Thứ Tư, 31 tháng 10, 2018

Nữ sinh Mỹ khởi kiện (privacy act) vì bị cô giáo mở điện thoại ra xem ảnh

Kiểm tra điện thoại của học sinh khi không có căn cứ chính đáng, một trường cấp 3 ở Mỹ phải hòa giải 33.000 USD.

Ngày 23/1/2009, một học sinh 17 tuổi theo học tại trường cấp III Tunkhannock (bang Pennsylvania, Mỹ) đã gọi điện thoại khi đang đứng trong khuôn viên trường. Khi cuộc gọi đang đổ chuông, em bị cô giáo Mellissa Sherman bắt gặp và tịch thu điện thoại.

Bản nội quy niên khóa 2008-2009 của trường Tunkhannock nêu rõ học sinh phải tắt điện thoại di động trong giờ học ở trường và chỉ được bật trở lại khi hết giờ. Ai vi phạm sẽ bị tịch thu điện thoại và trả lại vào cuối ngày học. Người lần đầu vi phạm bị phạt 90 phút ở lại trường sau giờ học, lần hai sẽ bị phạt 3 tiếng và lần 3 là bị nghỉ học một ngày.
Trường được phép tịch thu nhưng không được kiểm tra điện thoại vô căn cứ. Ảnh: ATL.
Trường được phép tịch thu nhưng không được kiểm tra điện thoại vô căn cứ. Ảnh: ATL.
Trường được phép tịch thu nhưng không được kiểm tra điện thoại vô căn cứ. Ảnh: ATL.
ACLU đưa tin, khi tới phòng hiệu trường vào cuối ngày hôm đó để nhận lại điện thoại, nữ sinh được cho biết sau khi kiểm tra điện thoại, giáo viên phát hiện nhiều ảnh bán khỏa thân của chính em. Chiếc điện thoại sau đó đã được chuyển cho lực lượng thực thi pháp luật để tiếp tục điều tra vì nghi ngờ có hành vi tàng trữ ấn phẩm đồi trụy trẻ em.
Để không bị truy tố về tội tàng trữ ấn phẩm đồi trụy trẻ em, nữ sinh phải tham gia khóa học cải tạo về tội phạm xâm hại tình dục kéo dài một tháng. Ngoài ra, em bị nhà trường cho nghỉ học ba ngày.
Tháng 5/2010, với sự trợ giúp của Hiệp hội Tự do Dân sự Mỹ, nữ sinh khởi kiện nhà trường Tunkhannock lên tòa án quận Pennsylvania. Trong đơn, cô cáo buộc nhà trường không có căn cứ hợp lý khi kiểm tra điện thoại của mình và việc kiểm lục soát điện thoại là trái pháp luật. Cô khẳng định chỉ chụp ảnh bán khỏa thân vì mục đích cá nhân và ngoài ra có thể là để gửi cho người bạn trai lâu năm.
Luật sư đại diện cho nữ sinh lập luận rằng chỉ dựa vào hành động gọi điện thoại của cô bé thì không đủ căn cứ khiến một người bình thường nghi ngờ điện thoại có chứa tang vật về hành vi trái pháp luật. Ngoài ra, những bức ảnh bán khỏa thân không hề hiển hiện ngay trên màn hình điện thoại. Người dùng cần phải thực hiện nhiều thao tác mới có thể tìm tới, mở ra. Vì thế, giáo viên nhà trường đã vi phạm vào quyền lợi hợp pháp của học sinh được quy định tại Tu chính án thứ IV của Hiến pháp Mỹ. Theo đó, không người dân nào sẽ bị lục soát và tịch thu tài sản khi không có căn cứ hợp lý.
Trước sức ép của vụ kiện, ban giám hiệu nhà trường quyết định hòa giải với gia đình nữ sinh. Theo thỏa thuận hòa giải, nhà trường không thừa nhận trách nhiệm hoặc lỗi sai, nhưng sẽ chi trả khoản tiền án phí, phí luật sư cho nguyên đơn, tổng cộng 33.000 USD.
Dù không có quyết định của tòa, ban giám hiệu nhà trường sau đó đã họp bàn với chi nhánh của Hiệp hội Tự do Dân sự Mỹ tại Pennsylvania để soạn thảo bản hướng dẫn cho giáo viên và nhân viên nhà trường, nhằm giúp họ có cách ứng xử phù hợp hơn trong những trường hợp tương tự mà không xâm phạm trái phép vào quyền riêng tư của học sinh.
Ngày 15/9/2010, Hiệp hội Tự do Dân sự Mỹ tại Pennsylvania ra thông cáo cho biết dù không có án lệ nào quy định về lĩnh vực này song hy vọng sự việc sẽ là lời nhắc nhở trường học khắp bang Pennsylvania về quyền riêng tư của học sinh với điện thoại cá nhân.
Quốc Đạt

Thứ Ba, 30 tháng 10, 2018

Lịch sử lướt web tố cáo kẻ vứt xác loã thể nhiều gái bán dâm ở Mỹ

Cảnh sát nghi ngờ số người bị Maury Travis tra tấn và giết hại dã man trong hai năm lên tới 20 người.

Theo Post-Dispatch, ngày 1/4/2001, thi thể khỏa thân của một phụ nữ da đen được tìm thấy ở rãnh thoát nước trong thị trấn Washington Park, hạt St. Louis, bang Illinois, Mỹ. Khám nghiệm pháp y xác định danh tính thi thể là Alysa Greenwade, 34 tuổi, hành nghề mại dâm. Nguyên nhân tử vong do bị thắt cổ.
Ngày 15/5/2001, cách địa điểm tìm thấy Alysa Greenwade 15 dặm, dọc con đường cao tốc nối liền bang Illinois và Missouri, người đi đường tìm thấy một thi thể cũng nữa tử vong do bị thắt cổ. Xác bị phân hủy nặng khiến không thể xác định danh tính bằng vân tay. Pháp y phát hiện nạn nhân dùng răng giả, trên bề mặt có khắc chữ “Wilson”. Cảnh sát tìm gặp nhiều phòng khám nha khoa quanh đó, xác định được nạn nhân là Teresa Wilson, 36 tuổi, cũng hành nghề mại dâm.
Chỉ một tuần sau, ngày 23/5/2001, lại thêm một người phụ nữ hành nghề mại dâm khác bị giết hại. Thi thể Betty James, 46 tuổi, được người dân địa phương phát hiện trong tình trạng không áo quần và bị thắt cổ. Gần cổ chân trái của nạn nhân có dấu lốp xe nghi là do hung thủ để lại.
Trong nhiều tháng tiếp theo, liên tiếp ba thi thể nữa được tìm thấy tại hạt St. Louis và West Alton. Các nạn nhân đều hành nghề mại dâm và chết do thắt cổ. Đặc biệt, nhà chức trách tìm thấy mẫu tinh trùng của một người đàn ông trên thi thể hai nạn nhân mới nhất là Yvonne Crues (phát hiện vào 25/8/2001) và Brenda Beasley (phát hiện vào 8/10/2001). Tuy vậy, không có kết quả trùng khớp trong dữ liệu tội phạm quốc gia với mẫu ADN thu được.
Cái chết của các nạn nhân có nhiều điểm tương đồng về cách thức, địa điểm phi tang và đặc điểm nghề nghiệp. Cảnh sát nhận định hung thủ có thể là kẻ giết người hàng loạt nhưng không có manh mối gì đáng kể, một phần do nạn nhân hành nghề mại dâm nên ít có bạn bè và ít nhân chứng nhìn thấy họ lần cuối.
Tháng 5/2002, tờ báo địa phương St. Louis Post-Dispatch đưa tin về chuỗi án mạng, trong đó có bài viết khắc họa về số phận đáng thương của nạn nhân Teresa Wilson. Chỉ vài ngày sau đó, phóng viên viết bài nhận được một phong bì thư ẩn danh.
Địa chỉ gửi trên phong bì thư chỉ vỏn vẹn tên trang web về khổ dâm. Bên trong là lá thư được đánh máy với màu chữ đỏ: “Câu chuyện về Teresa Wilson cảm động đấy.[...] Tôi sẽ cho ông biết những kẻ khác ở đâu. Để chứng minh tôi nói thật, đây là chỉ dẫn tìm thấy người số 17”. Đi kèm lá thư là tấm bản đồ của vùng West Alton, ở trên có đánh dấu X.
Bức thư được đánh máy bằng chữ đỏ. Ảnh: stltoday.
Bức thư được đánh máy bằng chữ đỏ. Ảnh: Stltoday.
Nhận được lá thư từ phóng viên, cảnh sát lần theo chỉ dẫn của kẻ giết người và tìm thấy một bộ xương phụ nữ đã phân hủy từ lâu. Việc giám định pháp y không xác định được danh tính của người này.
Không tìm được vân tay và ADN từ lá thư, cảnh sát bang Illinois tập trung vào tấm bản đồ. Xem xét các trang web chuyên về du lịch, họ phát hiện tấm bản đồ này được tải xuống từ trang web đặt phòng của một khách sạn.
Khi nhận được trát tòa án yêu cầu trích xuất dữ liệu, công ty phụ trách trang web khách sạn đã rà soát toàn bộ những địa chỉ IP từng truy cập bản đồ vùng West Alton từ ngày bài viết được đăng tới ngày thư được gửi. Kết quả có một địa chỉ từng đăng nhập vào trang và có thao tác phóng to bản đồ giống như lá thư gửi kèm.
Biết được địa chỉ IP trên thuộc sở hữu của công ty Microsoft, cảnh sát gửi đi yêu cầu trích xuất thông tin thứ hai. Kết quả cho thấy địa chỉ 65.227.106.78 được gán cho người dùng có tên Maury Travis, 36 tuổi, sống tại nhà riêng ở thành phố Ferguson, hạt St. Louis, bang Missouri. Từng có hai tiền án tiền sự về cướp có vũ trang và lạm dụng ma túy, Maury Travis lập tức trở thành nghi phạm chính.
Ngày 7/6/2002, cảnh sát lục soát căn nhà của Maury Travis với lệnh khám nhà. Khắp nhà, đặc biệt là tầng hầm, nhà chức trách tìm thấy nhiều vết máu còn sót lại. Căn hầm còn chứa nhiều công cụ tra tấn như dây thừng, còng số 8, cái bịt miệng, súng điện. Trên tường trưng bày nhiều bài đăng cắt ra từ báo đưa tin về tội ác của kẻ giết người hàng loạt.
Cảnh sát tìm thấy trong hốc tường nhiều băng đĩa với tựa đề “Mừng đám cưới”, nhưng nội dung thực tế ghi lại cảnh nạn nhân bị Maury Travis tra tấn và hiếp dâm tàn bạo trước khi bị thắt cổ. Một cuốn băng tiết lộ nạn nhân đầu tiên chỉ mới 19 tuổi.
Bằng chứng kết tội nhất có lẽ là mẫu ADN và vết bánh xe của Maury Travis cho kết quả trùng khớp với dấu vết hung thủ để lại trong những lần ra tay trước.
Cảnh sát khởi tố tên này với tội danh bắt cóc và có liên hệ tới 7 vụ án mạng. Dù vậy, nhiều người nghi ngờ con số thật sự có thể lên tới 20 nạn nhân. Nếu bị kết tội, Maury Travis sẽ phải đối mặt với bản án chung thân không ân xá hoặc thậm chí là tử hình.
Trước bằng chứng không thể chối cãi, Maury Travis không nhận tội song cũng chẳng chối. Hắn thờ ơ trước câu hỏi thẩm vấn của nhân viên điều tra. Ba ngày sau khi bị bắt, ngày 10/6/2002, hắn treo cổ khi bị giam trong nhà giam hạt St. Louis dù được đặt dưới chế độ theo dõi đề phòng tự sát. Maury Travis để lại bức thư tuyệt mệnh xin lỗi mẹ nhưng trong thư không hề có một lời thú tội hoặc hối lỗi trước ít nhất 7 nạn nhân.
Hàng xóm của Maury Travis cảm thấy kinh ngạc khi hắn là tên sát nhân hàng loạt. Theo một số người, hắn là người ít nói nhưng thông minh và rất thân thiện. Hắn kính trọng người cao tuổi, hay tự nguyện giúp nhổ cỏ và dạy họ cách dùng máy cắt.

Quốc Đạt

TT Trump dọa không cấp quốc tịch cho trẻ em nhập cư sinh ra tại Mỹ

Trump cho rằng việc con cái của người nhập cư trái phép được hưởng quyền công dân vì sinh ra tại Mỹ là "nực cười" và sẽ thay đổi điều luật này.

Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AFP.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AFP.
"Chúng ta là quốc gia duy nhất trên thế giới mà mọi người nhập cư, sinh con tại đây, rồi những đứa trẻ đó về cơ bản trở thành công dân Mỹ trong vòng 85 năm và được hưởng toàn bộ quyền lợi. Điều này thật nực cười và nó phải chấm dứtt", Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm nay nói trong cuộc phỏng vấn với Axios.
Hiến pháp Mỹ được sửa đổi 150 năm trước quy định những người sinh ra hoặc được nhập tịch Mỹ đều là công dân Mỹ. Theo nguyên tắc, nếu muốn chấm dứt quyền công dân của những đứa trẻ được sinh ra tại Mỹ, là con của người nhập cư bất hợp pháp hoặc chưa phải công dân nước này, Trump sẽ phải sửa đổi Hiến pháp.
Tổng thống không cung cấp thêm bất cứ chi tiết nào về kế hoạch, nhưng khẳng định "quá trình đang diễn ra" và ông không cần sửa đổi Hiến pháp. "Tôi chắc chắn có thể thực hiện điều đó nếu quốc hội phê chuẩn, nhưng hiện các cố vấn cho biết rằng tôi có thể làm được chỉ với một sắc lệnh hành pháp", Trump tiết lộ. Nhà Trắng chưa có bình luận gì về kế hoạch này.
Trump đưa ra phát ngôn trên một ngày sau khi ông tuyên bố xây dựng "các thành phố lều" cho đoàn người di cư từ Honduras muốn xin tị nạn ở Mỹ, yêu cầu họ chờ đợi tại đây trong thời gian xét đơn tị nạn. Tổng thống Mỹ hôm 22/10 gọi đoàn di cư là "tình trạng khẩn cấp quốc gia" và tuyên bố cắt viện trợ cho các nước Trung Mỹ.
Những động thái này của Trump thể hiện cách tiếp cận ngày càng cứng rắn với vấn đề nhập cư. Ông từng ký sắc lệnh cấm công dân từ một số quốc gia Hồi giáo nhập cảnh vào Mỹ, đồng thời chỉ trích người tiền nhiệm Barack Obama vì đã giúp một số người nhập cư không có giấy tờ tránh bị trục xuất.
Ánh Ngọc

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2018

Người Mỹ thỏa thuận những gì trong hợp đồng tiền hôn nhân?

Nếu không có hợp đồng tiền hôn nhân, chủ nợ có thể buộc vợ chịu trách nhiệm liên đới về khoản tiền của chồng.

Không ai muốn đề cập tới ly hôn khi thậm chí chưa kết hôn, nhưng việc lập hợp đồng tiền hôn nhân có thể giúp giảm thiểu rủi ro tài chính khi chuyện tình cảm không suôn sẻ hoặc trong hai bên qua đời. Hiện, loại hợp đồng này được công nhận về mặt pháp lý ở mọi bang của Mỹ.
Theo Findlaw, dù quy định cụ thể của mỗi bang là khác nhau song đều có chung một số yêu cầu với hợp đồng tiền hôn nhân như: phải ký kết trước khi kết hôn; hai bên phải kết hôn sau đó; nội dung hợp đồng phải công bằng, dựa trên sự tự  nguyện; phải công khai về mặt tài chính; phải được tư vấn pháp lý.
Các cặp tình nhân thường đưa vào hợp đồng tiền hôn nhân một số nội dung cơ bản sau:
Phân định tài sản riêng và tài sản chung: Nếu một bên đã có công việc kinh doanh ổn định trước hôn nhân, họ có thể không muốn khối tài sản đó bị gộp vào tài sản chung để chia khi ly hôn. Hợp đồng tiền hôn nhân có thể giúp bảo vệ tài sản riêng của hai bên.
Điều khoản trách nhiệm trả nợ độc lập: Nếu không có hợp đồng tiền hôn nhân, chủ nợ có thể kiện đòi tài sản chung của cả gia đình, dù chỉ có người vợ hoặc chồng là con nợ. Hợp đồng tiền hôn nhân giúp giới hạn phạm vi nghĩa vụ trả nợ của các bên, bảo vệ tài sản chung của gia đình.
Chu cấp cho con riêng: Người nào có con riêng từ trước có thể dùng hợp đồng tiền hôn nhân để đảm bảo người con riêng được hưởng thừa kế tài sản.
Phân chia tài sản trong trường hợp ly hôn: Hợp đồng hôn nhân giúp việc phân chia tài sản dễ dàng và minh bạch hơn.
Phân định trách nhiệm tài chính của các bên: Hai bên có thể thỏa thuận về trách nhiệm trả sinh hoạt phí hàng tháng, quyền sử dụng tài khoản ngân hàng chung nếu có, tài khoản tiết kiệm, phân chia tài sản cho người còn sống (ví dụ như bảo hiểm nhân thọ) trong trường hợp một bên qua đời...
Lựa chọn tòa án giải quyết tranh chấp: Mỹ có nhiều tiểu bang, người dân có quyền tự do thay đổi nơi ở nên khi ly hôn có thể dẫn tới xung đột về thẩm quyền giải quyết vụ việc của tòa. Để tăng tính minh bạch, điều khoản lựa chọn nơi giải quyết tranh chấp có thể được đưa vào hợp đồng tiền hôn nhân.
Nếu soạn đúng cách, hợp đồng tiền hôn nhân có thể giảm thiểu rủi ro của hai bên. Ảnh: Law.
Nếu được soạn đúng cách, hợp đồng tiền hôn nhân sẽ giảm thiểu rủi ro của hai bên. Ảnh: Law.
Tuy vậy, không phải quy định nào cũng có thể được đặt ra trong hợp đồng tiền hôn nhân. Pháp luật các bang ở Mỹ cấm các nội dung sau:
Điều khoản phi pháp: Hai bên không được cho vào hợp đồng những điều khoản trái pháp luật. Nếu vi phạm có thể bị tuyên vô hiệu toàn bộ hoặc một phần.
Điều khoản khuyến khích ly dị: Thẩm phán vụ việc ly hôn thường rất chú ý tới điều khoản tạo động cơ thúc đẩy việc ly hôn. Nếu hợp đồng có điều khoản bị coi là khuyến khích việc ly dị, tòa án sẽ bác bỏ điều khoản ấy. Điều khoản dạng này thường có nội dung về việc chuyển giao tài sản cho một bên khi ly hôn.
Ví dụ: Quy định người vợ hoặc chồng sẽ được nhận 100 triệu trong trường hợp ly hôn sẽ bị coi là tạo động cơ thúc đẩy một bên ly hôn.
Trách nhiệm cá nhân không liên quan tới tài chính: Vì lý do thực tiễn, hợp đồng tiền hôn nhân không bao gồm trách nhiệm cá nhân, như quy định trách nhiệm làm việc nhà, quy định về thú nuôi, về cách nuôi dạy con... Tòa án không thể xâm phạm vào cuộc sống riêng của mỗi gia đình.
Điều khoản quy định quyền nuôi con khi ly hôn: Hợp đồng tiền hôn nhân không được quy định về quyền nuôi con. Chỉ tòa án mới là chủ thể có quyền đưa ra quyết định sau cùng trong vấn đề này, dựa trên những gì là tốt nhất cho con trẻ. Đương nhiên, tòa án sẽ không từ chối quyền của người con được nhận hỗ trợ tài chính hoặc được gặp mặt với bố mẹ.
Điều khoản từ bỏ quyền được cấp dưỡng: Đây là điều khoản rất dễ bị tòa án tuyên vô hiệu. Một số bang cấm tuyệt đối với điều khoản dạng này; một số khác không cấm nhưng hạn chế khả năng một người từ bỏ quyền được nhận cấp dưỡng của mình. Một số bang cho phép có điều khoản này nhưng sẽ do thẩm phán vụ việc xử lý tùy theo từng vụ việc cụ thể.
Trước đây, pháp luật Việt Nam không có quy định trực tiếp về chế định hợp đồng tiền hôn nhân. Khi Luật Hôn nhân gia đình 2014 được ban hành đã cho phép công nhận thỏa thuận giữa hai vợ chồng về chế độ tài sản trong thời kỳ hôn nhân. Điều 48 quy định nội dung cơ bản của thỏa thuận chế độ tài sản vợ chồng bao gồm:
a) Tài sản được xác định là tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng;
b) Quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và giao dịch có liên quan; tài sản để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình;
c) Điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản;
d) Nội dung khác có liên quan.

Quốc Đạt

Chủ Nhật, 21 tháng 10, 2018

Cảnh sát gốc Việt ở Houston bị bắt giữ vì bảo kê cờ bạc

 
Cảnh sát viên Thomas Lam. (Hình: Sở Cảnh Sát Houston)
HOUSTON, Texas (NV) – Hôm 19 Tháng Mười, Biện Lý Harris County thông báo đã bắt giữ ông Thomas Lam, cảnh sát viên gốc Việt ở thành phố Houston, vì ông là một trong những nghi can bị khởi tố trong vụ truy quét cờ bạc lậu và rửa tiền.
Theo tin đài địa phương KHOU, cảnh sát viên Thomas Lam bị khởi tố hôm 18 Tháng Mười vì đã bảo kê nhiều năm cho quán Café Thanh Quỳnh, địa chỉ 10804 Bellaire Blvd., Houston, một tụ điểm kinh doanh cờ bạc trái phép.
Vai trò của cảnh sát viên Lam là canh giữ cửa ra vào những gian phòng bí mật trong quán, nơi các tay chơi đỏ đen bên máy game. Ông có nhiệm vụ quyết định xem ai là người có thể cho vào các phòng này.
Biện Lý Kim Ogg cho biết, ông Lam cũng là một tay cờ bạc máu me. Viên cảnh sát này đến quán cà phê nhiều lần khi đang mặc đồng phục, kể cả trong và ngoài giờ làm việc.
Ngoài cảnh sát viên Thomas Lam, những người cùng bị khởi tố gồm chủ quán, người quản lý, và những nhân viên của quán có nhiệm vụ chung tiền cho các tay chơi.
Năm nghi can, từ trái, Thomas Lam, Vu The Vo, James Wang, Thy Nguyen, Andy Vo. (Hình: houstonpublicmedia.org)
Theo Biện Lý Harris County, tên những người bị bắt bao gồm: cảnh sát viên Thomas Lam, bị khởi tố vì hai tội liên quan đến điều hành một phòng chơi game trái phép; Vu The Vo, James Wang, Thy Nguyen, Andy Vo cùng bị khởi tố tội rửa tiền.
Báo Houston Chronicle trích lời Cảnh Sát Trưởng Houston Art Acevedo cho biết, Thomas Lam là cảnh sát viên 42 tuổi, và đã phục vụ nhiệm sở này từ năm 2007. Ông Acevedo gọi ông Thomas Lam là một “sự ô nhục đối với huy hiệu cảnh sát.”
Quán Café Thanh Quỳnh. (Hình: Google Maps)
Vụ truy quét quán Café Thanh Quỳnh là một phần của chiến dịch kéo dài trong năm nay, tấn công vào các điểm cờ bạc lậu trong khu vực Chinatown của thành phố Houston. Cho đến nay, đã có 41 người bị bắt giữ, trong đó có hai cảnh sát viên Houston khác là Larry Nguyen và Huy Ly. (T.Huy)

Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2018

Show truyền hình thực tế giúp cảnh sát Mỹ bắt được nhiều tội phạm

Nhờ chương trình "Bí ẩn không lời giải", cảnh sát nhận nhiều tin báo có giá trị giúp phá các vụ án đang bế tắc.

“Bí ẩn không lời giải” (Unsolved Mysteries) là chương trình truyền hình dưới dạng phim tài liệu, tập trung khai thác và tái hiện nhiều vụ việc bí ẩn như vụ án chưa được giải quyết, tội phạm bị truy nã, vụ mất tích, thuyết âm mưu và các hiện tượng siêu nhiên.

Theo Worldsstrangest, để đưa đến cho độc giả cảm nhận chân thực nhất, chương trình thường sử dụng diễn viên để dựng lại tình tiết nội dung của vụ việc kèm theo nhiều đoạn phỏng vấn với nhân chứng thực tế trong câu chuyện.
Lên sóng từ 1987 tới 2010, series dài 581 tập này đã được đón nhận tại Mỹ. Nhưng không chỉ dừng lại ở mục đích giải trí, chương trình còn giúp giải quyết nhiều vụ án tưởng chừng bế tắc lúc bấy giờ.
Theo thống kê, cảnh sát đã giải quyết được 47% số vụ truy nã tội phạm mà chương trình phát sóng nhờ vào tin mật báo từ khán giả xem truyền hình.

Chiến công đầu tiên của “Bí ẩn không lời giải” là giúp bắt giữ Robert Weeks. Từ 1968 tới 1981, tên sát nhân này giết hại ba người phụ nữ, trong đó có vợ mình và đã bỏ trốn trước khi cảnh sát có đủ bằng chứng kết tội. Vào đêm vụ việc của Robert Weeks lên sóng, bạn gái lúc bấy giờ của tên này đã gọi điện báo cho chương trình. Hôm sau, Robert Weeks bị bắt.

Còn vụ việc của Cheryl Holland có khoảng thời gian ngắn kỷ lục từ lúc tội phạm lên sóng cho tới khi bị bắt. Cheryl Holland bị buộc tội sát hại cô chú ruột sống ở bang Tennessee để lấy tiền trả nợ ma túy vào 1991. Năm 1992, cô ta bị bắt tại bang Texas đúng 45 phút sau khi bị chương trình đưa tin nhờ tin báo của khán giả.
Ly kỳ nhất của “Bí ẩn không lời giải” có lẽ là ở vụ việc thứ 150 liên quan tới Tony Miller. Tháng 12/1983, Tony Miller cùng bạn ngồi ăn tại nhà hàng ở Toledo, bang Ohio. Ngay sau khi họ rời đi, một người đàn ông xông vào cướp nhà hàng. Trong quá trình bỏ chạy, tên tội phạm bắn bị thương cảnh sát.
Nhân viên nhà hàng xác định Tony Miller là kẻ gây án. Phía công tố cũng tìm được nhân chứng nhìn thấy anh ta rời khỏi hiện trường. Tony Miller bị bắt, xét xử và phải chịu án tù ít nhất 20 năm.
Một tháng sau khi vụ cướp xảy ra, cảnh sát bắt giữ tên tội phạm chuyên nghiệp có tên Joseph Clark do giết người trong vụ cướp khác. Kẻ này nhận trách nhiệm trong vụ cướp nhà hàng nhưng rút lời thú tội khi bị cảnh sát tra hỏi.
Chân dung của người tù oan sai Tony Miller. Ảnh: Npr.
Người tù bị tù oan - Tony Miller. Ảnh: Npr.
Tám năm sau, năm 1992, vụ việc Tony Miller xuất hiện trên chương trình số đặc biệt, kể về những phạm nhân khẳng định mình bị oan. Trong số khán giả đón xem có nhân chứng khi trước giúp kết tội Tony Miller. Khi ảnh của Tony Miller và Joseph Clark cùng xuất hiện trên màn hình, nhân chứng này có cơ hội lần đầu tiên nhìn thấy hai người bên cạnh nhau. Anh nhận ra sự giống nhau đến đáng kinh ngạc về ngoại hình và lập tức báo cho cảnh sát để thay đổi lời khai.
Tony Miller được thả tự do ngay vài tuần sau đó – gần 9 năm kể từ khi bị kết án vì tội danh mình không thực hiện.

Cảnh sát Mỹ in thông tin vụ án lên lá bài tây để tìm thủ phạm

Nhà tù phát cho phạm nhân bộ bài in hình nạn nhân bị sát hại với hy vọng tìm manh mối về những vụ án đang bế tắc.

Điều tra án mạng là công việc cực kỳ khó khăn, vì nhiều lý do mà có những vụ không thể tìm ra thủ phạm, dần đi vào quên lãng và được gọi là "án nguội".
Ncstl đưa tin, năm 2007 cảnh sát ở bang Florida (Mỹ) đã nghĩ ra một cách sáng tạo để có được đầu mối mới trong những vụ án nguội. Họ sản xuất một bộ bài tây, trên 52 lá bài có in thông tin nạn nhân và tình tiết của 52 vụ án chưa được giải quyết. Các vụ án xảy ra từ năm 1978 đến 2013 và được in theo thứ tự thời gian. Cảnh sát sau đó phân phát bộ bài đặc biệt trên cho tù nhân đang thi hành án tại nhà tù khắp bang.
Gretl Plessinger, Người phát ngôn Phòng Thực thi Pháp luật Florida, cho biết mục đích của họ muốn những vụ án nguội trở thành tâm điểm chú ý và bàn luận của tù nhân, từ đó có thể cho ra manh mối mới.
“Phương pháp này có thể so sánh với việc phỏng vấn đồng thời 93.000 tù nhân trong bang để tìm manh mối”, Gretl nói.
Khuôn mặt và thông tin vụ án được in lên lá bài. Ảnh: Usnews.
Nạn nhân và thông tin vụ án được in lên lá bài. Ảnh: Usnews.

Để đảm bảo an toàn và bí mật, tù nhân có thể ẩn danh khi chia sẻ thông tin bằng cách sử dụng các kênh nội bộ trong đó có đường dây điện thoại dành riêng cho việc tiếp nhận manh mối.
Kết quả thực hiện bước đầu khá khả quan khi đã có hai "vụ án nguội" được phá nhờ vào manh mối do tù nhân cung cấp sau khi tiếp xúc với bộ bài. Một trong số đó là vụ sát hại Thomas Wayne Grammer. Trong bộ bài, ảnh nạn nhân và bản tóm lược vụ án được in trên lá 3 bích như sau:
“Rạng sáng ngày 05/7/2004, nạn nhân cùng vợ ở tại nhà riêng, số nhà 213 phố Lenox, Lakeland, Florida. Sau khi một người khách tới thăm vừa rời khỏi, một người đàn ông xuất hiện trước cửa, đi vào nhà. Nạn nhân sau đó bị bắn chết. Hung thủ bỏ chạy khỏi hiện trường và lên chiếc xe đợi sẵn bên ngoài”.
Nhận ra ảnh của Thomas, một tù nhân trong trại giam Hạt Polk cung cấp cho cảnh sát thông tin của người từng tự nhận đã tham gia vào kế hoạch sát hại Thomas. Dựa trên manh mối này, thanh tra điều tra đã có thể mở lại hồ sơ vụ án, xét hỏi nhân chứng mới. Cuối cùng, hai người đàn ông bắt giữ và khởi tố về tội danh giết người. Vụ án được khép lại đồng thời làm dịu đi phần nào nỗi đau đớn của gia đình nạn nhân.
Ngay sau Florida, nhiều tiểu bang khác, trong đó có Colorado, Connecticut và Nam Carolina cũng đã áp dụng phương pháp này, giúp giải quyết khoảng 40 vụ án mạng. 
Florida là nơi đầu tiên sử dụng bộ bài đặc biệt để phá án, song đây không phải lần đầu chính quyền các bang ở Mỹ thực hiện ý tưởng sử dụng bộ bài tây cho nhiều mục đích khác nhau. Ví dụ Cục Điều tra Liên bang Mỹ FBI từng sản xuất một bộ bài có in hình 55 tên tội phạm đào tẩu nguy hiểm nhất bị FBI và Interpol truy nã.
Quốc Đạt

Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2018

Thêm một bang của Mỹ bỏ án tử hình

Tòa án Tối cao bang Washington đồng thuận bãi bỏ án tử hình vì cho rằng nó bị áp dụng tùy tiện và theo cách thức phân biệt chủng tộc.

Thống đốc bang Washington, ông Jay Inslee (trái), phát biểu tại cuộc họp báo sau tuyên bố bãi bỏ án tử hình hôm 11/10. Ảnh: AP
Thống đốc bang Washington, ông Jay Inslee (trái), phát biểu tại cuộc họp báo sau tuyên bố bãi bỏ án tử hình hôm 11/10. Ảnh: AP

BBC cho hay dù có lệnh cấm tử hình từ năm 2014 nhưng hôm 11/10 Washington mới chính thức trở thành bang thứ 20 ở Mỹ xóa án tử hình theo một sắc lệnh của tòa án. 8 phạm nhân bị kết án tử ở bang này ngay lập tức được chuyển thành án chung thân.
Các thẩm phán của Tòa án Tối cao bang Washington đồng thuận ủng hộ quyết định trên vì cho rằng án tử hình vi phạm Hiến pháp Mỹ. Ngoài ra, nó "vô giá trị vì bị áp dụng theo cách thức tùy tiện và phân biệt chủng tộc". 
Quyết định được ra khi một phạm nhân là Allen Eugene Gregory đệ đơn kháng cáo án tử hình. Gregory phạm tội cưỡng hiếp và sát hại một phụ nữ vào năm 1996. Trong đơn kháng cáo, anh này chỉ ra rằng số tội phạm da màu bị kết án tử cao gấp 4,5 lần so với tội phạm da trắng.
Thống đốc bang Washington, ông Jay Inslee, cho hay từ lâu ông đã tin rằng án tử hình ở đây không công bằng. "Khu vực và chủng tộc là những yếu tố quyết định một tội phạm có bị xử tử hay không", ông nói. "Điều đó là không công bằng và bình đẳng".
Phòng thi hành án tử tại nhà tù bang Washington. Ảnh: AP
Phòng thi hành án tử tại nhà tù bang Washington. Ảnh: AP
Quyết định trên cũng nhận được sự hoan nghênh từ các nhà hoạt động. Bà Kristina Roth, đại diện tổ chức Ân xá Quốc tế tại Mỹ, cho rằng "đây là một tin vui lớn cho tất cả những người đã đấu tranh để xóa bỏ án tử hình tại Washington".
"Washington bây giờ đã trở thành bang thứ 20 chấm dứt hình phạt tàn nhẫn, vô nhân đạo, đê hèn này, các bang khác nên làm theo", bà nói. "Việc tử hình là sự chối bỏ căn bản nhân quyền, nó không ngăn chặn được tội phạm hay cải thiện an ninh chung và nó cần được chấm dứt ngay lập tức và vĩnh viễn".
Tuy nhiên, những người ủng hộ án tử hình cho rằng cần duy trì hình phạt này với những tội phạm nghiêm trọng. Năm ngoái, có 23 người bị tử hình tại Mỹ nhưng không có ai bị xử tử tại bang Washington suốt 8 năm qua.
Anh Ngọc

Thứ Hai, 8 tháng 10, 2018

Một người gốc Việt ở Westminster dùng email lừa công ty tàu kéo Tidewater hơn nửa triệu Mỹ kim

Một người gốc Việt ở Westminster dùng email lừa công ty tàu kéo Tidewater hơn nửa triệu Mỹ kim
Ảnh: Tidewater Barge Lines
Một người đàn ông 61 tuổi ở Westminster, tiểu bang California, bị buộc tội sử dụng thư điện tử đánh lừa một công ty điều hành tàu kéo ở Vancouver, tiểu bang Washington, chiếm đoạt tổng cộng 568,000 Mỹ kim.
Ông Tien Sao Nguyen bị cảnh sát Westminster bắt giữ ngày 5 tháng 6 theo một trát bắt từ quận hạt Clark, tiểu bang Washington. Ông bị di lý lên Washington rồi ra tòa ở quận hạt Clark ngày 14 tháng 9 vừa qua, đối diện với bốn tội danh trộm cắp cấp một, một tội danh mạo danh hình sự cấp một và một tội danh rửa tiền.
Theo hồ sơ điều tra, vào ngày 16 tháng 11 năm 2017, ông Nguyễn gửi thư điện tử đến Tidewater, một công ty điều hành tàu kéo hoạt động dọc theo sông Columbia. Do thư điện tử mang tên JH Kelly là một nhà thầu xây dựng làm việc với Tidewater, cho nên nhân viên của Tidewater không nghi ngờ gì hết, mà theo hướng dẫn của ông Nguyễn chuyển tiền vào một trương mục do ông cung cấp. Khoản trả đầu tiên gửi vào cùng ngày với bức thư điện tử của ông Nguyễn là 296,587 Mỹ kim. Vào tháng 12, Tidewater chuyển ngân thêm hai lần vào trương mục do ông Nguyễn lập tại Bank of America dưới tên JH Kelly, với số tiền 31,656 Mỹ kim và 5,712 Mỹ kim. Khoản trả sau cùng là 234,493 Mỹ kim được chuyển ngân ngày 2 tháng 1 năm nay.
Cảnh sát điều tra cho hay, máy quay phim an ninh tại một ngân hàng ở Garden Grove ghi lại được ông Nguyễn đến rút 10,000 Mỹ kim, chỉ khoảng một tuần sau khi ông mở trương mục JH Kelly. Ông Nguyễn cũng đã chuyển 140,000 Mỹ kim từ trương mục của mình tới một trương mục khác ở Baltimore, tiểu bang Maryland vào cùng ngày ông rút tiền ở Garden Grove. Hai ngày sau, ông chuyển thêm 130,000 Mỹ kim tới một ngân hàng ở Nigeria.
Theo hãng thông tấn AP, cả công ty Tidewater lẫn cảnh sát đều không cho biết họ có thu hồi được số tiền nào hay không. Các nhà điều tra tin rằng ông Nguyễn không làm việc một mình trong vụ lừa đảo qua thư điện tử mà giới chuyên môn gọi là “phishing” này.
Huy Lam / SBTN

Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2018

Với kết quả 50-48, Thẩm phán Brett Kavanaugh đã được Thương Viện Hoa Kỳ phê chuẩn

và ngay tối hôm nay Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2018, ông sẽ được tuyên thệ để trở thành Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ.

Xin mời Quý Vị xem bản tin dưới đây:
50 Republicans claim victory and CONFIRM Kavanaugh to Supreme Court amid protesters' cries and a presidential thumbs-up – and GOP says 'the mob' has given them a political gift to rally Trump voters
·         Judge Brett Kavanaugh will become Justice Brett Kavanaugh Saturday night when Chief Justice John Roberts swears him in.
·         Also present will be retired Justice Anthony Kennedy, who Kavanaugh once clerked for and whose retirement opened upa seat on the 9-member panel
·         President Trump's nominee passed his Senate test by a 50-48 vote, with one Republican voting 'present'
·         Tense showdown Friday, ended with moderate Republican Sen. susan Collins saying she would vote 'yes,' left the outcome in little doubt 
·         Trump has now seen both of his first two Supreme Court picks green-lighted
·         He watched the final vote on Air Force One 
·         Protesters in the Senate gallery interrupted the vote at least a half-dozen times 
PUBLISHED: 16:03 EDT, 6 October 2018 | UPDATED: 16:35 EDT, 6 October 2018
·          

Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2018

CHHV-Sáu lý do để Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sắp tới làm Chủ tịch nước


Xin gửi bài viết của tôi "Sáu lý do để Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sắp tới làm Chủ tịch nước" đăng trên Tiêng Dân ngày 02/10/2018.
Hà Vũ


Sáu lý do để Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sắp tới làm Chủ tịch nước

2-10-2018
Chuyện Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang qua đời ngày 21/9 vừa qua chắc chắn không gây bất ngờ. Do ông Quang vắng mặt ở Việt Nam hàng tháng trời vào năm ngoái nên đã có đồn đoán ông mắc trọng bệnh và đang được điều trị ở nước ngoài. Tuy nhiên, cái chết của ông Quang lại trở nên quan trọng khi nó dấy lên vấn đề ai sẽ là người kế tục ông ở vị trí Chủ tịch nước khi Quốc Hội Việt Nam họp vào tháng 10 tới.
Đã có một số chuyên gia về chính trị Việt Nam như Lê Hồng Hiệp, thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) ở Singapore, Carl Thayer, từng dạy tại Đại học quốc phòng Australia, Davit Hutt, cây bút chuyên về khu vực Đông Nam Á của tờ Diplomat tại Campuchia, đã điểm ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí Thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, như là người kế tục ông Quang. Theo David Hutt, ông Nhân là một “người của Đảng luôn vâng lời’ (a Party yes-man) và vì thế có thể được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ưng cho chức vụ Chủ tịch nước.
Về phần mình, tôi cho rằng Chủ tịch sắp tới của Việt Nam không phải ai khác ngoài chính Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Cơ sở của nhận định này của tôi là các yêu cầu hội nhập quốc tế hậu “Chiến tranh Lạnh” của Việt Nam, ổn định cấu hình chính trị do Đại hội 12 Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) xác lập, chống tham nhũng, ngăn chặn sụp đổ ngân sách quốc gia, tăng cường bảo vệ lợi ích quốc gia trước Trung Quốc và cuối cùng, hợp thức hóa vị thế nguyên thủ quốc gia trên thực tế của Tổng bí thư Trọng.

Hội nhập quốc tế hậu “Chiến tranh Lạnh” của Việt Nam
Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, những người thừa kế di sản chính trị của ông trong Bộ chính trị ĐCSVN dường như đã thỏa thuận rằng không ai nắm cùng lúc chức vụ người đứng đầu Đảng và người đứng đầu Nhà nước. Cụ thể là Tổng bí thư Đảng không làm Chủ tịch nước và ngược lại. Cơ chế “hai đầu” này vận hành có thể nói là trơn tru khi Liên Xô và Đông Âu “xã hội chủ nghĩa” vẫn còn. Thực vậy, trong giai đoạn này Việt Nam chỉ dựa vào viện trợ của các nước này để tồn tại, nhất là trong bối cảnh Mỹ cấm vận và chiến tranh với Trung Quốc.

Nói cách khác, quan hệ với các đảng cộng sản cầm quyền có tính quyết định đối với sự sống sót của Việt Nam. Chỉ khi hệ thống “xã hội chủ nghĩa” thế giới tan rã vào cuối những năm 1980 thì vai trò của Chủ tịch nước mới được các nước cộng sản còn lại phát huy nhằm tìm các nguồn viện trợ thay thế để phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế. Không kể Bắc Triều Tiên và Cuba là nơi người đứng đầu Đảng cộng sản luôn là Chủ tịch nước theo phương thức kế vị của phong kiến (truyền ngôi cho các thành viên trong gia đinh) thì các nước cộng sản còn lại, trừ Việt Nam, đã nhất thể hóa hai chức vụ trên. Đó là trường hợp của Lào (1991) và Trung Quốc (1993). Rõ ràng, Việt Nam không thể tiếp tục khác biệt với các nước có cùng ý thức hệ.

Ổn định cấu hình chính trị do Đại hội 12 Đảng cộng sản Việt Nam xác lập
Trước khi những người cộng sản giành được độc lập dân tộc và nắm quyền vào năm 1945, Việt Nam bị Pháp chia thành ba miền để cai trị: Tonkin hay Bắc kỳ (miền Bắc), An Nam hay Trung kỳ (miền Trung) và Cochinchine hay Nam kỳ (miền Nam). Di sản thực dân này đã được những người cộng sản tiếp nhận, thể hiện qua sự phân phối tương đối cân bằng các chức vụ lãnh đạo cho ba miền, đặc biệt từ sau 1954. Điều này có nghĩa tùy theo nhận định về tình hình trong nước và quốc tế của từng Đại hội ĐCSVN, một miền có thể có đại diện trong ban lãnh đạo quốc gia tối cao nhiều hơn hai miền kia.
Trong Chiến tranh Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bí thư thứ nhất Đảng lao động Việt Nam (ĐCS) Lê Duẩn và Thủ tướng Phạm Văn Đồng đại diện cho miền Trung, Phó Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng đại diện cho miền Nam, Chủ tịch Quốc Hội Trường Chinh đại diện cho miền Bắc. Sau khi thống nhất vào ngày 30/4/1975, Việt Nam tiếp tục được điều hành bởi Tổng bí thư ĐCSVN Lê Duẩn, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng, Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Chủ tịch Quốc Hội Trường Chinh. Ngoài ra, miền Nam còn được đại diện bởi phó Chủ tịch nước Nguyễn Hữu Thọ. Sự cân bằng này giữa các miền của đất nước vẫn luôn được duy trì qua các kỳ đại hội ĐCSVN.
Ban lãnh đạo Việt Nam hiện nay có xuất xứ từ Đại hội 12 ĐCSVN họp vào đầu năm 2016, gồm Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trần Đại Quang là người miền Bắc, phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là người miền Trung, Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình là người miền Nam. Để không xáo trộn cấu hình chính trị do Đại hội 12 ĐCSVN xác lập, người thay thế ông Quang ở cương vị Chủ tịch nước phải là người miền Bắc, điều mà Tổng bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng đáp ứng.

Chống tham nhũng
Từ 2006 đến 2016, tham nhũng dưới thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trở thành quốc nạn, làm Đảng cộng sản có nguy cơ mất hết sự ủng hộ ngay ở những người trung thành nhất với Đảng, như chính những người giữ cương vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam thừa nhận. Phát biểu với cử tri thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2012, Chủ tịch Trương Tấn Sang nói: “Tham nhũng đang là một vấn nạn nghiêm trọng, ban đầu chỉ là một bộ phận, sau đó là một bộ phận không nhỏ, bây giờ là cả một tập đoàn”.  Ông nói tiếp: “Một con sâu đã nguy, một bầy sâu là chết cái đất nước này!”
Để cứu vãn uy tín của ĐCSVN, Tổng bí thư Trọng đã liên kết với Chủ tịch nước Sang để hạ bệ Thủ tướng Dũng. Cho dù thất bại tại Hội nghị trung ương 6 họp vào tháng 10 năm 2012 khiến Tổng bí thư Trọng phải nấc lên, sự liên kết này đã thành công tại Đại hội 12 ĐCSVN họp vào tháng 1 năm 2016 với việc ông Dũng bị loại khỏi Ban chấp hành trung ương mới. Sau khi tái đắc cử Tổng bí thư Đảng và Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, ông Trọng đã phát động một cuộc tổng tấn công vào tham nhũng, dẫn đến việc loại bỏ Đinh La Thăng khỏi Bộ chính trị để sau đó bắt giam ông này cũng như bắt giam và khởi tố một loạt tướng lĩnh cả công an lẫn quân đội – điều chưa từng xảy ra trong lịch sử cầm quyền của ĐCSVN.
Trong bài báo của tôi bằng tiếng Việt có tiêu đề “Tổng BT Nguyễn Phú Trọng làm Chủ tịch nước, chống tham nhũng mới thành công!” đăng trên Internet ngày 24/6/2016, tôi đã chỉ rõ: “Ai cũng biết rằng tham nhũng trước hết và chủ yếu là từ bộ máy Nhà nước mà ra. Do đó, muốn chống được tham nhũng ở một nước độc đảng như Việt Nam thì người cầm chịch chống tham nhũng cần phải ở cương vị lãnh đạo Nhà nước miễn là vị trí đó độc lập với quản lý ngân sách quốc gia. Để nói, chỉ có nắm chức Chủ tịch nước thì Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng mới có thể phát huy tối đa và hiệu quả vai trò Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng trung ương của ông”.

Ngăn chặn sụp đổ ngân sách quốc gia
Vì Đảng cộng sản Việt Nam vẫn luôn khẳng định sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng đối với chính quyền nên Đảng có một bộ máy tương ứng với chính quyền. “Nhị đầu chế” này được nhìn thấy rõ qua sự tồn tại của trụ sở Đảng bên cạnh trụ sở của chính quyền từ địa phương tới trung ương. Ngoài Đảng cộng sản, còn có một hệ thống tổ chức do Đảng lập ra và kiểm soát, như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng liên đoàn lao động, Đoàn thanh niên cộng sản, Hội phụ nữ và Hội cựu chiến binh. Chi phí hoạt động của bộ máy khổng lồ này của Đảng do ngân sách Nhà nước trả. Bằng chứng là những người làm việc cho Đảng và các tổ chức ngoại vi của Đảng được gọi là “công chức”. Được gia tốc bởi cuộc khủng hoảng do nạn tham nhũng dưới thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gây ra, điều này tất yếu dẫn tới sự sụp đổ của ngân sách quốc gia.
Quốc nạn này được chính Chính phủ thừa nhận. Trong một cuộc họp với các Đại biểu Quốc Hội được bầu ở tỉnh Lai Châu vào ngày 22/10/2015, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh than thở: “Ngân sách Nhà nước hiện chỉ còn 45.000 tỷ đồng. Với mức này không biết để làm cái gì, chưa nói để trả nợ với các thứ”. Về phần mình, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, sau 9 tháng tại nhiệm, trong một hội nghị ngành tài chính vào ngày 6/1/2017 đã kêu lên: “Nợ công nếu tính đầy đủ thì đã vượt trần cho phép. Nếu không chấm dứt tình trạng này, sự sụp đổ nền tài khóa quốc gia không thể tránh khỏi”.
Do đó, sáp nhập bộ máy của Đảng vào bộ máy chính quyền là phương án tối ưu để nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam sống sót. Điều này đồng nghĩa người đứng đầu tổ chức Đảng nắm chức vụ của người đứng đầu chính quyền cấp tương ứng. Với logic này, Tổng bí thư Đảng phải là Chủ tịch nước. Trên thực tế, nhất thể hóa hai chức vụ này đã được thí điểm tại Quảng Ninh vào năm 2011, ngay sau khi ông Nguyễn Phú Trọng được bầu làm Tổng bí thư Đảng nhiệm kỳ đầu.

Bảo vệ lợi ích quốc gia mạnh mẽ hơn trước Trung Quốc
Tuyên bố chung ngày 22/6/2013 kết thúc chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang viết: “Việt Nam và Trung Quốc đều đang ở trong thời kỳ then chốt của công cuộc phát triển kinh tế-xã hội. Hai bên coi sự phát triển của nước kia là cơ hội phát triển của nước mình”.
Thông cáo chung ngày 15/1/2017 kết thúc chuyến thăm Trung Quốc của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng viết: “Hai bên cho rằng, Việt Nam và Trung Quốc…đều là nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo, có chế độ chính trị tương đồng, con đường phát triển gần gũi, có tiền đồ tương quan, chia sẻ vận mệnh chung…Trong điều kiện lịch sử mới với tình hình quốc tế, khu vực thay đổi sâu sắc, phức tạp, việc kiên định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và con đường xã hội chủ nghĩa là lựa chọn đúng đắn phù hợp với lợi ích căn bản, lâu dài của hai nước và nhân dân hai nước”.
Có một sự khác nhau dễ nhận thấy giữa hai văn kiện trên, mặc dù cả hai người ký phía Việt Nam đều là ủy viên Bộ chính trị ĐCSVN. Văn kiện đầu tập trung vào lợi ích quốc gia, trong khi văn kiện sau nhấn mạnh tương đồng ý thức hệ. Trong bối cảnh Trung Quốc xâm chiếm chủ quyền lãnh thổ và kinh tế của Việt Nam ở biển Đông thì việc nhấn mạnh tương đồng về chế độ chính trị cản trở việc bảo vệ thích đáng quyền lợi quốc gia. Vì thế, việc Tổng bí thư Trọng làm Chủ tịch nước không những tạo sự nhất quán tuyệt đối về mặt đối ngoại, mà quan trọng hơn, giúp bảo vệ lợi ích quốc gia của Việt Nam trước Trung Quốc một cách thích đáng.

Hợp thức hóa vị thế nguyên thủ quốc gia trên thực tế của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
Ở Việt Nam, người đứng đầu Đảng cộng sản chỉ được coi là nguyên thủ quốc gia trên thực tế nếu đồng thời là Bí thư Quân ủy trung ương, cơ quan quyền lực tối cao về quân sự. Sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, ông Lê Duẩn trở thành người đứng đầu Đảng. Chỉ sau khi thay Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Bí thư Quân ủy trung ương vào năm 1978 thì ông Lê Duẩn mới có được vị thế nguyên thủ quốc gia.
Đó cũng là vị thế hiện nay của Tổng bí thư Trọng khi ông đồng thời là Bí thư Quân ủy trung ương. Điều này giải thích vì sao trong một cuộc kiểm tra huấn luyện bộ đội vào tháng 11 năm 2017, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tháp tùng bởi các sĩ quan cao cấp nhất của Bộ Quốc phòng, trong đó có Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân. Để so sánh, cũng trong một cuộc kiểm tra huấn luyện bộ đội một tháng trước đó, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, theo Hiến pháp là Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang và Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, chỉ được mỗi mình Tổng tham mưu trưởng tháp tùng.
Bằng chứng nữa của vị thế trong nước không thể thách thức của Tổng bí thư Trọng là việc ông được Tổng thống Barack Obama mời sang thăm Mỹ. Khi thăm Trung Quốc, ông Trọng được chào đón với 21 phát đại bác và khi Tổng bí thư ĐCS và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi thăm Việt Nam được ông Trọng đón tiếp tại Phủ Chủ tịch thay vì trụ sở Đảng cộng sản Việt Nam.
***
Bất luận thế nào, việc Quốc Hội bầu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Chủ tịch nước sẽ là một đột phá có tầm quan trọng hàng đầu, nhắm tới cải cách chính trị và thể chế ở Việt Nam.

Thứ Năm, 4 tháng 10, 2018

Thuế vụ New York điều tra về cáo buộc TT Trump trốn thuế

RFI ngày 03-10-2018 
 
Ngay sau tiết lộ của nhật báo Mỹ The New York Times, vào hôm qua, 02/10/2018, cơ quan thuế vụ bang New York cho biết đã mở một cuộc điều tra về các thông tin cáo buộc là tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhận từ bố mẹ hơn 400 triệu đô la, mà một phần đã có được nhờ «trốn thuế».
Theo ông James Gazzale, phát ngôn viên cơ quan thuế vụ New York, cơ quan này xác nhận việc mở điều tra về những cáo buộc trong bài phóng sự điều tra của báo New York Times và kiên quyết xem xét mọi đầu mối.
 
Theo ghi nhận của thông tín viên Eric de Salve từ San Francisco, tai tiếng mới này có nguy cơ làm sứt mẻ hình ảnh về mình, mà nhà tỷ phú Donald Trump thường nêu lên, theo đó ông là người tay trắng làm nên sự nghiệp.
 
Donald Trump thích tự phô trương mình là hiện thân của huyền thoại về người Mỹ tự lập, không hề, hay gần như không hề dựa vào tài sản cha mình để lại. Thông tin của tờ New York Times là một cú đánh mạnh vào câu chuyện có mục tiêu chính trị đó.
Theo tờ báo, ngay từ khi mới 3 tuổi, cậu bé Donald Trump đã kiếm được 200.000 đô la một năm. Đến khi 8 tuổi, cậu đã là một triệu phú. Ở tuổi 40, ông nhận được 5 triệu đô la mỗi năm từ cha mình là Fred Trump, cũng là một ông trùm đầu tư bất động sản ở New York.
Trên truyền hình, trong các quyển sách của mình và nhân các cuộc mít tinh, tổng thống Mỹ luôn nhắc đi nhắc lại rằng ông đã xây dựng đế chế của riêng mình với một khoản tiền một triệu đô la vay của cha mình và sau đó đã trả lại. Thực tế, theo tờ New York Times, thì vào những năm 1970, ông Trump đã khởi nghiệp với 140 triệu đô la của người cha, một món tiền ông chưa từng hoàn trả. Tổng cộng Donald Trump nhận được 413 triệu đô la từ tài sản của gia đình.
Thế nhưng chính nguồn gốc đáng ngờ của khối tài sản khổng lồ đó mới đặt ra nhiều câu hỏi nhiều nhất. Theo tờ báo, tiền đến từ một công ty bình phong, được lập ra để hưởng lợi từ các khoản khấu trừ thuế lớn, nhờ gian lận. Thủ thuật tài chánh bất hợp pháp đó cho phép ông Trump cùng các anh chị em của ông chỉ phải trả 52 triệu đô la tiền thuế, thay vì hơn 550 triệu.
Nhà Trắng đã phản ứng bằng tuyên bố rằng câu chuyện là một «Cuộc tấn công dữ dội từ một tờ New York Times suy tàn».
Anh em TT Trump giúp cha mẹ trốn 500 triệu USD tiền thuế
Zing News 03/10/2018
Cuộc điều tra của báo New York Times kéo dài 18 tháng, dựa trên 100.000 trang tài liệu nội bộ, và trích dẫn 200 tờ khai thuế.
Các phóng viên thực hiện bài điều tra trong nhiều tháng, họ nghiên cứu hơn 100.000 dữ liệu tài chính, phỏng vấn các đối tác kinh doanh của cha ông Trump để rút ra kết luận trên.
Theo bài điều tra chấn động đăng tải ngày 2/10 trên New York Times, Tổng thống Mỹ Donald Trump "giúp cha mẹ trốn thuế", gồm nhiều trường hợp "gian lận trực tiếp". Ông Trump bị cho là đã nhận 413 triệu USD từ cha mình và sử dụng phần lớn số tiền này vào kế hoạch giúp cha mẹ trốn thuế áp đặt lên lượng tài sản mà cha ông tích cóp trong 40 năm. 
NYT: Anh em TT Trump giup cha me tron 500 trieu USD tien thue hinh anh 1

Donald Trump chụp hình cùng cha mẹ vào năm 1992
Bài điều tra cho biết Tổng thống Trump và các anh chị em đã giấu hàng triệu USD trong những món quà mà New York Times mô tả là "các công ty giả". 
Các phóng viên thực hiện cuộc điều tra trong nhiều tháng, nghiên cứu hơn 100.000 dữ liệu tài chính, phỏng vấn các đối tác kinh doanh của cha ông Trump và xem xét tài liệu từ "những nguồn công khai, gồm chứng thư, hồ sơ thế chấp, hồ sơ chứng thực, hồ sơ pháp lý, báo cáo tài chính và tài liệu từ các tòa án dân sự
Nhận 200.000 USD/năm từ năm 3 tuổi
Kết quả cuộc điều tra cho thấy cha mẹ Tổng thống Trump đã đưa cho các con số tiền hơn một tỷ USD và chỉ bỏ ra 52,2 triệu USD để đóng thuế, trong khi đáng lẽ họ phải đóng đến 550 triệu USD. 
Bài điều tra cho biết gia đình Tổng thống Trump đã giấu hàng triệu USD chuyển từ cha sang con trong một "công ty ma" do các anh em của ông làm chủ, công ty All County Building Supply & Maintenance. Trên giấy tờ, doanh nghiệp này được thành lập vào năm 1992 với danh nghĩa là đơn vị cung cấp nồi hơi, thiết bị dọn dẹp và các hàng khác cho các công trình của ông Fred Trump, cha ông Donald Trump. Ông bố sau đó sẽ viết lại hóa đơn với phần tăng giá thêm từ 20% tới 50%, nhờ đó tránh được thuế đối với các khoản tặng quà. 
Bài điều tra cho biết trước khi qua đời vào năm 1999, ông Fred Trump đã chuyển quyền sở hữu phần lớn bất động sản do ông sở hữu cho 4 người con. Giá trị số tài sản này trong hồ sơ hoàn thuế chỉ là 41,4 triệu USD, thấp hơn rất nhiều so với giá trị thực, theo New York Times.
Số tài sản này được lần lượt bán trong 10 năm tiếp theo với giá trị gấp 16 lần số tiền trên. 
Tổng cộng, cha mẹ ông Trump để lại cho các con hơn 1 tỷ USD. Theo quy định về thuế quà tặng và thuế thừa kế, anh em Tổng thống Trump phải đóng 55% số tiền, tương đương 550 triệu USD. Trên thực tế, họ chỉ đóng 52,2 triệu USD, tương đương với mức thuế chỉ 5%.
Những tài liệu mà các phóng viên tiếp cận được cho thấy ông Trump đã "thu nhập" số tiền tương đương 200.000 USD/năm khi ông mới 3 tuổi. Khi tốt nghiệp đại học, ông nhận được 1 triệu USD/năm từ người cha. 
Trong quá trình tranh cử, ông Trump thường xuyên khoe ông đã biến khoản vay nhỏ từ người cha thành gia sản lớn. "Cha cho tôi một khoản vay rất nhỏ vào năm 1975", ông nói, "và tôi đã biến nó thành một công ty trị giá hàng tỷ USD".

Các chuyên gia về thuế cho biết Tổng thống Trump có thể không bị truy tố vì việc trốn thuế đã diễn ra nhiều năm trước và sự việc đã quá thời hạn truy tố.

Bí ẩn tiền thuế của Trump
Tiền thuế của Tổng thống Trump vẫn là một bí ẩn từ khi ông nhậm chức. Trong suốt quá trình tranh cử, ông đi ngược quy tắc được đặt ra cho các ứng viên tổng thống khi từ chối công khai số tiền hoàn thuế. Khi ông đắc cử, số tiền này vẫn không được công bố. 
Tổng thống Trump nhiều lần khẳng định ông chịu sự kiểm soát của Cục Thuế vụ Mỹ (IRS) từ năm 2016. Tuy nhiên, điều này không ngăn cản ông công khai tiền hoàn thuế. 
Ông James Gazzale, phát ngôn viên của Cục Thuế và Tài chính bang New York, khẳng định cơ quan đang "đánh giá các cáo buộc được nêu trong bài viết của New York Times và đang áp dụng một cách quyết liệt mọi phương pháp điều tra phù hợp ". 
Đáp lại các cáo buộc, ông Charles Harder, luật sư của Tổng thống Trump, khẳng định điều tra của tờ báo"100% sai sự thật và làm tổn hại nghiêm trọng đến danh dự của tổng thống". 
"Không có ai (trong gia đình ông Trump) gian lận hoặc trốn thuế. Cơ sở mà New York Times sử dụng để thực hiện bài điều tra sai sự thật đó hoàn toàn không chính xác", ông Harder nói. 
Tờ Times dẫn lời em trai Tổng thống Trump, ông Robert Trump, nói "mọi loại thuế bắt buộc đều đã được trả". 
"Người cha thân yêu của chúng tôi, ông Fred C. Trump, đã qua đời vào tháng 6 năm 1999. Mẹ của chúng tôi mất vào tháng 8/2000", ông Robert Trump nói. "Gia đình chúng tôi không bình luận gì về những chuyện đã diễn ra 20 năm về trước, và sẽ rất cảm kích nếu như mọi người tôn trọng sự riêng tư của bậc phụ mẫu đã qua đời của chúng tôi". 

Chuyên gia phân tích chữ viết của Mỹ vạch tội kẻ tống tiền

Con gái 20 tháng tuổi của viên phi công nổi tiếng Mỹ đã bị bắt cóc tại nhà riêng, đòi tiền chuộc qua bức thư ở bậu cửa.

Nổi tiếng vì là người đầu tiên hoàn thành chuyến bay không dừng băng qua Thái Bình Dương, phi công Charles Lindbergh được nhận Huân chương danh dự - huân chương cao quý nhất của quân đội Mỹ. Nhưng chính sự nổi tiếng này đã dẫn tới tấm bi kịch của gia đình anh nhiều năm sau đó.
Tối 1/3/1932, đứa con 20 tháng tuổi của anh bị bắt cóc tại nhà riêng ở New Jersey, Mỹ. Kẻ bắt cóc để lại lá thư đòi tiền chuộc 50.000 USD tại bậu cửa sổ, nếu muốn đứa trẻ được trả về nguyên vẹn.
Tới hiện trường, cảnh sát không tìm thấy thêm dấu vết gì ngoài một chiếc thang và một chiếc đục gỗ. Tuy vậy, cả lá thư đòi tiền chuộc và hai đồ vật này đều không có dấu vân tay.

Mẩu giấy đòi tiền chuộc được viết tay ngắn gọn, có nhiều chỗ sai trong đánh vần và ngữ pháp. Ở cuối thư có hai vòng tròn xanh giao nhau bao quanh một vòng tròn đỏ, có một lỗ nằm giữa vòng tròn đỏ và hai lỗ nữa ở hai bên. Nhận định ban đầu về lá thư cho thấy người viết không nói sõi tiếng Anh và có khả năng là người Đức, dựa trên các lỗi sai trong cách phát âm.

Lá thư có cách phát âm đặc trưng cho người Đức nói tiếng Anh. Ảnh: Thegrammarnob.
Lá thư có cách phát âm đặc trưng cho người Đức nói tiếng Anh. Ảnh: Thegrammarnob.
Sau khi vụ việc đưa tin rộng rãi, ông John F. Condon - thầy giáo nghỉ hưu được vị nể tại New York - đã treo thưởng 1.000 USD cho kẻ bắt cóc nếu hắn đem trả đứa trẻ. Ngay sau đó, Condon nhận được bức thư nặc danh tự xưng là kẻ bắt cóc, yêu cầu ông làm trung gian giữa hắn và Charles Lindbergh.
Tuyệt vọng, Charles Lindbergh quyết định tuân theo yêu cầu của kẻ tống tiền. Condon và người trong thư hẹn gặp nhau tại một nghĩa trang trong vùng. Trong buổi gặp, Condon thấy giọng nói của kẻ bắt cóc “lơ lớ không sõi” nhưng không nhìn rõ mặt vì hắn luôn đứng trong bóng tối. Kẻ này khẳng định con tin vẫn an toàn và sẽ gửi lại bộ áo ngủ của đứa trẻ để chứng minh.
Sau đó ít ngày, ngày 16/03/1932, Condon nhận được bưu kiện, trong đó có chứa bộ áo ngủ trẻ con. Sau khi Charles Lindbergh xác minh đây đúng là bộ áo của con mình, Condon gửi tin nhắn cho kẻ bắt cóc với nội dung: “Tiền đã có đủ. Không cảnh sát. Không mật vụ. Tôi đi một mình, như lần trước”. Ngày 1/4, kẻ bắt cóc gửi thư cho Condon, hẹn ngày giờ trao tiền.
Charles Lindbergh chuẩn bị tiền trong một chiếc hộp gỗ được làm thủ công đặc biệt để dễ xác minh sau này. Ngoài ra, tiền giấy tuy không được đánh dấu nhưng số sê ri đã được ghi chép lại.
Ngày 2/4, sau khi đưa tiền cho kẻ bắt cóc, Condon được cho biết sẽ gửi đứa trẻ cho hai người phụ nữ vô tội. Nhưng trái với dự tính, vào ngày 12/5 cùng năm, xác đứa trẻ được tìm thấy gần nhà của gia đình, chỉ cách vài dặm. Khám nghiệm tử thi kết luận đứa trẻ bị đập vào đầu.
Không phát hiện ra thêm manh mối gì, cảnh sát chuyển hướng tập trung truy tìm dấu vết của khoản tiền chuộc. Cơ quan điều tra được cung cấp thông tin vào ngày 18/9/1934 khi nhận tờ tiền từ một người khách khả nghi vào mua xăng, nhân viên trạm xăng đã cảnh giác và ghi nhanh biển số xe vào cạnh tờ tiền. Đây chính là tờ tiền có số sê ri trùng với tiền chuộc bị đánh dấu.
Lần theo biển số xe, cảnh sát phát hiện ra chủ xe là Richard Hauptmann – một người nhập cư có quốc tịch Đức, từng có tiền án. Cảnh sát tìm thấy 14.000 USD tiền chuộc trong nhà của hắn.
Trong quá trình điều tra, bên công tố nhận ra có rất ít chứng cứ trực tiếp buộc tội Hauptmann nên mời chuyên gia chữ viết Albert Osborn thẩm định những lá thư đòi tiền chuộc và so sánh với thư từ cá nhân của Hauptmann.
Chữ ký của Hauptmann và chữ ký phục dựng từ lá thư đòi tiền. Ảnh: FBI.
Chữ ký của Hauptmann và chữ ký phục dựng từ lá thư đòi tiền. Ảnh: FBI.
Theo Thegrammarsnob, để khách quan nhất, Osborn quyết định kiểm tra nghi phạm như sau: Soạn ra một đoạn văn bản trong đó có chứa từ khóa, câu văn và con số giống với lá thư đòi tiền chuộc, ông yêu cầu Hauptmann tự tay chép lại nội dung ấy. Kết quả so sánh sau đó cho thấy nhiều điểm tương đồng giữa hai người viết.
- Một số từ luôn bị đánh vần và viết sai như: “not” bị viết thành “note”, “our” thành “ouer”, “place” thành “plase” và “money” thành “mony”;
- Cách viết chữ “x” và chữ “t” rất lạ.
- Chữ “o” luôn bị hở, không thành một vòng tròn khép kín;
- Chữ “t” luôn không có nét gạch ngang.
Với sự trợ giúp của chuyên gia phân tích chữ viết Osborn, Hauptmann cuối cùng đã bị kết tội và phải ngồi ghế điện vào năm 1936 về hành vi bắt cóc và giết hại trẻ em. Cho tới lúc chết, hắn vẫn không nhận tội.

Quốc Đạt