Thứ Hai, 1 tháng 1, 2018

QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN TỪ CHỐI DỊCH VỤ CỦA CHỦ TIỆM NAILS ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG

Trong kinh doanh ngành nails, nhiều khi găp phải nhiều khách hàng "không dễ chịu" chút nào, như khách hàng khó tính, khách hàng dơ bẩn, hôi hám, ghẻ lở, hay khách hàng dẫn theo chó mèo, ... vào tiệm. Mặc dù người chủ tiệm có quyền bảo lưu quyền từ chối dịch vụ cho khách hàng, nhưng có những loại khách hàng đặc biệt như khách hàng tàn tật, thì theo luật, người chủ tiệm KHÔNG ĐƯỢC từ chối cho họ dẫn chó trợ giúp "service dogs" vào tiệm. Ngoài ra, mặc dù người chủ tiệm có thể bảo lưu quyền từ chối dịch vụ, như phải đối xử công bằng, và KHÔNG được từ chối dịch vụ dựa trên sự phân biệt đối xử (discrimination) như giới tính (gender), dân tộc (Ethnic), tôn giáo (religious), tuổi tác (age), ... vì đây là những hành vi vi phạm Luật chống phân biệt đối xử của Liên bang. Hậu quả, thường là người khách hàng kiện người chủ tiệm, và người chủ tiệm có thể bị phạt vạ rất nặng, thâm chí thu hồi giấp phép kinh doanh.
Trong phạm vi bài viết này, THLPHK sẽ phân tích chi tiết quy định của Liên bang về những trường hợp người chủ cơ sở kinh doanh từ chối dịch vụ đối với khách hàng, những trường hợp không được phép từ chối, đặc biết là đối với trường hợp khách hàng là người tàn tật có dẫn theo chó trợ giúp (service dogs). Quý vị cần lưu ý là mỗi tiểu bang đều có luật quy định riêng về nội dung này, và thường là chặt chẽ hơn quy định của Liên bang. Do vậy, để chắc chắn rằng tiệm mình không bị vi phạm, quý vị cần tham khảo kỹ càng cả luật liên bang và luật tiểu bang mình nữa nhé.
Theo quy định của luật chống phân biệt đối xử (Anti-Discrimination Act), các trung tâm thương mại, cơ sở kinh doanh, cơ quan chúng phủ, trụ sở công ích KHÔNG được kỳ thị, phân biệt đối xử, hay từ chối dịch vụ đối với những người mà chỉ vì các yếu tố giới tính, dân tộc, tôn giáo, tuổi tác, hay tình trạng sức khỏe của họ, đặc biệt là đối với những người tàn tật (disabled), bởi vì Luật về bảo vệ người tàn tật (ADA) ngăn cấm việc này.
Nhiều tiệm nails hay gặp phải trường hợp khách hàng dẫn theo thú cung (pet) của họ vào tiệm, nhưng không biết có được quyền từ chối dịch vụ đối với khách hàng này hay không, bởi vì thú cung của họ có thể gây dị ứng, hay nguy hiểm cho các khách hàng khác. Sau đây là quy định chi tiết của ADA về việc khách hàng đem thú cung của họ vào tiệm:
1. Chủ tiệm có quyền từ chối dịch vụ đối với TẤT CẢ các khách hàng mang theo pet của họ vào tiệm, NGOẠI TRỪ duy nhất một trường hợp, đó là người tàn tật dẫn theo chó trợ giúp (service dog) của Họ. Như vậy, người chủ tiệm KHÔNG được từ chối dịch vụ đối với khách hàng là người tàng tật có dẫn theo chó trợ giúp (service dogs).
2. Chỉ duy nhất thú cưng là CHÓ, mới được xem là service dogs, các loài vật khác không được chấp nhận là thú cưng trợ giúp. Chó trợ giúp (service dogs) KHÔNG được xem là thú cung (pet). Do vậy, nếu có khách hàng nào dẫn theo mèo, heo, hay bất cứ một thú cưng nào khác, và nói rằng đây là service animals), thì người khách này đã nói sai luật, và người chủ tiệm có quyền từ chối dịch vụ đối với người khách này cho đến khi họ đưa thú cưng của họ ra khởi tiệm.
3. Chó trợ giúp phải được huấn luyện kỹ năng trợ giúp liên hệ trực tiếp đối với mỗi kiểu tàn tật của khách hàng. Ví dụ, chó được huấn luyện để hướng dẫn cho người mù, hay chó giúp đỡ người ngồi xe lăn... Như vậy, chủ tiệm nails cần lưu ý là có khách hàng là người tàn tật, nhưng dẫn theo chó trợ giúp của người tàn tật khác (nhiều khi những người này ở chung nahà, hàng xóm, ... nhờ người kia trông giúp chó cho mình, ...), thì điều này cũng trái luật, và người chủ tiệm có quyền từ chối dịch vụ đối với khách hàng này.
4. Nếu khách hàng đi cùng với chó trợ giúp của họ, thì các cơ sở kinh doanh, cơ quan chính phủ, tổ chức công ích KHÔNG được phép từ chối cho họ vào và dịch vụ đối với họ. Việc từ chối là vi phạm pháp luật, và có thể bị kiện.
5. Người khách hàng dẫn theo chó trợ giúp của họ vào tiệm và họ phải đảm bảo điều khiển được service dog của họ bằng các mệnh lệnh lời nói, ký hiệu, ánh mắt, ... Như vậy, trong trường hợp mà người chủ tiệm nhận thấy có dấu hiệu rõ rằng là người khách hàng không thể điều khiển được service dog của họ (vì một lý do nào đó, như service dog nổi điên...), và service dog này có thể gây nguy hiểm cho người khác (ngoại trừ việc di ứng), thì người chủ tiệm vẫn có quyền từ chối dịch vụ đối với người khách hàng này.
6. Thông thường. service dogs được đeo dấu hiệu riêng để nhận biết, thường là vòng cổ màu vàng. Tuy nhiên, cũng không loại trừ có khách hàng họ cố tình làm vậy để qua mặt chủ tiệm, nhằm đem chó không phải service dog của họ vào tiệm. Trong những trường hợp có nghi ngờ về việc cho dẫn theo của khách hàng có phải là cho dịch vụ hay không, người chủ tiệm hay thợ nails có thể chỉ được hỏi khách hàng 02 nội dung sau:
- Có phải chó này là động vật trợ giúp (service animals) được yêu cầu cần có cho trường hợp bị tàn tật không?
- Chó trợ giúp này được huấn luyện để trợ giúp những công việc nào?
Luật NGHIÊM CẤM người chủ tiệm hỏi khách hàng về những nội dung sau:
- Hỏi về tình trạng tàn tật của khách hàng;
- Đòi xem về hồ sơ sức khỏe của khách hàng;
- Đòi xem ID hay giấy chứng nhận huấn luyện của service dog;
- Đòi service dog phải biểu diễn kỹ năng trợ giúp.
7. Di ứng, và sợ chó không phải là lý do hợp lý để người chủ tiệm từ chối dịch vụ đối với khách hàng tàn tật có dẫn theo chó trợ giúp.
8. Người chủ tiệm chỉ được quyền từ chối dịch vụ đối với khách hàng là người tàn tật có dẫn theo chó trợ giúp trong các trường hợp sau đây:
- Chó trợ giúp mất kiểm soát, và người chủ không thể dùng lệnh điều kiển để kiểm soát cho trợ giúp của họ được nữa; Tuy nhiên, nếu khách hàg đã đem service dog của họ ra khỏi tiệm, thì họ phải được phục vụ như những khách hàng khác.
- Mặc dù chó trợ giúp vẫn ở trọng trạng thái bình thường, nhưng người khách hàng là chủ của nó mất hay giảm khả năng điều kiển, kiểm soát service dog cũng họ vì tình trạng bịnh tật của họ, như bị heart attacks bất ngờ,... trong trường hợp này, người chủ tiệm có quyền từ chối dịch vụ hay cho phép khách hàng và chó trợ giúp của họ vào tiệm.
9. Quy định này cũng áp dụng đối với các cơ sở kinh doanh là nhà hàng, khách sạn, tiệm ăn.
10. Người chủ tiệm phải đảm bảo đối xử công bằng đối với khách hàng tàn tật có dẫn thẻo service dog của họ trong việc phục vụ, mức phí, hay bị cách ly từ những khách hàng bình thường khác.
11. Service dog được miễn phí giữ pet, hay deposit trong trường hợp các cơ sở kinh doanh có dịch vụ giữ thú cưng có thu phí.
12. Tuy nhiên, người chủ tiệm có thể yêu cầu người khách hàng bồi thường thiệt hại cho những tài sản, hay thương tích do service dog của họ gây ra đối với tài sản, thân thể thợ, khách hàng khác.
13. Người chủ tiệm không có nghĩa vụ phải phục vụ đồ ăn uống cho service dog của khách hàng.
Trong những bài viết sau, THLPHK sẽ phân tích chi tiết các kỳ thị, phân biệt đối xử khách đối với khách hàng mà chủ tiệm nails cần nên tránh để khỏi phải vướng vào kiện tụng.
(Bài viết này chỉ mang tính chất nghiên cứu, và KHÔNG phải là lời tư vấn pháp lý!)
TÌM HIỂU LUẬT PHÁP HOA KỲ nhận hướng dẫn cho chủ tiệm nails, thợ nails:
1. Luật Lao động liên quan đến nhân viên - nhà thầu độc lập; thuê mướn thợ; cách tính lương, giờ làm việc tối thiểu, làm thêm giờ (overtime) để khỏi bị Sở Thuế vụ và Bộ Lao động phạt.
2. Luật Di trú liên quan đến việc thuê mướn thợ nails từ Việt Nam.
3. Hướng dẫn về quy định những trường hợp chủ tiệm nails có quyền từ chối phục vụ khách hàng đúng luật.
4. Giới thiệu nhà cung cấp dụng cụ, mỹ phẩm ngành nails & beauty uy tín.
5. Hướng dẫn cách chuẩn bị chứng cứ và lý lẽ để biện hộ trước các vụ kiện của khách hàng.
6. Hướng dẫn quy định về vệ sinh, an toàn lao động trong tiệm.
7. Hỗ trợ giới tìm thợ cho tiệm nails có nhu cầu tuyển thợ.
8. Hỗ trợ phương án marketing để tiệm được nhiều khách hàng.
Quý vị muốn biết thêm chi tiết hay cần trợ giúp, vui lòng đừng ngại liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:
Tường Hứa
Phone/Viber/Zalo: 1-215-275-5428
Address: 9521 N Sharon Ave., Fresno, CA 93720
Email: hgtuong@yahoo.com