Phóng sự Khủng Bố ở Little Saigon được trình chiếu trên hệ thống truyền hình PBS hồi tuần trước đã tạo sự quan tâm và dư luận trong cộng đồng người Việt tại hải ngoại với các ý kiến khác nhau.
Đây là một phóng sự điều tra về những cái chết bí mật của một số ký giả gốc Việt vào thập niên 80 nhưng chưa tìm ra các thủ phạm và được cho rằng đã có sự can dự của một tổ chức chính trị của người Việt vào thời điểm này.
Lý do nào những ký giả Hoa Kỳ đã thực hiện cuộc phóng sự điều tra trong hai năm trời đã được hai ký giả kiêm nhà sản xuất bộ phim là AC Thompson và Richard Rowley trả lời với FRONTLINE, và chuyên mục giới thiệu lại để chúng ta hiểu hơn về bộ phim đang được bàn luận này.
PV: - Như phim Khủng Bố ở Little Saigon phân tích rõ, có rất ít phương tiện truyền thông chính thống đã tường trình về những vụ sát nhân và tấn công hồi chúng mới xảy ra. Vậy thì cách nào mà hai ông bắt gặp câu chuyện này lúc thoạt đầu?
Thompson: Một vài năm trước, khi tôi đương làm loạt phóng sự về cái chết của ký giả Chauncey Bailey tại Oakland, tôi có gặp một nhà làm phim gốc Việt tên là Tony Nguyễn. Anh nói với tôi, "Điều đó (những vụ ám sát) thực sự đã xảy ra trong cộng đồng người Việt, lặp đi lặp lại, và bên ngoài cộng đồng thì chẳng ai thực sự để tâm".
AC Thompson - nguồn www.propublica.org
Điều đó cứ nằm trong đầu tôi. Tôi bắt đầu đào xới vào những vụ này, dựa vào tường trình của Tony, người đã từng thực hiện một bộ phim về một trong những cuộc tấn công này trước đó, và anh cũng tham gia vào nhóm làm phim như một nhà đồng sản xuất. Và rồi rất may mắn, tôi đã kéo Rick cùng vào tham gia, người mà tôi đã muốn làm việc chung từ nhiều năm.
Rowley: Tôi còn nhớ email đầu tiên của AC gởi tôi rằng, "Nghe có thể hơi xa vời một chút, nhưng tôi muốn nói chuyện với anh câu chuyện về một biệt đội sát thủ hoạt động tại Mỹ vào những năm 1980". Ngay lập tức tôi bị cuốn hút bởi những điều của câu chuyện kinh ngạc này, cũng như bị sốc bởi cách nó bị cho qua ra sao. Ý tôi là, đã có một biệt đội sát thủ hoạt động gần như không bị trừng phạt trên đất Mỹ, có thể đã sát hại năm ký giả và thực hiện hàng chục vụ tấn công bạo lực khác trong cả một thập niên mà chúng ta không biết gì về nó?
Richard Rowley - nguồn www.propublica.org
Thompson: Đó chính xác là sự mời gọi của nó. Có rất ít tường thuật được thực hiện về các cuộc tấn công này và chỉ một vài nhà báo đã thực sự ghép các câu chuyện lại để cho thấy chúng có liên quan với nhau. Chúng tôi cố gắng tìm hiểu những gì đã xảy ra và để tìm những kẻ chịu trách nhiệm, mà một trong những nhóm chịu trách nhiệm đó là chính chúng tôi, giới truyền thông Anh ngữ chính thống.
PV: - Trong khi tiến hành điều tra thì những gì gây cho các anh sự ngạc nhiên nhất?
Thompson: Dự án này gặp hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Nhưng có một điều chắc chắn đáng ngạc nhiên là các cơ quan cảnh sát địa phương mà chúng tôi tiếp xúc thực sự không muốn nói chuyện. Nó ngược lại những gì bạn thường gặp trong một vụ án xếp xó, họ không muốn lưu tâm.
Rowley: Hầu như mỗi cuộc phỏng vấn quay được đều có những bất ngờ đối với tôi. Chẳng giống như là có một tờ giấy in sẵn từ trước rồi chúng tôi quay và minh họa nó bằng một vài cuộc phỏng vấn quan trọng mà có những điều khá thực ở đây. Những tiết lộ diễn ra tức thời trước ống kính của những người chưa bao giờ ngồi trước một máy thu hình để nói về những sự kiện này lần đầu tiên. Tôi nghĩ rằng các bạn sẽ cảm thấy là trong suốt bộ phim, bạn chứng kiến những tiết lộ là cùng lúc với chúng tôi.
PV: - Với Đạo Luật Tự do Thông Tin đã mang đến cho các anh hàng ngàn trang tài liệu mới về nhóm được gọi là Mặt trận. Những gì các tài liệu này tiết lộ về mối quan hệ của nhóm này với chính phủ Hoa Kỳ đã thay đổi phạm vi điều tra của các anh như thế nào?
Thompson: Khi chúng tôi bắt đầu tìm hiểu một nhóm bán quân sự bị tình nghi sát hại những người chỉ trích họ tại Mỹ và phát hiện rằng nó liên quan đến một nhóm đã thực sự cố phát động một cuộc chiến tranh và xâm nhập vào Việt Nam nhiều lần nhưng không có ai đã từng bị bắt hoặc chịu trách nhiệm. Điều rõ ràng mà chúng tôi phải hỏi, cũng như khán giả sẽ đặt câu hỏi là, "Chính phủ Hoa Kỳ có nằm đâu đó sau lưng vụ này?" Chúng tôi thấy rằng càng tìm hiểu thì càng mù mờ.
Sổ tay ghi những vụ ám sát ký giả Mỹ gốc Việt . Nguồn: pbs.org/frontline/terro r-in-little-saigon
Rowley: - Đúng vậy, rất khó khăn để chốt tất cả mọi thứ xuống. Nhưng hoàn toàn rõ ràng là đây không phải một nhóm tội phạm giết người bình thường. Đây là một nhóm được thành lập bởi một số cựu sĩ quan trong quân lực miền Nam Việt Nam từng được Hoa Kỳ hậu thuẫn, điều hành một lực lượng kháng chiến quân tại vùng biên giới Thái Lan và Lào để cố gắng tái chiếm Việt Nam. Đây là một tổ chức chính trị - như những nhóm quân du kích vệ tinh nằm về phía Mỹ trong cuộc chiến tranh lạnh.
Thompson: Và chính phủ Hoa Kỳ có biết sự tồn tại của họ, ở nhiều cấp độ. Các tài liệu chúng tôi tìm thấy cho thấy một kết nối giữa chỉ huy Mặt trận là ông Hoàng Cơ Minh tại Thái Lan và Richard Armitage, cựu trợ lý Bộ Trưởng Quốc Phòng. Chúng tôi biết rằng Ngũ Giác Đài có yêu cầu hồ sơ nhập tịch của Hoàng Cơ Minh được giải quyết nhanh hơn. Chúng tôi biết rằng CIA và Hội đồng An ninh Quốc gia có biết những người này, cũng như Bộ Ngoại giao và FBI đã nhận biết được là họ hoạt động trên vùng đất khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, dường như không ai có vẻ như đã nói kiểu, "Này, các anh biết là điều này chẳng thực sự là một cái nhìn hay ho cho chúng ta khi có một lực lượng kháng chiến quân được lãnh đạo bởi một công dân Hoa Kỳ để cố gắng khởi đầu một cuộc chiến với một quốc gia mà chúng ta không còn chiến tranh với họ".
PV: Khi tiến hành cuộc điều tra, có bao giờ các anh lo lắng cho sự an toàn của riêng mình?
Rowley: Trong việc điều tra này, AC và tôi không thực sự là những người chịu những rủi ro.
Thompson: Vâng, tôi nghĩ mối lo ngại lớn hơn của chúng tôi là những người nói chuyện với chúng tôi sẽ chịu nguy hiểm cho bản thân họ. Chúng tôi nhận khá nhiều hỗ trợ từ các thành viên cùng các ký giả trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt muốn kể ra câu chuyện nhưng sợ đưa tên ra và bị liên đới. Đáng chú ý là cách họ nói, " Xem, tôi già rồi, tôi chỉ muốn chết một cái chết an bình nên tôi không muốn nói công khai về những gì tôi biết".
Phóng viên A.C. Thompson trong một cảnh quay phim“Terror in Little Saigon.” . Nguồn: pbs.org/frontline/terro r-in-little-saigon
PV: - Các anh có gặp bất kỳ phản đối nào kiểu, "Chuyện đã cách đây 30 năm, sao bây giờ còn tập trung vào một chương tiêu cực này trong lịch sử cộng đồng người Mỹ gốc Việt?"
Thompson: Có gặp và anh biết, ở một mức độ nào đó thì tôi có thể thông cảm được tâm cảm đó. Đã có một làn sóng những câu chuyện về cộng đồng người Việt trong thập niên 80 đại loại, "Hãy nhìn những kẻ điên khùng này! Toàn những vấn đề băng đảng, tội phạm có tổ chức và vân vân". Nhiều cách khác nhau, cộng đồng cảm thấy thực sự bị tổn thương bởi tất cả các tiêu đề giật gân và mẩu tin truyền hình vào thời điểm đó. Nên tôi có thể hiểu được, ở một mức độ nhất định nào đó, khi người ta bảo, "Đây thực sự là một khoảng nghiệt ngã trong lịch sử cộng đồng chúng tôi và bây giờ các anh khơi chúng lại, thay vì nhắc đến tất cả thành công của cộng đồng chúng tôi". Nhưng chúng tôi cũng nhận được từ nhiều người mà chúng tôi đã nói chuyện với họ là: "Hãy xem, mọi người đã đến Mỹ vì họ sợ để rồi chuyện khủng bố còn tồi tệ hơn khi họ đến đây." Đó là chương sử không nên xảy ra. Nó chưa bao giờ được giải quyết thực sự. Và nó là một câu chuyện xứng đáng để kể.
PV: - Khi phóng sự điều tra được công chiếu, các anh hy vọng công chúng sẽ phản ứng như thế nào?
Thompson: Tôi hy vọng công chúng sẽ cảm thấy niềm đam mê của các nhà báo bị sát hại và mức độ sâu đậm và cảm hứng mà họ mang lại trong công việc của họ.
Tôi hy vọng rằng mọi người trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt có các thông tin về những gì đã xảy ra sẽ bước tới để chia sẻ chúng, bất luận với chúng tôi, với các phóng viên khác, với nhân viên công lực hoặc với gia đình các nạn nhân. Tôi hy vọng những người bị khủng bố trong những ngày ở Little Saigon tại khắp nước Mỹ sẽ lên tiếng, "Những gì đã xảy ra với tôi là sai. Nó không nên xảy ra và nó không nên lặp lại một lần nữa".
Rowley: Bạn biết đấy, ký giả Đạm Phong biết Mặt trận sờ gáy mình. Ông nhận được những lời hăm dọa nhiều tháng trời nhưng ông vẫn tiếp tục. Bởi với ông, những gì ông tường trình là xứng đáng để mạo hiểm với chính sinh mạng mình. Ông nghĩ rằng nếu Mặt trận sát hại ông vì những gì ông viết về hoạt động và căn cứ tại Thái Lan của họ, thì các nhà báo khác sẽ đổ xô vào câu chuyện, và việc làm và sinh mạng của ông sẽ không bị lãng phí. Nhưng nó chẳng xảy ra như vậy. Không có ai tiếp tục việc của ông. Trên căn bản là ông đã bị lãng quên, trong khi những cựu thành viên Mặt trận vẫn còn đó trong cộng đồng.
Trễ 30 năm, nhưng tôi hy vọng rằng với việc điều tra này, chúng tôi đã tiếp tục và xây dựng dựa theo các công việc dở dang mà các ký giả can đảm như Đạm Phong đã bắt đầu. Bởi tất cả chúng tôi hy vọng rằng khi chúng tôi chấp nhận những rủi ro trong công việc của mình, chúng xứng đáng để những người khác sẽ tiếp tục khi chúng tôi không còn nữa
ĐYT dịch
PV: - Như phim Khủng Bố ở Little Saigon phân tích rõ, có rất ít phương tiện truyền thông chính thống đã tường trình về những vụ sát nhân và tấn công hồi chúng mới xảy ra. Vậy thì cách nào mà hai ông bắt gặp câu chuyện này lúc thoạt đầu?
Thompson: Một vài năm trước, khi tôi đương làm loạt phóng sự về cái chết của ký giả Chauncey Bailey tại Oakland, tôi có gặp một nhà làm phim gốc Việt tên là Tony Nguyễn. Anh nói với tôi, "Điều đó (những vụ ám sát) thực sự đã xảy ra trong cộng đồng người Việt, lặp đi lặp lại, và bên ngoài cộng đồng thì chẳng ai thực sự để tâm".
AC Thompson - nguồn www.propublica.org
Điều đó cứ nằm trong đầu tôi. Tôi bắt đầu đào xới vào những vụ này, dựa vào tường trình của Tony, người đã từng thực hiện một bộ phim về một trong những cuộc tấn công này trước đó, và anh cũng tham gia vào nhóm làm phim như một nhà đồng sản xuất. Và rồi rất may mắn, tôi đã kéo Rick cùng vào tham gia, người mà tôi đã muốn làm việc chung từ nhiều năm.
Rowley: Tôi còn nhớ email đầu tiên của AC gởi tôi rằng, "Nghe có thể hơi xa vời một chút, nhưng tôi muốn nói chuyện với anh câu chuyện về một biệt đội sát thủ hoạt động tại Mỹ vào những năm 1980". Ngay lập tức tôi bị cuốn hút bởi những điều của câu chuyện kinh ngạc này, cũng như bị sốc bởi cách nó bị cho qua ra sao. Ý tôi là, đã có một biệt đội sát thủ hoạt động gần như không bị trừng phạt trên đất Mỹ, có thể đã sát hại năm ký giả và thực hiện hàng chục vụ tấn công bạo lực khác trong cả một thập niên mà chúng ta không biết gì về nó?
Richard Rowley - nguồn www.propublica.org
Thompson: Đó chính xác là sự mời gọi của nó. Có rất ít tường thuật được thực hiện về các cuộc tấn công này và chỉ một vài nhà báo đã thực sự ghép các câu chuyện lại để cho thấy chúng có liên quan với nhau. Chúng tôi cố gắng tìm hiểu những gì đã xảy ra và để tìm những kẻ chịu trách nhiệm, mà một trong những nhóm chịu trách nhiệm đó là chính chúng tôi, giới truyền thông Anh ngữ chính thống.
PV: - Trong khi tiến hành điều tra thì những gì gây cho các anh sự ngạc nhiên nhất?
Thompson: Dự án này gặp hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Nhưng có một điều chắc chắn đáng ngạc nhiên là các cơ quan cảnh sát địa phương mà chúng tôi tiếp xúc thực sự không muốn nói chuyện. Nó ngược lại những gì bạn thường gặp trong một vụ án xếp xó, họ không muốn lưu tâm.
Rowley: Hầu như mỗi cuộc phỏng vấn quay được đều có những bất ngờ đối với tôi. Chẳng giống như là có một tờ giấy in sẵn từ trước rồi chúng tôi quay và minh họa nó bằng một vài cuộc phỏng vấn quan trọng mà có những điều khá thực ở đây. Những tiết lộ diễn ra tức thời trước ống kính của những người chưa bao giờ ngồi trước một máy thu hình để nói về những sự kiện này lần đầu tiên. Tôi nghĩ rằng các bạn sẽ cảm thấy là trong suốt bộ phim, bạn chứng kiến những tiết lộ là cùng lúc với chúng tôi.
PV: - Với Đạo Luật Tự do Thông Tin đã mang đến cho các anh hàng ngàn trang tài liệu mới về nhóm được gọi là Mặt trận. Những gì các tài liệu này tiết lộ về mối quan hệ của nhóm này với chính phủ Hoa Kỳ đã thay đổi phạm vi điều tra của các anh như thế nào?
Thompson: Khi chúng tôi bắt đầu tìm hiểu một nhóm bán quân sự bị tình nghi sát hại những người chỉ trích họ tại Mỹ và phát hiện rằng nó liên quan đến một nhóm đã thực sự cố phát động một cuộc chiến tranh và xâm nhập vào Việt Nam nhiều lần nhưng không có ai đã từng bị bắt hoặc chịu trách nhiệm. Điều rõ ràng mà chúng tôi phải hỏi, cũng như khán giả sẽ đặt câu hỏi là, "Chính phủ Hoa Kỳ có nằm đâu đó sau lưng vụ này?" Chúng tôi thấy rằng càng tìm hiểu thì càng mù mờ.
Sổ tay ghi những vụ ám sát ký giả Mỹ gốc Việt . Nguồn: pbs.org/frontline/terro r-in-little-saigon
Rowley: - Đúng vậy, rất khó khăn để chốt tất cả mọi thứ xuống. Nhưng hoàn toàn rõ ràng là đây không phải một nhóm tội phạm giết người bình thường. Đây là một nhóm được thành lập bởi một số cựu sĩ quan trong quân lực miền Nam Việt Nam từng được Hoa Kỳ hậu thuẫn, điều hành một lực lượng kháng chiến quân tại vùng biên giới Thái Lan và Lào để cố gắng tái chiếm Việt Nam. Đây là một tổ chức chính trị - như những nhóm quân du kích vệ tinh nằm về phía Mỹ trong cuộc chiến tranh lạnh.
Thompson: Và chính phủ Hoa Kỳ có biết sự tồn tại của họ, ở nhiều cấp độ. Các tài liệu chúng tôi tìm thấy cho thấy một kết nối giữa chỉ huy Mặt trận là ông Hoàng Cơ Minh tại Thái Lan và Richard Armitage, cựu trợ lý Bộ Trưởng Quốc Phòng. Chúng tôi biết rằng Ngũ Giác Đài có yêu cầu hồ sơ nhập tịch của Hoàng Cơ Minh được giải quyết nhanh hơn. Chúng tôi biết rằng CIA và Hội đồng An ninh Quốc gia có biết những người này, cũng như Bộ Ngoại giao và FBI đã nhận biết được là họ hoạt động trên vùng đất khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, dường như không ai có vẻ như đã nói kiểu, "Này, các anh biết là điều này chẳng thực sự là một cái nhìn hay ho cho chúng ta khi có một lực lượng kháng chiến quân được lãnh đạo bởi một công dân Hoa Kỳ để cố gắng khởi đầu một cuộc chiến với một quốc gia mà chúng ta không còn chiến tranh với họ".
PV: Khi tiến hành cuộc điều tra, có bao giờ các anh lo lắng cho sự an toàn của riêng mình?
Rowley: Trong việc điều tra này, AC và tôi không thực sự là những người chịu những rủi ro.
Thompson: Vâng, tôi nghĩ mối lo ngại lớn hơn của chúng tôi là những người nói chuyện với chúng tôi sẽ chịu nguy hiểm cho bản thân họ. Chúng tôi nhận khá nhiều hỗ trợ từ các thành viên cùng các ký giả trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt muốn kể ra câu chuyện nhưng sợ đưa tên ra và bị liên đới. Đáng chú ý là cách họ nói, " Xem, tôi già rồi, tôi chỉ muốn chết một cái chết an bình nên tôi không muốn nói công khai về những gì tôi biết".
Phóng viên A.C. Thompson trong một cảnh quay phim“Terror in Little Saigon.” . Nguồn: pbs.org/frontline/terro r-in-little-saigon
PV: - Các anh có gặp bất kỳ phản đối nào kiểu, "Chuyện đã cách đây 30 năm, sao bây giờ còn tập trung vào một chương tiêu cực này trong lịch sử cộng đồng người Mỹ gốc Việt?"
Thompson: Có gặp và anh biết, ở một mức độ nào đó thì tôi có thể thông cảm được tâm cảm đó. Đã có một làn sóng những câu chuyện về cộng đồng người Việt trong thập niên 80 đại loại, "Hãy nhìn những kẻ điên khùng này! Toàn những vấn đề băng đảng, tội phạm có tổ chức và vân vân". Nhiều cách khác nhau, cộng đồng cảm thấy thực sự bị tổn thương bởi tất cả các tiêu đề giật gân và mẩu tin truyền hình vào thời điểm đó. Nên tôi có thể hiểu được, ở một mức độ nhất định nào đó, khi người ta bảo, "Đây thực sự là một khoảng nghiệt ngã trong lịch sử cộng đồng chúng tôi và bây giờ các anh khơi chúng lại, thay vì nhắc đến tất cả thành công của cộng đồng chúng tôi". Nhưng chúng tôi cũng nhận được từ nhiều người mà chúng tôi đã nói chuyện với họ là: "Hãy xem, mọi người đã đến Mỹ vì họ sợ để rồi chuyện khủng bố còn tồi tệ hơn khi họ đến đây." Đó là chương sử không nên xảy ra. Nó chưa bao giờ được giải quyết thực sự. Và nó là một câu chuyện xứng đáng để kể.
PV: - Khi phóng sự điều tra được công chiếu, các anh hy vọng công chúng sẽ phản ứng như thế nào?
Thompson: Tôi hy vọng công chúng sẽ cảm thấy niềm đam mê của các nhà báo bị sát hại và mức độ sâu đậm và cảm hứng mà họ mang lại trong công việc của họ.
Tôi hy vọng rằng mọi người trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt có các thông tin về những gì đã xảy ra sẽ bước tới để chia sẻ chúng, bất luận với chúng tôi, với các phóng viên khác, với nhân viên công lực hoặc với gia đình các nạn nhân. Tôi hy vọng những người bị khủng bố trong những ngày ở Little Saigon tại khắp nước Mỹ sẽ lên tiếng, "Những gì đã xảy ra với tôi là sai. Nó không nên xảy ra và nó không nên lặp lại một lần nữa".
Rowley: Bạn biết đấy, ký giả Đạm Phong biết Mặt trận sờ gáy mình. Ông nhận được những lời hăm dọa nhiều tháng trời nhưng ông vẫn tiếp tục. Bởi với ông, những gì ông tường trình là xứng đáng để mạo hiểm với chính sinh mạng mình. Ông nghĩ rằng nếu Mặt trận sát hại ông vì những gì ông viết về hoạt động và căn cứ tại Thái Lan của họ, thì các nhà báo khác sẽ đổ xô vào câu chuyện, và việc làm và sinh mạng của ông sẽ không bị lãng phí. Nhưng nó chẳng xảy ra như vậy. Không có ai tiếp tục việc của ông. Trên căn bản là ông đã bị lãng quên, trong khi những cựu thành viên Mặt trận vẫn còn đó trong cộng đồng.
Trễ 30 năm, nhưng tôi hy vọng rằng với việc điều tra này, chúng tôi đã tiếp tục và xây dựng dựa theo các công việc dở dang mà các ký giả can đảm như Đạm Phong đã bắt đầu. Bởi tất cả chúng tôi hy vọng rằng khi chúng tôi chấp nhận những rủi ro trong công việc của mình, chúng xứng đáng để những người khác sẽ tiếp tục khi chúng tôi không còn nữa
ĐYT dịch