Toà di trú Hoa Kỳ phán quyết không trục xuất ông Lê Phước Tuấn
2006-12-13
Thanh Trúc, phóng viên đài RFA
Hôm Thứ Năm toà di trú Hoa Kỳ tại Washington phán quyết không trục xuất một người Việt Nam tên Lê Phước Tuấn vì tội đánh một viên chức đi trong phái đoàn của nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đến thăm Nhà Trắng hồi tháng Sáu năm ngoái.
Viên chức không may bị Lê Phước Tuấn đánh là ông Nguyễn Quốc Huy, chánh văn phòng của Thủ tướng Phan Văn Khải. Ngay khi nội vụ xảy ra, Lê Phước Tuấn bị FBI bắt giữ vì tội đánh người trong đoàn khách của chính phủ Mỹ.
Sau đó nhiều người trong cộng đồng Mỹ gốc Việt ở Washington, có mặt trong đoàn biểu tình chống ông Phan Văn Khải lúc ấy, vận động lập quỹ pháp lý và thuê luật sư biện hộ cho Lê Phước Tuấn.
Khía cạnh nhân quyền
Một luật sư chuyên trách vấn đề di trú, bà Parastoo Zahedi, cũng là người chuyên bênh vực cho nhân quyền và tự do ngôn luận, nhận lời bào chữa cho Lê Phước Tuấn với một phí tổn tượng trưng.Lên tiếng với đài Á Châu Tự Do sau phiên toà hôm qua mà kết quả là Lê Phước Tuấn không bị trục xuất về Việt Nam, bà Zahedi kể lại: “Tôi tìm hiểu và biết rõ vụ này không dể dàng bởi nó liên quan đến những khía cạnh về hình sự và di trú theo luật Hoa Kỳ. Do đó tôi nghĩ hồ sơ biện luận mà tôi soạn thảo phải dựa vào những yếu tố đủ sức thuyết phục để bào chữa cho Tuấn. Sau nhiều lần hầu toà, đến tháng Tám 2006 tôi đệ trình bản luận cứ chống lệnh trục xuất Lê Phước Tuấn. Tại phiên toà tháng Mười, chánh án yêu cầu tôi nộp bản giải trình tại sao không nên trục xuất bị can về Việt Nam.
Một tuần trước khi diễn ra phiên toà ngày 7 tháng 12 2006, tôi nộp bản luận cứ nhấn mạnh những lý do không nên trục xuất Tuấn. Thứ nhất là phải hiểu nguyên nhân nào khiến Tuấn hành động nông nỗi như vậy, thứ nhì là nếu bị trục xuất về Việt Nam thì Lê Phước Tuấn có thể bị chính phủ bên đó trù dập mà có khi bị xử tử không chừng vì dám đánh cán bộ nhà nước khi họ đi công tác.
Trước phiên toà hôm thứ Năm, tôi chỉ lập lại những điều trong luận cứ, còn luật sư của phía chính phủ không đệ nạp bản luận cứ của họ.
Cuối cùng thì toà phán quyết không trục xuất Lê Phước Tuần về Việt Nam. Quyết định này được sự đồng ý của luật sư bên chính phủ với trường hợp không kháng cáo.”
Tội hành hung
Lê Phước Tuấn cư ngụ tại bang Georgia của Hoa Kỳ đã 10 năm nay nhưng chưa nhập quốc tịch vì không biết đọc biết viết, không nói thạo Anh ngữ. Người thường giúp đỡ và thông dịch cho Lê Phước Tuấn mỗi khi anh ra toà là cô Lữ Anh Thư.Cô Lữ Anh Thư trình bày chi tiết hơn trong phần đối thoại với phóng viên đài Á Châu Tự Do sau đây: “Tại buổi biều tình trước Nhà Trắng ngày 21 tháng Sáu năm ngoái để chống nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải, Tuấn bị FBI của Hoa Kỳ bắt giữ và bị buộc tội hành hung một người trong đoàn khách Việt Nam.
Dựa trên tội đó Tuấn có thể bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ vì chỉ là thường trú nhân mang thẻ xanh chứ không có quốc tịch Mỹ. Một uỷ ban pháp lý của người Mỹ gốc Việt được thánh lập để yểm trợ cho Lê Phước Tuấn.
Uỷ ban yểm trợ chia làm hai, một nhóm lo về vấn đề hình sự, riêng tôi thì đảm trách lo về vấn đề di trú cho Lê Phước Tuấn, thành ra trong phiên toà di trú hôm qua chỉ có luật sư Parastoo Zahedi, anh Lê Phước Tuấn và Lữ Anh Thư mà thôi. ”
Luật sư Zahedi thì cho rằng nếu như thế thì chuyện trục xuất về Việt Nam có thể xảy ra. Vì thế luật sư đã làm đơn xin hủy bỏ lịnh trục xuất trong đó bà đã nghiên cứu để nói về tình trạng nhân quyền bị đàn áp tại Việt Nam, kể cả chuyện Việt Nam nằm trong danh sách những quốc gia cần được quan tâm vì vi phạm nhân quyền mà bộ ngoại giao Mỹ cũng như những tổ chức quốc tế nói đến lâu nay.
Tôi làm việc rất gần gũi với luật sư Parastoo Zahedi nên biết là hồi tháng Tám đã có lời đề nghị của luật sư hình sự là Lê Phước Tuấn nên nhận tội đã hành hung ông Nguyễn Quốc Huy để coi như là có án nhẹ hơn.
Luật sư Zahedi thì cho rằng nếu như thế thì chuyện trục xuất về Việt Nam có thể xảy ra. Vì thế luật sư đã làm đơn xin hủy bỏ lịnh trục xuất trong đó bà đã nghiên cứu để nói về tình trạng nhân quyền bị đàn áp tại Việt Nam, kể cả chuyện Việt Nam nằm trong danh sách những quốc gia cần được quan tâm vì vi phạm nhân quyền mà bộ ngoại giao Mỹ cũng như những tổ chức quốc tế nói đến lâu nay.”
Công lý
Với câu hỏi là một người trẻ có kiến thức ở Hoa Kỳ cô suy nghĩ thế nào về sự kiện Lê Phước Tuấn can tội đánh viên chức Việt Nam trước Nhà Trắng, nay được thoát lệnh trục xuất về nguyên quán.Đó là chưa kể đến những hành động có tính cách phản đối nhà cầm quyền Việt Nam ở hải ngoại như trường hợp bà Lê Thị Ngọc Hạnh, ông Trần Hồng chẳng hạn. Cô Lữ Anh Thư nhấn mạnh điều cần chú ý ở đây là những hành vi bạo động không bao giờ được khuyến khích, bất cứ trường hợp nào cũng không được bạo hành.
Vẫn theo lời cô, công lý ở Hoa Kỳ không chỉ xử phạt mà còn phải binh vực cho người có tội, phải xét xử dựa trên sự thật và nếu cần thì có khi phải bảo vệ cho người bị xem là có tội.
Theo dòng câu chuyện:
- Có hay không chuyện xô xát giữa những người biểu tình và phái đoàn Thủ tướng Phan Văn Khải?- Chuyến công du Hoa Kỳ của Thủ tướng Phan Văn Khải
Thông tin trên mạng:
- The Washington Times: Immigrant avoids deportation to Vietnam
©
2006 Radio Free Asia