Thứ Hai, 16 tháng 11, 2015

Hoàng Ngọc An – Tóm Tắt 3 bài PV Thompson-Nguyễn Xuân Nghĩa-Hoàng Cơ Định của báo NV

LGT: Hà Giang, báo NV, vừa phỏng vấn ký giả A.C Thompson (phim Terror in Little Sài Gòn ), KTG Nguyễn Xuân Nghĩa và ô Hoàng Cơ Định. Để xem bài gốc, xin quý vị tự tìm ở net. Dưới đây chúng tôi tóm tắt ý chính từ ba cuộc phỏng vấn này.

Riêng cuộc phỏng vấn Lý Thái Hùng, đảng VT do ô Nguyễn Xuân Nam thực hiện, chúng tôi đã save lại mp3 và sẽ nhờ người viết lại.
Hoàng Ngọc An
17/11/2015
Đón xem : viết cho Thế Giới Mới online của Hoàng Ngọc An với tựa “Thần khẩu hại xác phàm”.
********************
Terror in Little Sài Gòn
Tóm Tắt bài PV A.C Thompson
1-Tony Nguyễn, 2011, làm phim “Enforcing the Silence” nói về việc ký giả Dương Trọng Lâm, 27 tuổi, chủ bút tờ Cái Ðình Làng, bị bắn chết Tháng Bảy, 1981, tại San Francisco, California.
Tony kể cho Thompson nghe khi Thompson đang làm về ký giả Chauncey Bailey bị giết ở Oakland năm 2014.
2-Phim này do Frontline tài trợ, và Frontline thì được Corporation for Public Broadcasting (CPB) tài trợ một phần. Tiền của CPB do Quốc Hội Hoa Kỳ cấp.
3-Project phải tường trình lên CPB và Front Line phải quyết định rất lâu. Hơn 2 năm.
4-Chủ đề chính: FBI không tìm được người trong cuộc, hay gặp khó khăn để có thể có đủ chi tiết , giúp họ đạt kết quả của cuộc điều tra.
5-Mặt Trận được sự hỗ trợ của mọi nơi trong chính phủ
6-Thompson: Tôi không thể nói một cách xác quyết (conclusively) rằng người nào đó chịu trách nhiệm cho tội ác đó. Tôi chỉ có thể nói là tất cả chứng cớ tôi tìm được đều chỉ về một hướng, chứ không trỏ đến một hướng khác.
7-Thompson: Chúng tôi chấp nhận sự hoài nghi của một số độc giả và khán giả. Nhưng sự thật của vấn đề là, khi bạn đang tường trình câu chuyện về những người bị ám sát và bị khủng bố, thì rất ít người muốn liên lụy đến tội ác, hay dính líu vào để làm lụy đến bản thân. Ðó là lý do tại sao FBI đã gặp khó khăn. Vì thế trong trường hợp này, đối với chúng tôi, khi cân nhắc mọi điều, lời khai của người giấu tên được đánh giá cao.
8-KTG Nguyễn Xuân Nghĩa không nhận câu nói sau (đã tham gia một buổi họp của Mặt Trận, trong đó các thành viên thảo luận việc ám sát một biên tập viên của một nhật báo nổi tiếng ở Quận Cam ). Thompson trả lời: Nhưng vấn đề là không chỉ riêng tôi, mà ba người khác, ông Joseph Sexton, ông Cliff Parker, và ông Richard Rowley, đều nghe thấy điều ông ấy nói. Và vì điều ông nói quá quan trọng, nên sau đó, chúng tôi bàn luận với nhau, rồi tôi gọi điện thoại ngay cho sếp của tôi. Ðiều này không phải chỉ một mình tôi nghe thấy. Chúng tôi chỉ tháo cái microphone ra, tắt đèn của máy ảnh, và rồi câu nói đó bật ra từ ông Nghĩa.
**************************
Tóm Tắt PV
KTG Nguyễn Xuân Nghĩa
1- Bốn giờ với ba lần phỏng vấn. Thompson chỉ sử dụng lần đầu tiên.
Lần 1: cuối tháng 1.
Lần hai: 11 tháng 9;
Lần ba: 13 tháng 9.
2-KTG Nghĩa: Tôi không hề nói câu đã tham gia một buổi họp của Mặt Trận, trong đó các thành viên thảo luận việc ám sát biên tập viên của một nhật báo nổi tiếng ở Quận Cam, cả trong khi quay phim lẫn lúc không quay phim.
3-Ô Nghĩa: Khi Thopmson muốn hỏi về nghi vấn Mặt Trận giết những nhà báo thì ô Nghĩa “ Tôi quạt ngược và nêu nhiều nghi vấn, vì sao họ không điều tra tìm hiểu những chuyện khác, như ai trong Chính quyền JFKennedy quyết định về số phận của Tổng Thống Diệm? Ai thật sự giết Kennedy hay Mục Sư Martin Luther King? Còn vụ thảm sát Mậu Thân 1968 thì sao?”
4- Ô Nghĩa:Tôi đã mất cả giờ để giải thích vai trò của Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Hải Ngoại là Phạm Văn Liễu, với đơn vị K9 trong Mặt Trận, mà A.C. Thompson không hề dùng tới, không hề nhắc đến tên của ông Liễu.
5- Câu tôi nói “đó là một chương đen tối trong cuộc đời tôi,” là nói về chuyện mất nước, đời sống tị nạn, tâm tư của mình trong thời gian đó, không đi làm việc mà gia nhập Mặt Trận và về những nỗ lực đấu tranh chống Tàu, chống Pháp của tổ tiên mà thất bại. Nhưng A.C. Thompson bẻ quặt đi, viết cái kiểu cho người đọc hiểu ngầm là tôi xấu hổ về thời gian hoạt động trong Mặt Trận.
****************
Terror-Tóm tắt Báo NV phỏng vấn Hoàng Cơ Định
1-Ông Định chưa tham gia MT vào 1981. Năm 1982, khi ông Đạm Phong bị ám sát, tôi phụ trách về Tài Chánh cho Mặt Trận.
2- Ngoài chiến khu, bộ phận hải ngoại được đặt dưới sự chỉ huy của ông Tổng Vụ Trưởng là Cố Đại Tá Phạm Văn Liễu.
3- K9 chưa bao giờ là một bộ phận của Mặt Trận, đúng hơn đó chỉ là một danh xưng gọi đùa của ông Tổng Vụ Trưởng Phạm Văn Liễu dành cho mấy vị lão thành không tiện đặt dưới cơ cấu lúc đó của Mặt Trận, chia ra từ K1 tới K8. K9 có Cao thế Dung, Đào Vũ Anh Hùng.
4- Tôi chưa bao giờ được nhân viên công lực hỏi gì về các vụ này, nhưng tôi không nhớ rõ là từ bao giờ, gần như sau bất cứ một vụ án mạng nào, đôi khi cũng chẳng phải là án mạng, điều tra viên đều tới nhà tôi hỏi thăm tin tức. Sau này, mời luật sư chứng kiến và họ không quấy rầy nữa.
5-Ông Trần Văn Bé Tư đã từng là đoàn viên , tự động rời Mặt Trận sau một thời gian ngắn. Về ông Johnny Nguyễn thì tôi không nhớ có phải là đoàn viên Mặt Trận hay không.
6- Đã từ mấy chục năm qua, tôi chưa thấy ai nhận là người của tổ chức “Việt Nam Diệt Cộng Hưng Quốc Đảng, chưa được đọc bất cứ tài liệu chính thức nào của cơ quan an ninh Hoa Kỳ xác nhận những cá nhân nào là thành viên của tổ chức Việt Nam Diệt Cộng Hưng Quốc Đảng. Cựu điều tra viên Tang-Wilcox nói đây là tên khác của MT: một khẳng định vũ đoán.
7- Trong Mặt Trận, chúng tôi chưa bao giờ tranh cãi về “cái chết của một số chiến hữu trong chiến khu” mặc dầu đã có những cái chết vì đụng độ với quân đội Cộng Sản hay bệnh tật.
8- Chưa bao giờ chúng tôi phải xin phép Mỹ trước khi làm việc gì hay báo cáo cho Mỹ sau khi tiến hành một công tác.
9-Bất cứ ai muốn tôi dành thì giờ để luận bàn về mấy câu chuyện đồn đại hay thêu dệt về Mặt Trận cách đây 30 năm, tôi đều từ chối, kể cả Thompson.
10-Những lèm bèm cũ rích chỉ tạo ảnh hưởng xấu lên những ai chưa bao giờ hoặc rất ít triển vọng sẽ đồng hành cùng Việt Tân trong công cuộc đấu tranh đem lại Tự Do và Dân Chủ cho dân tộc Việt Nam.