Kỳ

Nhìn chung thì các Tòa án Liên bang giải quyết các vụ việc có liên quan đến chính phủ Hoa Kỳ, hiến pháp Hoa Kỳ hay các luật của liên bang, hoặc các vụ kiện giữa các tiểu bang hay giữa Hoa Kỳ với các chính phủ nước ngoài. Một vụ việc được xem là sự cố liên bang có thể được thụ lý ở tòa án liên bang, chẳng hạn như một cá nhân khiếu kiện về vấn đề tiền bạc liên quan đến an sinh xã hội trong một chương trình của chính phủ liên bang; hoặc chính phủ kiện ai đó đã vi phạm luật liên bang, hoặc do những hành động phản đối nào đó của một cơ quan thuộc liên bang.

Vụ việc cũng có thể được tòa án liên bang thụ lý dựa trên “tính đa dạng về quyền công dân” của các nguyên đơn, như giữa công dân của các tiểu bang khác nhau, hay giữa công dân Hoa Kỳ với công dân nước khác. Để bảo đảm sự công bằng cho nguyên đơn ở ngoài tiểu bang, hiến pháp Hoa Kỳ cho tòa án liên bang xem xét vụ việc đó. Giới hạn quan trọng đối với thẩm quyền xét xử vụ việc là chỉ khi nào thiệt hại tiềm năng hơn 75.000 đô- la thì tòa án liên bang mới thụ lý. Dưới mức đó hoặc không liên quan gì với tiền bạc thì sẽ do tòa án tiểu bang giải quyết. Mặc dù các tòa án liên bang có mặt ở khắp các tiểu bang, nhưng các tòa án tiểu bang lại có thẩm quyền với hầu hết các vụ việc khác, như vấn đề ly hôn, cấp dưỡng trẻ em, các vụ hình sự, tranh chấp hợp đồng, hòa giải và di sản thừa kế, bất động sản, vấn đề vị thành niên, vi phạm luật giao thông, gây thương tích cá nhân. Ngoài ra, một số tranh chấp pháp lý khác có thể được giải quyết ở các tòa án đặc biệt hay các cơ chế hành chính liên bang hoặc thuộc ngành tư pháp, thì do các cơ quan hành chính liên bang hoặc tiểu bang tiến hành.

Tuy nhiên đối với vấn đề phá sản, thì Quốc hội xác định đây thuộc về thẩm quyền riêng của các tòa án liên bang; có nghĩa là một vụ phá sản không thể được thụ lý bởi tòa án tiểu bang. Chúng ta thử tưởng tượng trong hoàn cảnh hàng triệu người thất nghiệp do hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay, ở Hoa Kỳ hẳn phải có hàng chục ngàn doanh nghiệp lớn nhỏ phá sản hay giải thể, và sự bận rộn của các tòa án liên bang Hoa Kỳ sẽ biết dường nào. Nhưng cấu trúc hợp lý của hệ thống tòa án của Hoa Kỳ sẽ đảm bảo cho ngành tư pháp của họ hoạt động hữu hiệu. Thông qua thủ tục phá sản, các cá nhân hay doanh nghiệp không có khả năng chi trả cho chủ nợ có thể tìm ra cơ hội thanh lý tài sản của mình hay họ có thể tổ chức lại hoạt động tài chính và thực hiện kế hoạch trả hết các khoản nợ của mình.

Sơ lược cấu trúc của hệ thống Tòa án Liên bang Hoa Kỳ

Để thực hiện thẩm quyền xét xử của mình, hệ thống tòa án liên bang Hoa Kỳ đã được Quốc hội thiết lập thành hai cấp tòa án liên bang đặt dưới Tòa án Tối cao, gồm các tòa án sơ thẩm (xem xét hầu như tất cả vụ việc liên bang cả về dân sự lẫn hình sự) và các tòa án phúc thẩm. Hoa Kỳ có 94 hạt tư pháp (judicial district) thuộc liên bang, ít nhất mỗi tiểu bang là một hạt tư pháp và riêng một hạt cho Columbia và Puerto Rico. Mỗi hạt đều có một tòa phá sản, là một đơn vị thuộc tòa án sơ thẩm liên bang của hạt. Riêng ba vùng lãnh thổ Virgin Islands, Guam, và quần đảo Bắc Mariana có các tòa án của hạt để xem xét các vụ việc về liên bang, bao gồm phá sản.

94 hạt tư pháp được chia thành 12 vùng kinh lý (regional circuit), mỗi vùng có một tòa án phúc thẩm. Tòa án phúc thẩm xem xét các kháng cáo từ các tòa án của hạt trong vùng cũng như các kháng cáo từ các quyết định của các cơ quan hành chính liên bang. Ngoài ra, tòa án phúc thẩm của vùng còn có thẩm quyền xét xử phúc thẩm mang tính toàn quốc đối với các vụ việc đặc biệt liên quan luật sáng chế (patent laws) và các vụ việc đã được quyết định bởi Tòa Thương mại Quốc tế và Tòa Khiếu kiện liên bang (US Court of Federal Claims), cũng là hai loại tòa án sơ thẩm.
Thủ tục tố tụng đối với các vụ án phá sản

Mục đích cơ bản của Luật Phá sản Hoa Kỳ (LPSHK) là cho con nợ lương thiện một cơ hội làm lại từ đầu bằng cách làm nhẹ gánh nặng cho con nợ đối với hầu hết các khoản nợ, và giúp họ tuần tự trả cho các chủ nợ bằng tài sản có sẵn cho việc chi trả.

Thường thì một vụ án phá sản bắt đầu bằng việc con nợ nộp đơn ở tòa phá sản. Đơn do một cá nhân, một đôi vợ chồng, một công ty, hay một cơ quan nộp ở tòa. Đơn yêu cầu có sẵn ở văn phòng thư ký các tòa phá sản hay ở các cửa hiệu văn phòng phẩm. Có một loạt các phí nộp đơn cho vụ phá sản, tùy thuộc vào chương nào của luật phá sản mà đơn đề nghị. Phổ biến nhất là nộp đơn cá nhân (Chương 7, LPSHK) để xin thanh lý toàn bộ tài sản của con nợ, cũng như việc thanh toán hầu hết các khoản nợ, thì mức phí nộp đơn cho trường hợp này là 175 đô-la.

Tòa sẽ yêu cầu con nợ nộp bảng cân đối tài chính, liệt kê tài sản, thu nhập, chứng từ có giá, tên và địa chỉ  của tất cả chủ nợ với khoản nợ kèm theo. Làm thế này sẽ ngăn chặn việc xiết nợ, các chủ nợ không thể kiện cáo, đòi lương, hay ngay cả gọi điện thoại đòi tiền. Thư ký tòa án sẽ gởi thư báo cho các chủ nợ cho biết là con nợ đã nộp đơn ở tòa phá sản. Ở một số vụ phá sản con nợ được phép tổ chức lại sản xuất kinh doanh và lập kế hoạch trả nợ, trong khi một số vụ thì giải quyết việc thanh lý tài sản của con nợ. Có nhiều vụ phá sản mà bất động sản của con nợ không đủ trả cho các chủ nợ, mà chỉ đủ để thanh lý tài sản cho khách tiêu dùng cá nhân. Kết quả là ít xảy ra bất đồng hay tranh chấp, và con nợ thường được giúp thoát khỏi hầu hết các khoản nợ mà không gặp phải sự đối kháng. Điều này cũng đồng nghĩa rằng con nợ không còn uy tín cá nhân để trả nợ.

Tuy nhiên, trong các vụ án phá sản khác thì các tranh chấp về yêu cầu nổi lên ở tòa phá sản khi con nợ có tài sản, sử dụng tài sản đó thế nào, giá trị tài sản đó bao nhiêu để trả cho một khoản nợ, liệu con nợ có thoát khỏi một số khoản nợ nào không, hay phải trả bao nhiêu tiền cho luật sư, kế toán, kiểm toán, hoặc các nhà chuyên môn khác. Sẽ có nhiều cách khác nhau như điều tra khám phá, tiền tố tụng, dàn xếp hòa giải, và xét xử sơ thẩm như trong tố tụng dân sự để giải quyết vụ án phá sản.

Năm dạng vụ việc ở tòa phá sản

- Thanh lý tài sản (Điều 7, LPSHK): Một ban quản lý sẽ được chỉ định để trông coi tài sản của con nợ vì lợi ích của các chủ nợ. Tuy nhiên con nợ được phép giữ lại một số tài sản ngoại lệ có giới hạn theo luật, còn lại phần lớn được ban quản lý bán đi để phân cho các chủ nợ theo thủ tục mà luật phá sản quy định.

- Điều chỉnh nợ cá nhân (Điều 13, LPSHK): Con nợ được phép giữ lại tài sản của mình, nhưng phải trả lại cho chủ nợ làm nhiều lần từ các thu nhập tương lai của mình. Tòa yêu cầu con nợ trình duyệt kế hoạch về cách thức và thời gian thanh toán nợ. Một ban quản lý được chỉ định, và một phần thu nhập của con nợ được trả cho ban quản lý để trả cho chủ nợ.

- Tổ chức lại sản xuất kinh doanh (Điều 11, LPSHK): Cơ hội sản xuất kinh doanh được đưa ra để doanh nghiệp tổ chức lại nhằm giải quyết vấn đề tài chính. Con nợ được phép tiếp tục hoạt động dưới sự giám sát của tòa án.

- Điều chỉnh nợ của hộ nông dân (Điều 12, LPSHK): Tương tự như việc điều chỉnh nợ cá nhân, ngoại trừ một số đặc điểm chỉ có ở gia đình nông dân.

- Điều chỉnh nợ của vùng đô thị (Điều 9, LPSHK): Quy định cho đơn vị hành chính như thành phố, thị trấn, hay quận, cơ quan công quyền, hay thiết chế khác của tiểu bang.

Ở hầu hết các tòa phá sản, kháng cáo lại quyết định của thẩm phán có thể được trình lên tòa án hạt. Tuy nhiên, một số tòa án phúc thẩm đã lập Hội đồng phúc thẩm phá sản bao gồm 3 thẩm phán để xem xét kháng cáo. Như thế, bên thua thiệt có thể gởi kháng cáo lên tòa án phúc thẩm. Luật sư kháng cáo và Hội đồng thẩm phán sẽ tranh luận tập trung vào các nguyên tắc pháp lý trong tranh chấp, mỗi bên có khoảng 15 phút để trình bày quan điểm. Quyết định của tòa án phúc thẩm thường là phán quyết cuối cùng, trừ phi tòa gởi ngược vụ án về tòa án sơ thẩm để điều tra bổ sung, hay các bên yêu cầu Tòa án Tối cao Hoa Kỳ xem xét lại vụ án. Trong một số vụ án, quyết định của tòa án có thể được xem xét lại toàn bộ bởi một nhóm lớn các thẩm phán (thường là tất cả các thẩm phán của Tòa án phúc thẩm vùng).

Hầu hết các tòa án liên bang có hệ thống truy xuất thông tin tự động đặt ở ngay quầy công chúng ở tòa án. Các tòa phá sản và tòa phúc thẩm cũng có hệ thống thông tin điện thoại để giải đáp cho người gọi đến theo dõi tiến độ vụ án. Thư ký tòa án trả lời miễn phí mọi yêu cầu theo dõi tiến độ; riêng việc tìm kiếm và truy xuất thông tin tòa án, sao chép tài liệu thì có thu phí. Trang chủ của ngành tư pháp liên bang www.uscourt.gov có những kết nối đến các website từng tòa án, cũng như một danh mục dịch vụ truy cập điện tử giúp cho việc thông tin cập nhật.

Luật sư Tống Quang Minh

SO SÁNH: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ LIÊN BANG HOA KỲ




Khác nhau về cách thức tổ chức nhà nước là điểm quan trọng dẩn đến sự khác biệt giữa hệ thống pháp luật Việt Nam và Hoa Kỳ. Hơn nửa, do đi theo hai trương phái luật khác nhau, Common law và Civil law, Việt Nam và Hoa Kỳ có những điểm khác biệt về việc sử dụng án lệ trong lý luận cũng như thực tiển pháp lý. Trong phạm vi bài viết này, tác giả đi phân tích, so sánh hệ thống pháp luật hai nước về nguồn của luật – cách thức tổ chức hệ thống pháp luật theo chiều dọc.

1.      TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT LIÊN BANG HOA KỲ
Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ có nhiều cấp, có thể là nhiều hơn hầu hết các nước khác. Nguyên nhân một phần là do có sự phân chia giữa luật liên bang và bang. Để hiểu được điều đó, cần nhắc lại rằng lịch sử Hoa Kỳ không phải hình thành từ một quốc gia, mà là một liên minh 13 khu vực thuộc địa, mỗi khu vực đều độc lập tách khỏi Anh Quốc. Do đó, Tuyên ngôn độc lập (1776) có nói đến “Dân tộc các khu vực thuộc địa”, nhưng đồng thời cũng thừa nhận “Các khu vực thuộc địa Hợp chúng quốc là, và có quyền được làm, CÁC BANG TỰ DO VÀ ĐỘC LẬP”. Sự giằng kéo giữa một dân tộc và nhiều bang là một vấn đề bao trùm lịch sử pháp lý Mỹ. Như giải thích ở dưới, Hiến pháp Mỹ (thông qua năm 1787, phê chuẩn năm 1788) bắt đầu một quá trình chuyển đổi đầy tranh cãi, chậm chạp và gián đoạn, từ chỗ quyền lực và thẩm quyền pháp lý nằm trong tay các bang, đã chuyển giao cho nhà nước liên bang. Tuy nhiên, đến nay các bang vẫn giữ nhiều thẩm quyền lớn. Các sinh viên nghiên cứu hệ thống pháp luật Mỹ phải hiểu được tại sao phạm vi thẩm quyền lại được phân chia giữa chính quyền liên bang và các bang.
Hiến pháp đã xác định nhiều ranh giới giữa luật liên bang và bang. Nó cũng phân chia quyền lực liên bang thành các ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp (tạo ra cái gọi là “tam quyền phân lập” và gìn giữ một cách thiêng liêng hệ thống “kiềm chế và đối trọng”, nhằm ngăn chặn không cho một ngành nào đó có thể lạm dụng quyền lực của các ngành khác); và mỗi ngành có đóng góp riêng biệt vào hệ thống pháp lý. Trong hệ thống đó, Hiến pháp quy định những loại luật mà Quốc hội có thể thông qua.
Nhưng ngoài ra còn nhiều vấn đề phức tạp khác: luật Mỹ không chỉ là các đạo luật do Quốc hội thông qua. Trong một số lĩnh vực, Quốc hội có thể cho phép các cơ quan hành pháp được ban hành các quy tắc chi tiết hóa luật định. Và toàn bộ hệ thống được dựa trên các quy tắc pháp lý truyền thống của Thông luật Anh. Mặc dù Hiến pháp và các đạo luật đều có giá trị cao hơn thông luật, toà án vẫn tiếp tục áp dụng các nguyên tắc thông luật bất thành văn để lấp các chỗ trống chưa được Hiến pháp đề cập, cũng như không được Quốc hội luật hóa.
2.      NGUỒN CỦA LUẬT – HỆ THỐNG PHÁP LUẬT THEO CHIỀU DỌC
2.1.           Luật thành văn
Việt Nam theo trường phái luật Châu âu lục địa( Civil law) nên luật viết là nguồn chính thức, chủ yếu của hệ thống pháp luật. Do vậy, thẩm quyền ban hành, hiệu lực pháp lý của văn bản là yếu tố tạo nên hệ thống pháp luật về chiều dọc khi xét đến. Ngược lại, là điển hình của trường phái Common law, hệ thống pháp luật Hoa kỳ mang những đặc điểm riêng, kèm theo đó là tính phức tạp trong quá trình vận hành hệ thống pháp luật.
2.1.1.     Hiến pháp  và tính tối cao của pháp luật

Hiến pháp là văn bản pháp lý có hiệu lực cao nhất ở các nước lập hiến. Điều này đồng nghĩa với tất cả các văn bản pháp lý khác( kể cả điều ước quốc tế) phải tuân thủ các quy định của Hiến pháp. Việt Nam cũng không ngoại lệ, tính tối cao đó được quy định rất rõ tại điều 146, Hiến pháp 1992, là: “ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác  phải phù hợp với Hiến pháp.”
Ở Mỹ, trong giai đoạn 1781–1788, đã có một thỏa thuận gọi là Hiến chương liên minh điều chỉnh mối quan hệ giữa 13 bang. Một Quốc hội tòan quốc tương đối lỏng lẻo được thành lập. Mặc dù mỗi bang đều cam kết danh dự sẽ tuân thủ phán quyết tòa án củ a các bang khác (theo cơ chế “tin cậy và tín nhiệm hoàn toàn”), nhưng Hiến chương không có quy định nào về thẩm quyề n pháp lý liên bang, trừ quy định về tòa án hàng hải.
Việc xây dựng và phê chuẩn Hiến pháp thể hiện ngày càng có sự đồng thuận trong vấn đề cần phải củng cố nhà nước liên bang. Hệ thống pháp luật là một trong những lĩnh vực thực hiện được vấn đề đó. Nội dung quan trọng nhất là “điều khoản tối cao”, trong Điều VI của Hiến pháp:
“ Hiến pháp này, và các luật của Hợp chúng quốc được xây dựng trên cơ sở tuân thủ Hiến pháp, và tất cả các hiệp ước đã được ký kết hoặc sẽ được ký kết, với tư cách thẩm quyền Hợp chúng quốc, sẽ là luật tối cao của tổ quốc; và mang tính ràng buộc đối với thẩm phán ở tất cả các bang, cho dù trong Hiến pháp và luật của các bang có bất cứ nội dung gì trái ngược.”
Quy định này đã thiết lập nguyên tắc tiên quyết của luật Hoa Kỳ: Một khi Hiến pháp đã quy định, không bang nào được quyền làm trái. Có một điểm vẫn chưa rõ, là điều cấm này sẽ được áp dụ ng cho bản thân chính quyền liên bang như thế nào, và hệ thống pháp luật từng bang có vai trò như thế nào trong nhữ ng lĩnh vực mà Hiến pháp không quy định rõ. Các tu chính án Hiến pháp đã phần nào trả lời vấn đề nà y; lịch sử còn nhiều thăng trầm, và thậm chí đến nay, người Mỹ vẫn tiếp tục vật lộn để định ra đường phân giới rõ ràng giữa thẩm quyền liên bang với thẩm quyền bang.
1.1.1.     Vai trò của Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp trong hệ thống pháp luật
Nhà nước là thiết chế trung tâm trong hệ thống chính trị của một quốc gia. Một trong những chức năng quan trọng và duy nhất của nhà nước là tạo ra pháp luật – công cụ hữu hiệu và chủ yếu để Nhà nước quản lý xã hội. Mổi quốc gia có cách thức tổ chức quyền lực nhà nước khác nhau, nhưng tựu chung, chúng luôn hướng đến tính cân bằng và hợp lý trong phân chia quyền lực nhà nước. Đơn giản, nếu một đạo luật được tạo ra, đòi hỏi phải có cơ chế đảm bảo thực hiện và bảo vệ nó, và chức năng này không thể tập trung vào trong tay một chủ thể nào cả, vì chúng ta không thể chấp nhận đối tượng “vừa đá bóng vừa thổi còi” được.
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của dân, do dân, vì dân; quyền lực nhà nước tập trung trong tay nhân, thông qua cơ quan đại diện là Quốc hội và có sự phân công, phân nhiệm trên ba chức năng: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nguyên tắc tập trung, dân chủ luôn chi phối toàn diện về phương thức tổ chức cũng như hoạt động đối với bộ máy nhà nước Việt Nam.
Khác với Việt Nam, do ảnh hưởng từ học thuyết tam quyền phân lập của Montesqueiu(1689-1755), khi những người dự thảo Hiến pháp tìm cách củng cố nhà nước liên bang, họ cũng sợ là sẽ tăng cường quyền lực quá mức. Một biện pháp nhằm khống chế cơ chế mới là phân chia thành các ngành. Như James đã giải thích trên tờ Federalist (Người liên bang) số 51, “sự lạm dụng quyền lực được khống chế bằng cách chia nhà nước thành các cấu phần tách rời một cách rõ rệt”. Mỗi một “cấu phần” của Madison (lập pháp, hành pháp và tư pháp) được trao một công cụ tác động lên hệ thống pháp luật.
1.1.1.1.          Lập pháp

Ở Việt Nam, Hiến pháp trao quyền lập hiến, lập pháp, một cách duy nhất, cho Quốc hội. Tại điều 83, Hiến pháp 1992, quy định:
 Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp.
Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân.
Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.”
Văn bản quy phạm pháp luật mà Quốc hội có thẩm quyền ban hành là Hiến pháp, Bộ luật, Luật và Nghị quyết và văn bản do Quốc hội ban hành có giá trị pháp lý cao nhất. Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội trong khoảng thời gian không họp của mình. Theo quy định, Ủy ban thường vụ quốc hội có thẩm quyền ban hành Pháp lệnh và Nghị quết, có giá trị pháp lý thấp hơn.
Hiến pháp Hoa kỳ trao quyền thông qua luật cho Quốc hội. Một đề xuất được Quốc hội xem xét được gọi là một dự luật (bill). Nếu đa số thành viên mỗi viện (Thượng viện và Hạ viện) thông qua (trong trường hợp Tổng thống phủ quyết, thì tỷ lệ đa số phải là hai phần ba), thì dự luật sẽ trở thành luật. Luật liên bang được gọi là đạo luật (statute). Còn Bộ luật Hoa Kỳ (United States Code) là kết quả của việc “pháp điển hoá” các đạo luật liên bang. Bản thân Bộ luật không phải là một luật, mà nó chỉ là các đạo luật được sắp xếp theo trật tự lôgích. Ví dụ, Tiêu mục (Title) 20 bao gồm các đạo luật về Giáo dục, còn Tiêu mục 22 bao gồm các đạo luật về Đối ngoại.
Quyền làm luật của Quốc hội bị giới hạn. Nói chính xác hơn, nó được người dân Mỹ ủy quyền thông qua Hiến pháp, trong đó quy định những lĩnh vực mà Quốc hội có quyền hoặc không có quyền làm luật. Điều I, Mục 9 của Hiến pháp cấm Quốc hội thông qua một số loại luật. Ví dụ, Quốc hội không được thông qua một đạo luật hồi tố “ex post facto” (luật áp dụng hồi tố, “sau khi sự kiện đã diễn ra”), hoặc áp đặt thuế xuất khẩu. Điều I, Mục 8 liệt kê các lĩnh vực Quốc hội được làm luật. Một số nội dung khá là cụ thể (như “Xây dựng Bưu điện”), nhưng nhiều nội dung khác thì lại rất chung chung, nổi bật nhất là quy định “được điều chỉnh thương mại với nước ngoài, và giữa các bang”. Tất nhiên, quyền diễn giải các quy định thẩm quyền kém chính xác là cực kỳ quan trọng. Do đó, trong giai đoạn đầu của lịch sử nền cộng hòa, nhờ nắm được vai trò diễn giải, nên ngành tư pháp đã nắm thêm một vai trò cực kỳ quan trọng trong hệ thống pháp luật Hoa Kỳ.
1.1.1.2.          Tư pháp
Hệ thống tư pháp Việt Nam bao gồm hai thiết chế: Viện kiểm sát và Tòa án , tương tự như Viện công tố và Tòa án của các nước phát triển. Xét xử là chức năng chính của tòa án, trong khi đó, công tố và bảo vệ pháp luật là chức năng của Viện kiểm sát theo điều 127, 137 Hiến pháp 1992. Tuy nhiên, bán án và quyết định của Tòa án không mang tính luật, xét về tính quy phạm, mà chỉ là những phán quyết mang tính cá biệt. Một điểm nửa, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền ban hành Nghị quyết. Suy cho cùng, đó chỉ là tập hợp kinh nghiệm xét xử, hướng dẩn giải quyết chung, thống nhất cho ngành để đảm bảo hiệu quả cho công việc xét xử. Tóm lại, ở Việt Nam, Tòa án nói riêng, hệ thống Tư pháp nói riêng, không có chức năng làm luật.
Cũng như các ngành khác, quyền của ngành tư pháp Hoa Kỳ được quy định trong Hiến pháp. Hiến pháp chỉ quy định thẩm quyền xét xử liên bang trong một số loại tranh chấp nhất định. Điều III, Mục 2 liệt kê những nội dung này. Hai loại tranh chấp quan trọng nhất là các vụ việc liên quan đến nghi vấn luật liên bang (“Tất cả các vụ việc về luật và công bằng, phát sinh từ Hiến pháp, các đạo luật của Hợp chúng quốc và các hiệp ước đã ký kết ...”) và các vụ việc “đa chủng”, tức là các vụ tranh chấp giữa công dân của hai bang khác nhau. Thẩm quyền xét xử này cho phép mỗi bên có thể tránh đưa vấn đề ra trước các tòa án của bang của nhau.
Quyền xét xử thứ hai xuất hiện trong những năm đầu của nền cộng hòa. Như giải thích trong Chương 2, phán quyết của Tòa án tối cao Hoa Kỳ trong vụ Marbury kiện Madison (1803) đã giải thích thẩm quyền (được Hiến pháp ủy quyền) của nó là được phép xác định một đạo luật vi hiến, và tuyên bố luật vô hiệu. Một đạo luật có thể vi hiến nếu nó xâm phạm các quyền của người dân được Hiến pháp bảo vệ, hoặc nếu Điều I không cho phép Quốc hội được thông qua loại luật đó.
Do đó, quyền diễn giải các quy định hiến pháp mô tả lĩnh vực nào Quốc hội được làm luật là rất quan trọng. Theo truyền thống, Quốc hội thường chứng minh rằng các đạo luật là cần thiết nhằm điều chỉnh “thương mại ... giữa một số bang”, hay còn gọi là thương mại xuyên bang. Đây là một khái niệm mềm dẻo, khó mô tả chính xác. Thực tế, mỗi người đều có thể cho rằng gần như tất cả các đạo luật đều có sự ràng buộc hợp lý giữa mục đích của nó với việc điều chỉnh thương mại xuyên bang. Nhưng nhiều lúc ngành tư pháp diễn giải “điều khoản thương mại” một cách bó hẹp. Ví dụ, năm 1935, Tòa án tối cao đã vô hiệu hóa một đạo luật liên bang quy định số giờ làm và mức lương của người lao động ở các lò mổ New York, vì tất cả thịt gà được xử lý ở đây đều được bán cho các cửa hàng và quầy thịt ở New York và do vậy không có yếu tố thương mại xuyên bang. Tuy nhiên, ngay sau đó, Tòa án tối cao bắt đầu ủng hộ các chương trình thuộc Chính sách mới (New Deal) củ a Tổng thống Franklin D. Roosevelt một cách rộng rãi hơn, và ngày nay các tòa án liên bang vẫn tiếp tục diễn giải quyền thương mại theo nghĩa rộng, mặc dù không rộng đến mức có thể cho phép Quốc hội có thể thông qua bất cứ loại luật nào.
2.1.1.3. Hành pháp

Chính phủ - cơ quan hành pháp tối cao của Việt Nam - thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước; bảo đảm hiệu lực của bộ máy Nhà nước từ trung ương đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân.
Để thực hiện chức năng của mình, Chính phủ có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, theo quy định tại điều 2, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008: Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư của Bộ trưởng các Bộ và Quyết định của Tổng kiểm toán nhà nước. Và, đây là thẩm quyền lập quy của cơ quan Hành pháp, có hiệu lực pháp lý thấp hơn so với văn bản của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành.
Điều II, Hiến pháp Hoa Kỳ, trao “Quyền hành pháp” cho Tổng thống Hợp chúng quốc. Trong nhiệm kỳ của Tổng thống George Washington, toàn bộ ngành hành pháp bao gồm một Tổng thống, một Phó tổng thống, và các bộ Ngoại giao, Ngân khố, Chiến tranh và Tư pháp. Nhưng khi đất nước lớn mạnh lên, ngành hành pháp cũng phát triển thêm. Ngày nay, có đến 15 bộ cấp nội các. Mỗi bộ có một số tổng cục, cục và các cơ quan khác. Ngoài ra còn có một phần ngành hành pháp nằm ngoài các bộ. Tất cả đều thực thi quyền hành pháp do Tổng thống ủy nhiệm và chịu trách nhiệm cuối cùng trước Tổng thống.
Trong một số lĩnh vực, mối quan hệ giữa hành pháp và hai ngành kia là không rõ ràng. Giả sử có một hoặc một số người cướp ngân hàng. Quốc hội thông qua một đạo luật quy định hành vi cướp ngân hàng là phạm tội (Bộ luật Hoa Kỳ, Tiêu mục 18, Mục 21131). Cục điều tra liên bang (FBI), một cục thuộc Bộ Tư pháp, có thể sẽ điều tra vụ việc. Khi nó phát hiện một hoặc một số người tình nghi, một viên Công tố liên bang (cũng thuộc Bộ Tư pháp) có thể cố gắng chứng minh người tình nghi là tội phạm trong một phiên xét xử do một Tòa án sơ thẩm cấp hạt Hoa Kỳ tiến hành.
Cướp ngân hàng là một vụ việc đơn giản. Nhưng khi đất nước ngày càng phát triển và hiện đại hóa, mối quan hệ giữa ba ngành trong hệ thống luật pháp cũng phát triển để giải quyết các vấn đề phức tạp hơn của xã hội công nghiệp và hậu công nghiệp. Vai trò của ngành hành pháp thay đổi nhiều nhất. Trong ví dụ cướp ngân hàng, Quốc hội hầu như không cần đến chuyên môn để có thể dự thảo một đạo luật quy định hành vi cướp ngân hàng là tội phạm. Hãy giả sử các nhà làm luật muốn cấm các lọai dược phẩm “nguy hiểm” trên thị trường, hay hạn chế lượng ô nhiễm “độc hại” trong không khí. Quốc hội có thể chọn cách quy định chính xác định nghĩa của các thuật ngữ đó. Đôi lúc Quốc hội cũng làm vậy, nhưng có xu thế là Quốc hội ngày càng tăng cường trao bớt một phần thẩm quyền của nó cho các cơ quan hành chính công trong ngành hành pháp. Do đó, Cục quản lý thực phẩm và thuốc (FDA) là cơ quan giám sát độ tinh sạch của thực phẩm và dược phẩm quốc gia, còn Cơ quan bảo vệ môi trường (EPA) là cơ quan điều chỉnh vấn đề tác động môi trường đất, nướ c và không khí của các ngành công nghiệp.
Mặc dù các cơ quan nhà nước chỉ nắm giữ những thẩm quyền được Quốc hội ủy quyền theo luật, nhưng phạm vi thẩm quyền đó có thể khá lớn. Nó có thể bao gồm quyền được ban hành các quy tắc quy định chính xác các thuật ngữ chung chung trong luật. Luật có thể cấm lượng ô nhiễm “nguy hiểm” trong không khí, còn EPA sẽ quy định loại chất và hàm lượng của mỗi loại chất được coi là nguy hiểm. Đôi lúc luật trao quyền cho một cơ quan nhà nước được phép điều tra các hành vi vi phạm các quy tắc của nó, phán xử các vi phạm đó, và thậm chí là cả việc áp dụng lệnh trừng phạt.
Các tòa án sẽ vô hiệu hóa một đạo luật trao quá nhiều quyền cho một cơ quan. Một đạo luật quan trọng là Đạo luật thủ tục hành chính (Bộ luật Hoa Kỳ, Tiêu mục 5, Mục 551, và mục tiếp theo) đã giải thích các thủ tục mà một cơ quan phải tuân thủ khi ban hành các quy tắc, đánh giá vi phạm và áp dụng chế tài. Nó cũng quy định các bên được phép đưa một quyết định của cơ quan hành pháp ra xem xét trước toà như thế nào.
2.2.           Các nguồn luật khác
Về mặc lý luận cũng như thực tiển, Việt Nam vẩn chưa thừa nhận án lệ( thông luật) là nguồn của luật. Theo Hiến pháp, Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan duy nhất, ngoài Quốc hội có thẩm quyền giải thích luật. Do vậy, các giải pháp, nguyên tắc ghi nhận tại các Kết luận có tác dụng vạch ra đường lối xét xử của thẩm phán, nhưng không được coi là chuẩn mực xét xử mà công dân phải tuân theo trong đời sống pháp lý. Tuy nhiên, không thể không thừa nhận rằng đường lối xét xử tạo ra một hành lang mà một khi không đi ra khỏi hành lang đó, chủ thể quan hệ pháp luật có thể an tâm với thái độ ứng xử của mình, nhất là khi vụ việc xảy ra tranh chấp tại Tòa án.
Nguồn rõ ràng nhất của luật pháp Mỹ là các đạo luật do Quốc hội thông qua, được bổ sung bằng các quy định hành chính. Đôi khi những nguồn này quy định rõ ràng ranh giới giữa hành vi hợp pháp và phạm pháp – như trong ví dụ cướp ngân hàng – nhưng không có nhà nước nào có thể ban hành đủ luật để khép kín được tất cả các tình huống. Rất may là đã có một thực thể khác quy định các nguyên tắc và chuẩn mực pháp lý giúp lấp các chỗ trống, như trình bày dưới đây
2.2.1.     Thông luật
Khi không có sự khống chế của các quy định hiến pháp và đạo luật, các tòa án liên bang và bang thường đối chiếu với thông luật; đó là một tuyển tập các quyết định tư pháp, thông tục và quy tắc chung có từ nhiều thế kỷ trước ở nước Anh và vẫn tiếp tục phát triển cho đến nay. Ở nhiều bang, thông luật tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong tranh chấp hợp đồng, do các nhà làm luật của bang thấy không cần thiết phải thông qua các đạo luật quy định tất cả những trường hợp bất thường về hợp đồng có thể xảy ra.
2.2.2.     Tiền lệ tư pháp
Các tòa án xét xử các hành vi vi phạm luật và các tranh chấp nảy sinh từ luật. Thông thường, tòa án cần phải diễn giải luật. Để làm điều đó, các tòa án tự ràng buộc bởi cách giải thích luật trước đó của các toà án cùng cấp hoặc cao hơn. Đây được gọi là nguyên tắc “theo quyết định trước”, hay đơn giản gọi là tiền lệ. Nó giúp bảo đảm sự nhất quán và có thể lường trước. Nếu phải đối mặt với các tiền lệ hoặc luật án lệ (case law) bất lợi, bên bị thường tìm cách phân biệt sự khác nhau giữa những yếu tố khách quan của vụ việc đang xem xét với các sự kiện đã dẫn đến quyết định trước đó.
Đôi khi các tòa án diễn giải luật không giống nhau. Ví dụ, Tu chính án Hiến pháp thứ mười lăm có một quy định là “trong bất kỳ vụ án hình sự nào, không ai ... bị buộc phải làm chứng chống lại mình”. Thỉnh thoảng lại có các vụ án trong đó một cá nhân từ chối trả lời các câu hỏi hoặc khai nhận dưới hình thức khác, trên cơ sở lập luận rằng lời khai đó có thể sẽ được dùng làm cơ sở khởi tố cá nhân này ở một nước khác (không phải ở Hoa Kỳ). Có thể áp dụng điều luật tự buộc tội trong trường hợp này hay không? Toà phúc thẩm địa phận số 2 của Hoa Kỳ cho rằng có thể áp dụng, nhưng Tòa phúc thẩm các địa phận số 4 và 11 lại diễn giải ngược lại2. Điều đó có nghĩa là luật pháp khác nhau phụ thuộc nơi mà vụ việc đó phát sinh!
Các tòa án cấp cao hơn tìm cách giải quyết sự thiếu nhất quán này. Ví dụ, Tòa án tối cao Hoa Kỳ thường chọn việc xét xử các vụ án nếu phán quyết của vụ đó có thể giải quyết sự bất đồng giữa các tòa phúc thẩm. Tiền lệ của Tòa án tối cao sẽ khống chế, hoặc áp dụng cho tất cả các toà án liên bang cấp dưới. Trong vụ Hợp chúng quốc Hoa Kỳ kiện Balsys, 524 U.S. 666 (1998), Tòa án tối cao đã phán quyết rằng sợ bị truy tố ở nước ngoài là vượt quá phạm vi của Điều luật tự buộc tội3.
Phán quyết này trở thành luật của toàn nước Mỹ, kể cả ở khu vực Tòa phúc thẩm địa phận số 2. Bất kỳ tòa án liên bang nào sau này gặp phải vấn đề đó đều bị ràng buộc bởi phán quyết của tòa cấp cao trong vụ Balsys. Tương tự, phán quyết của toà phúc thẩm lưu động vùng có giá trị ràng buộc tất cả các tòa án hạt trong khu vực. Tiền lệ cũng được áp dụng ở nhiều hệ thống tòa án bang. Do đó, tiền lệ ngày càng phát triển cả về số lượng lẫn nội dung diễn giải.
Kết luận:
Với cách thức tổ chức nhà nước liên bang, pháp luật Hoa Kỳ được xem là phức tạp trong cách thức tổ chức, quy định và vận hành của mình. Lập pháp, Hành pháp, Tư pháp đều có vai trò quan trọng, độc lập tương đối, tác động đến hệ thống pháp luật Liên Bang. Một điểm nửa, pháp luật Hoa Kỳ là hệ thống pháp luật điển hình cho trường phái luật Commom law, đặc trưng về cách thức sử dụng thông luật( án lệ) trong quá trình áp dụng pháp luật. So với Việt Nam, do ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Civil law, nên luật viết là nguồn chính thống( nhưng không duy nhất) tạo chất nền cho toàn bộ hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, theo xu hướng hợp tác, phát triển và tầm ảnh hưởng ngày càng lớn của pháp luật Hoa kỳ (common law) đã, đang và sẽ tạo nên ảnh hưởng cho quá trình xây dựng pháp luật Việt Nam. Suy cho cùng, luật viết hay án lệ, cả hai điều có những ưu, nhược điểm riêng và chúng bổ trợ cho nhau; Do vậy, chấp nhận án lệ là điều tất yếu để hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trên cả về lý luận lẩn thực tiển và đây cũng là xu hướng chung của pháp luật các nước trên thế giới.