Chủ Nhật, 10 tháng 2, 2019

PHẢI CHĂNG CHUYỆN DÙNG NHỮNG VIÊN ĐẠN ĐỒNG ĐEN LÀM TÊ LIỆT NHỮNG NGÒI BÚT PHỤC VỤ LẼ PHẢI VÀ SỰ THẬT SẮP CHẤM DỨT? LÃO MÓC


Dẫn nhập: Ngày 25 tháng 1 năm 2019, luật sư của anh Nguyễn Thanh Tú đã hỏi cung Đỗ Hoàng Điềm, Chủ Tịch đảng Việt Tân. 

Sau đây là một số câu hỏi của luật sư của NTT và trả lời của Đỗ Hoàng Điềm:
-LS: Ông có nghe đến hai chữ “Đông Tiến”?
-ĐHĐ: Đó là tên gọi mà nhà cầm quyền CS đặt ra. Không phải của chúng tôi. Chúng tôi chỉ thực hiện một số chuyến du hành vào VN.
-LS: Du hành vào VN để làm gì?
-ĐHĐ: Chúng tôi đưa người vào VN để huấn luyện người về đấu tranh bất bạo động, tổ chức quần chúng liên kết với các tổ chức dân chủ, tuyển mộ người để tạo mạng lưới cơ sở, huấn luyện các nhà hoạt động, và thực hiện truyền thông.
-LS: Thế thì tại sao nhiều người bị chết dọc đường? Ông có biết lý do?
-ĐHĐ: Tôi không rõ tại sao họ chết. Có lẽ họ tự sát khi họ đang ở trên đất Lào.
-LS: Ông Hoàng Cơ Minh, Chủ tịch MT và VT cũng tự sát, ông Nguyễn Trọng Hùng cũng tự sát? Và nhiều người nữa?... Vậy là ông muốn nói là có một cuộc tự sát tập thể vào năm 1987 mà không rõ lý do?
-ĐHĐ: Tôi không rõ lý do vì không có mặt ở đó.
-LS: (Chỉ vào một số tấm hình tải xuống từ trang mạng của VT) Có phải đây là buổi “Lễ Tưởng Niệm Anh Hùng Đông Tién” ? Vậy là hàng năm VT đều tổ chức tưởng niệm những người tự sát trên đường du hành về VN?
-ĐHĐ: Chúng tôi tưởng niệm những người bị chết không rõ lý do, trên đường du hành về VN.

Nguyễn Thanh Tú nhận xét: Hóa ra VT hàng năm tổ chức xì xụp “Anh Hùng Đông Tiến”, tên kêu lẫm liệt, nhưng theo lời khai của Chủ Tịch đảng VT, thì đó chỉ là những người mặc quần áo nông dân, rủ nhau tự sát tập thể trên đất Lào, khi đang du hành về VN.
Qua những câu hỏi của luật sư của NTT và những câu trả lời của Đỗ Hoàng Điềm, mọi người đều thấy rõ những người lãnh đạo Mặt Trân – trước kia – và băng đảng Việt Tân hiện nay – là những người nói dối.
Đây là những lời khai hữu thệ trước luật pháp của Đỗ Hoàng Điềm, Chủ Tịch đảng VT.

Phải chăng đã đến lúc CHUYỆN DÙNG NHỮNG VIÊN ĐẠN ĐỒNG ĐEN LÀM TÊ LIỆT NHỮNG NGÒI BÚT PHỤC VỤ LẼ PHẢI VÀ SỰ THẬT SẮP CHẤM DỨT?  
*

Như đã biết, cuốn phim phóng sự điều tra “Khủng bố ở Sàigòn Nhỏ” do phóng viên AC Thompson và đạo diễn Rowley thực hiện đã được hãng truyền hình Frontline và ProPublica trình chiếu từ ngày 3 tháng 11 năm 2015 đã là ngọn lửa xuyên băng đã làm chảy những lớp băng che giấu tội ác của bọn khủng bố đã đông lạnh trong hơn 30 năm ảnh trước kia lo sợ cuống cuồng vì tất cả đều chĩa mũi dùi nghi phạm vào Mặt Trận, tức đảng VT.. Nhưng, cà cuống đến chết đít còn cay, băng đảng VT và đồng bọn đã cố cãi chầy, cãi cối, lôi kéo cộng đồng, lôi kéo các cựu quân nhân Quân lực Việt Nam Cộng Hoà vào để chữa cháy. Trong khi chính họ, biết hơn ai hết là họ đã chủ trương gây chia rẽ các ban đại diện cộng đồng, các hội đoàn, các tổ chức cựu quân nhân. Điển hình, như mới đây, cán bộ của đảng VT đã bằng mọi cách gây sóng gió để chiếm lĩnh ban đại diện cộng đồng Tampa, Florida – theo các bài viết của nhà văn Trương Minh Hoà, nhà hoạt động cộng đồng Tôn Nữ Hoàng Hoa.
Tôi đã viết loạt bài “Mặt Trận đã kiện báo chí Việt ngữ - Việt Tân có dám kiện phóng viên AC Thompson và hãng PBS hay không?” với kết luận có cho kẹo đảng VT cũng không dám kiện.
Và với những điều mà Nguyễn Xuân Nghĩa (NXN), Lý Thái Hùng (LTH) công khai vu cáo Frontline/ProPublica đã được VC chi tiền để làm phim “Khủng bố ở Sàigòn Nhỏ” có thể những người này sẽ bị kiện. Và, biết đâu, lúc đó những vụ án đã bị đông lạnh trong 30 năm sẽ được Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ và cơ quan FBI điều tra lại từ vòng đầu. Biết đâu, phải không? Nhưng rõ ràng chuyện kinh hãi trái khoáy (nói theo cách nói của nhà báo Đinh Từ Thức) là những kẻ khủng bố vẫn còn đang sống nhởn nhơ bên cạnh thân nhân của những nạn nhân mà chúng nó đã gây bao đau thương cho họ, cho con cháu họ trong hơn 30 năm qua.
*
Năm 1991-1992, Mặt Trận đưa ba đơn kiện báo chí về tội vu khống phỉ báng Mặt Trận nhưng toà đã gom lại làm một vụ để xét xử. Nguyên đơn là các ông Hoàng Cơ Định, Trần Xuân Ninh, và Nguyễn Xuân Nghĩa. Bên bị đơn là các ông Nguyễn Thanh Hoàng (báo Văn Nghệ Tiền Phong), ông Cao Thế Dung, ông Vũ Ngự Chiêu (Giám đốc nxb Đa Nguyên). Sau những thủ tục pháp lý kéo dài 3 năm, Toà Thượng thẩm ở Santa Clara, San Jose, với bồi thẩm đoàn mới bắt đầu xử kiện vào ngày 12 tháng 12, 1994. Ngày 22 tháng 12 bồi thẩm đoàn đi đến chung quyết, 11 trên 1: các ông Hoàng Cơ Định, Trần Xuân Ninh, và Nguyễn Xuân Nghĩa đã không chứng minh được các ông Nguyễn Thanh Hoàng, Cao Thế Dung, và Vũ Ngự Chiêu đã mạ ly. Bên nguyên đơn thua kiện, không đòi được bồi thường 550.000 USD cũng như phải trả tất cả mọi án phí của Toà.

http://www.tinparis.net/thoisu16/NgThanhHoang-NtrancungSon.jpg
Inline image


Nguồn Trần Củng Sơn, “Mặt Trận kiện báo chí”, NXB Sông Ba,1995, trang 134
Khoảng nửa năm sau khi CPJ phát hành báo cáo “SILENCED, The Unsolved Murders of Immigrant Journalists in the United States”, FBI và Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã mở lại tập hồ sơ những vụ giết 5 ký giả chưa tìm ra thủ phạm. Kết quả điều tra của nhà chức trách không vẫn không đưa kẻ chủ mưu hay/và thủ phạm giết người ra ánh sáng công lý. Và trên những tờ báo dòng chính vẫn, tiếng Anh chi là vài bản tin ngắn, và lại càng ít hơn nữa trên các tờ báo tiếng Việt ngữ ở Hoa Kỳ và dư luận lúc đó vẫn là một sự im lặng lạnh lùng dù cộng đồng người Việt tị nạn lúc đó đã tròn hai mươi tuổi.
Ngoài 5 vụ giết ký giả gốc Việt chưa có kết quả, còn nhiều vụ sách nhiễu, đe doạ và khủng bố khác trong cộng đồng báo chí tiếng Việt.
  • Những vụ khủng bố báo giới Việt ngữ khác ở Hoa Kỳ
  • Ném bom xăng trụ sở báo Văn Nghệ Tiền Phong, Arlington, Virginia, 1980
http://www.tinparis.net/thoisu16/NemBomXang_VNTPhong.jpg
Inline image


        Trụ sở báo Văn Nghệ Tiền Phong ở Arlington, Virginia (1990). Nguồn Google
Tạp chí VNTP có khuynh hướng chỉ trích một số tổ chức cựu quân nhân lưu vong. Nhà của ông Nguyễn Thanh Hoàng và cũng là toà soạn báo VNTP bị ném bom xăng khi ông chủ nhiệm kiêm chủ bút và con gái bảy tuổi đang ở trong phòng ở tầng hầm. Hai cha con chủ báo VNTP thoát nạn nhưng căn nhà bị thiệt hại khoảng 125.000 USD.
  • Mưu sát ông Bạch Hữu Bồng, giám đốc xuất bản tuần báo nhỏ, Los Angeles, 5 tháng 1 1982
Hung thủ ngồi trong xe chạy qua bắn ông Bạch Hữu Bồng xối xả khi ông vừa rời khỏi một tiệm ăn ở khu phố Tàu. Ông Bồng bị bắn ngay sau khi đăng bài báo về một băng đảng “Người nhái” ở quận Cam. Đó là một nhóm cựu quân nhân Hải quân Việt Nam.. Nạn nhân đã nhận diện hung thủ là Nguyễn Hữu Tài, bí danh là “Ông Tài”, thủ lĩnh của băng đảng “Người nhái” thường tống tiền người Việt ở vùng Quận Cam.
Nguyễn Hữu Tài bị đưa ra tòa và bị kết án tù. Nhưng tòa đình chỉ thi hành án lệnh vì Tài chưa phạm tội ác tại Hoa Kỳ. Ông Bồng ngưng xuất bản báo.
Từ 1987 đến 1990, cường độ những thảo luận quốc cộng trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt đã trở nên căng thẳng. Khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ trong khối Xô Viết, Người Việt Nam ở Mỹ bắt đầu công khai thảo luận về việc Mỹ có thể lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Nhiều nhà báo, luật sư và những thành phần có ảnh hưởng trong cộng đồng đã về Việt Nam để thăm người thân. Nhóm chống cộng triệt để trong cộng đồng đã trả đũa..
  • Hành hung nhà văn Vũ Mộng Long, Westminster, California, 30 tháng 4, 1988
 http://www.tinparis.net/thoisu16/VumongLong_DuyenAnh.jpg
Inline image


Duyên Anh (1935-1997) trên bìa sách của ông. Nguồn: Khởi Hành
Ngày 30 tháng 4 năm 1988, Nhà văn Duyên Anh Vũ Mộng Long đang cùng bạn là hoạ sĩ Trần Đình Thục đi trên phố trước Bolsa Mini Mall ở Quận Cam, cùng lúc có một vài chục người hoạt động chính trị đang biểu tình, kỷ niệm lần thứ 13 ngày Sài Gòn sụp đổ. Vài người bao vây và một trong nhóm đó đã đánh vào đầu ông Vũ Mộng Long đập xuống vệ đường khiến ông trở thành phế nhân dù được cứu cấp ngay sau đó. Gia đình ông Duyên Anh cho hay họ được FBI cho biết có thể VNDCHQĐ-VOECRN là tổ chức đã hành hung ông.
Duyên Anh đã bị cộng sản Việt Nam giam tù 6 năm sau 1975. Có tin đồn cho rằng ông đã đầu hàng và cộng tác với cộng sản. Ông ra khỏi tù cộng sản năm 1981 sau khi được Tổ chức Ân xá Quốc tế và Hội Văn bút Quốc tế (PEN) can thiệp. Tháng 3, năm 1983, sau 10 ngày vượt biển Duyên Anh tới Mã Lai. Ông đến Paris tháng 10, 1983 đoàn tụ với gia đình đã sang Pháp từ 1981. Duyên Anh bị hành hung trong lần viếng thăm Nam California qua lời mời của Dân biểu Cộng hoà Robert K. Dornan, có văn phòng trung ương đặt ở Garden Grove. Chính dân biểu Dornan cũng đã yêu cầu FBI mở cuộc điều tra sự vụ.(20)
Ông Duyên anh nói, “Tôi không thù ghét, hay giữ lòng oán hận bất cứ ai, kể cả những người đã đánh đập tôi tàn nhẫn..”(21)
  • Đe doạ giết Nguyễn Tú A, chủ nhiệm tờ Việt Press, Westminster, California, 3 tháng 8, 1988
http://www.tinparis.net/thoisu16/NguyenTuA-MTdedoa.jpg
Inline image

 
Nguyễn Tú A đọc báo cũ bên ngoài nhà của ông ở Westminster California October 27, 2015.
 Nguồn: Kendrick Brinson
Sau khi ông Nguyễn Tú A và những người bạn khác về thăm Việt Nam thì ông và hai người khác đã bị “lên án tử hình”. Bản án được đóng trên cột điện thoại trong khu Saigon Nhỏ ở Westminster, CA.
  • Mưu sát nhà báo Đoàn Văn Toại, Fresno, California, 19 tháng 8, 1989,
http://www.tinparis.net/thoisu16/DoanVanToai_BiMuusat.jpg
Inline image


Ông Đoàn Văn Toại và những tác phẩm đã in bên ngoài nhà của ông ở Westminster, California
October 27, 2015. Nguồn: Kendrick Brinson
Đoàn Văn Toại, một ngòi bút gây tranh cãi và đứng đầu Viện Dân chủ cho Việt Nam, có trụ sở tại Washington, đã bị bắn trọng thương trên đường đi bộ về nhà tại Fresno, Bắc California. Ông Toại bị bắn có thể vì bài xã luận trên một bản tin tiếng Anh mà ông Toại cho biết đã bị dịch sang tiếng Việt sai và được đăng trên báo Việt ngữ địa phương.”
Toại là một nhân vật gây tranh cãi trong cộng đồng người gốc Việt vì ông ủng hộ cộng sản trong thời chiến. Sau 30 tháng 4, 1975 Đoàn Văn Toại trở thành nhân viên trong ủy ban tài chánh của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam nhưng sau đó cũng được cộng sản Việt Nam cho đi tù cải tạo. 1979 Toại được cho đi sang Mỹ vì lý lịch Pháp của vợ ông. Tuy vậy, Người tị nạn cộng sản ở Mỹ vẫn không chấp nhận quá khứ theo cộng sản của Toại và ông vẫn tiếp tục chỉ trích giới cựu lãnh đạo Miền nam và nhóm lãnh đạo của người tị nạn ở Mỹ.
Giữa thập niên 1980, Toại bị phản đối và nhận được nhiều thư doạ giết vì bài viết trên tờ Los Angeles Times, kêu gọi Mỹ tái lập bang giao với cộng sản Việt Nam. Kẻ đe doạ còn kèm theo một viên đạn trong bì thư. Trong bài viết trên tờ LA Times vào năm 1982, ông Đoàn Văn Toại còn chỉ trích những người lãnh đạo của tổ chức kháng chiến lấy tiền của quỹ kháng chiến làm của riêng. Sau khi bài báo đăng trên tờ Los Angeles Times, tổ chức đó đe doạ giết cả nhà ông Đoàn Văn Toại.
FBI điều tra vụ mưu sát nhưng không được sự hợp tác của cộng đồng người Việt Fresno vì Toại được coi là một “tên cộng sản bịp.” (Trích “Khủng bố ở Sàigòn Nhỏ” - Trần Giao Thủy).
Tôi đã viết nhiều bài công kích lập trường thiên Cộng của ĐVT; nhưng tôi đã chuyển lên diễn đàn thỉnh nguyện thư yêu cầu Bộ Tư Pháp xét lại các vụ án đã bị đông lạnh trong hơn 30 năm qua do cháu Lanvy Trần phát động ; trong đó có tên ĐVT.
Lý do rất dễ hiểu: Ở một xứ sở tự do mà quyền tự do ngôn luận được tôn trọng tuyệt đối - như Hoa Kỳ, chuyện dùng những viên đạn đồng đen làm tê liệt ngòi bút, computer là chuyện không thể chấp nhận được.
*
Ngoài chuyện kinh hãi trái khoáy là cho đến nay: những kẻ sát nhân vẫn còn đang sống nhởn nhơ bên cạnh thân nhân của những nạn nhân mà chúng đã sát hại.
Theo tôi, còn có chuyện kinh hãi trái  khoáy  hơn là chuyện những nhà văn, nhà báo người Mỹ gốc Việt lại vô cảm đến độ khi cuốn phim phóng sự “Khủng bố ở Sàigòn Nhỏ” được trình chiếu với mục đích tìm lại công lý cho những nhà báo bị bọn khủng bố sát hại thì họ lại ngậm câm miệng hến; trong khi đó, họ lại ra rả kêu gọi VC phải tôn trong quyền tự do ngôn luận cho những người làm báo ở trong nước (sic!).
Càng khốn nạn hơn là có những kẻ tự xưng mình là nhà văn, nhà báo lại cong đít, cong đuôi  bênh vực đảng VT cứ như là bênh vực ông cố nội của chúng nó.
Đúng là cái bọn nhà văn, nhà báo mà “lý tưởng của chúng nó đã mờ đục và mục nát” mới nhắm mắt, nhắm mũi làm những chuyện vô lương tâm như thế!
LÃO MÓC