Thứ Tư, 9 tháng 10, 2019

Chủ Quyền Biển Đông Tướng quân đội (Thượng tướng Võ Tiến Trung) nêu giải pháp xử lý tình hình biển Đông căng thẳng




tuong vo tien trung: xu ly tinh hinh bien dong phai giu 3 van de hinh anh 1
Thượng tướng Võ Tiến Trung, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Giám đốc Học viện Quốc phòng (ảnh IT).

Hôm qua, trong phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 11, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng có đề nghị Trung ương phân tích, dự báo có căn cứ, cơ sở khoa học tình hình thế giới và trong nước, nhất là tình hình Biển Đông, việc thảo luận về tình hình Biển Đông hiện nay là điều rất cần thiết thưa ông?

– Đề nghị trên là điều rất ý nghĩa. Thể chế của chúng ta là Đảng lãnh đạo toàn diện đất nước, lãnh đạo tuyệt đối vấn đề quốc phòng, an ninh. Ban Chấp hành Trung ương là cơ quan đầu não trong lãnh đạo, chỉ đạo nên trước tình hình căng thẳng ở Biển Đông, trong phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 11, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đặt vấn đề thảo luận về tình hình Biển Đông. Sự gợi mở trên để các Ủy viên Trung ương góp ý đưa ra phương hướng xử lý để làm sao giữ được ba vấn đề.
Thứ nhất, giữ vững được chủ quyền; thứ hai, giữ được môi trường hòa bình để xây dựng và phát triển đất nước; thứ ba giữ được mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Có thể nói đây là vấn đề rất quan trọng cần Ban Chấp hành Trung ương cho ý kiến.

Nếu như vấn đề liên quan đến Biển Đông mà đổ vỡ thì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Đất nước phải chuyển sang một trạng thái khác. Những diễn biến căng thẳng trên Biển Đông thời gian qua vừa là vấn đề của an ninh, quốc phòng, vừa là vấn đề của chính trị, kinh tế – xã hội đối với đất nước, chính vì thế Ban Chấp hành Trung ương cần thảo luận để có chỉ đạo kịp thời nhất.

Trung Quốc muốn chiếm trọn Biển Đông, muốn biến Biển Đông thành ao nhà của họ, còn chúng ta kiên quyết giữ chủ quyền biển đảo theo đúng Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982. Hai vấn đề này đối lập với nhau nếu như xử lý không khéo thì sẽ bùng nổ căng thẳng, dễ dẫn tới xung đột. Đây là điều chúng ta không bao giờ muốn xảy ra, nhưng chúng ta cũng không thể đem chủ quyền, lãnh thổ ra để thương lượng.
tuong vo tien trung: xu ly tinh hinh bien dong phai giu 3 van de hinh anh 2
Cảnh sát biển Việt Nam tuần tra, bảo vệ chủ quyền lãnh hải (ảnh Cảnh sát biển).
Ở nhiệm kỳ Trung ương khóa XI, khi tình hình Biển Đông căng thẳng, Ban Chấp hành Trung ương cũng đã đưa ra thảo luận, thưa ông?
– Tôi còn nhớ vào năm 2014, khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, thời gian đó cũng đang diễn ra Hội nghị Trung ương của khóa XI. Trung ương đã thay đổi chương trình làm việc, dành cả một buổi để thảo luận về vấn đề Biển Đông và đưa ra những nhiệm vụ rất rõ ràng.
Những nhiệm vụ đó là, kiên quyết đấu tranh bằng những giải pháp hòa bình buộc Trung Quốc phải rút giàn khoan ra khỏi vùng biển của Việt Nam; giữ mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc không bị căng thẳng, đổ vỡ; không để xảy ra biểu tình trong nước, dẫn tới bạo loạn, đập phá; tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế cho cuộc đấu tranh chính nghĩa này.
Vùng 5 Hải quân tực thuộc Quân chủng Hải quân trong một lần diễn tập bắn đạn thật trên biển
Vùng 5 Hải quân tực thuộc Quân chủng Hải quân trong một lần diễn tập bắn đạn thật trên biển
Trong mấy tháng gần đây, Trung Quốc liên tục đưa tàu thăm dò xâm phạm chủ quyền lãnh hải của chúng ta. Chúng ta đã kiên quyết phản đối, cộng động quốc tế cũng phản ứng mạnh mẽ, nhưng Trung Quốc vẫn tiếp tục hành động ngang ngược, ông có suy nghĩ gì?
– Có thể nói về tình hình Biển Đông, Trung ương đã có dự báo từ trước. Mấy tháng nay Trung Quốc đưa nhóm tàu Hải Dương địa chất 8 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, đó là sự xâm phạm trắng trợn, bất chấp luật pháp quốc tế. Phía Trung Quốc lúc thì nói vùng đó thuộc đường lưỡi bò, lúc lại nói đó là vùng phụ cận của quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa của Việt Nam).
Tại buổi tiếp xúc cử tri quận 7 vào ngày 7-10, trả lời về tình hình biển Đông Thiếu tướng Nguyễn Minh Hoàng, Đại biểu Quốc hội, Phó Chính ủy Quân khu 7 khẳng định Việt Nam có đủ căn cứ về lịch sử và pháp lý để tuyên bố bãi Tư Chính là của Việt Nam. Theo Công ước quốc tế về Luật biển năm 1982, các quốc gia ven biển có vùng đặc quyền kinh tế từ đường cơ sở ra là 200 hải lý. Trung Quốc không phải là quốc gia ven biển có chủ quyền tới tận bãi Tư Chính. Họ chỉ đang lấy cái cớ là chủ quyền của họ ở Trường Sa và Hoàng Sa, để tính 200 hải lý từ 2 quần đảo này. Nhưng cớ này không hợp lý bởi Hoàng Sa và Trường Sa chưa bao giờ là của Trung Quốc.
Thiếu tướng Nguyễn Minh Hoàng trả lời cử tri quận 7 về tình hình bãi Tư Chính.
Theo Thiếu tướng Nguyễn Minh Hoàng, hiện nay các lô dầu mỏ ở Tư Chính vẫn đang khai thác bình thường. Hiện Trung Quốc có hơn 40 tàu cùng hải dương địa chất, nhưng phía Việt Nam cũng đưa 50 tàu ra bảo vệ chủ quyền.
Thiếu tướng Nguyễn Minh Hoàng cho biết, lực lượng của ta nếu nổ súng trước sẽ rơi vào âm mưu thâm độc của Trung Quốc là phát động công cuộc xâm lấn biển.
“Có người hỏi rằng chúng ta có sẵn sàng kiện Trung Quốc hay không, có sẵn sàng đánh nhau với Trung Quốc hay không. Những điều này là đều có thể hết, nhưng không phải là điều chúng ta mong muốn”, Thiếu tướng Nguyễn Minh Hoàng nói.
Ông phân tích thêm, Việt Nam không muốn rơi vào âm mưu của các thế lực, họ muốn chúng ta đối đầu để họ có lợi. Trời sinh ra chúng ta đã là láng giềng với Trung Quốc. Vấn đề là đối sách ra sao để vừa giữ được bang giao, vừa giữ được cả chủ quyền đất nước. Nếu xảy ra chiến tranh là người dân khổ, bên nào thắng thì người dân đều khổ và thiệt hại kinh tế đã thấy rất rõ ở những quốc gia hiện nay vẫn còn chiến tranh.
(Theo Dân Việt/VOV)