Hoàng Ngọc An: Về hai điều mà VT đang lôi kéo cộng đồng
LGT: bài viết này phân tích về 2 điều mà VT đang lôi kéo cộng đồng về vụ phim “Terror in Little Sài Gòn”.
Hoàng Ngọc An
17/11/2015
*******************
TỔNG QUÁT
A-Phim Terror in Little Sài Gòn có 3 chủ đề chính, xin quý ông bà đừng lạc đề khi đòi hỏi phim phải có cái này cái nọ:
1-Điều tra vụ 5 ký giả Mỹ-Việt bị ám sát từ 1981-1990 và đang mời mọi người cung cấp thêm tin tức vì vẫn chưa tìm ra được thủ phạm. Đã có nhiều người vào web của PBS, cung cấp thêm tin. Với cộng đồng VN hải ngoại, xuất hiện trở lại những bài tố cáo Mặt Trận, trong đó “nặng ký” nhất là bài của ô Bằng Phong Đặng Văn Âu vì ông chứng minh vào 1989, ông đã bị Mặt Trận đe dọa khi đăng bài “Vàng rơi không tiếc” của Đào Vũ Anh Hùng trên báo Lý Tưởng.
2-Tố cáo chính quyền Mỹ đã làm ngơ không điều tra tận tình vụ ký giả Mỹ-Việt bị ám sát.
3-Tố cáo chính quyền Mỹ trong 1980s đã “làm ngơ” cho một tổ chức người Mỹ-Việt quyên tiền, tuyển quân, mượn đất ở Thái Lan, tiến hành chiến tranh vũ trang chống một chính quyền “hợp pháp” đối với thế giới. (là VC)
Đoàn làm phim KHÔNG có nghĩa vụ làm theo những thắc mắc “vớ vẩn” của quý ông bà như thiếu lịch sử VN, cộng đồng, hay lịch sử Mặt Trận. Họ chỉ sử dụng những cái gì có liên quan đến ba chủ đề đó.
B-Quý OB “la làng” rằng phim thiên tả:
Cộng đồng người Mỹ-Việt, từ lâu thừa hiểutruyền thông Mỹ thiên tả, làm theo chiến lược của Hoa Kỳ. Chúng ta đã, đang và sẽ phải đối phó với chuyện đó. Vì thế để đối phó chúng ta hành động trong phạm vi có thể của mỗi người:
1-Tự giáo dục con em vì chương trình sử của school Hoa Kỳ cũng diễn giải sai lệch về cuộc chiến. Coi tại đây, một bài viết cảm động: TT Vương Mộng Long đã phải tranh luận với vị giáo viên dạy sử ở college Mỹ. Tôi đã nói rằng đó là một chiến thắng rất lớn từ “một người lính cũ của chúng ta” trong một cuộc chiến vẫn còn đang tiếp diễn:
2-Hỗ trợ cho những người Mỹ làm phim đứng đắn về quân đội VNCH. Vd gần nhất, Richard Botkin đã làm phim Ride The Thunder và đang rất thành công ở Dallas. Đây là những người Mỹ tự bỏ tiền túi, hùn với người Việt có lòng để đối chọi lại với những phim của truyền thông thiên tả.
C-Cộng đồng Mỹ- Việt phải sáng suốt không để VT lợi dụng, biến cộng đồng thành trò cười trước truyền thông Mỹ. Phim Terror in Little Sài Gòn không kết luận nhưng Thompson nói, mọi điều tra đều chỉ về một hướng: Mặt Trận. Hãy để VT, hậu thân của Mặt Trận, (với những đồng tiền xương máu, mồ hôi của cộng đồng người Mỹ-Việt nặng lòng với tổ quốc VN, vào 1980s) đưa PBS ra tòa án nếu họ cảm thấy họ bị vu cáo.
PHÂN TÍCH HAI ĐIỀU MÀ VT
ĐANG LỢI DỤNG CỘNG ĐỒNG
Dưới đây là vài phân tích của cá nhân tôi về 2 điều mà VT đang cố lèo lái cộng đồng: tên Little Saigon và hình ảnh cựu quân nhân VNCH trong phim. Quý vị toàn quyền đồng ý hay không trên nhận định của tôi để có quyết định phù hợp: nghe theo VT để cùng VT ra tòa ( khi bị PBS kiện ngược lại) hay là “wait and see”.
Với vài người không sinh hoạt trong cộng đồng Việt-Mỹ nói rằng họ không cần biết VT là ai, chỉ biết phim làm người Mỹ nhìn sai lạc thì câu của trả lời của tôi là: ngay từ 1973, qua truyền thông chính thống của Mỹ, cuộc chiến đã bị xuyên tạc nhưng dần dà, lác đác đã có chính người Mỹ “phản biện” ( Xin xem sách Anh Hùng và Kẻ Bội Phản 2008) ; và chúng ta cần làm như mục B ở trên để giải độc. ( rõ chưa cô NW?). Phim lật lại vụ ám sát những ký giả viết bài chỉ trích MT ( Đạm Phong, Lê Triết) là điều tốt cho thế hệ 1,5 hay thế hệ 2, trước khi họ quyết định tham gia tổ chức VT.
****************************** **
PHÂN TÍCH VỀ HAI ĐIỀU MÀ VT
ĐANG CỐ LÔI KÉO CỘNG ĐỒNG
1-Nếu vài ký giả viết bài chỉ trích một tổ chức, sau đó bị hăm dọa, cuối cùng là ám sát, rồi dân chúng không ai dám làm chứng, thì có thể dùng hai chữ “khủng bố” không? Câu trả lời là CÓ.
2- Nếu đã xảy ra nhiều vụ ký giả Mỹ- Việt bị ám sát và không tìm ra thủ phạm thì có thể dùng “Terror in Little Sài Gòn”?Câu trả lời là CÓ.
Lý do: Ví Dụ Pháp có vùng đông dân cư Việt (ở Paris chẳng hạn) và họ lấy tên Việt là “Petite Sài Gòn” và khi người Pháp dùng gọn “Petite Sài Gòn” thì …người kém thông minh nhất thế giới có lẽ cũng hiểu ám chỉ cộng đồng Pháp-Việt.
Thompson cũng đã giải thích. Nghe tại đây khoảng 5 phút: ( trích từ buổi phỏng vấn Thompson của Ls Nguyễn Hoàng Duyên từ truyền hình Calitoday)
3-Những đoạn phim chiếu cảnh cựu quân nhân có liên quan với phim không? Câu trả lời là CÓ.
Đoạn 1: phút thứ 22. Chấm dứt buổi phỏng vấn bà Tang, (cựu nhân viên FBI. Bà này nói rằng K9 là của Mặt Trận. MT là tổ chức nhiều cựu quân nhân), Thompson được mời dự buổi lễ ở San Jose, nơi có vài thành viên của Mặt Trận. Thompson đã phỏng vấn họ.
Đoạn 2: phút thứ 42. Sau khi rời Thái Lan, Thompson nói rằng, trở về Mỹ thì mọi việc dễ hiểu hơn khi chứng kiến buổi lễ ở Bolsa. Dễ hiểu hơn vì chứng kiến Bolsa năm nay, 2015, với cờ vàng, cựu quân nhân với quân phục xưa, thì Thompson hiểu được vì sao năm 1982, MT ra đời, quyên được tiền , mộ được lính, và mượn đất Thái..Trong đoạn phim này cũng ám chỉ chính quyền Mỹ đã làm ngơ trước Mặt Trận khi “nói” về cựu cố vấn Armitage. Click link sau, download bản word, có hình tôi chụp từ phim:
4-Đem “old war to new country”
Chúng ta, cộng đồng người Mỹ-Việt vào 1980-1985 có mang mộng trở về giải phóng quê hương không? Câu trả lời là CÓ. Truyền thông Mỹ , thực hiện phim về Mặt Trận, tổ chức gồm nhiều cựu quân nhân, tuyển quân cả trong trại tị nạn thì nếu họ dùng “ bring an old war to a new country” có đúng không ? Câu trả lời là Có.
Chứng minh: Mỹ đã chấm dứt chiến tranh VN 1975. Dư luận, quần chúng Mỹ đang còn phản chiến nặng. Mỹ đang nỗ lực tìm thi hài lính Mỹ như lời hứa với mọi thân nhân người lính. Nếu người Việt ở vào địa vị người Mỹ thì có nói vậy không?Có!
Chúng ta phản biện: Chúng tôi đã hy sinh làm tiền đồn cho thế giới tự do, đã hứng chịu cuộc chiến trong 20 năm chống cs; cuối cùng người dân miền Nam mất tự do vì một chiến lược toàn cầu của Mỹ. Đánh đổi một VN cho một Nga Sô bị vỡ, bức tường ô nhục Bá Linh sụp, khối Đông Âu vụn, thì phải coi chúng tôi là ân nhân của toàn khối tư bản. Nếu ngày xưa, dân Do Thái, dù mất nước, phải đi khắp thế giới nhưng vẫn“Exodus, Về Đất Hứa” thì VN chúng tôi cũng vậy. Sự kiện Mặt Trận vào 1980s được sự ủng hộ nồng nhiệt, sự đóng góp vô bờ từ người dân, chứng tỏ một tình yêu tổ quốc của những người vừa bị buộc rời bỏ quê hương. Điều đó không có gì sai khi chúng tôi có ý đồ “bring an old war to new country” vào 1980s.
Hoàng Ngọc An
17/11/2015