Biến mất người, ảo thuật gia David Copperfied buộc phải tiết lộ bí mật trình diễn
Mới
đây, rất nhiều những tiết mục cực ấn tượng của nhà ảo thuật gia lừng
danh đã bị “bóc mẽ”. Đặc biệt là vụ kiện của một khán giả bị chọn trong
Lucky #13.
Những nhà ảo thuật đại
tài từng khiến thế giới phải trầm trồ thán phục, khiến mọi người tin
vào một "phép màu" còn tồn tại chốn nhân gian. Thế nhưng, trong sự
nghiệp, họ cũng đã từng phải trả giá cho những sai lầm của mình.
Tuyến bài Vén màn bí mật: Ảo thuật gia đại tài hay chỉ là kẻ lừa bịp? sẽ giúp mọi người thấy được "góc tối" phía sau hậu trường.
|
Hai vụ kiện để đời của nhà ảo thuật gia David Copperfiel, buộc phải tiết lộ bí mật
David Copperfield tại tòa án.
Mới
đây nhất, một người đàn ông người Anh đã khởi kiện ảo thuật gia tài ba
David Copperfield vì khiến ông bị tổn thương não sau khi tham gia màn ảo
thuật làm biến mất khán giả tại chương trình ở Las Vegas năm 2013.
Trong
khoảng hơn 20.000 lần biểu diễn, chưa từng có một sự cố nào xảy ra và
Cox là trường hợp duy nhất. Người này đã bị trật khớp vai, có dấu hiệu
chấn thương não sau khi tham gia làm “chuột bạch” trong Lucky #13. Lần
này, các luật sư của nhà ảo thuật không thể kết thúc đơn tố cáo mà buộc
phải tiết lộ toàn bộ những “tiểu xảo” phía sau hậu trường.
Điều này có nghĩa chương trình Lucky thường niên của David Copperfield có nguy cơ “sụp đổ”.
Cox (bên trái) là người đã đâm đơn khởi kiện nhà ảo thuật.
Trước
đó, ngày 29.7.2009, một cựu thí sinh Hoa hậu Washington (Mỹ) đệ đơn
kiện nhà ảo thuật nổi tiếng thế giới đã xâm hại và đe dọa cô, khi cô là
khách trong nhà của David cách đây hai năm tại Bahamas. Cô đòi được bồi
thường cho những tổn thất về tinh thần vì bị David giam giữ.
Theo
lời cô gái 22 tuổi, nhà ảo thuật đã “lừa” cô đến làm khách trên hòn đảo
Musha Cay. Ba lần cưỡng hiếp, sử dụng hành động bạo lực như dìm cô
xuống biển vì không nghe lời… là những dẫn chứng được đưa ra để “đòi lại
quyền lợi” khiến ông phải một phen khốn đốn khi trở thành mục tiêu điều
tra của FBI.
Tuy
nhiên, sau khi thu thập chứng cứ, cựu thí sinh hoa hậu này đã bị bắt vì
tội vu khống người khác, sự trong sạch của David được chứng tỏ. Thế
nhưng, mỗi khi nhắc lại, ông nói rằng: “Hai năm điều tra thực sự là một quá trình ‘địa ngục’ với tôi.”
Cậu bé “tự kỉ” nhờ ảo thuật để hòa nhập thế giới
David
Copperfield tên thật là David Seth Kotkin, sinh ngày 16/9/1956 tại
Metuchen, New Jersey (Mỹ). Khi lên 10, ông đã bắt đầu diễn ảo thuật
trong khu phố của mình.
Năm
12 tuổi, Copperfield trở thành người trẻ nhất được Hiệp hội Ảo thuật
gia Mỹ công nhận. Bên cạnh đó, ông lấy nghệ danh là David Copperfield từ
năm 18 tuổi, theo tên cuốn sách nổi tiếng của nhà văn Charles Dickens.
Nhà ảo thuật lừng danh khiến cả thế giới ngưỡng mộ - David Copperfield.
Là
người cô đơn và hay e ngại, David coi ảo thuật như cách để hòa mình với
xã hội. Copperfield từng mê hoặc cả thế giới với nhiều màn ảo thuật
“không thể tin nổi” như “hô biến” tượng Nữ thần Tự do, đi
xuyên Vạn Lý Trường Thành, tự xẻ mình làm hai, bay trong không gian như
chim, đi từ Tennessee đến Hawaii trong vài giây,…
Ông
hiện có tổng tài sản ước tính là 61,5 triệu USD, theo Forbes. David
Copperfield là nhà ảo thuật thành công nhất thế giới về mặt thương mại.
Khoảng 40 triệu lượt khán giả đã mua vé xem ông trổ tài, giúp thu về
được hơn 1 tỷ USD.
Khi
còn trẻ, nhà ảo thuật tham gia đóng một số bộ phim và nhạc kịch. Sự
nghiệp ảo thuật của David bắt đầu từ năm 1977, khi Copperfield lọt mắt
xanh của nhà sản xuất Joseph Cates. Cái tên David Copperfield trở nên
nổi tiếng toàn thế giới khi có những màn trình diễn "không thể tin nổi".
Mỗi năm, anh biểu diễn khoảng 500 show trên khắp thế giới. Những năm
gần đây, ông chủ yếu diễn ở Las Vegas.
Những màn ảo thuật tuyệt vời bị “vén màn” sau nhiều năm trình diễn
Hai
trong vô số những màn ảo thuật “hoàn hảo” đến kinh ngạc của David
Copperfield đã được giải đáp sau rất nhiều năm khán giả thế giới phải
trầm trồ trước ông.
Nhà
ảo thuật gia nổi tiếng đã trình diễn buổi biểu diễn làm biến mất tượng
nữ thần Tự do trên sóng truyền hình trực tiếp và trước mắt khán giả xem
trực tiếp.
Bí
mật của màn ảo thuật này chính là khi tấm màn được kéo lên, tượng nữ
thần biến mất nhưng thực tế là do tầm nhìn của khán giả đang bị che
khuất bởi cột tháp. Trước đó, ảo thuật gia David Copperfield dựng hai
cột tháp ở hai bên sân khấu, tạo thành mái vòng để căng tấm màn rủ che
kín tượng Nữ thần Tự do.
Vì
lúc đó, ông cho sân khấu chuyển động xoay tròn trên bục quay nên khi
tấm màn buông xuống, ảo thuật gia bắt đầu nói chuyện trước đám đông để
thu hút sự chú ý của mọi người. Khi tấm màn được kéo lên, tượng Nữ thần
Tự do đã biến mất nhưng thực ra lúc đó, tầm nhìn của khán giả bị cột
tháp che khuất. Và với những “chiêu trò” cực thông minh, David
Copperfield đã khiến cả thế giới phải thán phục tài năng của mình.
Nhiều người tin rằng ông thực sự có "phép thuật".
Màn
biểu diễn thứ hai là tiết mục “đi xuyên Vạn lý trường thành”. David
Copperfield xuất hiện nhờ ánh sáng hắt bóng lên tấm màn bên trong khung
màn chắn che phủ kín. Ngay sau đó khi gỡ bỏ khung màn che, và nhà ảo
thuật gia đại tài thực sự đã biến mất không tìm thấy tăm tích. Sau đó
David Copperfield đã xuất hiện ở phía bên kia vách Vạn Lý Trường Thành.
David
đã lợi dụng ánh sáng đánh lừa sự chú ý và thị giác của người theo dõi
trong màn biểu diễn này. Bí ẩn ở đây chính là chiếc đèn chiếu với công
suất cực mạnh phía sau chiếu thẳng lên tấm màn trắng để làm hiện lên
bóng của David.
Khi
David bước vào trong khung sắt được che kín bởi tấm màn thì có một
người khác vóc dáng giống hệt David đã chờ sẵn ở đó. Người giống David
đó lợi dụng góc tối không được chiếu đèn và tụt xuống phần nền phía
dưới.
Vừa là một nhà ảo thuật, David cũng từng là một diễn viên.
Do
góc chiếu của chiếc đèn nên ánh sáng chỉ làm sáng 1 phần của tấm màn mà
thôi nên David giả bước ra trình diễn rồi nhanh chóng lùi về góc màn
không có ánh đèn chiếu khiến người xem tin rằng nhà ảo thuật đang đi
xuyên qua bức tường thật, trong lúc đó thì David thật nhanh chóng tụt
xuống một căn phòng bí mật phía dưới.
Khi
những tấm màn trắng được dựng lên, nhờ hiệu ứng ánh sáng, họ đã dùng
chính cánh tay của mình khiến người xem lầm tưởng rằng David đang cố
gắng để lao ra từ bức tường.
David
thật từ căn phòng bí mật phía dưới bước lên phần màn tối không được ánh
sáng chiếu tới và thực hiện những động tác như thể anh vừa từ bức tường
lao ra vậy.
Sau
đó, ngay trước mắt khán giả, chiếc cầu thang có chứa David thật này sẽ
được di chuyển sang phía bên kia của bức tường thành một cách công khai.
Thầy "phù thủy" đột tử vì bắn nhầm súng thật
Những màn biểu diễn trở thành thương hiệu của nhà ảo thuật vô tình lại là "con dao hai lưỡi" cướp đi tính mạng trong phút chốc.
Thầy phù thủy Chung Ling Soo bị bắn chết khi đang biểu diễn
Chung
Ling Soo là một người Mỹ chính gốc có tên William Ellsworth Robinson,
được biết đến với biệt danh "Thầy phù thủy" vì những màn biểu diễn tuyệt
vời của ông. Vào thời điểm đó, khán giả rất thích xem biểu diễn ảo
thuật phương Đông. Vì vậy, Robinson quyết định cạo đầu, đeo bím tóc,
nhuộm da, hóa thân thành một ảo thuật gia phương Đông theo thị hiếu của
khán giả. Để không bại lộ thân phận, Robinson thậm chí còn vờ rằng mình
không biết tiếng Anh.
Dù rất nổi tiếng nhưng Chung Ling Soo lại chết trong chính tiết mục tâm đắc của mình.
Robinson
giữ tròn vai diễn cho đến năm 1918, trong một buổi diễn tại Nhà hát
Empire ở Wood Green, London, Anh. Đêm đó, một viên đạn thật, không hiểu
vì lý do gì lại nằm ở khẩu súng trong màn biểu diễn của ông. Theo lời
của một số nhân chứng, họ chỉ nghe vị ảo thuật gia “người Hoa” nói mấy
câu bằng tiếng Anh cực chuẩn: “Lạy Chúa tôi, tôi bị bắn rồi” và tử vong
ngay sau đó.
Vivian Hensley chết vì nuốt phải dao cạo
Chiếc dao cạo tử thần đối với nhà ảo thuật.
Năm
1938, ảo thuật gia 43 tuổi có màn trình diễn tại Brisbane (Australia).
Tiết mục của ông theo kịch bản là cố gắng nuốt một lưỡi dao cạo vào bụng
mà không để lại thương tích gì. Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn trái
ngược, khi đang giả vờ đưa lưỡi dao vào miệng và cố gắng dùng thủ thuật
để nó rơi xuống phần tay áo, lưỡi dao bất ngờ rơi xuống cổ họng. Vivian
lập tức được đưa vào bệnh viện nhưng các bác sĩ không phát hiện được vị
trí lưỡi dao.. Sau đó 4 ngày, ảo thuật gia này qua đời.
Ảo thuật gia Charles Rowen bỏ mạng khi bị xe cán qua người
Năm
1930, Charles Rowen không may gặp tai nạn khi đang trình diễn màn ảo
thuật cho xe chạy qua người ở Springfontein, Orange Free State, Nam Phi.
Khi đó, chiếc ô tô lao với tốc độ khoảng 72 km/h và lấy đà khoảng 200 m
trước khi lăn qua người ông.
Nhà ảo thuật gia chết vì lỗi kĩ thuật trong buổi biểu diễn.
Do vài sự cố ngoài ý muốn, chiếc xe dừng lại lâu hơn trên người Charles, khiến nhà ảo thuật tử vong ngay lập tức.
Ảo thuật gia người Ba Lan DeLinksy chết vì súng vẫn có đạn
Trình
diễn ảo thuật với súng là một tiết mục từng rất thịnh hành ở thế kỷ 19.
Tiết mục đòi hỏi ảo thuật gia phải giả vờ rằng mình đã bị trúng đạn
hoặc đã kịp tóm được viên đạn. Trò ảo thuật này về nguyên tắc là không
hề dùng tới đạn thật, nhưng thực tế vẫn có nhiều ảo thuật gia gặp tai
nạn nguy hiểm trong khi biểu diễn.
Thực
tế, những khẩu súng được sử dụng trong biểu diễn đều không được nạp
đạn. Có một lần, cặp vợ chồng ảo thuật gia người Ba Lan - DeLinsky -
được mời tới trình diễn cho Hoàng tử Đức xem hồi tháng 11/1820.. Trong
màn biểu diễn này, bà DeLinsky sẽ giả vờ đương đầu với 6 người đàn ông
và đều tóm được những viên đạn do 6 người đàn ông này bắn ra.
6
người lính đã được mời tham gia tiết mục, họ được yêu cầu sử dụng súng
không nạp đạn. Tuy vậy, một người lính đã không thực hiện như yêu cầu và
đã bắn một viên đạn về phía ảo thuật gia..
Genesta bị chết ngạt trong chiếc bình sữa
Màn biểu diễn tốt nhất lại chính là hung thủ giết chết nhà ảo thuật.
Hầu
như tất cả những người xem ảo thuật không còn quá xa lạ với màn ảo
thuật thoát ra khỏi bể nước khi tứ chi đều bị xích. Tuy vậy, màn ảo
thuật kinh điển này lại khiến nhiều ảo thuật gia phải bỏ mạng, một trong
số đó là Royden Joseph Genesta. Năm 1930, khi thực hiện màn ảo thuật
này, phần lẫy khóa của chiếc bình nước không may bị gãy trong quá trình
vận chuyển, khiến chiếc bình không thể mở ra. Genesta không hề biết điều
này và vẫn tiếp tục tham gia màn biểu diễn.
Nhà ảo thuật “đen đủi nhất thế giới” bị khán giả đâm chết khi đang biểu diễn
Dù có tài năng đến đâu nhưng nếu những ảo thuật gia cũng có thể chết vì khán giả quá nghiêm túc.
George Lalonde bị khán giả đâm gươm vào cổ
Tiết mục cưa người luôn chiếm được cảm tình của khán giả.
Khán
giả khi xem những màn ảo thuật thừa hiểu rằng đó là những tiết mục giải
trí, ngoại trừ Henry Howard. Có lẽ George Lalonde là nhà ảo thuật… đen
đủi nhất khi đã trình diễn ảo thuật trước mặt một thanh niên quá “nghiêm
túc”.
Năm
1993, tại Montréal, Canada, Henry Howard đã lao lên sân khấu, rút lấy
một thanh gươm và đâm thẳng vào cổ Lalonde khi ông đang trình diễn tiết
mục “cưa người”. Nhà ảo thuật may mắn sống sót, còn Henry thì phải giải
thích với cảnh sát là anh đã không thể chịu được khi thấy cảnh một người
phụ nữ yếu đuối bị xẻ làm đôi.
Jeff Rayburn Hooper chết vì… còng quá tốt
Thời tiết xấu đã khiến nhà ảo thuật gia thiệt mạng.
Ngày
7/7/1984, ảo thuật gia 23 tuổi Jeff Rayburn Hooper tổ chức họp báo về
màn biểu diễn nguy hiểm mà anh sắp thực hiện trong ngày hôm đó. Hooper
sẽ để người ta còng tay mình, ném anh xuống hồ nước, sau đó, Hooper sẽ
tự giải thoát được chính mình.
Trước
khi chính thức biểu diễn, Hooper luyện tập lại một lần cuối. Anh để tay
bị còng lại rồi nhảy xuống hồ Winona, bang Indiana, Mỹ. Sau đó, Hooper
bơi ra xa bờ, anh nhận ra lần này, mình không thể tự giải thoát cánh tay
khỏi chiếc còng nên đã cố kêu cứu để những người trợ giúp trên bờ biết.
Tuy
vậy, vì sóng cao và gió mạnh nên Hooper không thể bơi gần hơn về phía
bờ và những người trợ giúp cũng không dễ dàng xác định được vị trí của
Hooper. Khi họ tìm được tới nơi, Hooper đã bị chết đuối.
Lên cơn đau tim trên sân khẩu, Benjamin Rucker chết vì không ai cứu
Do giả chết quá nhiều lần nên nhà ảo thuật gia không được ai giúp khi bị đau tim.
Benjamin
Rucker là một ảo thuật gia người Mỹ gốc Phi nổi tiếng hồi thập niên
1920-1930. Một trong những tiết mục “kinh điển” nhất của Rucker là ông
để mình bị chôn sống, sau 3 ngày, người ta sẽ quay lại, quật mộ lên,
đương nhiên, Rucker vẫn sống khỏe mạnh. Ngay sau đó, ông sẽ bước lên sân
khấu trình diễn ảo thuật trước sự thán phục của người xem.
Vì
luôn giả chết nên khi trình diễn lần cuối hồi tháng 4/1934, khi ông lên
cơn đau tim và qua đời ngay trên sân khấu, không ai tin Rucker chết
thật. Ê-kíp làm việc với ông đã tận dụng điều này để bán vé mời mọi
người tới lễ tang của ông, để xem rốt cuộc Rucker sẽ hồi sinh như thế
nào, nhưng lần này, quả thực, Rucker đã qua đời.
Trong
lịch sử, ảo thuật gia người Anh Tommy Cooper (1921-1984) cũng rơi vào
hoàn cảnh tương tự. Khi ông bị lên cơn đau tim và qua đời ngay trên sân
khấu, khán giả cứ ngỡ đó là một phần đã được dàn dựng sẵn trong tiết
mục.
Harry Houdini bị khán giả… đấm chết
Ba cú đấm đã cướp đi mạng sống của nhà ảo thuật đại tài.
Một
lần, khi ảo thuật gia lừng danh Houdini đang ngồi nghỉ bên trong cánh
gà sau khi kết thúc một buổi biểu diễn, có một nam sinh viên bất ngờ
bước vào phòng nghỉ của ông. Người thanh niên này hỏi Houdini rằng người
vẫn nói ông có khả năng chịu được bất cứ cú đấm nào có phải không.
Vừa
hỏi dứt lời, nam thanh niên liền đấm 3 phát rất mạnh vào bụng Houdini.
Houdini vốn đã có tiền sử bệnh đường ruột. Những ngày sau đó, ông phải
chịu rất nhiều đau đớn, bị sốt cao, nhưng Houdini kiên quyết không đi
khám mà vẫn tiếp tục lịch biểu diễn như thường. Ngày 31/10/1926, 4 ngày
sau khi “hứng đòn” của cậu thanh niên, Houdini đã qua đời khi đang biểu
diễn.
Joe Burrus bị chôn sống dưới 9 tấn xi măng
Tấm kính bị vỡ dưới áp lực của 9 tấn xi măng đã chôn sống Joe.
Năm
1990, để tăng tính giật gân cho khán giả, Joe Burrus đã chuẩn bị một
màn trình diễn đặc biệt vào đêm Halloween tại trung tâm giải trí
Blackbeard’s Family Fun, California. Theo kế hoạch, Joe sẽ bị trói trong
một chiếc quan tài bằng kính, rồi bị vùi lấp bởi 9 tấn bùn đất và xi
măng. Tuy nhiên màn trình diễn đã không như mong đợi.
Sau
khi quan tài được hạ xuống lòng đất, trợ lí của Burrus lái xe tải đổ
bùn đất và xi măng lên. Nhưng trong lần đầu tiên, dây trói quanh cổ
Burrus quá chặt, khiến ông không thể thoát ra và phải thực hiện lại tiết
mục. Đến lần thứ 2, áp lực từ 9 tấn xi măng đã làm vỡ quan tài, khiến
ông bị ngạt thở và thiệt mạng.