Thứ Tư, 30 tháng 10, 2019

Ông Dương Trung Quốc không xứng đáng là đại biểu Quốc hội

Ngày, 24/10 tại Nghị trường Quốc hội, khi tra n.h luận về/việc tuyển chọn người tài trong bộ máy nhà nước, Ông Dương Trung Quốc có câu nói vô chính trị, thiếu tính xây dựng và mang tính khiêu khích không th ể chấp nhận được “Tôi cứ đặt một câu hỏi, rất riêng tư thôi, anh Tuấn anh ấy thấy có người giỏi rất yêu nước đi, thấy có người hơn anh ấy có dám nhường chức cho người khác không…..? , bởi trước đó, Đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) “khơi ngòi” cho cuộc tra n.h luận, vì, ông Vân cho rằng “việc tuyển chọn người tài cần phải học tập Bác Hồ từ khi thành lập nước với 3 tiêu chí đơn giản….”

Tuy nhiên, ông Dương Trung Quốc đã phản biện ngược lại rằng: “Chúng ta không nên nhắc lại câu chuyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ hơn 70 năm trước nữa, thời đại đã thay đổi rồi”, không những thế, Nghị Quốc còn lộng ngôn công khai nói rằng “thời đại ngày nay đã khác…..”, cần được hiểu thâm ý ông Nghị này, (Thời đại Hồ chí Minh đã hết).
Tại hội trường ngày hôm qua, 24.10, đại biểu Nguyễn Quang Tuấn (phải) đã nói rằng ông rất “buồn và s.ố.c” khi nghe đại biểu Dương Trung Quốc nói rằng thời đại ngày nay đã khác nên không nên nhắc lại câu chuyện chọn người tài của Bác Hồ cách đây 70 năm.

Vì thế, không nên nhắc lại câu chuyện chọn người tài của Bác Hồ cách đây 70 nữa, Đây, là quan điểm hoàn toàn sai trái, vô chính trị rất lá.o xư.ợc đáng bị phê pha’n, bởi, quá khứ, hiện tại và cả tương lai Chủ Tịch HCM vẫn là lãnh tụ của dân tộc, Nhân dân ta nguyện noi gương Bác, vẫn đi theo con đường mà Bác đã chọn . vì thế, toàn đảng, toàn dân và toàn quân ta vẫn đang học tập, thấm nhuần tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người, mặc dù Bác đã đi xa đã 50 năm, nhưng, những quan điểm của Bác, trong đó có việc chọn nhân tài vẫn còn nguyên giá trị

Sự cần thiết, mượn lời ông Giám đốc Bệnh viện Tim Hà nội để khẳng định lại rằng,“Cho dù thời cuộc có thay đổi, cơ chế thị trường, đồng tiền len lỏi vào từng người, từng nhà, từng cơ quan, nhưng chúng tôi, những Nhân sĩ trí thức, nhà khoa học, Cán bộ viên chức đang làm việc trong nhà nước không phải vì tiền mà vì lòng t ự tôn dân tộc, vì lò.ng yêu nước giống hệt các nhân sĩ cách đây 70 năm”, một câu nói mang tính chân lý này, được đông đảo nhân dân ủng hộ, một minh chứng cho thấy dân cư mạ n.g xã hội mấy hôm nay “sôi sùng sục” họ đua nhau phản biện ông này, họ nguyền rủa Ông ta, bằng những từ ngữ nặng nề nhât, để đập lại luận điệu dân túy, vô chính trị này của DTQ…
Rõ ràng, một sự thật, theo ông Tuấn, nếu dùng tiền mua được đạo đức, dùng tiền mua được khoa học thì sẽ rất nhiều nhà khoa học sẽ không từ nước ngoài bỏ mức lương rất cao để về Việt Nam xây dựng đất nước, không có cán bộ khoa học tài năng đang ngồi nhận mức lương công chức, viên chức, trong khi họ có th ể có mức lương rất cao …“Tôi rất mong Quốc hội nhìn nhận k.i.n.h h.o.à.n.g giá lại pha’t biểu của đại biểu Dương Trung Quốc trong vấn đề này…

Đã từ lâu, dư luận nghi ngờ tính chính đáng của một Đại biểu Quốc hội như Ông Dương Trung Quốc, Bởi, thời gian gần đây, Ông ta bộc lộ rất nhiều hà nh vi và lời nói rất lộng ngôn, mang tính dân túy liên quan đến nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế xã hội của đất nước, đã chuyển hướng dần mang màu sắc chính trị, đi ngược với chủ trương của đảng, nhà nước chẳng khác gì đám rận và những kẻ chố.ng đố.i chế độ, việc làm của ông ta hôm qua và cả hôm nay chẳng khác nào gáo nước lạnh dội vào n ỗ lực toàn dân tộc lúc này, Vì thế, DTQ không xứng đáng làm Đại biểu của Nhân dân nữa.

Nguyễn Kim Khanh

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2019

Tin Houston-USA : LIÊM SỈ và LÒNG TỰ TRỌNG TRỐN ĐI ĐÂU

----- Forwarded Message -----
From: vuthach nguyen <phuclinh1948@yahoo.com>
Sent: Sunday, October 27, 2019, 2:45:42 PM CDT
Subject: LIÊM SỈ và LÒNG TỰ TRỌNG TRỐN ĐI ĐÂU

                                              LIÊM SỈ  và  LÒNG TỰ TRỌNG TRỐN ĐI ĐÂU
Phúc Linh

Trong vài ngày qua, đài truyền hình 51.3 tại Houston liên tục phát hình các cuộc phỏng vấn về cuộc vận động tranh cử Hội Đồng Đại Diện Cộng Đồng ( HĐĐDCĐ ) Houston của ba liên danh Xây dựng do Ls Steven Dieu là thụ ủy, liên danh Đoàn kết do Đông y sị Nhất Nguyên là thụ ủy và liên danh Hợp Nhất do Trung tá Trần Quốc Anh là thụ ủy.

Riêng đối với liên danh Xây dựng do Ls Steven Dieu là thụ ủy, có bác sỹ Trần Văn Tính, cựu chủ tịch cộng đồng Houston 6 năm,  tham gia liên danh với vai trò của Thủ qũy. 

Bs Trần Văn Tính cho biết mặc dù đã trên 80 nhưng ông phải than gia tranh cử trong liên danh Xây Dựng vì ông qúa tức giận những việc làm sai trái của  ông Trần Quốc Anh và các ủy viên HĐĐDCĐ Houston

Đài truyền hình 51.3 tại Houston cũng phát hình cuộc phỏng vấn với Ủy ban vận động và tổ chức bầu cử về việc ông Trần Quốc Anh có đủ tư cách tái ứng cử thêm một nhiệm kỳ nữa hay không.

Kính thưa qúi vị,

Trước hết, chúng ta cần hiểu Nội quy là gì ?

Các cơ quan, xí nghiệp, tổ chức bất vụ lợi, trường học, chợ, nhà hàng…chỉ là một đơn vị nhỏ bé trong sinh hoạt xã hội của một quốc gia,  nội quy là những nguyên tắc của một cơ quan, tổ chức xã hội. cộng đồng của một sắc tộc..... tự đặt ra buộc những người làm việc hoặc tham gia cơ quan, tổ chức ... đó phải tuân theo để sinh hoạt trong tổ chức có trật tự và kỷ luật,  nên nếu có  những trường hợp xảy ra nhưng không được quy định trong bản nội quy, mọi người phải nghiên cứu và tham chiếu luật pháp quốc gia, tiểu bang, chính quyền địa phương mà áp dụng, bởi vì, nội quy là những qui định nằm dưới các quy định của luật pháp của các cấp chính quyền quận hạt, thành phố, tiểu bang, liên bang.

Kính thưa qúy vị,

Nhiệm kỳ của Tổng thống Hoa kỳ là 4 năm.  Để trả lời câu hỏi khi đang trong nhiệm kỳ Tổng thống mà một vị Tổng thống đã qua đời hoặc bị truất phế hoặc từ nhiệm thì vị Tổng thống kế nhiệm được tái ứng cử 1 lần ( 4 năm ) hoặc 2 lần ( 8 năm ) ?

Câu trả lời là tùy thuộc vào thời gian kế nhiệm Tổng thống nhiều hơn nửa nhiệm kỳ ( nhiều hơn hai năm ) hoặc vừa đúng 2 năm ( 24 tháng ) hoặc ít hơn nửa nhiệm kỳ Tổng thống ( ít hơn 2 năm ).

Trường hợp 1 : Vị Tổng thống kế nhiệm được tái ứng cử 1 lần nếu đã giữ chức vụ Tổng thống trong thời
gian kế nhiệm nhiều hơn hai năm bởi vì thời gian kế nhiệm này được coi như là một nhiệm kỳ Tồng thống.

Trường hợp 2 : Vị Tổng thống kế nhiệm sẽ được tái ứng cử 2 lần nếu đã giữ chức vụ Tổng thống trong thời gian kế nhiệm vừa đúng 2 năm.  Bởi vì thời gian kế nhiệm vừa đúng hai năm này không được tính là một nhiệm kỳ Tồng thống.  Trong trường hợp này, nếu vị tổng thống kế nhiệm tái ứng cử 2 lần và đều đắc cử, ông sẽ giữ  chức vụ Tổng thống tổng cộng 10 năm
( Those who have taken over as President during the middle of a term may serve as president up to ten years )..

Trường hợp 3 : Vị Tổng thống kế nhiệm sẽ được tái ứng cử 2 lần nếu đã giữ chức vụ Tổng thống trong thời gian kế nhiệm  ít hơn hai năm bởi vì thời gian kế nhiệm ít hơn hai năm này không được tính là một nhiệm kỳ Tồng thống. Trong trường hợp này, nếu vị tổng thống kế nhiệm tái ứng cử 2 lần và đều đắc cử, ông sẽ giữ  chức vụ Tổng thống trên 8 năm nhưng dưới 10 năm..

Điều giải thích trên được trích ra từ Tu chính án 22 của HIến pháp Hoa kỳ.

Ông Trần Quốc Anh là Chủ tịch cộng đồng  từ sau ngày kế nhiệm Ls Phan Quốc Cường 19/3/2015 cho đến hết nhiệm kỳ ngày 31/12/2016, tổng cộng 21 tháng 11 ngày. 

So sánh với thời gian nhiệm kỳ của chủ tịch cộng đồng Houston là 3 năm ( 36 tháng )  thì ông Trần Quốc Anh đã giữ chức vụ  Chủ tịch cộng đồng kế nhiệm Ls Phan Quốc Cường 1 năm. 9 tháng 11 ngày  ( 21 tháng 11 ngày )  tức là gần 2/3 nhiệm kỳ 

Chủ tịch Trần Quốc Anh đã tái ứng cử chức vụ Chủ tịch cộng đồng  cho nhiệm kỳ 2017 – 2019 và đã đắc cử Chủ tịch cộng đồng.

Khi nộp đơn xin tái ứng cử nhiệm kỳ thứ ba 2020 - 2023, dơn xin ứng cử của ông Trần Quốc Anh là bất hợp lệ, đã vi phạm Nội quy cộng đồng qui đình tại điều VII - Khoản 3, viết như sau :

Điều VII Hội dồng đại diện cộng đồng – Khoản 3 : Nhiệm kỳ

a/ Nhiệm kỳ của HĐĐDCĐ được quy định là ba ( 3 ) năm

b/ Các ủy viên HĐĐDCĐ có thể tái tranh cử nhiều nhiệm kỳ, trừ Chủ tịch cộng đồng chỉ có thể tái cử tối đa là một ( 1 ) nhiệm kỳ với tư cách là thụ ủy liên danh

Như vậy,  chủ tịch Trần Quốc Anh KHÔNG THỂ tái cử nhiệm kỳ 2020-2023

Nhưng các ông Trần Trí, Đỗ Minh Đức, Nguyễn Hữu Thiết, Trần Quốc Anh không đồng ý cách giải thích như vậy.

Có người cho rằng trong những cuộc tranh cử Tổng thống Hoa kỳ, ứng cử viên Tổng thống không là người thụ ủy của một liên danh nào nên không thể áp dụng nguyên tắc của tu chính án Hoa kỳ thứ 22 về trường hợp nào Tổng thống kế nhiệm chỉ được tái ửng cử thêm một nhiệm kỳ và trường hợp nào Tổng thống kế nhiệm được tái ửng cử thêm hai nhiệm kỳ.

Theo thiển ý của chúng tôi, trong những cuộc tranh cử Tổng thống Hoa kỳ, ứng cử viên Tổng thống cũng là người thụ ủy của một liên danh nhưng theo qui định của bầu cử Tổng thống, liên danh chỉ có hai người, nếu đắc cử, người thụ ủy sẽ là Tổng thống và người kia là Phó Tổng thống.  Sau khi đặc cử, Tổng thống  sẽ mời những người có khả năng vào các chức vụ Bộ trưởng để điều hành quốc gia.

Trong tổ chức cộng đồng Houston, theo qui đình của nội quy, một liên danh có ít nhất là 3 người cho đến 15 người bao gồm người thụ ủy và các ủy viên để điều hành tổ chức cộng đồng.

Kính thưa qúi vị,

Nếu không đồng ý,  chúng ta  còn một cách giải thích khác căn cứ vào từng chữ, từng câu  trong bản nội quy tại Điều VII Hội dồng đại diện cộng đồng – Khoản 3  và  không ai được thêm và cũng không ai được bớt một chữ, một câu nào.

Các ông Trần Trí, Đỗ Minh Đức, Nguyễn Hữu Thiết luôn miệng nói mọi người không chịu đọc kỹ, nhưng mọi người đã đọc kỹ, kỹ hơn cả cả các ông Trần Trí, Đỗ Minh Đức, Nguyễn Hữu Thiết, chúng tôi xin viết lại nguyên văn trong bản nội qui :

“ Chủ tịch cộng đồng chỉ có thể tái cử tối đa là một ( 1 ) nhiệm kỳ với tư cách là thụ ủy liên danh “

Câu trên được chia thành 2 vế :

Vế 1 : Chủ tịch cộng đồng ( không có sự phân biệt ông/bà đã ứng cử với tư cách là thụ ủy liên danh hoặc kế nhiệm chức vụ chủ tịch cộng đồng của vị chủ tịch tiền  nhiệm đã chết hoặc từ nhiệm hoặc bị truất phế )

Vế 2 : chỉ có thể tái cử tối đa là một ( 1 ) nhiệm kỳ với tư cách là thụ ủy liên danh “

Căn cứ vào qui  định trên, căn cứ vào từng chữ, không ai được thêm và cũng không được bớt một chữ, một câu nào,  xin hỏi quí vị :

1/ Khi nộp đơn xin tái ứng cử nhiệm kỳ 2017 – 2019, ông Trần Quốc Anh đang là Chủ tịch cộng đồng phải không ?  Đúng như vậy.

2/ Chủ tịch cộng đồng Trần Quốc Anh đã tái cử một ( 1 ) nhiệm kỳ với tư cách là thụ ủy liên danh phải không ?  Đúng như vậy

3/ Nghĩa là chủ tịch cộng đồng Trần Quốc Anh đã tái cử một ( 1 ) nhiệm kỳ với tư cách là thụ ủy liên danh phải không ?  Đúng như vậy

Trường hợp của Trần Quốc Anh đã được qui định rõ ràng, từng chữ, từng câu như vậy, rõ ràng như vậy rồi nếu đã đọc kỹ từng chữ, từng câu,  các ông Trần Trí, Đỗ Minh Đức, Nguyễn Hữu Thiết, Trần Quốc Anh còn cãi chày cãi bướng cái gì nữa ?

Trong các quảng cáo vận động tranh cử cho nhiệm kỳ 2020 – 2022, ông Trần Quốc Anh đã nêu cấp bậc của  ông là Trung tá trong Quân lực Hoa kỳ. 

Lẽ ra, khi vận động tranh cử cộng đồng hoặc trong thời gian giữ chức vụ Chủ tịch cộng đồng, ông Trần Quốc Anh không nên lấy chức vụ  “ Trung tá Quân lực Hoa kỳ” trong sinh hoạt cộng đồng bởi vì nếu ông và các ủy viên HĐĐDCĐ Houston có hành vi xấu xa, tồi tệ thì sẽ làm nhơ danh của một “ Trung tá " trong " Quân lực Hoa kỳ” nói riêng và  “ Quân lực Hoa kỳ “ nói chung.

Thời gian qua, trong chức vụ Chủ tịch cộng đồng, Trung tá Trần Quốc Anh đã man khai hoặc cố tình nói lời gian dối rằng UBCT là một Ủy ban độc lập đứng ngoài tổ chức cộng đồng là nhằm mục đích gì ?

Đó là ý đồ ngăn cản mọi cố gắng của HĐGS, của các vị cựu chủ tịch cộng đồng Houston, của đồng hương đòi hỏi  HĐĐDCĐ Houston phải bạch hoá, phải công khai hóa vấn đề tài chánh của qũy cứu trợ Harvey.

Câu hỏi là : Nếu  Trung tá Trần Quốc Anh là một người ngay thẳng, trong sạch, có liêm sỉ và trọng danh dự, tại sao Trung tá Trần Quốc Anh lại không nói thật, tại sao lại cố tình gian dối như vậy ? Tại sao chủ tịch Trần Quốc Anh không muốn vấn đề tài chánh bị kiểm soát trong suốt thời gian từ cuối năm 2017 cho đến nay ? Vì lý do gì ?  Có vấn đề mờ ám gì trong việc chi tiêu số tiền tài trợ  $1,606,348.22 không ?

Tại sao các ông Trần Trí, Đỗ Minh Đức, Nguyễn Hữu Thiết lại cố gằng bảo vệ một kẻ xấu như vậy ?

Nếu quí vị là một đảng viên của một đảng phái chính trị, tôn giáo… mà cố gắng bảo vệ điều sai trái, một việc nhỏ như thế này mà qúi vị không giữ được tấm lòng chính trực thì người dân làm sao tin được quí vị trong những công việc trọng đại ???

Chúng tôi xin chứng minh :

Trong thực tế, ông Trần Quốc Anh không xứng đáng giữ chức vụ chủ tịch cộng đồng kể từ sau ngày bà Hoàng Dược Thảo xác nhận Ủy ban cứu trợ ( UBCT ) nạn nhân bão Harvey trực thuộc HĐĐDCĐ Houston, không phải là một Ủy ban độc lập đứng ngoài tổ chức cộng đồng như  Trung tá Trần Quốc Anh, chủ tịch cộng đồng Houston gian dối bịa đặt.

Cho đến nay, chúng ta đều đã rõ tổ chức cộng đồng Houston có hai tài khoản ngân hàng :

1/  Một tài khoản cho sinh hoạt bình thường của tổ chức cộng đồng

2/  Một tài khoản riêng có mã số Acct #  6687  cho các sinh hoạt gây qũy của tổ chức cộng đồng, chẳng hạn gây qũy cứu trợ nạn nhân bão Harvey

Bà Hoàng Dược Thảo giải thích rằng khi chủ tịch Trần Quốc Anh nói UBCT nạn nhân bão Harvey là một ủy ban độc lập không có nghĩa là một ủy ban đứng riêng rẽ  biệt lập,  đứng bên ngoài tổ chức cộng đồng mà chỉ có nghĩa những số tiền gây qũy hoặc tiền tài trợ để cứu giúp nạn nhân bão Harvey được để riêng vào một tài khoản thứ hai của tổ chức cộng đồng có mã số Acct #  6687. 

Ngồi trên bàn chủ tọa buổi họp báo, chủ tịch Trần Quốc Anh, các ủy viên  HĐĐDCĐ và hai ủy viên HĐGS Mạnh Xuân Thái và Nguyễn Kim Bằng không phản đối lời giải thích này của bà Hoàng Dược Thảo.

Quay ngược về quá khứ, sau khi nhận được số tiền tài trợ từ các nguồn là  $1,606,348.22, chủ tịch Trần Quốc Anh đã tuyên bố UBCT là một Ủy ban độc lập đứng ngoài tổ chức cộng đồng nhằm mục đích gì ?

Nhằm mục đích ngăn cản mọi cố gắng của HĐGS, của các vị cựu chủ tịch cộng đồng Houston, của đồng hương yêu cầu HĐĐDCĐ Houston phải bạch hoá, phải công khai hóa vấn đề tài chánh của qũy Harvey.

Phúc Linh

Những lưu ý khi xin Quốc tịch Canada mà bạn cần biết

Note này dành cho các bạn chuẩn bị nộp đơn thi quốc tịch canada, chuyện này xảy ra với mình cũng 1 thời gian dài rồi nhưng nghĩ lại mình vẫn thấy cần phải chia sẻ.

Bạn đã được thẻ xanh canada? chúc mừng, bây giờ bạn chỉ phải chờ 3 năm hoặc hơn cho quốc tịch.
Trong trường hợp của mình, mình chờ 5 năm . Vì mình du lịch khá nhiều nên phải đợi lâu hơn cho physical residency. Đến khi mình nộp giấy, mình đợi khoảng 1 năm để nhận dc giấy tờ đi thi quốc tịch .



Hôm thi, mình không hề nhận dc giấy gọi đi thi, vì nhờ thường xuyên check CIC website nên biết ngày, gọi lên để lấy địa chỉ . Lúc đi cũng chỉ mang theo hộ chiếu, và landing documents . Immigrant officer hỏi mình 1 số câu hỏi liên quan đến bản thân và gia đình, rồi họ hỏi hộ chiếu cũ của mình đâu . Mình nói là mình không có mang. Ngay lập tức họ phát cho mình Residential questionaire (RQ) rồi nói đi về bổ túc thêm hồ sơ để chứng mình là mình đã sống và làm việc/học tập ở canada .
Hoang mang mình định đi về thì họ bảo “đi đâu”, ở lại làm test .
Làm test xong mình mới đi dò hỏi là liệu mình có mang hộ chiếu cũ lên dc không, chứ bị xếp hồ sơ lên như thế này thì thời gian đợi chờ là rất lâu . Mà mình thì mong mỏi lắm rồi.
Họ nói là không dc, 1 khi đã được phát RQ thì wait times có thể lên đến 2 năm . Cái làm mình hoang mang là việc chứng minh physical residency ở canada đối với 1 sinh viên không dễ .
Thứ nhất là sinh viên thường không có rental agreement, cứ ở nơi đây mai đó tiền nhà trả tiền mặt, lấy đâu ra mà chứng minh 1 thời gian dài.
Thư hai: nó đòi hỏi medical record, xin thì miễn phí nhưng mà thường sv rất ít đi bệnh viện, lôi cái record ra trắng tinh (chả có gì)
Thứ ba: transcript gửi lên cho có nhưng nó cũng thường là không chứng mình dc, vì học ở cái đại học thường không điểm danh .
Bạn nào đi Mỹ phải xin thêm giấy xuất nhập cảnh vào Mỹ.
Mình bị đòi giấy nhập cảnh canada (ko có xuất nhé) , giấy nhà băng, rồi 1 cái list dài những cái khác nữa.
Mà nhất là đã phải đợi 1 năm để đi thi, bây giờ phải đợi thêm 2 năm nữa mới có quốc tịch . Có trường hợp cá biệt lên đến 4 năm . MÌnh mon mem lên cái forum về citizenship thì phát hiện ra việc dc phát RQ hiện nay không hiếm . Nhiều người có quốc tịch xong là quay lại bản xứ để sinh sống liền ( người châu á rất nhiều). Chính phủ bắt đầu hoài nghi đặc biệt là sau có 1 số vụ fraud , người ta sang lấy landed papers rồi về nước sống rồi quay lại thi quốc tịch . Nguồn nhân lực của chính phủ có hạn nên hồ sơ cứ chồng lên nhau, đẩy wait times ra rất xa .
Sau khi có đủ giấy tờ và viết thư giải thích tùm lum, tại sao lại vậy , tại sao lại kia, copy đủ 2 cái passports ( cũ, hiện tại) mình gửi lên thì mình đã dc đi tuyên thệ 1 năm sau.
Nên mình có lời khuyên là tốt nhất, tránh đừng để bị issue RQ. Khi gửi giấy tờ thi quốc tịch, nên có những giấy tờ chứng minh rõ ràng kèm hồ sơ. KHi đi thi, mang theo những giấy tờ chứng minh đấy .
MÌnh có thể mang theo những cái sau:
Job letter (nếu có việc), school transcripts, all of your passports. Bank documents, rental agreements .
Khi phỏng vấn nói chuyện rành mạch (vì nhân viên kia ko thích thì họ cho RQ liền) về việc làm, nơi ở, mối liên hệ với canada (vì dụ bạn cưới người canada mang theo giấy kết hôn theo nếu muốn)
Tốt nhất, là khi sống 3 năm sau khi có thẻ xanh nên sống liền mạch (đừng đi du lịch nhiều và lâu như mình) như vậy khả năng sẽ cao hơn.
Xem thêm: Việt Kiều chia sẻ kinh nghiệm đi thi quốc tịch Canada
Nhiều bạn khi sang Canada rất mong muốn được nhập quốc tịch tại đây. Dưới đây là hành trình thi quốc tịch Canada của bạn một trên group Kết nối Việt Nam – Vancouver, cùng tham khảo nhé!


Hôm nay mình xin chia sẻ hành trình thi quốc tịch cho bạn nào chuẩn bị thi nha.
– Hồ sơ mình nhờ hội người Việt làm giúp, mình chỉ đem đi gởi.
– Sau một tháng nếu hồ sơ đầy đủ không có vấn đề gì thì mình sẽ nhận được giấy báo là hồ sơ đã Ok và số hồ sơ kèm theo cuốn sách Discover Canada để mình học.
– Thời gian xử lý hồ sơ khoảng 5 tháng hoặc hơn mọi người có thể vào Canada.ca dùng số UCI để kiểm tra tình trạng hồ sơ của mình.
– Nếu hồ sơ đã được sắp xếp ngày thi thì họ sẽ gởi Mail hay email thông báo ngày thi trước đó 3 tuần ( nhớ check email và Mail box thường xuyên nhé ).
– Như trường hợp mình không nhận được Mail hay email báo ngày đi thi nên mình đã trễ ngày thi nên phải liên hệ lại với họ và phải viết thư trình bày lý do vì sao mình không đi thi vào ngày đó và phải chờ hơn hai tháng sau họ mới sắp lại lịch cho mình thi lại.
– Trong thời gian hơn năm tháng đó thì mọi người nên đọc kỹ và hiểu rõ nội dung trong sách Discover Canada.
– Mọi người có thể tham khảo thêm các website có hướng dẫn các câu hỏi luyện thi quốc tịch .. những câu hỏi khi đi thi thì hỏi đơn giản hơn các website nhiều với điều kiện mình thực sự hiểu nội dung của sách đưa ra.
– Đến theo giờ hẹn đã ghi trong thư.
– Đến đúng giờ thì nhân viên họ sẽ ra dặn mọi người trên tay cầm sẵn thư mời dự thi và PR Card xếp hàng đi vào phòng thi.
– Tới lượt thì đưa thư mời và PR Card cho nhân viên họ check và họ phát cho một phiếu dùng để trả lời câu hỏi và một cây viết chì và tự chọn bàn để ngồi , mỗi người một bàn.
– Khi mọi người đã vào đầy đủ sẽ có nhân viên tới hướng dẫn điền thông tin lên phiếu trả lời câu hỏi và cách thức để đánh dấu cho câu trả lời đúng.
– Yêu cầu trong lúc thi thì túi xách cá nhân để lên ghế trống kế bên hoặc để dưới chân , tắt chuông cellphone.
– Sau đó nhân viên họ sẽ phát cho mỗi người một cái file trong đó có bài thi của từng người không ai giống ai , file đó được úp xuống khi nào phát xong hết thì họ yêu cầu mình lật lên làm bài và thời gian được tính từ lúc đó.
– 20 câu hỏi thì yêu cầu phải đúng từ 15 câu trở lên.
– Cách thức là đánh dấu chọn ABCD cho câu hỏi đúng.
– Theo bài thi của mình làm sáng nay thì khoảng 15 câu đơn giản khoảng 5 câu là hỏi hơi lắm léo chút phải suy nghĩ.
– Thời gian thi là 30′.



– Khi nào xong thì đem lên nộp cho nhân viên rồi ra ngoài phòng chờ để được gọi tên . Trước khi ra trả lại viết chì và họ phát cho một tờ giấy khai báo là minh không vi phạm một số quy định họ đưa ra và ký tên vào đó.


– Khi cuộc thi đã kết thúc thì nhân viên họ sẽ ra thông báo là mọi người chuẩn bị sẵn trên tay : giấy landing , thẻ PR , health card , driver licence , passport.
– Họ sẽ ra gọi tên từng người vào để phỏng vấn.
– Họ sẽ báo cho mình biết là mình đạt bao nhiêu điểm.
– Nếu đậu thì đưa tất cả các giấy tờ họ yêu cầu ra để họ đối chiếu với hồ sơ mình khai.
– Họ sẽ hỏi một vài thông tin cá nhân khoảng 10′ là xong.
– Sau đó ký tên vào hồ sơ họ sẽ nói về chờ từ 6-8 tuần sẽ có giấy báo đi tuyên thệ.
– Nếu không đậu thì sẽ chờ khoảng 6 tuần để thi viết lại lần hai.
– Nếu lần hai không đậu thì lần ba sẽ là thi vấn đáp với nhân viên .
– Vài dòng chia sẽ cùng các bạn hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn chuẩn bị thi sắp tới.
create Kim Thu Hang / Nguồn: yeucanada

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2019

Iraq nói đã báo cho Mỹ vị trí của thủ lĩnh IS

Lực lượng an ninh Iraq cho biết tình báo nước này đã chỉ điểm vị trí của thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi trước khi Mỹ mở chiến dịch tiêu diệt y.
Cơ quan tình báo quốc gia Iraq hôm nay tuyên bố chính họ đã tìm ra vị trí ẩn náu của thủ lĩnh tối cao Nhà nước Hồi giáo (IS) Abu Bakr al-Baghdadi "nhờ vào những thông tin chính xác". Mỹ sau đó mở chiến dịch đặc biệt ở tây bắc Syria nhằm tiêu diệt y "dựa trên cơ sở này".
Thủ lĩnh tối cao Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng Abu Bakr al-Baghdadi xuất hiện trong video tuyên truyền hồi tháng 4. Ảnh: AFP.
Thủ lĩnh tối cao Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng Abu Bakr al-Baghdadi xuất hiện trong video tuyên truyền hồi tháng 4. Ảnh: AFP.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm nay xác nhận Baghdadi đã tự sát bằng cách kích nổ đai bom khi bị quân đội Mỹ dồn tới ngõ cụt trong một đường hầm tại nơi ẩn náu của y. Cái chết của Baghdadi là một thắng lợi quan trọng đối với Tổng thống Trump trong bối cảnh ông đang bị chỉ trích dữ dội vì quyết định rút quân khỏi Syria. Nhiều người cho rằng động thái này sẽ tạo điều kiện để IS hồi sinh.
Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper cho biết chiến dịch đặc biệt của Mỹ ở Syria đặt mục tiêu ban đầu là bắt sống Baghdadi nhưng có thể tiêu diệt ngay lập tức nếu cần thiết.
"Chúng tôi đã cố kêu gọi Baghdadi ra và đầu hàng. Hắn ta từ chối và rút xuống đường hầm trốn. Trong quá trình truy đuổi, hắn ta đã kích hoạt đai bom mà chúng tôi tin là để tự sát", ông nói và thêm rằng hai binh sĩ Mỹ bị thương nhẹ trong chiến dịch nhưng đã quay trở lại làm việc. Theo Esper, Tổng thống Trump đã thông qua kế hoạch tấn công thủ lĩnh IS từ tuần trước.
Một quan chức Mỹ giấu tên tiết lộ chiến dịch tiêu diệt Baghdadi được triển khai từ một căn cứ không quân ở phía bắc Iraq.
Baghdadi sinh ra tại Iraq, được cho là khoảng 47 - 49 tuổi. Hắn trở thành thủ lĩnh tối cao IS vào năm 2010 và lãnh đạo nhóm giành được những vùng lãnh thổ rộng lớn ở Iraq và Syria. Tháng 5/2014, Baghdadi tuyên bố thành lập nhà nước Hồi giáo tại Mosul, Iraq, và đó cũng là lần xuất hiện công khai duy nhất của hắn.
Vũ Hoàng (Theo Reuters)

Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2019

Mỹ - Người đàn ông giả làm ông già để lừa cảnh sát

Luke Dell, 35 tuổi, đeo mặt nạ cải trang thành ông già, phao tin có vụ xả súng nhằm đánh lạc hướng cảnh sát.

Cáo trạng khởi tố của cảnh sát quận Westmoreland, bang Pennsylvania xác định vào 9h15 ngày 22/10, Luke Dell đeo mặt nạ bước vào một nhà hàng ở thị trấn North Huntingdon tại Pennsylvania.
Tại đây, anh ta đưa cho nhân viên tờ giấy cảnh báo có kẻ xả súng và đánh bom tại hai trường cấp III ở địa phương. Luke sau đó lái xe rời đi.

Nhận tin từ nhân viên nhà hàng, cảnh sát thấy biển số của ôtô hiệu Dodge Charger mà nghi phạm lái thực tế được đăng ký cho xe Kia mà chiếc này đã bị trộm biển số.
Chiếc mặt nạ giống thật làm Luke già gấp đôi so với tuổi thật. Ảnh: KDKA.
Chiếc mặt nạ giống thật làm Luke già gấp đôi so với tuổi thật. Ảnh: KDKA.
Ra quân tìm kiếm, cảnh sát tìm thấy chiếc Dodge Charger, tài xế là Luke khi ấy vẫn chưa tháo bỏ chiếc mặt nạ cao su giống như thật. Trên xe, cảnh sát không tìm thấy vũ khí hoặc chất nổ.
Luke thú nhận đã đưa mảnh giấy cho nhân viên để buộc nhà chức trách đưa lực lượng tới trường học. Nhân lúc cảnh sát bị phân tán, Luke sẽ cướp ngân hàng ở địa phương. Tuy vậy, nghi phạm cho biết đã từ bỏ ý định đi cướp trước khi bị bắt.
Luke (bị còng tay) bị cảnh sát khống chế. Ảnh: Triblive.
Luke (bị còng tay) bị cảnh sát khống chế. Ảnh: Triblive.
Hiện, Luke bị giữ tại trại giam địa phương về nhiều tội như Đe dọa khủng bố, Đe dọa sử dụng vũ khí hủy diệt, Gây ra hoặc đe dọa gây ra thảm họa,... và không cho đặt tiền bảo lãnh tại ngoại. Nếu bị kết tội, Luke đối diện với 29 năm tù và mức phạt tiền hơn 50.000 USD.
Dù chỉ là đánh lạc hướng, hành vi của Luke vẫn khiến nhiều trường học bị đặt trong tình trạng phong tỏa, cảnh sát phải đưa cảnh khuyển tới đánh hơi bom.
Quốc Đạt (Theo New York Post)

Thứ Năm, 24 tháng 10, 2019

Tòa Đài Bắc nói vụ kiện Formosa 'nằm ngoài thẩm quyền'

Tòa cấp quận ở Đài Bắc (Taipei District Court) nói việc xét đơn kiện chống lại tập đoàn Formosa vì gây ra thảm họa môi trường ở Việt Nam "không nằm trong thẩm quyền" của họ.
Thông báo cho truyền thông về quyết định của Tòa hôm 24/10/2019 cũng cho hay cùng ngày, bên nguyên đơn muốn yêu cầu Bộ Tư pháp Đài Loan xem xét lại việc phân bổ thẩm quyền của tòa án trong vụ việc.
Cho đến nay, bên nguyên đơn gồm các đại diện cho nạn nhân vụ ô nhiễm môi trường biển mà Formosa Hà Tĩnh gây ra, đã nộp 1,2 triệu đô la Đài Loan tiền lệ phí tòa.
Họ cũng lên kế hoạch yêu cầu Tòa Thượng thẩm Đài Loan chấp nhận vụ án.
Đây không phải là lần đầu tiên Formosa bị kiện tại Đài Loan.

Một nhóm cư dân Đài Loan sống gần nhà máy Naphtha Cracker số 6 của tập đoàn Formosa Plastics Group (FPG), hồi 2015 đã đệ đơn kiện công ty con của Formosa "gây ung thư".
Họ cáo buộc rằng ô nhiễm từ nhóm nhà máy thường được gọi là Lục Khinh đã dẫn tới tỉ lệ ung thư cao trong người dân và yêu cầu bồi thường 70 triệu đô la Đài Loan, tương đương 2,28 triệu đô la Mỹ.
Theo điều tra của họ, trong năm 2012 và 2013, 75% cái chết ở ba làng thuộc thị trấn Đài Tây là do ung thư, cao hơn tỉ lệ trung bình 34,5% ở Đài Loan.

Vụ kiện lớn bên ngoài Việt Nam

Hàng nghìn người dân miền Trung Việt Nam với sự hỗ trợ của nhiều hội đoàn đã kiện Formosa ở Đài Loan hôm 11/6 đòi 4 triệu đô la Đài Loan, với đơn kiện là của nhóm "Công lý cho Nạn nhân Formosa" nộp cho văn phòng công tố cấp quận ở Đài Bắc.
Theo bên nguyên đơn, họ muốn được bồi thường 4 triệu đô la Mỹ cho 51 nạn nhân và đã hoàn tất hồ sơ nộp tòa hôm 11/6.
Tuy nhiên, tổng số nạn nhân ghi danh để tham dự vào vụ kiện chờ bổ túc hồ sơ cho đến giờ là 7.875 người, theo tìm hiểu của phóng viên BBC News tại Đài Bắc và BBC News Tiếng Việt từ Bangkok.
Tổng cộng 24 người bị kiện được ghi trong đơn, gồm Công ty TNHH gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, công ty mẹ là tập đoàn Formosa Plastics Group, các công ty khác có đầu tư vào Hà Tĩnh, cùng các thành viên ủy ban quản trị và cổ đông của các công ty này.
Bà Nancy Bùi, đại diện "Hội Công lý cho Nạn nhân Formosa" nói với BBC News Tiếng Việt từ Đài Loan hôm 11/6.
"Các nạn nhân Formosa khởi kiện hôm nay chỉ là những người chúng tôi tiếp cận được để phỏng vấn. Con số còn lại lớn hơn rất nhiều."
"Đài Loan chỉ là một trong ba nơi chúng tôi sẽ gửi đơn kiện Formosa. Trước đó, chúng tôi đã đưa vụ việc ra Liên Hiệp Quốc. Ngày 12/6, chúng tôi sẽ gửi đơn kiện tới tòa án tại New Jersy, Mỹ, nơi Formosa đóng đại bản doanh."
Hồi cuối 2016, tỉnh Hà Tĩnh ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa.
Tháng 8/2016, bốn tháng sau khi bị phát hiện xả chất độc hại trái phép gây ra thảm họa môi trường lớn nhất trong lịch sử Việt Nam ở bốn tỉnh miền Trung, Formosa đã bị chính phủ Việt Nam bắt bồi thường 500 triệu USD, khoảng 11 ngàn tỷ VND.

Thứ Tư, 23 tháng 10, 2019

Bác bỏ đơn kiện của gần 10 ngàn công dân Việt Nam kiện Công ty thép Hưng Nghiệp Formosa – Hà Tĩnh vì lý do tòa không có đủ quyền tài phán và khuyên nên khởi kiện ở Việt Nam

Một tòa sơ thẩm ở Đài Bắc hôm 14 tháng 10 năm 2019 đã bác bỏ đơn kiện của gần 10 ngàn công dân Việt Nam kiện Công ty thép Hưng Nghiệp Formosa – Hà Tĩnh vì lý do tòa không có đủ quyền tài phán và khuyên nên khởi kiện ở Việt Nam.

Hội Công lý cho nạn nhân Formosa hồi tháng 6 năm nay đã cùng với năm công ty luật quốc tế lần đầu tiên kiện Formosa tại Đài Loan để yêu cầu bồi thường cho các nạn nhân vì là thủ phạm gây ra thảm họa môi trường biển 4 tỉnh miền trung Việt Nam hồi năm 2016.

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2019

GIỮA LÚC TÌNH HÌNH BIỂN ĐÔNG CĂNG THẲNG,PHÓ CHỦ TỊCH QUÂN ỦY TRUNG QUỐC VÀ BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG VIỆT NAM NÓI GÌ KHI GẶP NHAU?

Sáng 22/10, tại Tòa nhà Bát Nhất (trụ sở Quân ủy Trung Quốc), ông Hứa Kỳ Lượng, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương, đã gặp (hội kiến) Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch, đến Trung Quốc để tham dự Diễn đàn Hương Sơn Bắc Kinh lần thứ 9.

Bản tin của Tân Hoa xã chỉ đưa mấy dòng ngắn ngủi: Hứa Kỳ Lượng nói, Trung Quốc và Việt Nam là một cộng đồng vận mệnh có ý nghĩa chiến lược. Trong những năm gần đây, Tổng Bí thư Tập Cận Bình và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã lãnh đạo quan hệ giữa hai đảng và hai nước phát triển theo chiều sâu. Việc liên lạc cấp cao giữa hai quân đội Trung Quốc và Việt Nam là thường xuyên và hiệu quả, cơ chế hợp tác không ngừng được kiện toàn, giao lưu biên phòng, trên biển ngày càng mật thiết. Quân đội Trung Quốc mong muốn cùng nỗ lực với phía Việt Nam, tăng cường liên lạc chiến lược, hợp tác chặt chẽ đa phương, xử lý ổn thỏa các bất đồng, nhấn mạnh các trọng điểm hợp tác, cống hiến lớn hơn cho sự phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa Trung Quốc và Việt Nam.

BT Ngô Xuân Lịch nói: Việt Nam mong muốn cùng với Trung Quốc tiếp tục các chuyến thăm cấp cao và tăng cường hợp tác thực dụng để khiến mối quan hệ giữa hai quân đội tiếp tục trở thành trụ cột quan trọng trong quan hệ giữa hai Đảng và hai nước.
Trong khi đó, trang tin Hoa ngữ độc lập Đa Chiều viết: nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết, Hứa Kỳ Lượng đã hoan nghênh Ngô Xuân Lịch đến Trung Quốc để tham dự Diễn đàn Hương Sơn. Ông nói Trung Quốc và Việt Nam có cộng đồng vận mệnh có ý nghĩa chiến lược. Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, mối quan hệ giữa hai đảng và hai nước đã phát triển sâu sắc.

Hứa Kỳ Lượng nói, trong những năm gần đây, giới lãnh đạo cấp cao hai quân đội thường xuyên giao tiếp một cách hiệu quả, cơ chế hợp tác không ngừng kiện toàn, giao lưu biên phòng và trên biển ngày càng chặt chẽ ; quan hệ giữa hai quân đội đã trở thành “động cơ thúc đẩy” mối quan hệ giữa hai Đảng, hai nước. Quân đội Trung Quốc nguyện cùng với Việt Nam nỗ lực, tăng cường liên lạc chiến lược, hợp tác chặt chẽ đa phương, xử lý ổn thỏa các bất đồng, nhấn mạnh hợp tác trong các lĩnh vực trọng điểm, cống hiến lớn hơn cho sự phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Trung Quốc và Việt Nam.

Về vấn đề này, BT Ngô Xuân Lịch nói, dưới sự dẫn dắt của lãnh đạo hai Đảng và hai nước, quan hệ song phương đã liên tục được củng cố và phát triển, sự hợp tác thực dụng giữa hai quân đội là tích cực và hiệu quả. Việt Nam muốn cùng với Trung Quốc gắn bó thêm các chuyến thăm cấp cao, tiếp tục triển khai hợp tác và trao đổi bàn bạc sâu rộng về các lĩnh vực chiến lược phòng thủ, xây dựng quân đội, gìn giữ hòa bình...để quan hệ hai quân đội tiếp tục trở thành trụ cột quan trọng của quan hệ giữa hai Đảng, hai nước, thúc đẩy quan hệ giữa hai quân đội không ngừng phát triển.

Theo Đa Chiều, gần đây, tranh chấp Trung-Việt ở Biển Đông diễn ra liên tục. Trước đó, theo truyền thông Việt Nam, TBT Nguyễn Phú Trọng đã đề cập đến tranh chấp Trung-Việt ở Biển Đông trong một cuộc phỏng vấn. Ông hy vọng rằng tất cả các bên sẽ kiềm chế và nói rằng Việt Nam sẽ kiên quyết bảo vệ vững chắc độc lập tự chủ và an ninh chủ quyền lãnh thổ.

Về phía Trung Quốc, ngày 16 tháng 10, Bộ Ngoại giao tuyên bố cục diện phát triển tốt đẹp của quan hệ Trung-Việt hiện nay không dễ có được. Hy vọng rằng phía Việt Nam sẽ cùng phía Trung Quốc kiên trì kiểm soát sự bất đồng trên biển thông qua đối thoại và hiệp thương, dùng hành động thực tế bảo vệ hòa bình, ổn định ở Biển Đông và bảo vệ sự tin tưởng và hợp tác lẫn nhau giữa hai nước. Điều này phù hợp lợi ích chung của hai bên và là kỳ vọng chung của nhân dân hai nước.

Ngoài ra, TBT Nguyễn Phú Trọng khi khai mạc Hội nghị toàn thể lần thứ 11 của Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 7 tháng 10 đã phát biểu, nói rằng “cần phân tích khoa học tình hình thế giới và trong nước, đặc biệt là tình hình ở Biển Đông, để dự báo tình huống có thể xảy ra trong tương lai”.

Kể từ tháng 10, sau khi hoàn thành việc tiếp tế lần 2 ở đảo Vĩnh Thử (tức Chữ Thập của Việt Nam mà Trung Quốc đang chiếm giữ phi pháp), tàu khảo sát “Địa chất biển – 8” của Trung Quốc đã quay trở lại khu vực biển gần bãi biển Vạn An (Tư Chính nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam) tiếp tục mở rộng khu vực thăm dò.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói hồi đầu tháng 10 rằng Việt Nam đang xác minh các tin về việc Trung Quốc triển khai các giàn khoan nước sâu ở Biển Đông. Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã nghiên cứu tình hình ở Biển Đông và chuẩn bị việc đối phó "những thách thức có thể xảy ra".

Trên đây chỉ là thông tin của TÂN HOA XÃ và trang tin Hoa ngữ ĐA CHIỀU, không phải thông tin chính thức từ phía Việt Nam, chỉ mang giá trị nghiên cứu tham khảo.
Fb thuan hoa
5 Share

Thứ Hai, 21 tháng 10, 2019

VŨ LINH : TT TRUMP BỊ TỐ TỘI GÌ?

Việc ‘điều tra’ tội trạng của TT Trump để chuẩn bị cho đàn hặc đã kéo qua tuần lễ thứ ba, ai cũng biết. Điều ít ai biết là TT Trump chính xác bị truy tố về tội gì?
Câu hỏi này được nêu ra bởi… tất cả thế giới, và điều quái lạ là… chưa có ai có câu trả lời chính thức vì một lý do rất giản dị: không ai biết TT Trump đã phạm tội gì, hay đúng hơn, ‘những’ tội gì. Chưa có một ông/bà chính khách DC nào hay một ông dân biểu chủ tịch ủy ban nào của Hạ Viện chính thức liệt kê tội lỗi của TT Trump.
    Tất cả chỉ là tố giác chung chung như lạm quyền, đổi chác vì tư lợi cá nhân,… trước TTDC để mấy anh nhà báo làm loa phóng thanh lại thôi.
Điểm đáng nói là điều tra để tìm ra cớ đàn hặc rồi truất phế không phải là chuyện mới xẩy ra cách đây hai tuần, mà đã bắt đầu từ ngày ông Trump chưa tuyên thệ nhậm chức, kéo dài cho tới ngày nay, với đủ thứ tội được lôi ra xào nấu, cái nào ăn không được nuốt không trôi thì bỏ, kiếm tội khác. Tội hiện nay là thông đồng với Uraine. Tội này nếu không nhai được, lại đi tìm tội khác thôi.
Đại khái là tòa án DC đang truy tố một nghi can, nhưng họ chưa biết truy tố về tội gì. Gần ba năm đi mò tội vẫn chưa ra.
Hệ thống tư pháp Mỹ theo tiêu chuẩn của đảng DC khá hơn hệ thống tư pháp cuội của VC một chút. Không ai bị bắt về đồn công an tra tấn đến khi lòi ra tội, hay bất thình lình 'tự tử chết trong đồn công an vì thất tình'. Nhưng cũng một nguyên tắc. Một nhà báo của Washington Post gọi vụ điều tra TT Trump hiện nay là “tòa án Kangaroo”. Nếu quý vị không hiểu là gì thì đây là định nghĩa tương đối đầy đủ nhất: kết tội rồi tìm mọi cách điều cha điều mẹ, mò cho ra bằng chứng, nhờ truyền thông đồng minh làm cái loa giúp phịa tội, với đặc điểm có một không hai là bị cáo không được biết phạm tội gì, không được quyền biết người tố cáo là ai, không được đối chất người đó, không được coi tài liệu quy tội, luật sư của bị cáo cũng mù tịt như bị cáo, không được biết gì hết vì tất cả những thẩm vấn nhân chứng đều bí mật, các ‘công an’ điều tra chỉ công bố những chi tiết có lợi để kết tội thôi, những chi tiết giúp chứng minh bị cáo vô tội được giấu nhẹm hơn bí mật an ninh quốc gia.

Dân biểu Doug Collins của CH đã nói “họ không dám cho điều trần –thẩm vấn- công khai vì sợ mọi người sẽ biết những tố giác của họ hoàn toàn vớ vẩn, vô căn cứ”.
Trong những ngày đầu, khi TT Trump chưa công khai hóa báo cáo thổi còi và ghi âm cuộc điện đàm với TT Ukraine thì, trên căn bản, TT Trump bị tố 3 ti:
-            Áp lực TT Ukraine điều tra cha con cụ Biden, là đối thủ chính trị của TT Trump trong cuộc bầu cử tới;
-            Trao đổi với Ukraine: điều tra cụ Biden đổi lại 400 triệu đô viện trợ quân sự;
-            Dùng luật sư riêng Giuliani làm trung gian điều đình để né hệ thống chính quyền chính thức.
Sau khi báo cáo thổi còi và ghi âm điện đàm được công khai hóa, thì cái tội đầu được khai thác tối đa, trong khi hai cai tội sau bị lơ là ít nhiều vì mất căn bản.
Trong khi cả nước và ngay cả các quan tòa DC còn đang bối rối cãi cọ đi tìm tội,… thì đã có vài cụ tỵ nạn cuồng chống Trump, biểu diễn tính ‘bảo hoàng hơn vua’ đã nhanh nhảu hướng dẫn dư luận tỵ nạn qua vài bản ‘cáo trạng’ được email tứ tung, nêu đích danh TT Trump đã phạm 6 hay 7 tội, toàn là những tội kinh thiên động địa, đáng đàn hặc và truất phế trong vòng 24 giờ.
Ở đây, cần phải nói cho rõ, những ‘cáo trạng’ này lấy cái tựa là những “sai lầm” của TT Trump, nhưng đọc nội dung thì hiển nhiên đây là những đại tội đáng tru di 10 đời, chứ chẳng có gì là ‘sai lầm’ kiểu như đánh máy lộn vài chữ. Những cáo trạng này cũng không phải là công trình nghiên cứu thâm sâu của các đại luật gia, chuyên gia về luật pháp Mỹ hay Hiến Pháp Mỹ, mà chỉ là những diễn giải của vài cụ tỵ nạn xào nấu dựa trên tin tức dịch lõm bõm từ các báo Mỹ.
Để chứng minh cáo trạng có vẻ có giá trị, bài viết được đính kèm danh sách dài các bài báo, hầu hết là tài liệu lấy từ New York Times, Washington Post, Newsweek, CBS, CNN, Guardian, … mà theo Đại Học Harvard, đều cỡ hơn 90% chống Trump, đủ nói lên quan điểm một chiều và giá trị hạng lông của các tài liệu.
Cáo trạng được cố tình viết theo kiểu khiến cho độc giả hiều lầm đó là những tội Hạ Viện đã chính thức truy tố và sẽ được dùng để mang TT Trump ra đàn hặc và truất phế. Fake news! Sự thật là Hạ Viện chỉ mới mở cuộc ‘điều tra’ xem có đủ yếu tố và bằng chứng để đàn hặc hay không thôi. TT Trump chưa hề bị kết án bất cứ tội gì. Chính bà Pelosi đã xác nhận chuyện này và bà cũng cho biết cuối cùng có thể không có đàn hặc gì hết nếu TT Trump không có tội gì.
Để gọi là ‘rộng đường dư luận’, DĐTC xin phép bàn qua về những ‘cáo trạng’ vịt này. Chỉ bàn qua vài điểm chính thôi chứ không mổ xẻ những chi tiết lẩm cẩm vớ vẩn.
Phải nói ngay, DĐTC vẫn giữ chủ trương không công kích hay bôi bác cá nhân bất cứ ai, do đó sẽ không nêu tên tác giả các ‘cáo trạng’, cũng không đả động đến cá nhân những tác giả đó hay những cá nhân khác tiếp tay phổ biến ‘cáo trạng’. Cá nhân không bao giờ có gì đáng quan tâm, kể cả kẻ này. [Nhân đây, DĐTC cũng xin nhắc lại cho quý độc giả DĐTC muốn góp ý cần tự chế, không công kích cá nhân tác giả và cáo trạng với thậm từ quá đáng].
Một cách tổng quát, ‘cáo trạng’ này tố TT Trump có 6 “sai lầm” [có cáo trạng khác tố tới 7 tội] mà đúng ra phải hiểu là ‘đại tội’: 1) Lạm dụng chức vụ, 2) Vi phạm luật lệ bầu cử của Hoa Kỳ, 3) Phản bội cơ chế an ninh quốc gia, 4) Hối lộ, 5) Đe dọa nhân chứng và 6) Cản trở công lý.
Xét cho kỹ, thật ra chỉ là 4 tội thôi, vì các tội 1), 3) và 4) chỉ là một tội (hoãn viện trợ quân sự) nhưng được lập lại và tố dưới tội danh khác cho xôm trò. Vì được lập lại tới ba lần, tội coi như quan trọng nhất là hoãn viện trợ quân sự.
Phe ta tố TT Trump đã hoãn cấp 400 triệu đô viện trợ quân sự cho Ukraine mặc dù đã được quốc hội phê chuẩn và TT Trump đã ký, để làm áp lực, trao đổi, ép TT Ukraine phải mở lại cuộc điều tra cha con cụ Biden.
Sự thật là số tiền viện trợ đã được quốc hội phê duyệt và tổng thống ký thật, nhưng chưa tháo khoán vì theo b Quốc Phòng và theo thượng nghị sĩ CH Lindsey Graham, chủ tịch Ủy Ban Tư Pháp Thượng Viện, còn chờ bộ Quốc Phòng duyệt lại chi tiết thực hành. Trong khi đó, TT Trump cũng cố áp lực các đồng minh Tây Âu đóng góp thêm vào viện trợ quân sự cho Ukraine, phụ họa lời phàn nàn của TT Ukraine là các đồng minh Tây Âu, đặc biệt là Đức, chỉ “nói nhiều mà không làm gì”.
Việc tố giác TT Trump trì hoãn tháo khoán viện trợ quân sự đổi lấy cuộc điều tra cha con cụ Biden là một tin được tung ra trước khi ghi âm điện đàm được phổ biến. Sau đó, trong cuộc điện đàm không ai thấy có một chữ nào liên quan đến viện trợ quân sự hết.
TT Ukraine xác nhận ông không hay biết gì về chuyện trì hoãn tháo khoán mà ông cho đó là chuyện nội bộ của Mỹ. Đại sứ Mỹ tại Liên Âu, ông Gordon Sondland, và đặc sứ Mỹ tại Ukraine, ông Kurt Volker, đều xác nhận họ chẳng hay biết gì về chuyện hoãn tháo khoán đổi lấy điều tra cha con cụ Biden hết. Cả ngoại trưởng và tổng thống Ukraine cũng xác nhận chẳng có đổi chác gì ráo.
Sau khi bộ Quốc Phòng chấm dứt duyệt xét thì số tiền đó đã được tháo khoán một cách bình thường, Ukraine nhận được đầy đủ không thiếu một xu trong khi Ukraine chẳng mở lại cuộc điều tra nào hết. Như vậy, trao đổi hay bắt chẹt ở chỗ nào?
Công bằng mà nói, việc trì hoãn tháo khoán viện trợ quân sự có hay không thì chẳng ai biết, nhưng chắc chắn là trong câu chuyện hai bên thảo luận cũng có đề cập đến tình trạng tham nhũng nổi tiếng của Ukraine, có thể sẽ là trở ngại, gây tai tiếng cho Mỹ, nhất là liên quan đến một phó tổng thống Mỹ. Viện trợ dù quân sự hay kinh tế hay nhân đạo luôn luôn là một trong những ‘công cụ’ áp lực chính trị, đổi lấy một cái gì. Chẳng hạn dùng viện trợ để ép một xứ khác tổ chức bầu cử, tôn trọng nhân quyền, làm đồng minh bỏ phiếu cho chuyện gì đó tại Liên Hiệp Quốc chẳng hạn. Trong lịch sử chính trị thế giới, chưa bao giờ có chuyện viện trợ vô điều kiện hết.. Ngoại viện và ngoại giao luôn luôn đi song hành, thực tế này đã có từ thời cụ Bành Tổ chưa ra đời.
Nếu yêu cầu coi lại vụ tham nhũng của cha con cụ Biden là một tội ‘lạm quyền’ hay phản quốc hay gì gì khác, thì chắc chắn khi thủ tục đàn hặc chính thức được mở ra, các luật sư của TT Trump và các dân biểu khối CH sẽ nêu lên cả chục tiền lệ.
Cáo trạng buộc TT Trump tội “vi phạm luật bầu cử”. Kẻ này khẩn khoản yêu cầu các cụ tác giả cáo trạng nêu ra một cách cụ thể giùm TT Trump đã vi phạm điều mấy của luật nào?
TT Trump vi phạm luật bầu cử vì đã nhờ ngoại bang giúp mình có cơ hội hạ đối thủ, tăng khả năng chiến thắng của mình sao?
Ai cũng biết vận động tranh cử ở Mỹ là một chiến trường Kim Dung gọi là ‘gió tanh mưa máu’, mỗi bên tốn cả tỷ bạc, không có ứng cử viên nào ‘quân tử Tàu’ không xử dụng mọi đòn mánh.
Như đã viết tuần trước, TT Clinton nhờ thủ tướng Anh “coi lại giùm” chuyện vài công ty Anh có vấn đề gì đó với Mỹ, hay TT Obama đã từng nhờ TT Medvedev của Nga giúp trong cuộc vận động tranh cử năm 2012, hay bà Hillary trả bạc triệu đô cho một công ty tìm rác, để mua cái gọi là ‘Hồ Sơ Nga’ bôi bác ứng cử viên Trump, do một điệp viên Anh mua lại từ Nga.
Đó có phải là những chuyện “vi phạm luật bầu cử”, nhờ ngoại bang can thiệp giúp mình và hại đối thủ không? Khác nhau như thế nào với việc làm của TT Trump nếu ông Trump quả thật có ý yêu cầu Ukraine giúp?
‘Cáo trạng’ cũng tố giác TT Trump “cử luật sư riêng là ông Rudy Giuliani đến Ukraine nhiều lần để chuyển đạt đến tổng thống Ukraine cùng một thông điệp.
Thứ nhất, theo cựu đặc sứ Mỹ Kurt Volker, TT Ukraine là người đã móc nối, nhờ ông Giuliani giúp chứ không phải TT Trump gửi ông Giuliani qua Ukraine làm áp lực. Trong cuộc điện đàm với TT Trump, TT Zelenskiy đã nói “Tôi xin đích thân thông báo cho ông là một trong những phụ tá của tôi đã mới nói chuyện với ông Giuliani, và chúng tôi rất hy vọng ông Giuliani sẽ có thể đi Ukraine và chúng tôi sẽ được gặp ông ấy ngay khi ông ấy tới Ukraine (Nguyên văn: I will personally tell you that one of my assistants spoke with Mr. Giuliani just recently and we are hoping very much that Mr. Giuliani will be able to travel to Ukraine and we will meet once he comes to Ukraine).
Thứ nhì, việc ông Giuliani can dự, tại sao đó lại là cái tội? Trong lịch sử ngoại giao của Mỹ -hay bất cứ xứ nào khác- việc nhờ trung gian một người nào đó ngoài chính quyền ‘đi đêm’ để đàm phán hay điều đình chuyện gì đó thông thường hơn cơm bữa. Chẳng hạn như TT Johnson năm xưa đã nhờ không biết bao nhiêu chính khách làm trung gian điều đình với VC, thậm chí còn dùng cả các chính khách không phải Mỹ như Pháp, Ba Lan, Ấn Độ,… TT Johnson khi đó cố tìm mọi cách có thỏa ước với VC cho kịp ngày ông ra tái tranh cử, như vậy có phạm tội gì không?
Nhóm Nhà Nước Ngầm đã xì những tin tức liên quan đến ông Giuliani và các người ông quen biết, để FBI bắt buộc phải bắt họ để điều tra. Việc hai đối tác kinh doanh của ông Giuliani mới bị bắt thật quá đúng thời điểm, đến độ tanh tanh mùi cá ươn. Đây là chiến thuật công tố Mueller đã dùng, bắt những người chung quanh đối tượng thật, để ép họ khai tội của đối tượng. Bước đầu là bắt mấy con tép đối tác kinh doanh của ông Giuliani, sau đó là bắt con tôm Giuliani luôn, để truy tìm tội của con tôm hùm Trump.
‘Cáo trạng’ loan tin hấp dẫn: “Trong cuộc phỏng vấn của CNN vào tối thứ Năm vừa qua, ông Rudy Giuliani, luật sư cá nhân của Trump, cũng đã phải thú nhận rằng thực chất đây là một sự hối lộ”.
Hả? Ông Giuliani lên CNN thú nhận đây là “hối lộ”? Không biết tôi đọc lộn hay tác giả cáo trạng cuội tung fake news hay không hiểu tiếng Anh?
TT Trump đã nói với TT Ukraine “nếu cần Mỹ giúp cuộc điều tra, thì xin liên lạc với bộ trưởng Tư Pháp William Barr”. ‘Cáo trạng’ dỏm tố ngay đây là việc “sử dụng cả cơ quan chính quyền để phục vụ cho lợi ích cá nhân”.
Chuyện bá láp. TT Trump có yêu cầu TT Ukraine ‘coi lại’ vụ con cụ Biden, và đề nghị nếu Ukraine cần Mỹ giúp thì có thể liên lạc với bộ trưởng Tư Pháp. Có gì phạm pháp? Tổng thống là người đứng đầu hành pháp, được Hiến Pháp trao cho toàn quyền điều động toàn thể bộ máy chính quyền, từ công chức hạng bét tới bộ trưởng. Ukraine không thể nào tự ý cho cảnh sát của họ qua Mỹ tự do điều tra bất cứ chuyện gì, do đó, việc điều tra nếu có về cha con cụ Biden, là công dân Mỹ, tất nhiên phải qua sự hợp tác với chính phủ Mỹ, tức là qua bộ Tư Pháp Mỹ.. Cái câu thòng theo “để phục vụ cho lợi ích cá nhân” chỉ là kết luận một chiều vu vơ không có căn bản gì của các cụ cuồng chống Trump.
Một tố giác quái lạ và vô tội vạ khác trong ‘cáo trạng’: “Nhân viên CIA tiết lộ vụ Ukraine than phiền rằng “Chiếu theo nhiệm vụ chính thức của tôi, tôi đã nhận được tin từ nhiều viên chức chính quyền cho biết rằng tổng thống Hoa Kỳ đã sử dụng quyền hành nài nỉ sự can thiệp của một chính phủ ngoại quốc vào cuộc bầu cử 2020.”
Trong lịch sử tư pháp thế giới, kể cả tư pháp bố láo của VC, đã có trường hợp nào quan tòa xử một vụ án dựa trên tố giác của một người ẩn danh nghe tin đồn từ nhiều người ẩn danh khác chưa? Mà đây lại là chuyện kết án một tổng thống đã được hơn 60 triệu người bầu hợp hiến, hợp pháp và chính danh, không phải chuyện bà Tám đánh ghen dựa trên lời mách lẻo của bà hàng xóm.
‘Cáo trạng’ bá láp tố cáo: “Theo báo cáo của nhân viên CIA, hiện nay vẫn còn được dấu tên, các luật sư của Nhà Trắng đã ra lệnh cho nhân viên Nhà Trắng thuyên chuyển tất cả những hồ sơ ghi âm của cuộc điện đàm giữa hai tổng thống Hoa Kỳ và Ukraine vào một hệ thống riêng biệt chỉ dành cho những tài liệu an ninh quốc gia tối mật. Duncan Levin, cựu Công Tố Viên của New York nói rằng “Đây có thể là một việc cản trở công lý.”
Theo luật Mỹ, tổng thống, trong tư cách người đứng đầu hành pháp, là người có toàn quyền quyết định xếp hạng các tài liệu quốc gia thuộc loại không mật, mật, hay tối mật, tùy nhu cầu an ninh quốc gia. Đó là một trong những quyền được thi hành từ thời TT Washington. Có những chuyện liên quan đến an ninh quốc gia mà tất cả 535 dân biểu và nghị sĩ không có quyền được biết. Đó là quy định của Hiến Pháp, không phải luật của TT Trump mới ra. Nếu đó là ‘cản trở công lý’ thì coi như Hiến Pháp đã cho phép tổng thống cản trở công lý ngay từ ngày lập quốc rồi.
Nghĩ cho cùng, việc cho phép tất cả 535 nghị sĩ và dân biểu tha hồ biết hết tài liệu an ninh quốc gia là chuyện vớ vẩn nhất. Khả năng giữ bí mật của những vị này giống như khả năng chặn nước của cái lưới đánh cá vậy.
‘Cáo trạng’ viết “Tại cuộc điều trần trước Quốc Hội, ông Maguire cho thấy một điều rất rõ là toàn bộ ngành hành pháp dưới quyền Tổng Thống Trump đều bị ô nhiễm bởi tham nhũng”.
Có thể kẻ này không theo dõi kỹ lắm nên chưa bao giờ biết có chuyện này. Cụ tỵ nạn nào biết được, xin vui lòng trích dẫn nguyên văn những câu nói tiếng Anh (cùng với nguồn) của ông Maguire đưa đến việc “cho thấy rất rõ là toàn bộ ngành hành pháp dưới quyền Tổng Thống Trump đều bị ô nhiễm bởi tham nhũng” giùm. Nếu không trích dẫn được thì quý độc giả có quyền coi như đây lại là fake news nữa, không hơn không kém.
Tội cuối cùng: ‘cáo trạng’ tố TT Trump “đe dọa nhân chứng” khi ông tuýt là các người lấy tin bí mật an ninh quốc gia xì ra ngoài có thể sẽ bị truy tố như gián điệp. Đây không phải là đe dọa nhân chứng mà là sự thật. Quý độc giả hẳn còn nhớ anh Julian Assange xì emails quốc phòng qua trang mạng Wikileaks đã bị chính phủ Anh bắt, dẫn độ về Mỹ, hiện đang bị giữ chờ ngày ra tòa. Một anh khác, cũng nhân viên CIA và cũng là một anh thổi còi, Edward Snowden, tiết lộ tin bí mật của NSA đã trốn qua Nga xin tỵ nạn để khỏi bị bắt đi tù. Mỹ có luật bảo vệ những người thổi còi thật, nhưng luật phòng gian bảo vệ an ninh quốc gia có trọng lượng hơn nhiều. Không ai có thể nhân danh việc thổi còi để tiết lộ bí mật an ninh quốc gia hết.
‘Cáo trạng’ cũng trích dẫn nhiều ý kiến của các ‘chuyên gia pháp lý’ công kích việc làm sai trái của TT Trump. Cũng tốt thôi. Nhưng vấn đề là cũng có cả chục ý kiến trái ngược của nhiều chuyên gia pháp lý khác, cho rằng TT Trump hoàn toàn có đủ thẩm quyền yêu cầu lãnh đạo đồng minh giúp, trong khi đàn hặc là chuyện phe đảng tìm cách lật đổ tổng thống được dân bầu hợp pháp và hợp hiến. Ai đúng ai sai?
Trước đây, đã có điều tra cả hai năm trời về vụ thông đồng với Nga. Khi đó nhiều cụ cũng đã thông dịch những cáo trạng kinh hồn của TTDC. Bây giờ, có cụ nào dám đọc lại những cáo trạng đó không nhỉ? Có cụ nào cảm thấy phải xin lỗi ông Trump và tất cả các độc giả vì tội tố sảng, lừa gạt độc giả không? Mai mốt, nếu như vụ Ukraine này lại thành tố sảng, lừa gạt độc giả, các cụ sẽ xin lỗi không?
Câu chuyện điều tra chuẩn bị đàn hặc xẩy ra gần kề ngày bộ Tư Pháp kết luận vụ  điều tra bà Hillary nên rất có thể chỉ là việc ‘điệu hổ ly sơn’ hay tìm cách đánh phủ đầu trước. Cũng có thể sự thật là đảng DC đang cố điều tra để biết bộ Tư Pháp biết gì về các mánh mung của chính quyền Obama nói chung hay của cha con cụ Biden hay cả của cụ bà Hillary luôn?
Trong ‘cáo trạng’, có một câu thật đúng là… vô cùng ý nghĩa: Dù tòa sẽ xử theo lối nào, đây cũng là một vụ tham nhũng nghiêm trọng”!!!
 Có nghĩa là các cụ tỵ nạn cuồng chống Trump đã kết án rồi, dù tòa nào phán TT Trump không có tội gì hết thì các tác giả vẫn cho là có tội “tham nhũng nghiêm trọng”. Các tác giả tự vác ghế ngồi trên đầu tất cả các quan tòa Mỹ, kể cả quan tòa Tối Cao Pháp Viện. Một kết luận nói lên đầy đủ giá trị của toàn thể cáo trạng. Kẻ này bỏ công bàn qua ‘cáo trạng’ dỏm này thật đúng là đang làm chuyện vớ vẩn, mất thời giờ của chính mình và của tất cả quý độc giả.
Xin thành thật cáo lỗi.
 
*************************
Tổng Thống Trump có thể bị đàn hạch không?
 
Ngô Nhân Dụng 
 

Hầu như vị tổng thống nào gần đây cũng bị đe dọa đàn hạch.

Năm 2008, ông Donald Trump nói với đài CNN rằng ông ngạc nhiên tại sao bà Nancy Pelosi (chủ tịch Hạ Viện khi đó, đảng Dân Chủ chiếm đa số) không làm thủ tục truy tố đưa TT George W. Bush về vườn. Phóng viên hỏi: Ðàn hạch? Chắc chắn! Lý do? Chiến tranh! “Ông ta nói dối! Nói dối để kéo chúng ta vào cuộc chiến tranh Iraq. Bush nói Iraq có vũ khí hủy diệt hàng loạt và bao thứ khác, toàn chuyện không có thật!” Ông Obama không tấn công Syria cũng vì sợ bị đàn hạch nếu không hỏi ý kiến Quốc Hội Mỹ trước. Khi ông hỏi, quả nhiên Quốc Hội bác bỏ. Tổng Thống Reagan cũng bị điều tra và đe dọa đàn hạch vì bán vũ khí cho Iran, trong khi Quốc Hội cấm.
Bây giờ đến lượt ông Donald Trump bị nhiều dân biểu, nghị sĩ thuộc cả hai đảng đề nghị đem ông ra đàn hạch. Trong dân chúng Mỹ 48% cũng nghĩ như vậy. Hàng triệu người đã ký ủng hộ một kiến nghị trên mạng. Có 45% người đoán ông Trump sẽ không ngồi đủ 4 năm ở Tòa Bạch Ốc, và 43% nghĩ ngược lại. Nghị sĩ Cộng Hòa lão thành John McCain cũng thấy không khí đàn hạch bao quanh ông tổng thống. 
Câu chuyện đàn hạch lên sôi nổi sau mấy vụ ông Trump nói và làm gần đây. Ông đã sa thải Giám Ðốc FBI James Comey trong lúc ông ta đang điều tra về quan hệ giữa các cộng sự viên của ông với Nga. Ông lại tiết lộ một tin tình báo về ISIS cho ngoại trưởng và đại sứ Nga biết.
Hai hành động trên không đủ lý do để đàn hạch. Nhưng ông Trump có thể dính khi ông Comey tiết lộ rằng tổng thống đã đề nghị FBI hãy bỏ qua không tiếp tục điều tra vụ năm ngoái Tướng Mike Flynn gặp đại sứ Nga; ông ta đã nói những gì mà sau đó phải che giấu. 
Một vị tổng thống yêu cầu nhân viên tư pháp ngưng một cuộc điều tra là phạm pháp, một hành động “ngăn cản công lý.” Hai vị tổng thống bị đàn hạch gần đây nhất, Richard Nixon và Bill Clinton đều được nêu ra vì lý do này. Ông Nixon đã từ chức khi thủ tục đàn hạch bắt đầu. Ông Clinton bị Hạ Viện đàn hạch nhưng qua Thượng Viện thì được tha vì không đủ 2/3 số nghị sĩ kết án.
Liệu ông Donald Trump có thể bị đàn hạch hay không? 
Cho tới giờ, theo những gì người ta biết, thì chuyện đó khó xảy ra. 
Trước hết là chứng cớ “phạm tội.” Ðiều ông Comey tiết lộ được báo chí loan tin do một nhân viên FBI (không biết tên) tiết lộ, vì đã đọc “bản ghi nhớ” của ông Comey thuật lại các chuyện đã bàn khi gặp ông Trump. Nhưng các nhà báo chưa ai thấy bản “memo” đó. Các ủy ban điều tra của Quốc Hội có thể làm trát bắt FBI phải trao các memo của ông Comey để họ coi. Trong tuần tới ông Comey sẽ ra Thượng Viện. Họ có thể đòi ông Comey xác nhận điều ông viết trong memo là có thật. 
Nhưng lúc đó vẫn chưa đủ chứng cớ buộc tội. Vì cuộc gặp gỡ giữa ông Comey và ông Trump không có ai làm chứng. Anh nói thế này ả nói khác, tin ai bây giờ? Quốc Hội có thể hỏi Tòa Bạch Ốc có thu băng các cuộc trò chuyện của Tổng Thống Trump hay không. Nếu có, phải cho họ nghe (việc này đã diễn ra thời ông Nixon bị điều tra). Nhưng dù có nghe băng thấy ông Comey nói đúng, ông Trump vẫn có thể chối! Ông sẽ nói rằng ông không hề đòi hỏi hay đề nghị ông Comey bỏ qua cho ông Flynn. Ông chỉ tỏ ý “hy vọng” ông Flynn được bỏ qua thôi. Theo bản memo mà ông Comey ghi, ông Trump dùng chữ “hope,” nói “I hope you can let this go.” Nói “hy vọng” có thể coi là “yêu cầu,” “ra lệnh,” tức là “ngăn cản tiến hành công lý” hay không? 
Mai mốt, các ủy ban điều tra của Thượng Viện và Hạ Viện có thể tiến hành chậm hơn, sau khi Bộ Tư Pháp chỉ định ông Robert Mueller làm công tố viên độc lập cho vụ quan hệ Trump-Nga. Cả hai đảng đều hoan nghênh ông Mueller, ông Trump bực mình nhưng bó tay! Ông tổng thống không thể ngăn cản thứ trưởng Bộ Tư Pháp điều tra, chứng tỏ nước Mỹ vẫn giữ được nền nếp dân chủ! 
Ví thử các cuộc điều tra đưa tới kết luận rằng Tổng Thống Trump “yêu cầu” muốn ông Comey ngưng theo đuổi vụ ông Flynn và Nga, thì Quốc Hội Mỹ đủ lý do tiến hành thủ tục đàn hạch tổng thống hay chưa? 
Ðến chỗ này thì câu chuyện pháp lý sẽ nhường chỗ cho chính trị. 
Hãy nghe ông Gerald Ford nói: “Một vụ vi phạm có thể coi là ‘đáng đàn hạch’ khi nào đa số dân biểu trong Hạ Viện nghĩ như thế.” Ông Ford từng làm dân biểu nhiều năm, từng điều khiển Hạ Viện, và sau lên làm tổng thống khi ông Nixon từ chức. 
Thủ tục đàn hạch bắt đầu khi Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện mở hồ sơ điều tra. Khi ông Nixon thấy 404 dân biểu bỏ phiếu cho mở hồ sơ, chỉ có 4 người chống, thì ông biết rằng chỉ còn cách từ chức. Trên Thượng Viện cũng không đủ một phần ba nghị sĩ ủng hộ ông. 
Theo tình hình hiện nay thì đa số dân biểu Cộng Hòa trong Hạ Viện không muốn đàn hạch Tổng Thống Trump. Nếu mở cuộc đàn hạch, tấn kịch sẽ diễn ra không biết bao giờ mới ngã ngũ. Cuối cùng không chắc ông Trump sẽ bị đàn hạch, nhưng uy tín của ông sẽ sụp đổ, kéo theo uy tín của cả đảng Cộng Hòa. Sang năm, các dân biểu sẽ bị các cử tri chất vấn về vấn đề này, những người ủng hộ cũng như những người chống ông Trump. Tốt nhất, đừng để chuyện đó xảy ra!
Các dân biểu Cộng Hòa sẽ chỉ đồng ý đem ông Trump ra đàn hạch nếu chính ông tổng thống bị các cử tri trong đơn vị của họ chống kịch liệt. Nhưng hiện giờ, hơn 80% cử tri Cộng Hòa vẫn tin tưởng ông Trump, coi ông là một nạn nhân! Ai chống ông, đầu năm 2018 sẽ bị các ứng cử viên Cộng Hòa khác hỏi tội, chưa chắc sẽ được đảng đưa ra ứng cử! 
Ðàn hạch một tổng thống Mỹ rất khó. 
Các nhà lập quốc Mỹ đã bày ra cho nó khó (quý vị độc giả có thể đọc bài của Lê Phan trong cuối tuần này).. Khi họ đặt ngưỡng cửa 67 trên 100 nghị sĩ đồng ý mới cất chức được vị tổng thống, họ muốn không một đảng nào, dù chiếm đa số, có thể lật đổ vị tổng thống thuộc đảng khác. Vì vậy ông Bill Clinton đã thoát nạn! 
Ðiều số 2, khoản 4 trong Hiến Pháp Mỹ viết: “Tổng thống, phó tổng thống, và các quan chức dân sự trong chính phủ Mỹ có thể bị cách chức vì bị đàn hạch và kết tội vì lý do: phản bội, ăn hối lộ, hoặc các tội lớn, tội nhỏ khác.” 
Hạ Viện sẽ làm công việc đàn hạch (Impeachment) rồi đưa lên cho Thượng Viện kết tội. Nếu đảng Dân Chủ muốn bắt đầu thủ tục đàn hạch ông Trump thì sẽ phải lôi cuốn được ít nhất 23 dân biểu Cộng Hòa theo họ. 
Ở Thượng Viện, muốn có 67 phiếu kết tội, phải chinh phục thêm 14 nghị sĩ Cộng Hòa đồng ý. Chỉ khi nào có bằng chứng hiển nhiên là ông Trump phạm tội tày đình thì số người bỏ chạy chống lại ông mới cao đến thế. 
Khi hai vị tổng thống trước đây bị đàn hạch (Bill Clinton), hoặc đe dọa đàn hạch phải từ chức (Richard Nixon), Quốc Hội đều do đảng đối nghịch kiểm soát. Ông Nixon bị cả các dân biểu Cộng Hòa bỏ rơi vì họ thấy các cử tri của đảng đã chán ông ta rồi. Cho tới nay, ông Trump không lâm vào hoàn cảnh đó. 
Nhưng ông Trump và đảng Cộng Hòa cũng không thể ngủ ngon, nghĩ rằng giông tố sẽ không bao giờ tới! Riêng cuộc điều tra của ông Mueller cũng sẽ thành đám mây mù che phủ tương lai họ trong thời gian dài, không biết kéo dài đến bao giờ. Sang năm khi dân Mỹ đi bầu không biết câu chuyện đã lãng quên chưa! 
Cuộc điều tra này có thể mở màn cho những vụ lôi thôi khác hay không, chưa biết được. Thời 1973, Bộ Tư Pháp chỉ bắt đầu điều tra về một chuyện nhỏ, có thể truy tố người của ông Nixon đặt máy nghe lén đảng Dân Chủ. Ông Nixon phản ứng, câu chuyện xé thành to! Ông Bill Clinton cũng chỉ bị điều tra về một vụ đầu tư khi ông còn làm thống đốc. Bỗng dưng cô Monica xuất hiện, dẫn tới chuyện ông tổng thống bị kết tội khai man với cơ quan tư pháp!
Ông Donald Trump tánh nóng nảy và nói nhiều hơn cả hai vị tiền nhiệm trên! Không ai tiên đoán được ông Trump sẽ còn nói gì, làm gì nữa!

Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2019

Chính phủ Mỹ ban sắc lệnh: ‘không cấp visa vào Mỹ cho người nước ngoài nếu không có bảo hiểm y tế’

Chính quyền Mỹ vừa công bố sắc lệnh mới không cấp thị thực (visa) cho những người nhập cư, dĩ nhiên bao gồm người Việt Nam, nếu không có bảo hiểm y tế hoặc không có khả năng chi trả dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Theo tạp chí Vox, thông báo phát đi tối 4-10 của Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết chính quyền Mỹ sẽ không cấp gần như tất cả các loại thị thực (visa) cho những người muốn nhập cảnh Mỹ mà không có bảo hiểm y tế, hoặc không thể chứng minh có đủ khả năng tài chính để chi trả các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Các nhà hoạt động biểu tình phản đối các chính sách của chính quyền ông Trump với người nhập cư tại thành phố Manhattan, New York, Mỹ - Ảnh: REUTERS
Chính sách mới này theo báo New York Times sẽ có hiệu lực từ 3-11 tới. Theo đó, người nhập cư vào Mỹ phải chứng minh họ sẽ nhận được bảo hiểm y tế trong vòng 30 ngày, kể từ khi đến Mỹ, hoặc phải chứng minh được có đủ tiền để chi trả các dịch vụ sức khỏe khi cần.
Sắc lệnh hành pháp vừa công bố này không nêu rõ những quy trình thủ tục rõ ràng trong việc làm sao để xác minh di dân có đáp ứng được những yêu cầu này hay không.
Theo đó, Bộ Ngoại giao Mỹ và các nhân viên lãnh sự Mỹ tại các nước sở tại của di dân sẽ chịu trách nhiệm xử lý vấn đề này trong quá trình đánh giá, thẩm định đơn xin cấp thị thực.
Tổng thống Trump cho rằng động thái này nhằm giảm bớt chi phí cho các công dân Mỹ. Theo ông Trump, họ đang phải trả thuế cao hơn, đóng bảo hiểm cũng như chi trả dịch vụ sức khỏe nhiều hơn bởi phải đội thêm các khoản phí bệnh viện cho những người không đủ khả năng chi trả.
Người nhập cư và du khách vào Mỹ qua cửa khẩu phi trường LAX, Nam California. (Hình: Getty Images)
 
Trong thông báo ngày 4-10 của ông Trump cũng có những ngoại lệ dành cho người nhập cư đã có thị thực hợp lệ, con cái của công dân Mỹ, trẻ em không có người đi kèm, những người có thị thực đặc biệt... Chính quyền Mỹ cũng có thể có thêm những ngoại lệ bổ sung khi căn cứ vào từng trường hợp cụ thể.
Chính sách mới liên quan tới gần như mọi hạng mục thị thực theo quy định của chính quyền Mỹ. Cha mẹ và vợ/chồng của các công dân Mỹ cũng như người thân ruột thịt trong gia đình của các cư dân thường trú hợp pháp tại Mỹ cũng phải tuân thủ quy định này.
create PV / Tuổi trẻ

Thứ Năm, 17 tháng 10, 2019

Trump bỏ rơi, bỏ rơi Trump - Can Đoàn

Trump bỏ rơi nhiều gái đẹp, nhiều bà già đã một thời đẹp, Trump bỏ rơi nhiều anh tướng Mỹ loại già háo danh, mấy anh Cộng Hòa không làm vừa lòng Trump, Trump chưa hề biết đến mấy ông bà Việt nam trong nhóm Cuồng Trump, nên không thể nói chuyện bỏ rơi hay ưu ái nhưng Trump bỏ rơi người Kurds cho Syria và Thổ nhĩ kỳ làm thịt. Có người nói giống Nixon và Kissinger bỏ rơi VNCH. So sánh khập khiểng vậy ?  Syria và Thổ nhĩ kỳ đâu phải là... CS và người Kurds đâu có lãnh thổ và chiến đấu "anh dũng" như VNCH và người Kurds sau khi bị Trump bỏ rơi, họ quay qua thỏa hiệp và giàn xếp ngay với các chính phủ chống họ. Họ khôn ngoan với Mỹ hơn người Việt vốn có tật trung thành với ngoại bang không đúng chổ.
Nói đùa cho vui chứ người Mỹ họ bỏ rơi Đồng minh bạn hữu rất thường tình ( vợ mà nó còn bỏ 2 , 3 bà rồi còn được bầu làm Tổng thống, không thấy sao ?) Mỹ bỏ Đồng minh ăn hại có, hữu dụng có, dưới nhiều hình thức và bọn theo Mỹ thì cũng có nhiều lý do để chạy theo và rồi cùng nhau té giếng, chúng có chung một bệnh là giả bộ khờ và Mỹ thì trước sau chỉ có mỗi một bệnh ...đểu cáng, double -dealing, như gái già đứng đường gặp thằng lưu manh mạt hạng, công thức tất nhiên của sự sập tiệm.
Đám làm YouTube VN hiện nay chia làm nhiều phe, hồi trước bênh và chống Cộng, chống ca sĩ, chống Thúy Nga, nay bênh và chống Trump, chống truyền thông thổ tả. Thời nào người Việt cũng quá thông minh nên luôn khác nhau về quan điểm yêu nước, yêu mình. Vì thế dù khác xa người Kurds là đã có đất nước, nhưng cũng phải có chiến tranh mới vui cả đôi bề, bên nào cũng có quan thầy để mà dựa dẫm ( depend on). Ấy vậy mà hở ra là cứ lên mặt, cho rằng quan thầy Pháp lịch sự hơn quan thầy Mỹ, quan thầy Mỹ đở khổ hơn quan thầy Tàu, nhưng thầy Tàu viện trợ tới bến còn thầy Mỹ thì hay bỏ chạy, rồi trắng mắt ra thầy Tàu viện trợ cho đã rồi bây giờ đòi đất đòi biển. Xem ra tên nào thầy nào cũng phải lựa lúc đánh cho chúng sợ.
Trump nói rất thật là biên giới Mỹ không ở Syria và người Kurds không phải thiên thần. Nếu các ông Eisenhower, Nixon, Johnson biết khôn nói như thế, ông Diệm và ông Thiệu đâu dám mơ biên giới Mỹ kéo dài đến vĩ tuyến 17 và cầu Hiền Lương, nếu thế khối anh chưa biết lính tráng là gì chứ đừng nói làm tá làm tướng, vì CS đã vô sau  2 năm tuyễn cử như dự trù, nếu không có can thiệp Mỹ.
 
Nói không sợ bị chửi là  :
-Mỹ xài thế hệ 1 (VN 100% ) để chống Cộng rởm ( no taste).
-Mỹ đang xài thế hệ 2 như một sự ...trả ơn, cũng đúng thôi vì họ đã được vào Mỹ,  thành người Mỹ chính cống ...50%. 

-Chục năm sau họ sẽ có thế hệ thứ 3, là con thế hệ 2. Mỹ thời nào cũng xía vào chiến tranh nếu không muốn nói hầu hết là chính Mỹ gây ra, nên Mỹ luôn cần...di dân và con cháu họ gia nhập quân đội.
Cũng tốt thôi, con cháu chúng ta có đứa làm Sĩ làm Sư làm Báo làm Thợ thì cũng phải có đứa làm Binh làm Tướng. Chỉ mong sao chúng được phục vụ đúng chổ đúng việc.

Trump nói giọng đểu cáng với người Kurds, có người tức giận nhưng cũng có người ok, thà nói huỵch tẹt còn hơn những mỹ từ mỵ gạt rồi sau đó bỏ rơi người ta. Cứ mạnh dạn giao vùng Trung Đông cho người Nga gậm nhấm ê răng, giao Á châu cho người Tàu cho họ biết mùi chinh chiến xa nhà. Nước Mỹ nên chấm dứt trách nhiệm "cao cả" là Anh Hai thế giới Tự Do, chẳng ai cần và chẳng ai phục.
 
Nhiều người năm 2016 ủng hộ Trump vì hiểu không đúng về ông, ông không chống Cộng chống khủng bố gì hết, ông chỉ là một anh cà chớn có chút ít óc kinh doanh, xuất hiện đúng vào lúc dân Mỹ "đã thèm" với một anh TT da đen, họ luôn cho là công dân hạng nhì.
Nhiều người không thích Trump vì không ngờ có ngày ông bỏ rơi Đồng minh cho mày chết cha luôn, bỏ cái tật Mỹ ơi Mỹ à.
 
Đoàn Can thành thật xin lổi Trump vì đã hiểu lầm ông. Ông là người đem quân đội Mỹ về nhà mà ông không sợ ai tấn công vì Mỹ không tấn công hay xúi giục ai thì không ai làm hại gì nước Mỹ. Nga và Tàu để cho nước Mỹ yên và họ chỉ tiến chiếm các nước khác mà thôi ?
Trump xứng đáng Nobel Hòa bình ? Cũng khó lắm vì anh cũng chẳng hiểu Hòa bình là cái gì.
Mỹ  hãy yên tâm đấu đá nội bộ, nhưng thế hệ 2 và 3 của di dân VN tốt nhất nên tránh xa các cuộc nội chiến như Civil war Mỹ hồi 1861 đến 1865.
Nước Mỹ bị nguyền rủa, con cháu VN đừng xía vào !

Đoàn công tử.