Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2016

Thầy Giác Đức, người có công đầu tạo dựng ra Chùa Giác Hoàng, già yếu bệnh hoạn, đang phải ngồi xe lăn ra “hầu tòa”

ở hải ngoại, nhưng tại nhiều ngôi chùa đang xảy ra những xáo trộn rất đáng cho mọi người quan tâm, trong đó có Chùa Giác Hoàng ở thủ đô Washington, ngôi chùa đầu tiên được những người tị nạn đầu tiên xây dựng ở hải ngoại chỉ vài tháng sau Tháng Tư năm 1975.
Và bây giờ, 41 năm sau, Thầy Giác Đức, người có công đầu tạo dựng ra Chùa Giác Hoàng, già yếu bệnh hoạn, đang phải ngồi xe lăn ra “hầu tòa” vì bị một số người nhân danh “hội đồng qun trị” của chùa kiện để trục xuất Thầy ra khỏi Hội.
Pháp sư Thích Giác Đức, xuất gia từ năm lên tám và đã nổi tiếng là một nhà “Sư Quốc gia” trong những năm đầy xáo trộn trên chính trường miền Nam vào thập niên 1960 khi chùa chiền bị Việt cộng xâm nhập lũng đoạn, thao túng. Thầy là một nhà sư uyên bác, đã từng du học Hoa Kỳ và giảng dạy tại Trường Cao Đẳng Quốc Phòng và Đại Học Chiến Tranh Chính Trị thời VNCH.
Sau 30.4.1975, Thầy Giác Đức là một trong những người Việt tị nạn đầu tiên đặt chân lên nước Mỹ, và chỉ vài tháng sau đã cùng một số người dựng nên ngôi Chùa Giác Hoàng giữa thủ đô Washington, nhờ tài năng, uy tín, tầm nhìn xa của Thầy và, chưa kể đóng góp tiền riêng để mua đất lúc ấy gần hai trăm ngàn Mỹ-kim. Nay ngôi chùa được đánh giá vài triệu.
Hiển nhiên, không có Thầy Giác Đức thì không có ngôi Chùa Giác Hoàng, và nếu muốn, khi ấy Thầy có thể làm giấy tờ để giữ ngôi chùa làm của riêng, nhưng Thầy đã lập ra “Công-đồng Giáo-hội Phật-giáo tại Mỹ” (The Buddhist Congregational Church of America, viết tắt là BCCA) để quản trị Chùa, đâu có ngờ bây giờ bị chính những người đáng lẽ phải nhớ ơn Thầy, kiện ra tòa để chiếm chùa.
Từ Boston, Thầy Giác Đức đã phải đáp máy bay lên xuống Washington DC nhiều lần để hầu tòa. Có lần đã bị xuất huyết bao tử, bất tỉnh, suýt đi theo ông Nguyễn Ngọc Bích, một trong những người bị kiện như Thầy, và đã “vỡ tim mà chết” trên một chiêc máy bay từ Washington tới Manila vào đầu tháng 3 vừa quasau khi b ông luật sư của nguyên đơn hành hạ suốt 5 tiếng đồng hồ trong cái thủ tục được gọi là “deposition” (tra hỏi&đáp).
Pháp sư Thích Giác Đức là một nhà tu đức trọng tài cao, và do duyên nghiệp, đã lập gia đình vào năm 1981 và rời Chùa Giác Hoàng đi Boston để phục hưng một dòng tu khác của đạo Phật cho phép nhà tu lập gia đình đã hiện hữu tại Việt Nam từ đời Vua Trần Nhân Tôn, và ngày nay đang thịnh hành tại nhiều quốc gia, trong đó phổ biến nhất là tại Nhật Bản.
Rời Chùa Giác Hoàng hơn 30 năm, Thầy Giác Đức cũng chưa yên thân và dù già yếu cũng phải chấp nhận “ăn thua” với những người cũng không “trẻ” gì hơn mình nhưng lòng còn sùng sục tham sân si. 
Lên tiếng trước tòa chiều ngày 26 tháng 4, Thầy Giác Đức đã không cầm được lòng, bật khóc và nghẹn ngào nói lớn: “Không làm chùa cũng khổ, mà làm chùa cũng khổ. Tôi phạm tội gì mà bằng này tuổi và bệnh hoạn vẫn phải bị lôi ra trước tòa ... Những người nhân danh Phật giáo mà kiện thưa thày, Phật tử đánh Phật giáo thì ai chết đây?
Thầy Giác Đức đã làm cả tòa xúc động. Trong những phiên tòa suốt hai tuần qua, các cụ đã lần lượt được gọi lên để được luật sư hai bên đối chất, nhiều cụ đi một bước phải có người dìu, nói không ra tiếng, thở chẳng ra hơi. Chứng kiến cảnh này, mấy ai tránh khỏi thở dài.
Có cụ sau mấy tiếng đồng hồ bị quay như dế, lảo đảo bước ra cửa còn bị Phật tử chặn lại vặn hỏi: “Tại sao đi kiện làm gì? Vì tiền hay vì chính trị?” Và, cụ cúi đầu lặng lẽ tiếp tục bước đi lảo đảo.
“Quan tòa”, một bà da trắng mắt xanh, chắc cũng không thích thú gì với vụ kiện thưa của các cụ nên một lần nữa, trước khi chấm dứt phiên tòa ngày 26 tháng 4, lại kêu gọi các cụ nên tìm một phương thức nào đó để thu xếp với nhau cho êm đẹp hơn là để “người ngoài” phân xử.
Trước đây, ngày 5 tháng 2, nữ Thẩm phán Beck cũng đã dành ra một buổi để hai bên luật sư nói chuyện với nhau nhưng không đi đến đâu vì thái độ cứng rắn của luật sư bên nguyên. Nay, bà Beck lặp lại lời kêu gọi “điều đình” (compromise) và cử một người trung gian  để hai bên ngồi lại với nhau một lần nữa vào ngày 5 tháng 5 sắp tới, tiếp tục hòa đàm.
Không biết bên đi kiện (nguyên đơn) đã “thấm mệt” và… vàng mắt chưa, còn  các cụ bên bị đơn thì chỉ muốn vụ kiện cáo này chấm dứt sớm ngày nào hay ngày ấy vì lý do rất đơn giản: tiền. Càng kéo dài thì càng tốn tiền luật sư: mỗi giờ 300 đô. Chạy tiền bở hơi tai mà vẫn không đủ để trả những cái “bills” do luật sư gửi tới.
Nói đến tiền thù lao luật sư, nhiều Phật tử đang thắc mắc tiền cúng Phật của họ ở Chùa có bị đem…cúng cho luật sư hay không? Và, nếu có thì có chính đáng và hợp lệ hay không? Về vấn đề này Pháp sư Giác Đức nói: “Không bên nào có quyền lấy tiền Phật tử cúng Chùa để trả cho luật sư vì vụ tranh tụng này là thể hiện của lòng tham, sân, si. Xin đừng nhân danh Đạo Pháp để phạm luật ‘Tín thí nan tiêu’”.
Phán quyết của tòa tư pháp chưa biết bao giờ mới có, nhưng bản án của “tòa công luận” thì đã thấy rõ: Khu dành cho người dự khán trong phòng xử được chia làm hai, bên phải 25 ghế bên trái 25 ghế, ở giữa là lối đi. Hầu hết những người tới dự khán theo dõi vụ Chùa Giác Hoàng là Phật tử đã ngồi chia phe: Phe bên “bị” chọn bên phải  từ cửa vào luôn luôn đông đảo, đôi khi hết ghế. Phe bên “nguyên” ngồi bên trái chỉ lèo tèo năm, bảy người.
Ký Thiệt

Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2016

Những vụ lường gạt lớn trong cộng đồng người Việt

Một vụ lường gạt đầu tư lớn nhất trong cộng đồng người Việt

455a69f3f6e94c4c81c862396f1022fc
Một vụ lường gạt đầu tư lớn nhất trong cộng đồng người Việt tại San Jose lên đến $8,000,000 vừa mới nổ ra tại tòa Đại Hình vào chiều hôm qua thứ Năm 28/8/2014.
Trong một phiên xử đầu tiên của vụ án trầm trọng nầy, chánh án Shelyna Brown đã ấn định tiền thế chân với một số tiền khổng lồ là $10,000,000 cho chánh phạm Lananh Thị Phan, 54 tuổi, và $170,000 cho tòng phạm Diane Đỗ Bùi, 49 tuổi. Ngoài ra, tòa án cũng ấn định phiên xử kế tiếp vào ngày 4 tháng 9, 2014, lúc 1:30 PM cũng tại phòng tòa số 23 (tầng hầm) tại Hall of Justice, 190 W. Hedding Street.
Hai nghi can Lananh Phan và Đỗ Diane Bùi vừa mới bị bắt trong vòng vài ngày qua sau một cuộc điều tra kéo dài hơn 1 năm liên quan đến nhiều chục nạn nhân với tổng số tiền bị lường gạt lên đến $8,000,000.
Xuất hiện trong y phục tù nhân đại hình, hai nghi can không phát biểu lời nào, mà được luật sư đại diện để trao đổi với tòa về vấn đề thế chân tại ngọai hầu tra. LS của bà Lananh chỉ xin ngày ra tòa kế tiếp. LS của bà Diane có nói vài lời biện hộ để xin giảm tiền thế chân. Ông nói rằng bà Diane sống lâu năm tại San Jose, có quan hệ mật thiết với cộng đồng, và giới thiệu người chồng và 3 thân nhân cùng đứng lên trong hàng ghế quan khách. LS cũng tiếp lời rằng bà Diane cũng là một nạn nhân mà thôi, đã bị mất $200,000 đô la, và nếu so với chánh phạm Lananh thì bà Diane sẽ có tội rất nhẹ.
Theo thông tin của sở biện lý Santa Clara District Attorney, hai nghi can nầy họat động trong công ty địa ốc Realty World Quality Homes, Inc. nằm trên đường Senter Rd đối diện chéo với Costco. Trong vòng 5 năm qua, hai người nầy đã cấu kết với nhau để tổ chức một hệ thống lường gạt quy mô và tinh vi. Nạn nhân đều là người Việt trong cộng đồng.

Nhóm chủ mưu mời mọc giới đầu tư vào những thương vụ như mua bán vàng, mỏ vàng nước ngoài, công ty Bail Bonds, hoặc một số đầu tư được “tuyệt đối bảo mật” vì không dám tiết lộ ra ngòai sợ người khác bắt chước.
Những người nạn nhân cho biết rằng tổ chức nầy nói là phải đầu tư tối thiểu $25,000 thì sẽ nhận tiền lời $1,500 mỗi tháng. Trong thời gian đầu, mọi người đều nhận được tiền như đã hứa. Sau một thời gian tin tưởng, nạn nhân được khuyến khích gia tăng đầu tư, và tái đầu tư tiền lời để được lợi thêm. Để rồi cuối cùng thì bị mất trắng. Tổng số tiền lường gạt lên đến 8 triệu đô hoặc hơn vì còn một số nạn nhân chưa khai báo.
Một số nạn nhân cho hay bà Lananh khoe khoang sự thành công giàu có của mình bằng của cải, xe cộ, nữ trang, và một lô các xách tay hàng hiệu đắt tiền như Louis Vuitton, v.v..
Bản cáo trạng đại hình của tòa thượng thẩm cho thấy hai nghi can bị truy tố 24 tội danh như lường gạt, man khai, ngụy tạo, hoặc công chứng gian, v.v.. Nếu bị kết án, thời hạn mức án tù tối đa có thể lên đến 24 năm.

A South Bay Area real estate broker held in lieu of $10 million bail

A South Bay Area real estate broker and a notary public have been charged with a scheme that involved enticing mostly Vietnamese-American victims into investing in foreign gold, a bail bond business, or some other “secret” investment, by promising them abnormally high returns on their investments. Investigation by the District Attorney’s Office revealed that the business offered by the suspects actually never even existed.
Lananh Thi Phan, a licensed real estate agent associated with Realty World-Quality Homes, Inc. in San Jose, and Diane H. Do Bui, a commissioned notary public, are charged with multiple felonies. Both were arrested on Wednesday, August 27. Phan, 54, is being held in lieu of ten-million dollar bail. Bui, 49, is being held in lieu of five-million dollar bail. If convicted, they face up to 24 years in prison.
“We are looking for more victims in this case,’’ prosecutor Kimberly Connors said. “Unfortunately, these defendants lured their victims with promises of incredible profits and a secure financial future. Instead, they lost what security they had.” The prosecutor said that she would seek restitution for the victims.
A year-long District Attorney’s Office investigation found the “Ponzi” scheme was operating for the past 5 years. Most of the victims were told that they had to invest a minimum of $25,000, and they would receive returns of $1,500 per month. The amount of money lost by 18 documented victims totals more than eight-million dollars.
At first, victims would receive monthly returns that exceeded their expectations. Once their confidence in securing their investments with the suspects, each victim was asked if they would like to invest more of their savings for a higher return on investment. Usually, the victims were persuaded to roll their monthly returns directly back into the business, and the suspects were able to stop giving any money to the victims. Victims told investigators that Phan bragged to them about her success and showed them her collection of high-end Louis Vuitton purses.
The Santa Clara County District Attorney’s Office asks anyone who thinks they may have been a victim in this case to call the District Attorney’s Real Estate Fraud Unit at (408) 792-2879.

Cáo buộc ‘lập công ty ma, lừa đảo chứng khoán’

753b7b03d96349d0a42cf84c5db67f85Bộ trưởng Tư Pháp tiểu bang Michigan, ông Bill Schuette, công bố, sau một thời gian điều tra, Ban Giám Sát Doanh Nghiệp văn phòng tổng chưởng lý quyết định truy tố ông Trịnh Thế Hiệp, dân cư California, về các cáo buộc liên quan “tội lừa đảo đầu tư nhắm vào người Mỹ gốc Việt” ở tiểu bang này. Theo cáo buộc của văn phòng chưởng lý, từ Tháng Mười Một, 2005 đến Tháng Mười, 2008, ông Trịnh Thế Hiệp, 45 tuổi, cư dân Fullerton, California, “tận dụng những mối quan hệ lâu năm với cộng đồng người Việt tại Michigan để thực hiện một chương trình lừa đảo đầu tư tinh vi. ”Theo văn bản của Bộ Tư Pháp Michigan, ông Hiệp bị cáo buộc đã thuyết phục nạn nhân đưa tiền cho ông để được cơ hội đầu tư sớm và trở thành cổ đông đầu tiên của NRG Resources Inc., trước khi công ty này “lên sàn chứng khoán,” bán cổ phiếu cho công chúng Ông Hiệp bị Bộ Trưởng Tư Pháp Schuette truy tố nhiều tội danh, gồm tội lập doanh nghiệp giả để lường gạt
ông Trịnh Thế Hiệp
ông Trịnh Thế Hiệp
tiền, tội bán chứng khoán giả, tội lừa đảo $20,000 hoặc nhiều hơn, và tội vi phạm Luật Chứng khoán. Bộ Trưởng Tư Pháp Michigan phát biểu trong thông cáo báo chí: “Lừa đảo tài chính là hành động tàn phá cuộc sống của người dân phải cần cù làm việc nuôi sống gia đình và chắt bóp để dành dụm. Mưu toàn lừa đảo những người tin tưởng mình là một điều đáng lên án, và văn phòng của chúng tôi cam kết truy tố những tội ác này đến mức tối đa của pháp luật. ”Nếu bị kết án cho mọi tội danh, ông Hiệp có thể phải lãnh án tối đa 50 năm tù và tiền phạt lên đến nhiều trăm ngàn Mỹ kim. Ông Hiệp bị cảnh sát Fullerton, California bắt ngày 12 Tháng Sáu, 2012, và toàn bộ sự việc sẽ được thụ lý vào một ngày rất gần tại tòa án quận Eaton, tiểu bang Michigan.Trịnh Thế Hiệp và NRG Resources Inc. là những cái tên khá quen thuộc với giới đầu tư (nhất là giới đầu tư người Mỹ gốc Việt) tại Nam California. Trước khi bị tiểu bang Michigan truy tố, ông Hiệp từng là bị cáo của hàng chục vụ kiện từ năm 2007 đến 2011, nhiều người trong số hơn 40 nguyên đơn là những nhân vật có tên tuổi trong cộng đồng gốc Việt. Ngoài việc bị nạn nhân tố cáo lừa đảo, ông Trịnh Thế Hiệp còn bị mất giấy phép môi giới chứng khoán, bị chính phủ Hoa Kỳ cấm vĩnh viễn không được làm việc trong các tổ chức tài chánh.Một vài vụ kiện tiêu biểu liên quan đến ông Trịnh Thế Hiệp: Ngày 15 Tháng Bảy, 2010, tiểu bang California kiện Hiệp Trịnh tội lừa đảo chứng khoán. Ngày 30 Tháng Mười Hai, 2008, ông Michael Mai và hơn 20 nhà đầu tư kiện Hiệp Trịnh tội gian lận và vi phạm hợp đồng. Ngày 21 Tháng Mười, 2008, ông Tony Nguyễn kiện Hiệp Trịnh tội gian lận và vi phạm hợp đồng. Ða số các nạn nhân cáo buộc ông dụ dỗ họ bỏ tiền ra đầu tư sớm (trước khi công ty lên sàn chứng khoán – “IPO”) vào các ngành buôn bán hóa chất và khai thác dầu khí. Duyệt qua danh sách nạn nhân từ những vụ kiện nói trên, người ta thấy bị cáo Trịnh Thế Hiệp thường nhắm vào những người lớn tuổi, phụ nữ và nhất là người Mỹ gốc Việt ở California, Michigan và Texas. Trong nhiều trường hợp, ông thuyết phục nạn nhân mua chứng khoán của những hãng như Turan Petroleum, Inc., và NRG Resources, Inc., cùng nhiều công ty khác trong lúc bằng bán chứng khoán đã bị tiểu bang California treo vì vi phạm luật. 
Cũng theo tài liệu của các vụ kiện, ông Trịnh Thế Hiệp có thói quen đưa các nhà đầu tư đến nhà hàng sang trọng như Morton’s Steakhouse in Costa Mesa hay Pacific Club in Newport Beach để gây ấn tượng về sự thành công và giàu có của mình. Ông đãi họ những buổi ăn tối thượng thặng, gọi các chai rượu đắt tiền và sau đó khuyên họ đầu tư vào các công ty “sắp ra IPO” mà thật ra không có sản phẩm của mình. Khi phía đối tác đòi tiền lại vì chờ cả năm, sáu năm trời không thấy công ty mình bỏ tiền vào hùn hạp bán cổ phiếu, thì họ bị khất nhiều lần. Trong nhiều trường hợp, phía đối tác được ông Hiệp trao cho những tấm chi phiếu không tiền bảo chứng.Kèm với việc công bố tin truy tố ông Trịnh Thế Hiệp, tiểu bang Michigan đưa ra một số lời khuyên về những điều mà giới đầu tư nên làm để tránh bị lừa, như cần phải xem bằng của người môi giới bán chứng khoán còn hiệu lực hay không; đừng tham dự vào những dự án có vẻ hấp dẫn lạ thường; đừng vội vã đưa tiền hùn hạp mà chưa điều tra kỹ về sản phẩm của công ty; đừng giao phó tất cả mọi việc cho người môi giới, và nói tóm lại là phải điều tra, điều tra và điều tra.
Bộ Trưởng Tư Pháp Schuette kêu gọi những ai cho rằng mình là nạn nhân của vụ này, hãy nộp đơn khiếu nại với văn phòng Attorney General’s Consumer Protection Division, tại trang mạng www.michigan.gov/ag và bấm vào chữ “Complaints”.

Hà Giang

Watch out for scam artist Hiep Trinh, aka Alex Trinh

43eb8fbc184d43c4a5bd2fb73fce61f6
Hiep Trinh Hiep The Trinh, Alex Trinh BE WARE OF SCAM ARTIST HIEP TRINH Fullerton, California
This man preys on old people, women and Vietnamese in California, Michigan and Texas.  He offers to sell stock in Turan Petroleum, Inc., NRG Resources, Inc. and other companies while he is under the State of California’s restraining order not to sell securities.  The Orange County Superior Court issued an injunction order on 02/17/2011 against Hiep Trinh from violating California securities laws.  (30-2010-00389990-CU-SL-CJC)
His Methods of Operation:
He takes investors to Morton’s Steakhouse in Costa Mesa or the Pacific Club in Newport Beach to impress them with his fake wealth. He buys them fancy dinners, expensive wine and then induces them to invest in his companies.  He charms women, jewelry shop owners to sell them his own shares in these companies. The man knows no shame.
He told investors in 2006 he invested millions of dollars in his companies.  Yet he filed for bankruptcy in 2004, declaring zero assets.
He promises to take his companies public while he is banned by FINRA (Financial Industry Regulatory Authority) (formerly NASD, National Association of Securities Dealers) from associating with its members. This man cannot take any company public.
He told investors of his and his friend and business partner, Yuri Vanetik’s powerful political connections to gain the investors’ trust and confidence. Hiep Trinh and Yuri Vanetik were partners in Private Equity Management Group.
Hiep Trinh told investors that Yuri Vanetik’s father, Anatoly Vanetik considers him as his own son.  His business partner and best friend, Yuri Vanetik and he were big contributors to the Republican party and Yuri is member of the “Republican National Committee Team Eagles” and one day, Yuri Vanetik would be appointed to a Republican cabinet.  They knew many people in high places.  Hiep Trinh told investors in many occasions that someday he, too, would be appointed ambassador.  See www.huffingtonpost.com and www.campaignmoney.com.
In order to impress investors and their friends and to show them that he and his friend, Yuri Vanetik knew people in high places, Hiep Trinh invited investors to President Bush’s ranch in Crawford, Texas for a Republican National Team Eagles private meeting with the President as well to Washington to attend the Republican National Committee’s meetings and to have pictures taken with President Bush and other republican dignitaries.
In 2007, to impress investors and to show them that he knew people in high places,  Hiep Trinh invited them to a fund raising, that HE HOSTED for Presidential candidate, Mayor Giuliani.  He told investors that with the contributions he and his friend Yuri Vanetik donated, he would be ambassador if his candidate got elected.
He sent investors his picture with President Bush to impress them with his political connections.

Những nạn nhân trong mùa khai thuế

af38f45149234055a7a324fa8d6e42d0
Kẻ gian ở đâu cũng có. Không riêng những nơi bần cùng, đạo tặc, cứ ở đâu có con người, ở đó sẽ có những mánh khóe tinh vi lường gạt. Và Hoa Kỳ cũng không phải là một ngoại lệ. Và dư luận vốn dễ công phẫn khi nghe nói về chuyện lường gạt. Khi nghe chuyện người gặp hoàn cảnh khó khăn còn bị lường gạt, càng khiến dư luận bất bình.
Nhưng kẻ xấu chỉ biết có lợi là họ tấn công. Vì thế hằng năm mùa khai thuế thu nhập (income tax) ở Hoa Kỳ là dịp cho kẻ xấu ra tay không thương chừa ai.
Ở Hoa Kỳ, bất cứ ai có thu nhập đều phải khai thuế. Ngay cả người đi làm ít tiền, nhưng nếu Sở thuế IRS có trừ (giữ) thuế thu nhập, cuối năm họ vẫn có thể khai thuế để lấy lại số tiền được giữ (withheld) trước đó. Và kẻ gian (fraudster) không tha những người có thu nhập thấp kém, chúng vẫn tìm cách gạt gẫm họ.
Với những di dân chưa có giấy công nhận là thường trú và thẻ xanh (green card), thì rủi ro bị lừa gạt sẽ cao hơn. (Bởi người chưa có giấy tờ thường trú, khi làm việc ở Hoa Kỳ họ vẫn phải nộp thuế và cuối năm sẽ được khai lại.)
Gần đây Reuters (dựa theo cáo báo của một tổ chức bảo vệ quyền lợi watchdog của Sở Thuế) cho biết từ tháng 08 năm 2013 đến nay đã có hàng ngàn nạn nhân chưa có tư cách thường trú làm việc tại Hoa Kỳ nhận được những cú điện thoại từ các nhân viên giả mạo của U.S. IRS (U.S. Internal Revenue Service – Sở Thuế Hoa Kỳ) yêu cầu họ trả số tiền nợ thuế (unpaid taxes). Bắt đầu từ những cú điện thoại đó, những cái bẫy sẽ được giăng ra đầy đe dọa, ai nhẹ dạ sẽ tiền mất tật mang…
Chính xác hơn, cơ quan TIGTA (Treasury Inspector General for Tax Administration) chuyên giám sát các thủ tục hành chánh (administrative procedures) của IRS cho biết khoảng 20.000 đơn thông báo họ đang bị làm phiền, rất đông là những di dân đến Hoa Kỳ làm việc nhưng không có giấy tờ thường trú. Đó là con số những người đứng ra tố cáo. Còn số người bị lường gạt nhưng không nói ra, hoặc do họ không thích bị phiền phức nên im lặng lên tới bao nhiêu người thì không ai biết. Theo TIGTA, số tiền kẻ xấu gạt được từ các nạn nhân lên tới cả triệu Mỹ kim. Giám đốc của TIGTA là J. Russell George cho biết đây là vụ lường gạt lớn nhất (largest scam) xảy ra với nhóm thiểu số này mà ông biết đến.
Kẻ xấu lường gạt rất tinh vi, chúng sử dụng chức năng hiện số của người gọi trên điện thoại (caller ID) để dọa nạn nhân, khiến họ hoảng sợ. Hãy tưởng tượng, khi nhìn vào Caller ID, trông thấy tên Văn phòng Sở thuế IRS địa phương, phản ứng đầu tiên của những di dân chưa có thẻ xanh chắc chắn là hoang mang; thường là lo sợ tiếp theo về lệnh trục xuất. Nhiều trường hợp, kẻ xấu còn biết được 4 số cuối của số an sinh xã hội của nạn nhân, vì di dân không có thẻ xanh vẫn có số SSN để được đi làm, nộp thuế, và khai thuế. Theo TIGTA, khi nạn nhân ngắt phone, kẻ xấu gọi lại ngay sau đó, lần này trên Caller ID còn thấy có cả số phone của cảnh sát địa phương.
Với những di dân chưa có thẻ xanh nhưng am hiểu về luật thuế, họ có thể tránh được những cái bẫy của bọn lường gạt. Hoặc nếu có cảnh giác, họ sẽ không tin lời bọn xấu ngay lập tức mà phải kiểm chứng các thông tin bằng nhiều hình thức như hỏi người thân, bạn bè đã ở Mỹ lâu năm; hoặc gọi ngay một văn phòng khai thuế ở địa phương để hỏi. Đáng tiếc là số người bình tĩnh này không nhiều, nhưng lại có nhiều trường hợp nạn nhân bị thôi miên. Theo TIGTA, khổ chủ sẽ rất lo sợ nếu bị Sở thuế IRS làm khó. Họ sợ mình sẽ bị Sở Di trú INS trục xuất nếu không trả tiền thuế đang nợ. Trong khi họ muốn được ở lại Hoa Kỳ để tiếp tục làm việc.
Những chuyên viên điều tra, theo dõi cho biết, kỹ nghệ lừa đảo này hoạt động rất tinh vi và có hệ thống. Nên cách đòi khoản nợ thuế của chúng khó phân biệt được với nhân viên của Sở Thuế thật. Theo một nhân viên làm việc lâu năm tại TIGTA, bọn xấu (scammers) mỗi khi liên lạc được với con mồi sẽ áp dụng các thủ tục có bài bản. Nghĩa là các nội dung thủ tục sẽ hợp lý, thuyết phục, y như thật vậy.
Cũng theo TIGTA, lý do khiến nạn nhân hoảng sợ vì kẻ gian sử dụng điện thoại. Nhiều nạn nhân điện thoại nhà của họ có gắn Caller ID. Trên màn hình hiện lên tên Sở Thuế hoặc sở cảnh sát và những thông tin cá nhân của nạn nhân. Khi nhìn thấy những thông tin này, phản ứng của nạn nhân là hoảng sợ. Đây là cách tiếp cận hiệu quả nhất của kẻ gian và chúng khai thác nhiều vì giá điện thoại có Caller ID rẻ hơn những phương tiện khác. Hơn nữa, nhờ vào kỹ thuật tự động, chúng buông mẻ lưới lớn, và chỉ cần một ít nạn nhân sa lưới là đủ…
Mặt khác các công ty viễn thông, hãng điện thoại, hoặc những nơi cung cấp dịch vụ nói chuyện qua mạng (voice-over-the-Internet call services) chẳng ai quan tâm đến mục đích khách hàng sử dụng dịch vụ của họ. Bọn xấu vì thế chỉ cần bỏ tiền ra thuê bao, rồi tiến hành các hoạt động lừa đảo. TIGTA đã thông báo với các công ty viễn thông về những hoạt động lừa bịp của kẻ gian để kịp thời phát hiện và báo cảnh sát. Nhưng bọn chúng luôn ở trong tư thế đề phòng, tìm mọi cách đối phó để vượt qua những biện pháp an toàn của các hãng điện thoại.
Trách nhiệm thuộc về ai? Phần lớn thuộc về người dân, khi bị lừa, họ là nạn nhân trực tiếp bị thiệt hại, nhưng không cảnh giác theo khuyến cáo qua các phương tiện truyền thông. Thậm chí người đã bị gạt thì thường im lặng chứ không báo cảnh sát hay Sở Thuế vì sợ rắc rối cho mình – nhất là di dân chưa có Thẻ xanh.
Nói vậy, không có nghĩa giới hữu trách không có trách nhiệm. Kẻ xấu lừa tiền nạn nhân (trong lĩnh vực này) đang phạm tội hình sự. Như thế, trách nhiệm của chính phủ là tìm ra biện pháp ngăn chặn tệ nạn hình sự này để bảo vệ người dân. Theo lời Claudia Hill, một chuyên viên khai thuế hành nghề tại Cupertino, California, với số khách hàng gần 1.000 hồ sơ thuế mỗi năm, thì nội trong tháng 02 năm 2014, đã có 4 người liên lạc với chị về những cú điện thoại kiểu này. Claudia cho biết, bản thân Sở Thuế IRS nên có những biện pháp cần thiết để ngăn chặn tệ nạn này.
Nếu kẻ xấu lợi dụng danh nghĩa của IRS để lường gạt, xét ở một góc độ nào đó, IRS cần có trách nhiệm. Tất nhiên, IRS đã nhiều lần thông báo rằng họ không làm việc qua phone với bất cứ ai. IRS không bao giờ gọi phone cho ai trước. Họ chỉ gởi thư thông báo. Còn bọn xấu thì không dám gởi thư, chúng sợ dễ để lại những dấu vết truy tìm và chỉ sử dụng điện thoại. Thật đáng buồn, khá đông nạn nhân vẫn chưa hiểu hết qui luật này của Sở Thuế. Có lẽ do họ không thường xem các thông tin cần xem trên các phương tiện truyền thông…
Mùa thuế sắp kết thúc, nhưng với người nợ thuế, thời điểm 15 tháng 04 chỉ mới bắt đầu. Nhiều người phải xin gia hạn (vì không có tiền trả số thuế nợ). Nhiều người phải chờ đợi có đầy đủ các chứng từ mới khai thuế được. Những di dân chưa có giấy thường trú lo sợ mình bị trục xuất nếu không trả thuế nợ IRS. Tâm lý bất an, lo sợ khi bị uy hiếp. Nhưng nếu ai cũng biết bình tĩnh, tìm hiểu kỹ trước khi trả tiền, thì sẽ tránh được sự lường gạt của kẻ xấu. Vì một khi tiền đưa cho bọn lừa đảo xong rồi, khoản nợ thuế đối với IRS họ sẽ vẫn còn chịu trách nhiệm như chưa trả, và phải trả đủ cho Sở Thuế.
Hy vọng những thông tin góp nhặt được trên đây có thể giúp ích quý đồng hương, độc giả an tâm. Trong mùa thuế, chúng ta chỉ làm việc với Sở Thuế IRS qua hình thức gởi thư (đường Bưu điện) – không trả lời về thuế qua phone. Dù chúng ta là người nhận lại tiền thuế sau khi khai thuế, hay chúng ta phải đóng thêm tiền sau khi khai thuế cũng không làm việc qua phone – vì đã chắc chắn đó là lừa đảo; vì chính Sở Thuế IRS đã xác định Sở Thuế của chính phủ chỉ làm việc qua thư gởi.

Mỹ dẫn độ một phó giám đốc lừa gạt về Việt Nam

Nghi can Huỳnh Văn Ngà, 47 tuổi, bị Mỹ trục xuất và dẫn độ về Việt Nam
Nghi can Huỳnh Văn Ngà, 47 tuổi, bị Mỹ trục xuất và dẫn độ về Việt Nam
Một ông nguyên là phó giám đốc môt công ty ở Sài Gòn sang Mỹ định cư theo dạng kết hôn đã bị dẫn độ từ Mỹ về Việt Nam sau khi bị truy nã quốc tế về tội lường gạt.
Ngày 9 Tháng Bảy vừa qua, ông Huỳnh Văn Ngà, 47 tuổi, bị cảnh sát Hoa Kỳ dẫn độ từ Mỹ về trao cho công an Sài Gòn tại cửa khẩu Tân Sơn Nhất.
Theo nguồn tin đăng tải trên một số báo, ông Ngà đã bị truy tố về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.”
Các nguồn tin đó cho hay, trước đây ông Ngà là phó giám đốc công ty TNHH SX-TM Thiên Sơn Phú (quận Tân Phú, Sài Gòn) chuyên kinh doanh trong lĩnh vực sắt, thép. “Lợi dụng quyền hạn và tín nhiệm của mình, ông Ngà đã dùng một tài sản nhưng đem đi thế chấp cho nhiều ngân hàng chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng.”
Từ các chứng cớ thu thập, đầu năm 2011, công an Sài Gòn truy tố ông Ngà và ra quyết định bắt. Tuy nhiên, ông Ngà đã rời Việt Nam đi định cư tại Mỹ, trước khi công an tiến hành bắt ông.
Trước đó, năm 2010, ông Huỳnh Văn Ngà ly dị người vợ ở Việt Nam và lập thủ tục kết hôn với một phụ nữ có quốc tịch Mỹ.

ICE removes Vietnamese national wanted for swindling

50826245c52743e485e5b0a5dc775724
JULY 9, 2013 ATLANTA, GA: A man accused of swindling more than $14 million from victims in his native country was returned to Vietnam Monday by U.S. Immigration and Customs Enforcement’s (ICE) Enforcement and Removal Operations (ERO) and turned over to authorities for prosecution there.
According to criminal charges filed against him in December 2010, Nga Van Huynh, 47, unlawfully married an American citizen for the sole purpose of gaining status in the United States, and then petitioned the government to adjust his status to a permanent resident based on the sham marriage. Huynh successfully gained conditional residency until INTERPOL Vietnam contacted INTERPOL Washington, D.C. for assistance in finding him.
Special agents from ICE’s Homeland Security Investigations (HSI) Atlanta office opened an investigation in March and successfully pursued marriage and visa fraud charges. Huynh pleaded guilty to making a false statement on an immigration document in April, was sentenced to time served and agreed to depart the United States as part of the conviction.
“Fugitives from justice will find no welcome in the United States; we will find them wherever they choose to hide,” said Felicia Skinner, field office director of ERO Atlanta. “The teamwork by HSI and ERO offices demonstrates a commitment to uphold public safety.” Skinner oversees ERO activities inGeorgia and the Carolinas.
Since Oct. 1, 2009, ERO has removed more than 640 foreign fugitives from the United States who were being sought in their native countries for serious crimes, including kidnapping, rape and murder. ERO works with HSI’s Office of International Affairs, foreign consular offices in the United States and INTERPOL to identify foreign fugitives illegally present in the country.

Những trò lừa đảo dễ mắc bẫy nhất

Kinh tế càng khó khăn, tài chánh càng eo hẹp, con người càng tìm cách thoát ra khỏi sự nghèo đói chật vật. Đói thì đầu gối phải bò. Người ngay tìm đường thẳng, nhọc nhằn xoay sở. Kẻ gian moi óc, tìm kế gian trá lọc lừa người khác, kiếm tiền bằng đường cong, lối tắt. Ngày xưa những mánh khoé lừa lọc nếu có chỉ xảy ra trong phạm vi nhỏ hẹp của địa phương hay một vài nơi trong một quốc gia. Ngày nay vì có hệ thống liên mạng, liên quốc gia, các trò lừa bịp đã lan rộng, ra hàng quốc tế, toàn cầu.
Kỹ thuật càng tân tiến, trò bịt mắt thiên hạ lấy tiền càng tinh vi, xảo quyệt. Bọn gian luôn tìm hiểu tâm lý con người một cách thấu đáo để đánh vào sự ham muốn, lòng tham, tính ngây thơ, thương người mà thực hiện những kế hoạch lừa lọc.
Sau đây là những trò lừa bịp được ghi lại qua các nạn nhân bị mất tiền nhiều, dễ mắc bẫy, thịnh hành và gần đây nhất.

Cho vay tiền

Khi nghèo, lâm vào cảnh túng bấn, chạy đôn đáo không tìm ra tiền, bỗng đâu có người tình nguyện cho vay, ai mà14a7daaa19274fd69af1488a09a3ecfekhông mừng, không mở cờ trong bụng. Họ lại cho biết thủ tục dễ dàng, không cần kiểm tra credit, thủ tục trả góp không nặng lãi, dễ thở. Cuộc sống nhiều người không đến nỗi khó khăn, nhưng thời buổi này dành dụm cũng chẳng dễ.  Khi không, có một khoản tiền cho vay trên trời rớt xuống, sao không vay để đi nghỉ hè, thăm gia đình ở xa hay mua một món đồ ý nghĩa nào đó tặng người thân trong các dịp lễ lạc. Thế là con mồi mắc bẫy.
Chiếc bẫy giương ra với các tấm lưới ngân hàng thương mại hay tín dụng nổi tiếng, những tổ chức cho vay tiền uy tín hoặc các trang mạng giả mạo copy-cat tinh vi.  Tỷ như GE Capital Bank(giả) sẽ cho bạn vay tiền qua mạng hay qua phone.
Ngày 11 tháng 10, 2013 Scam Book đã báo cáo với ngân hàng GE Capital về con số nạn nhân mắc bẫy đã lên tới hàng trăm người qua trò giả danh ngân hàng GE để lừa bịp. Trung bình mỗi người mất khoảng $525.43 USD. Đó chỉ là con số của riêng ngân hàng GE chưa kể các nơi khác. Ngoài ra còn một số lớn nạn nhân không biết cách khai báo tổn thất hay khiếu nại việc mất mát ở đâu, cắn răng chịu thiệt vì mình trót lỡ dại.
Nạn nhân thường nhận được những email hay các cú phone báo cho biết được chấp thuận cho vay từ 1000, 3000, 5000 cho đến 10,000 hay 20,000. Bạn chỉ cần mua một tấm thẻ như Green Dot Money Pak Card được trả tiền trước khoảng từ $186, $200, hay $1000 gởi cho họ với những lý do: để bảo đảm, mua bảo hiểm, trả lệ phí  hay thủ tục  trả trước tháng đầu. Sau đó họ sẽ gởi số tiền còn lại cho bạn mượn vào tài khoản nhà băng(bank account) của bạn. Dĩ nhiên bạn sẽ cung cấp tất cả thông tin cá nhân và số tài khoản. Họ là kẻ gian giả dạng nhận làm nhân viên nhà băng GE khi trả lời phone của bạn, hoặc bạn có thể nghe được những giọng tiếng Anh phát âm đặc sệt giọng Ấn (English with Indian Accent).
Lấy số tiền đầu xong, họ lại xoáy thêm túi cạn của bạn. với lý do này nọ, như nhà băng của bạn không chịu nhận khoản tiền họ cho vay, rồi bạn nhận một cú phone khác xưng là nhà băng của bạn(lại giả mạo) bảo bạn gởi tiền thêm vài trăm hay vài ngàn qua Western Union để họ lo thủ tục giấy tờ nhận số tiền mà bạn vay. Cuối cùng, họ gởi giấy báo bạn không đủ điều kiện nhận tiền cho vay hoặc bạn chả bao giờ thấy được số tiền mà họ hứa hẹn. Bỏ con săn sắt bắt con cá rô, rốt cuộc, săn sắt mất tiêu mà cá rô cũng biệt tăm. Thông tin cá nhân của bạn bị đánh cắp đem bán hay dùng vào những mục đích bất lương khác. Nghèo còn mắc cái eo lừa phỉnh là vậy. Có những người vì ham cái nợ 10 ngàn, 20 ngàn mà mất tiêu số tiền lớn từ 3 ngàn tới 5 ngàn.

Lừa người tìm việc làm

Bị thất nghiệp, với mục đích săn tìm việc làm, bạn đã liệt kê một số thông tin của mình trên một trang mạng tìm việc hợp pháp. Một ngày bạn nhận được một email thông báo bạn được nhận vào làm trong một công ty ngoại quốc bạn chưa bao giờ nghe và biết tiếng với chức vụ “Financial Representative”. Lý do họ (bọn gian) mướn bạn là vì công ty này đang gặp chút trở ngại trong việc đòi tiền những khách hàng Mỹ, họ cần bạn phụ trách những ngân khoản hoàn trả này. Bạn sẽ được trả từ 5 cho tới 15% tiền huê hồng cho mỗi khoản. Nếu bằng lòng nhận, bạn sẽ cung cấp những thông tin cá nhân như số tài khoản trong ngân hàng của bạn để họ “trả lương”. Hậu quả, có thể là:
Số an sinh xã hội, Căn cước và thông tin bị ăn cắp.
Tiền trong tài khoản nhà băng bị lấy cắp.
Bằng cách này hay cách khác bạn sẽ bị lừa một số tiền trước khi bạn nhận được một cái money order giả hay check lương giả không tiền bảo chứng.

Mua hàng với giá cao hay quá giá

Sự việc xảy ra khi bạn có bỏ một lời rao bán xe hơi, xe truck hay những hàng hoá đáng giá trên cột báo điện tử, trang mạng, hay một nơi nào đó. Bọn gian nhìn thấy được và gởi email cho bạn và cho biết chúng chịu trả một giá cao hơn cả giá bạn đòi. Lý do trả cao rất hợp lý vì bạn phải gởi xe hay món đồ ra ngoại quốc, xuyên quốc gia và phải chịu tiền phí tổn chuyên chở. Tính hơn thiệt, trừ tiền phí tổn, số tiền bạn đem về vẫn cao hơn số tiền bạn đòi. Tiền trao cháo múc, bạn sẽ nhận được một money order trông như thật. Sau vài ngày bạn bỏ vào tài khoản của mình, bạn nhận được giấy thông báo của nhà băng là money order giả, và nhà băng đòi bạn phải trả lại số tiền đó ngay lập tức.
Trong hầu hết những câu chuyện thuật lại về money order giả, tấm money order này là thật nhưng nó bị đánh cắp và khoản tiền ghi trong đó chưa bao giờ được cho phép. Nếu là tấm cashier’s check giả thì nó là tờ check in giả như thật. Khi ấy bạn mất xe hay món đồ mà lại mắc nợ nhà băng một số tiền lớn vì bị phạt về việc dùng cashier’s check hay money order giả.

Trúng số

Trong đời sống con người, giấc mơ trúng số ai cũng có. Một ngày, trúng một số tiền lớn, vào sở hùng dũng đến trước mặt xếp tuyên bố “Tôi nghỉ việc”, sảng khoái nhìn mắt xếp tròn xoe ngạc nhiên,  bạn thu dọn đồ ra về một cách hiên ngang. Thật là sướng. Về hưu lúc còn trẻ, đi du lịch khắp nơi, tiêu gì thì tiêu, làm gì thì làm, chả sợ đói, nghèo.
Cơ hội đến, khi bạn nhận được một điện thư báo, bạn thật sự đã trúng một số tiền lớn. Giấc mơ, nhà, xe, nghỉ hè, về hưu bỗng thành sự thật mà bạn không nhớ hay đã quên bạn đã từng bỏ tên vào một cuộc rút thăm trúng số nào chưa. Trò bịp này thường đến với dạng một email gởi đến bạn liên tục. Nó thông báo bạn trúng hàng triệu đô la. Cái bẫy giăng ra và  bạn mắc phải khi họ bảo bạn phải trả một số tiền cho thủ tục giấy tờ vài ngàn đô. Đừng bao giờ gởi tiền cho ai mà bạn không điều tra rõ xuất xứ hay biết rõ tổ chức hay thông tin về người này, luôn kiểm chứng hay lên mạng kiểm soát xem đó có phải là trò bịp hay scam không?
Ngay chính những trang mạng để kiểm chứng scam cũng bị giả mạo, thiệt không còn biết đâu là giả, thật nữa.

Tiền cho không của sở thuế (IRS) hay Sở An Sinh Xã Hội

Khi mùa thuế về, ở các nơi sinh hoạt cộng đồng, bạn có thể thấy hoặc nhận được rất nhiều tờ rơi hay quảng cáo rằng8f0dd1d76d2b4baf9b1fcbd99bed217d người trả thuế có thể khai thuế và lấy thuế về dù có lợi tức rất ít hay không. Chúng thường có nội dung hứa hẹn thủ tục dễ dàng, hoặc không đòi hỏi giấy tờ gì nhiều. Trò bịp này nhắm vào những người lớn tuổi, hoặc những ai có lợi tức thấp hy vọng có chút tiền trên trời rơi xuống. Bọn gian thường khích lệ người khai thuế khai man, nguỵ tạo những điều không có để mang về nhiều tiền khiến bạn thấy hy vọng để chúng bắt bạn phải trả tiền lệ phí cao. Tỷ như những khoản khấu trừ tiền đại học dù bạn không đi học, hay đi học từ mấy chục năm rồi.
Kết cuộc nạn nhân khám phá ra tiền thuế trả về bị từ chối, bọn gian thì lấy tiền phí của bạn cao xa bay chạy, mà sở thuế còn bắt tội bạn khai man.
8a206c88b1704a86a01f046c965a48fbNgoài ra còn rất nhiều trò bịp rất khoa học ra đời mà bạn không bao giờ nghĩ bạn có thể mắc bẫy. Tuy nhiên trong những phút hớ hênh vẫn nhiều người mắc phải. Con số nạn nhân bị mắc bẫy người già bị mất tiền nhiều hơn, phái nam mắc bẫy nhiều hơn phái nữ nhất là trong các trò lừa đảo tìm bạn tình. Nếu tất cả mất mát đều được báo cáo con số có thể lên tới 50 triệu mỗi năm. Tuy nhiên người bị gạt có người không biết cách hay nơi nào để báo cáo, có người còn im ỉm dấu đi vì tự ái, nói ra sợ kẻ khác cười mình ngu do đó số người bị lừa ngày càng tăng.
Bẫy rập bây giờ rất nhiều nên trong một  bài viết hạn hẹp tôi không kể hết ra được. Mong bạn đọc khi gặp các trường hợp tương tự có thể tránh được và mỗi khi thấy ai đề nghị hay cho, tặng bạn những cơ hội ngoài sự tưởng tượng hay có vẻ không thể là sự thật thì bạn nên coi chừng và kiểm chứng lại với bạn bè hay lên mạng tìm thêm thông tin coi đó có phải là trò lừa đảo hay không. Cẩn thận vẫn hơn các bạn ạ.
Trịnh Thanh Thủy
Tài liệu tham khảo
The Top 10 Internet/Email Scams
http://netforbeginners.about.com/od/scamsandidentitytheft/ss/top10inetscams.htm
5 most common financial scams
http://money.cnn.com/2013/09/12/pf/financial-scams/

Mánh khóe lừa đảo qua email

Quá nhiều email gửi tới hàng ngày có thể làm cả những người thận trọng nhất cũng phải giảm đi mức độ “soi” nguy cơ tiềm ẩn trong các email.
Trong vội vã để theo kịp tiến độ công việc, bạn rất dễ lọt vào bẫy của những kẻ lừa đảo email. Dưới đây là 10 dấu hiệu phổ biến nhất ở những vụ lừa đảo email.

1. Yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân

fe2e8872430f4969887444dcab878c69 (1)

Không có tổ chức nào yêu cầu bạn cung cấp tài khoản ngân hàng hay số PIN qua email, họ cũng không gửi kèm đường link hay một form mẫu nào đó yêu cầu bạn nhập dữ liệu vào đó. Bất kể email đó có vẻ chính thức như thế nào, hãy phớt lờ chúng.
2. Nhìn lỗi ngữ pháp hoặc chính tả
.
089e71b20e5a4c4ea25577f60afc0a72

Các chuyên gia lừa đảo là những kẻ lanh lợi, nhưng nhiều người chưa nắm kiến thức ngữ pháp cơ bản, nhất là những email gửi đi từ các nước không nói tiếng Anh. Nhìn vào các lỗi như dấu gạch nối không phù hợp hay lẫn lộn giữa “your” và “you’re”. Nếu email có nhiều lỗi chính tả, khả năng thư đó không phải của các tổ chức chính thống là rất cao.
3. Có gắn link trong email
9a2e333ea962490b95818fbc7caad128 (1)

Đừng tin tưởng vào các link trong các email, dù cho nó có thể trông như là địa chỉ web tin cậy. Các liên kết này thường kết nối đến trang web thứ ba, có thể trông cũng rất chính thống nhưng thực sự được quản lý bởi kẻ lừa đảo.
4. Nghiên cứu hay khảo sát yêu cầu thông tin cá nhân

b7553a086ad7420ca78678cb6768b880
Gửi email giả danh thư tiếp thị là mánh lừa đảo cổ điển. Bạn sẽ được mời tham gia vào khảo sát hay cuộc thi, và được yêu cầu điền thông tin cá nhân. Một khi bạn làm vậy, những kẻ lừa đảo có thể sử dụng thông tin đó vào mục đích xấu.
5. Mách tin cổ phiếu “hot”
c9174484b78a4ef3b85ccffdc0609b58
Bạn nhận được thông tin về cổ phiếu “hot”, sẽ tăng giá thậm chí có thể tăng 2-3 lần trong thời gian ngắn? Đó là trò tung tin đồn để thổi phồng giá cổ phiếu. Kẻ gửi thông tin đã sở hữu cổ phiếu của công ty nào đó. Hắn phát tán thông tin đồn thổi về cổ phiếu đó nhằm làm tăng giá cổ phiếu để bán kiếm lời.
6. Các file đính kèm trong email từ người bạn không biết
d36672cf0a9e44929c7a9bff410aa643
Đây là lời khuyên phổ biến có thể bạn đã nghe tới hàng nghìn lần: Đừng mở đính kèm email từ người bạn không biết, cho dù nó được gửi tới từ công thẻ tín dụng hay ngân hàng của bạn. Bởi nguy cơ nhiễm virus và phần mềm do thám spyware ăn cắp thông tin khi mở các file này là rất cao.
7. Những email không chữ
Một số thư điện tử không có chữ, chỉ là những hình ảnh cũng rất nguy hiểm. Bấm vào bất kỳ vùng nào trong email đó có thể dẫn đến trang web để dụ bạn đăng nhập thông tin cá nhân hoặc bị nhiễm spyware.
8. Thông tin thiếu cập nhật
818be6d42f5447f581b29ba050696948
Một số kẻ lừa đảo thích đóng vai trò là hỗ trợ khách hàng hay kỹ thuật từ công ty bạn quen biết nhưng lại không cập nhật thông tin mới. Ví dụ (như trong ảnh), người gửi quên rằng Earthlink (nhà cung cấp dịch vụ Internet) đã mua Mindspring vào năm 2000.
9. Đoạn thông tin bôi đậm
b8fc30c6dc274f05bc2ef5b995a663d9
Nếu bạn nhận được email có đoạn chữ bôi đậm yêu cầu bạn “xác nhận thông tin tài khoản”, “bạn đã trúng xổ số”, hay “nếu bạn không phản hồi trong xx giờ, tài khoản của bạn sẽ bị đóng”. Các email đó là lừa đảo. Hay nhất vào nút xóa mà không cần xem lại nữa.
10. Lời chào hỏi chung chung
c91a1a468ff748e0bc5773b3c7653369
Các email khởi đầu với từ “Dear member” hay “Hello friend” có thể phớt lờ. Bởi nếu ngân hàng hay công ty thẻ tín dụng gửi, họ sẽ biết bạn là ai. Email gửi bạn bè cũng vậy.